Bạn đang xem bài viết Vừng: Vị Thuốc Chữa Bệnh Quý Cho Người Nghèo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vừng có tên khoa học Sesamum orientale L., thuộc họ Vừng (Pedaliaceae).
Còn gọi là Mè, Du tử miêu, Cự thắng tử, Chi ma, Bắc chi ma, Hồ ma.
Đây là loại cỏ nhỏ, thân nhiều lông, cao chừng 0,6m, sống hằng năm. Lá mọc đối, đơn, không có lá kèm, nguyên, có cuống.
Hoa trắng mọc đơn độc ở kẽ lá, lưỡng tính, không đều, có cuống ngắn. Đài hơi hợp ở gốc. Tràng hình ống loe ra thành hai môi. Môi dưới gồm 3 thùy, môi trên 2 thùy, 4 nhị, 2 to, 2 nhỏ, 2 lá noãn. Đầu nhụy có 2 núm, bầu có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô chứa một dãy dọc nhiều noãn.
Quả nang dài, 4 ô mở thành 4 mảnh. Nhiều hạt nhỏ màu vàng hay nâu đen. Lá mầm chứa nhiều dầu.
Vừng được trồng khắp nơi trong nước để lấy hạt và xuất cảng. Vào các tháng 7, 8, 9, người ta cắt toàn cây về phơi khô đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất.
Vừng đen hay vàng đều dùng làm thuốc được, nhưng thường chỉ hay dùng Vừng đen làm thuốc. Còn dầu thì ép từ Vừng đen hay vàng đều dùng được.
Hạt chứa 40 – 55% dầu, 5 – 6% nước, 20 – 22% chất protein, 5% trong đó có: 1,7mg đồng, 1% canxi oxalate, 6,3 – 8,8% chất không có nito, pentozan, lexitin, phytin, cholin.
Dầu Vừng chứa khoảng 12 – 16% acid đặc (7,7% acid panmitic; 4,6% acid stearic; 0,4% acid arachidic), 75 – 80% acid lỏng (trong đó có 48% acid oleic; 30% acid linoleic và 0,04% acid lignoxeric).
Trong dầu Vừng, Villelavecchia và Fabris còn phân tích được chất sesamin C20H18O6 với tỉ lệ chừng 0,25 – 1%. Ngoài ra còn khoảng 0,1% chất sesamol, một phenol có công thức C7H6O3.
Vừng vị ngọt, tính bình, không độc, quy kinh phế, tỳ, can, thận, có tác dụng ích can, bổ thận, bổ huyết, nhuận táo. Đây là thuốc tư dưỡng cường tráng, chủ trị thương phòng, hư nhược, bổ ngũ tạng, ích khí lực, đầy tuỷ não, bền gân cốt. Thuốc thường dùng cho người già hoặc trẻ em hay bệnh lâu ngày. Ngoài ra, người ta thường dùng nấu với muối chì và các vị thuốc khác làm thuốc cao dán nhọt. Vừng là vị thuốc bổ âm mạnh.
Lá có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng ích khí, bổ não tuỷ, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.
Hoa Vừng ngâm vào nước đắp lên mắt làm mát mắt, dịu đau.
Nước sắc lá và rễ Vừng dùng làm thuốc mọc tóc và giữ cho tóc được đen lâu.
Dầu Mè còn gọi là Ma du, có tính lương huyết, trị ghẻ. Dùng nấu cao chữa ghẻ lở ngoài da làm mau lành vết thương.
Liều: ngày uống 10 – 25ml làm thuốc bổ, muốn nhuận và tẩy, tăng liều lên tới 40 – 60g.
Vừng đen: ngày có thể dùng 12 – 25g dưới dạng thuốc viên, thuốc bột hay thuốc cao.
Chống chỉ định: tiêu lỏng không dùng.
5.1. Tăng huyết ápVừng đen, Hà thủ ô, Ngưu tất, các vị bằng nhau tán nhỏ, dùng mật vo thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10g.
5.2. Lợi sữaVừng đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hằng ngày.
5.3. Ghẻ chốc ngứa daHạt Mè 10g; Đương quy 6g; Thổ bối mẫu 4,5g; Liên kiều 4,5g. Rễ Thược dược thứ đỏ, củ Kim cương, Hà thủ ô, hoa Dây mối đều 10g. Mộc thông, Cam thảo 3g. Sắc uống.
