Xu Hướng 9/2023 # Vào Bếp Trổ Tài Nấu Súp Gà Nấm Rơm Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà # Top 15 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vào Bếp Trổ Tài Nấu Súp Gà Nấm Rơm Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vào Bếp Trổ Tài Nấu Súp Gà Nấm Rơm Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vào bếp trổ tài nấu súp gà nấm rơm bổ dưỡng

Súp gà nấm rơm có màu xanh của hành lá, ngò, màu đỏ của cà rốt, màu trắng của thịt gà, màu nâu nâu của nấm rơm, hòa quyện với nhau tạo nên một chén súp vô cùng bắt mắt và ngon miệng. Bạn còn chờ gì nữa mà không vào bếp và làm ngay món ăn này với mình nào.

Thịt gà và nấm rơm là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Không mất quá nhiều thời gian là bạn đã có ngay một chén súp gà nấm rơm ngon lành, là sự kết hợp của các nguyên liệu bổ dưỡng như thịt gà, nấm rơm, cà rốt, bắp, trứng cút và trứng gà. Đọc tiếp bài viết để biết cách làm như thế nào nha.

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Ức gà sau khi mua về rửa sạch, rồi cho vào trong rổ để ráo nước, nên chọn những miếng ức gà còn xương, để khi hầm nước sẽ ngọt hơn.

Nấm rơm rửa sạch, dùng dao gọt bỏ bớt phần gốc đi, sau đó cắt thành từng miếng mỏng.

Gọt bỏ vỏ cà rốt, đem đi rửa sạch, rồi cắt hạt lựu. Với bắp thì rửa sạch, rồi cho vào rổ để ráo nước.

Hành lá, ngò rí, rửa sạch, băm nhuyễn. Sau khi gọt bỏ vỏ gừng thì rửa lại với nước, rồi cắt lát.

Bước 2: Luộc trứng cút

Cho trứng cút vào nồi cùng với nước, sau đó đặt lên bếp, khi nước trong nồi đã sôi lên thì hạ nhỏ lửa lại. Luộc trong 3 – 4 phút thì bạn có thể tắt bếp. Vớt trứng ra, rồi để trứng nguội bớt thì bóc vỏ.

Bước 3: Luộc gà

Bắt một nồi nước lên bếp, sau đó cho phần ức gà và gừng cắt lát vào nồi, luộc trong 30 để thịt gà chín.

Sau 30 phút thì tắt bếp, vớt thịt gà và gừng ra, phần nước luộc gà thì mình sẽ giữ lại để nấu súp.

Cho thịt gà vào trong đĩa, khi thịt đã nguội thì tiến hành xé sợi thịt gà. Để dễ xé hơn thì bạn có thể cắt nhỏ miếng thịt gà, cho vào cối và giã cho thịt tơi ra.

Bước 4: Nấu súp

Cho phần bắp và cà rốt vào trong nước luộc gà, đun đến khi nước sôi lên thì cho nấm và thịt gà xé sợi vào, nêm nếm với gia vị cho vừa ăn.

Sau đó đập 2 quả trứng gà, rồi cho từ từ vào, khuấy đều nồi để trứng tạo thành những sợi mỏng mỏng và súp sau khi nấu xong sẽ đẹp mắt hơn.

Tiếp đó bạn cho 2 muỗng bột bắp và 1 muỗng nước vào trong một cái chén nhỏ, trộn đều để bột bắp hòa tan. Rồi cho hỗn hợp bột bắp đã pha vào trong nồi súp, nấu tiếp 3 – 5 phút thì tắt bếp.

Cho súp vào trong chén, rắc lên một ít tiêu, hành lá và ngò vào, vậy là súp gà nấu nấm đã xong rồi, thưởng thức thành phẩm thôi nào.

Kinh nghiệm hay Bách hóa XANH

Mách Mẹ Cách Nấu Cháo Đầu Cá Hồi Bổ Dưỡng Đầy Năng Lượng Cho Cả Nhà

Cháo đầu cá hồi là món ăn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mà lại vô cùng đơn giản, dễ nấu. Nhưng liệu các mẹ đã biết cách nấu cháo đầu cá hồi chưa?

MГЎch mбє№ 10 cГЎch nấu chГЎo Д‘бє§u cГЎ hб»“i bб»• dЖ°б»Ўng Д‘бє§y nДѓng lЖ°б»Јng cho cбєЈ nhГ

Chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo đầu cá hồi cà chua yến mạch

Vì món cháo đầu cá hồi này vô cùng bổ dưỡng nên những nguyên liệu sẽ thường là các dưỡng chất giúp bổ sung vào khẩu phần ăn của gia đình bạn.