5.4. Đại trường táo tiện không thôngHạt Mè, Bạch truật mỗi thứ 10g, tán bột uống.
5.5. Trẻ con đi cầu nhầy máu lỵDùng dầu Vừng 5g hay 10g tuỳ theo tuổi hoà với mật ong cho uống.
5.6. Người già gầy, suy nhượcMè đen (10 – 100g), Đậu đen (10-20g), lá Dâu (10 – 20g), Cốc nha (10 – 50g), sắc uống. Cân nhắc làm hoàn mật uống lâu dài.
5.7. Bỏng nước sôi nhẹMè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu Mè lên vết bỏng.
5.8. Cháo vừngVừng đen 6g sao thơm để riêng, gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho Vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ăn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Top 7 Các Loại Cây Thuốc Nam Quý Có Tác Dụng Chữa Bệnh Ở Việt Nam
Cà gai leo còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù,…có tên khoa học là Solanum procumbens. Cà gai leo có tác dụng ổn định, tăng cường chức năng gan. Rễ cây có chứa ancaloit, glycoancaloit,… giúp ngăn chặn quá trình xơ gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan.
Bạn có thể dùng cà gai leo sắc nước uống hằng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cà gai leo.
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, còn có tên gọi khác là thất diệp đảm, ngũ diệp sâm,…
Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến. Bên cạnh đó, nó còn giúp ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn, giúp bệnh nhân sau phẫu thuật nhanh phục hồi. Nó còn có tác dụng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và tăng hệ miễn dịch của cơ thể.
Cây đan sâm hay còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn,… có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge. Đan sâm phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới.
Đan sâm có khả năng làm giãn động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Nó còn được dùng để chữa phong thấp khớp sưng tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.
Hà thủ ô có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc bổ, giúp điều trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc. Trong hà thủ ô đỏ có chứa lecithin, có tác dụng bổ tim, giúp cải thiện chuyển hóa chung, anthraglycosid trong hà thủ ô đỏ giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng.
Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas, có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu bổ gan thận. Hà thủ ô trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hoạt động của hệ đường ruột, giúp lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cân.
Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
Sâm cau hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, thần kinh suy nhược, giúp bạn tăng cường chức năng sinh lý của nam và nữ giới. Nó còn giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sức khỏe.
Cây mật gấu còn gọi là hoàng liên ô rô, mã hồ. Cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.
Bên cạnh đó, nó còn giúp mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu. Khi dùng lâu dài, nó còn giúp chữa bệnh béo phì và bệnh gút.
Cây ráy gai có tên khoa học là Lasia spinosa, còn có tên khác là sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt,… Ở Việt Nam, ráy gai phân bố ở khắp các vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
Ráy gai dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan. Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.
Chọn mua mật ong nguyên chất tại chúng tôi để trị ho:
Huyết Giác: Vị Thuốc Bí Ẩn Chữa Ứ Máu
Các vị thuốc thảo dược Đông Y xưa nay đa phần được biết tới như là rễ, thân hay lá, hoa, quả của một loài thực vật nào đó. Tuy nhiên, trong bài viết này, sẽ giới thiệu về một vị thuốc kì lạ mà thành phần dùng làm thuốc của nó là chất gỗ màu đỏ đặc biệt, chỉ xuất hiện trên thân cây già cỗi mục nát do một loài sâu hay nấm nào đó mà khoa học còn chưa tìm ra. Đó chính là Huyết giác. Vị thuốc Huyết giác này được ghi trong y văn có công dụng trị ứ máu, chấn thương máu tụ bầm không tan. Cụ thể về công dụng và cách dùng của Huyết giác, xin mời tìm hiểu trong bài viết sau của bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư.
Vị thuốc Huyết giác, tên khoa học là Lignum Dracaenae. Là lõi gỗ phần gốc thân có chứa chất màu đỏ đặc biệt, đã phơi hay sấy khô của cây Huyết giác, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae).
1.1. Cây Huyết giácTên gọi khác là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông.
Đây là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 1,5m, có thể tới 2 – 3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh.
Lá hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi, mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo. Thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn.
Cụm hoa mọc thành chùm dài. Hoa tụ từng 2 – 4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt.
Quả mọng hình cầu. Khi khô có màu đen, hạt hình cầu, đường kính 6 – 7cm.
Mùa hoa quả: tháng 2 – 5.
Loài cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Phải những cây già, đã chết và đổ nát mới có gỗ. Những cây đã thành huyết giác có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, mùi vị không có gì đặc biệt. Trong những chỗ màu đỏ có cảm tưởng như do một loài sâu nào đục khoét gây ra.
1.2. Vị thuốc Huyết giácLõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát.
2.1. Thu háiHiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loại nấm này gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Khả năng thu mua huyết giác hằng năm của ta có thể lên tới 20 – 30 tấn. Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Huyết giác hiện nay được thu mua để dùng trong nước và xuất sang Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được đông y Trung Quốc dùng làm gì, với tên là gì. Tên huyết giác chỉ là tên các nhà đông y Việt nam thường dùng mà thôi.
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc có một vị thuốc tên gọi là Huyết rồng. Tuy nhiên vị thuốc này chiết xuất từ nhựa của cây Huyết giác Dracaena cochinchinensis và được đông lại thành khối cứng chứ không tồn tại ở dạng gỗ như Huyết giác của ta.
2.2. Bào chế
Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng, thái lát và phơi hay sấy khô.
Theo nghiên cứu sơ bộ của Việt Nam, huyết giác không chứa chất nhựa.
Chỉ biết trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, aceton, acid, không tan trong ête, clorofoc và benzen. Với kiềm, màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam (Bộ môn Dược liệu và thực vật Trường đại học Dược Hà nội, 1961).
Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ, thấy chất tan trong rượu với nồng độ 1/270 có tác dụng giãn mạch.
Nghiên cứu mới về loài cây này hiện không tìm thấy.
5.1. Công dụngGiảm đau, tam máu ứ, sinh ra máu mới.
Chủ trị: Dùng uống chữa chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh.
Dùng ngoài: Vết thương cháy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền miệng.
5.2. Liều dùngNgày dùng từ 8g đến 12g, phối hợp trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống.
6.1. Chữa vết thương ứ huyết, bầm tímDùng Huyết giác 10g, rễ cốt khí củ 10g, rễ cỏ xước 10g, rễ lá lốt 10g, bồ bồ 10g, dây đau xương 3g, cam thảo nam 8g, mã đề 6g. Sắc nước uống.
Kết hợp dùng huyết giác ngâm rượu với địa liền, thiên niên kiện, đại hồi, bột long não, quế chi để xoa bóp ngoài.
6.2. Thuốc bổ máuLấy Huyết giác 100g, Hoài sơn 100g, Hà thủ ô 100g, Quả tơ hồng 100g, Đỗ đen sao cháy 100g, Vừng đen 30g, Ngải cứu 20g, Gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột, trộn với mật làm thành viên. Ngày dùng 10 – 20g. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm A giao: công dụng bổ máu, an thai của da lừa.
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Tóm lại, Huyết giác có công dụng trị ứ máu, vết thương dụng dập máu tụ không tan.
Ngó Sen: Vị Thuốc Quý Của Làng Quê Việt Nam
Ngó sen còn được gọi là ngẫu tiết có tên khoa học là Nodus Nelumbinis Rhizomatis.
Là phần thân rễ của cây sen nằm ngập trong bùn, có dạng hình trụ đường kính khoảng 3cm, lớp vỏ ngoài dai màu nâu nhạt, phía trong mềm xốp màu trắng hồng, mặt cắt có nhiều khoang rỗng xếp theo hình nan hoa. Ngó sen khi lớn sẽ phát triển thành những lá có cuống dài.
Cây sen tên khoa học là Nelumbo nucifera – Họ Sen (Nelumbonaceae);
Cây sen là một loài cây thân thảo, sống dưới nước. Rễ cây sen (ngó sen) sống ở dưới mặt nước, vùi sâu xuống bùn. Thân cây hình trụ, màu xanh lục. Lá sen mọc ra từ thân cây, lá tỏa tròn, cuống dài, màu xanh lục, lá sen mọc trên mặt nước, mặt trên của lá sen không thấm nước.
Hoa sen to, có màu trắng hoặc màu hồng, có nhiều nhị màu vàng. Các lá noãn rời gắn lên ở mỗi đế hoa, sau này noãn phát triển thành quả. Mỗi quả có chứa một hạt, mỗi hạt có một chồi nhỏ ở giữa, là tâm sen.
Cây sen mọc khắp nơi ở Việt Nam, thường trong các đầm, hồ, ao. Cây thường ra hoa quanh năm.
Thành phần hóa họcNgó sen có thành phần hóa học chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, araginin, trigonellin, vitamin C, vitamin A, vitamin B, chất xơ và tanin.
Theo Y học hiện đại Cung cấp nhiều chất dinh dưỡngTrong dược liệu này có chứa nhiều asparagin, là một loại amino acid không tự sản xuất được trong cơ thể. Hoạt chất này có vai trò quan trọng trong chu trình tổng hợp glycoprotein và protein.
Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh Bảo vệ ganArginin (hay arginine) có trong dược liệu này là một axit amin cần thiết, tham gia vào quá trình tổng hợp protein và chu trình tạo ra ure ở gan giúp giải độc amoniac ở người bệnh gan.
Sử dụng thường xuyên ngó sen giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng thải độc của gan. Từ đó, giảm các triệu chứng do các bệnh về gan như: vàng da, vàng mắt, táo bón, suy giảm chức năng gan, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…
Chữa táo bónNgó sen chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều thực phẩm này giúp tăng thể tích chất trong lòng ruột, tăng co bóp và làm sạch đường ruột, giúp điều trị táo bón, từ đó ngăn ngừa bệnh trĩ.
Bảo vệ dạ dàyTrong một nghiên cứu gần đây được tiến hành ở Trung Quốc, người ta ghi nhận rằng dịch chiết ngó sen có tác dụng thúc đẩy quá trình lành vết loét dạ dày trên chuột.
Tăng cường hệ miễn dịchLoại dược liệu này chứa nhiều Vitamin C. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo của tế bào, giúp tế bào sửa chữa những tổn thương, tăng khả năng chống chịu với tác nhân có hại. Sử dụng dược liệu này thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch
Chống lão hóaKhông những thế vitamin C có trong là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản sinh collagen, tạo độ đần hồi, dẻo dai, liên kết giữa các mô, chống lão hóa.
Ổn định huyết ápChất asparagine trong ngó sen có vai trò như một chất lợi tiểu, giúp điều hòa lượng dịch thể trong lòng mạch, giúp ổn định huyết áp.
Bổ máuTrong y học cổ truyền, ngó sen thường được dùng như mọt vị thuốc cầm huyết, bổ huyết nên nó có tác dụng bổ máu.
Làm đẹp daNhờ tác dụng giải độc gan nên ngó sen sẽ giúp quá trình thanh lọc cơ thể diễn ra hiệu quả hơn, giúp da dẻ được hồng hào, sáng mịn.
Tác dụng theo Y học cổ truyềnNgó sen có vị ngọt, hơi chát, tính mát, bình, không có độc. Dùng để thu liễm, cầm máu, tráng dương, an thần.
Dân gian thường sử dụng ngó sen trong các bài thuốc cầm máu, bổ huyết, điều kinh.
Ép lấy nước uống, trị ngộ độc cua, cá.
Ép với mía tươi uống: trị cảm cúm, trúng nắng, sốt cao, khát nước, vật vã.
Ép lấy nước uống cùng vài lát gừng tươi: trị nôn dai dẳng.
Hầm canh: bổ dưỡng cơ thể, kích thích tiêu hóa.
Hầm canh với đậu xanh: trị đau mắt đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt do viêm kết mạc.
Hầm với đại táo: hỗ trợ tiêu hóa, dùng cho người ốm dậy, trị chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu.
Trị chảy máuNgó sen đã sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc ngày 1 thang và uống
Trị đái ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu cấpSinh địa 20g, hoạt thạch 16g; cam thảo sao 6g, đương quy 6g, tiểu kế, mộc thông, ngó sen, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi mỗi vị 12g;. Sắc ngày 1 thang, uống
Trị sốt xuất huyếtLá sen, ngó sen, cỏ mực, rau má mỗi vị 30g; bông mã đề 20g. Sắc ngày 1 thang, uống; nếu có xuất huyết thì tăng lá sen và ngó sen lên 40 – 50g.
Trị rong huyếtQuy bản nướng 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g; hoàng cầm, ngó sen, a giao, sơn chi, địa du mỗi loại 12g; địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc ngày 1 thang, uống
Trị hư lao, trong đờm lẫn máu, kiêm cả hư nhiệtDùng bài Tam tiên ẩm: tiên mao căn 120g, tiên tiểu kế 60g, tiên ngẫu tiết 120g. Sắc ngày 1 thang, uống
Tác dụng mát huyết, cầm máu.
Nên hạn chế dùng ngó sen dạng ống do dễ nhiễm ký sinh trùng. Ở những người hay đau dạ dày, hội chứng kích thích đường ruột thì hạn chế dùng. Vì ngó sen chứa nhiều chất xơ khi ăn nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Thuốc Carbogast: Viên Nén Nhai Cho Bệnh Dạ Dày
Thành phần hoạt chất: than thảo mộc dược dụng, calci phosphat, calci carbonat, cam thảo.
Thuốc có thành phần tương tự: Carbophos,…
Thuốc Carbogast được sản xuất dưới dạng viên nén nhai. Bao gồm các thành phần chính:
Than thảo mộc dược dụng: Hấp phụ chất độc do vi khuẩn tiết ra ở đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Hấp phụ hợp chất vô cơ, hữu cơ, dùng trong cấp cứu ngộ độc do thuốc, hóa chất.
Calci phosphat: Dùng như chất kháng acid.
Calci carbonat: Trung hòa, giảm đau do acid dạ dày hay do loét tá tràng.
Cam thảo: Bổ tỳ ích khí, giảm đau thượng vị, bụng, thanh nhiệt giải độc, điều hòa tác dụng các thuốc.
Tác dụng tổng hợp: Thuốc giúp hấp phụ các chất độc, chất khí ở đường tiêu hóa, trung hòa acid, giảm đau trong trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng.
Dạng bào chế: Viên nén.
Quy cách đóng gói: Hộp 2 tuýp x 15 viên.
Giá thuốc Carbogast: 48.000 VNĐ/hộp.
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp. Theo đó, bạn nên chọn mua tại những nhà thuốc uy tín để đảm bảo mua đúng hàng chính hãng và nhận được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ/dược sĩ.
Thuốc Carbogast được dùng để điều trị các chứng bệnh về dạ dày và đường ruột như: Sình hơi, ợ chua, dư acid, viêm dạ dày, di chứng sau kiết lỵ, các rối loạn chức năng ở ruột, kèm theo chướng bụng, tiêu chảy…
Bạn nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều trung bình:
Người lớn: Mỗi lần uống 1 – 2 viên, 2 – 3 lần một ngày.
Trẻ em: Mỗi lần uống 1 viên, 1 – 3 lần một ngày.
Cách dùng: Uống thuốc trước hay sau bữa ăn, nên nhai viên thuốc kỹ trước khi nuốt.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc than hoạt tính Carbogast, hãy dùng lại thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như liệu trình. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Không dùng thuốc Carbogast cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Cần lưu ý lượng đường có trong mỗi viên nén là 560mg, đặc biệt nếu bạn đang mắc bệnh đái tháo đường, hoặc có nguy cơ bị đái tháo đường.
Không sử dụng than hoạt tính nếu bạn bị tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc có các bệnh làm thức ăn di chuyển chậm qua ruột (giảm nhu động), trừ khi bạn được theo dõi bởi bác sĩ.
Dùng thuốc ở liều cao có thể làm cho phân có màu đen. Còn nếu sử dụng thuốc kéo dài với liều cao, thuốc có thể gây tăng calci huyết, sỏi thận và suy thận.
Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi dùng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Than thảo mộc có đặc tính hấp phụ có thể làm giảm sự hấp thu các thuốc khác theo đường tiêu hóa. Nên dùng Carbogast cách xa các thuốc khác hơn 2 giờ.
Ngoài ra, uống rượu với than hoạt tính có thể làm giảm hiệu quả ngăn chặn sự hấp thụ chất độc của than hoạt tính.
Không dùng kết hợp than hoạt tính với siro ipeca do làm giảm hiệu quả của siro ipeca.
Thông báo cho bác sĩ những thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc dược liệu…), thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho dược sĩ, bác sĩ.
Chưa có báo cáo ghi nhận về vấn đề sử dụng quá liều thuốc Carbogast. Bạn vẫn nên theo dõi xem có triệu chứng bất thường nào xảy ra không nếu lỡ dùng quá liều. Nếu có, cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Thuốc Carbogast dùng được cho phụ nữ trong giai đoạn có thai và trong thời kỳ cho con bú với liều lượng cho phép. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bảo quản thuốc Carbogast ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C.
Tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Không dùng thuốc có dấu bất thường, ẩm mốc.
Dự Đoán Năm Quý Mão 2023 Cho 12 Con Giáp: Tuổi Tý Lao Đao Nghèo Khó
Năm Quý Mão là năm phạm phải Hình Thái Tuế nên người tuổi Tý sẽ gặp không ít bất lợi trong cuộc sống.
Tài vận: Năm Quý Mão, do tài vận chịu ảnh hưởng của Thái Tuế “phạm hình” nên dễ phát sinh các khoản chi tiêu bất ngời, ngoài dự kiến Đồng thời, người tuổi Tý cũng vì vấn đề sức khỏe mà phải tốn không ít tiền bạc. Điều cần đặc biệt chú ý, con giáp này cũng dễ vì việc kiện tụng tranh chấp mà phải tốn kém một khoản không nhỏ. Người tuổi Tý làm công ăn lương trong năm sẽ ít cơ hội phát triển ảnh hưởng đến thu nhập . Còn người kinh doanh làm chủ, thận trọng trong việc chọn đối tác hợp tác, để tránh rơi vào cảnh phá sản.
Sự nghiệp: Công việc của người tuổi Tý trong năm Quý Mão 2023 không lý tưởng. Do chịu ảnh hưởng tiêu cực của hình Thái Tuế mà gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Đối với người làm công ăn lương, cần có sự lý trí, chuyên tâm hơn trong công việc để tránh xảy ra sai sót hoặc làm phật lòng cấp trên mà ảnh hưởng đến sự thăng tiến. Đối với người tự kinh doanh làm chủ, cẩn trọng trong lời nói hành động để tránh thị phị không cần thiết và nên tuân thủ pháp luật, tránh làm trái quy định của cơ quan nhà nước quản lý.
Vận tình cảm: Do thái tuế năm là Đào Hoa Hồng Loan nên cho dù là người nam hay nữ tuổi Tý đều sẽ có cơ hội tốt về tình cảm. Đối với người độc thân, sẽ gặp được người bạn đời lý tưởng còn những người đã có đôi có cặp hoặc đã kết hôn thì tình cảm lứa đôi càng thêm mặn nồng, hạnh phúc. Điều cần chú ý là nên thận trọng trong các mối quan hệ khác giới để tránh thị phi, điều tiếng.
Sức khỏe trong năm 2023 của người tuổi Tý không ổn định. Chịu ảnh hưởng của thái tuế mà sức khỏe lao dốc, nên cần tăng cường rèn luyện sức khỏe, bớt lo âu. Ngoài ra, ngũ hành mộc khí quá vượng nên cần bảo vệ gan, dạ dày cũng như làn da.
Vận thế cho cụ thể cho từng năm sinh của người tuổi Tý như sau: người tuổi Tý sinh năm 1960 trong năm Quý Mão cần chú ý hơn nữa đến việc tăng cường sức khỏe. Do phạm Hình Thái Tuế, không nên quá tham lam bừa bãi, không nên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời có tính mạo hiểm.
Người tuổi Tý sinh năm 1972 trong năm Quý Mão tuy có sự chủ động tìm kiếm trong công việc nhưng lại rất dễ đi sai phương hướng, hoặc có thể gặp phải không ít thị phi, nghiêm trọng hơn nữa là dễ dính đến kiện tụng, tù tội. Đồng thời, cũng không nên quá phóng túng trong chuyện tình cảm để tránh những hậu quả không đáng có. Con giáp này cũng không nên tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm, nếu không rất dễ bị thương.
Người tuổi Tý sinh năm 1984 do tính cách không thích sự bó buộc, có phần hơi tùy tiên nên dễ mất lòng cấp trên trong công việc, ảnh hưởng xấu đến sự thăng tiến cũng như thu nhập của bản thân trong năm Quý Mão 2023.
Năm Quý Mão sẽ rất thuận lợi cho người tuổi Tý sinh năm 1996 làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế, quy hoạch chính sách nhưng cũng không nên quá kiêu căng, tùy tiện mà tạo ra thị phi, điều tiếng, gây mất thiện cảm đối với lãnh đạo. Người độc thân sinh năm 1996 sẽ có cơ hội gặp được ý trung nhân. (Bài viết chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung trắc nghiệm vui cho bạn đọc).
Đăng bởi: Nguyễn Diệu Linh
Từ khoá: Dự đoán năm Quý Mão 2023 cho 12 con giáp: Tuổi Tý lao đao nghèo khó
Cập nhật thông tin chi tiết về Vừng: Vị Thuốc Chữa Bệnh Quý Cho Người Nghèo trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!