Đầu cá hồi tươi: 1 cái

Bột yến mạch: 300g

Đậu bắp ( đã được cắt 2 đầu, thái miếng xéo và rửa sạch): 300g

Nấm bào ngư (ngâm với nước muối 2 tiếng cho mềm): 200g

Cà chua (rửa sạch rồi cắt múi cau): 200g

Cần tây rửa sạch, cắt khúc nhỏ

Hành lá cắt nhỏ

Muối ăn, tiêu xay (mỗi thứ 1 ít)

Những nguyên liệu nấu cháo đầu cá hồi đều là các thành phần dinh dưỡng

Cách nấu cháo đầu cá hồi cà chua yến mạch

Cách nấu cháo đầu cá hồi cũng cực kỳ đơn giản với 3 bước sau đây:

Bước 1: Đầu cá hồi khi mua về cần rửa sạch với nước muối, rồi xả với nước lạnh nhiều lần. Sau đó, cho đầu cá vào nồi nước sôi hầm ở lửa nhỏ với cà chua và đậu bắp. Đợi đến khi các nguyên liệu chín mềm thì tắt bếp.

Bước 2: Cho bột yến mạch vào nồi nước hầm đầu cá hồi nấu đặc, thêm nấm vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn thì tắt bếp.

Bước 3: Múc cháo ra tô, thêm cần tây vào thưởng thức. Cháo đầu cá hồi khi ăn nóng vừa nấu xong sẽ ngon hơn rất nhiều.

Chọn cho mình một phần cá hồi tươi ngon sẽ giúp món cháo của bạn hấp dẫn hơn

Cách chọn đầu cá hồi tươi ngon

Bên cạnh việc nấu một món cháo đầu cá hồi bổ dưỡng, bạn cần phải lựa chọn cho mình những nguyên liệu tươi ngon và sạch nhất. Đặc biệt là cá hồi, đây là nguyên liệu chính và là một trong những thứ quyết định món cháo của bạn có hoàn hảo hay không?

Đối với cá hồi tươi sống nguyên con

Đầu tiên khi lựa chọn cá hồi bạn cần quan sát phần mắt cá. Mắt cá nếu còn trong, không bị đục hay ngả sang màu vàng thì cá đó vẫn còn rất tươi. Ngoài ra, phần mắt cá sẽ phải hơi phồng lên, nếu mắt cá lõm sẽ không ngon.

Phần thân cá có độ sáng và bóng. Da cá không bị bong tróc hay bị trầy xước gì. Bạn cũng cần để ý phần mang cá nếu có màu đỏ tươi, không bị rách, cũng không có những vết tụ của máu bầm là con cá đó còn tươi.

Phần thân cá còn tươi thường sẽ có độ sáng và bóng

Ngoài ra, cá hồi còn tươi có mùi tanh khá đặc trưng và không có mùi hôi hay mùi hóa chất nào. Bên cạnh đó, thịt cá tươi sẽ có độ đàn hồi tốt, màu sắc tươi sáng.

Bạn có thể thử cầm phần đuôi cá hồi rồi lắc mạnh tay để kiểm tra rằng phần xương sống của cá vẫn rất chắc chắn, không bị lỏng lẻo. Phần đuôi cá khi bị uốn cong không hiện vết nhắn là cá còn tươi.

Đối với cá đã được phi lê

Thịt cá hồi tươi khi đã được phi lê phải có màu hồng tươi hoặc cam. Nếu thịt cá đang bị màu tối thì phần thịt đó đã ươn hoặc sắp chuyển sang giai đoạn bị phân hủy.

Bên cạnh đó, khi đi mua cá bạn có thể thử ấn tay vào phần thịt, thịt cá khi còn tươi sẽ có độ đàn hồi cực kỳ tốt, thấy có vết lõm nhưng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu là thịt cá hồi còn tươi.

Các vân mỡ trên mình cá đều sáng màu, không có đốm nâu. Bề mặt của miếng thịt khô ráo, không bị ẩm ướt hay chảy dịch lạ.

Thịt cá hồi tươi khi đã được phi lê phải có màu hồng tươi hoặc cam

Cách phân biệt cá hồi tươi và cá hồi đông lạnh

Khi được đánh bắt, cá hồi sẽ được bảo quản ở nhiệt độ lý tưởng trong vòng 15 ngày đầu, đây là những con cá hồi còn tươi. Vì phải trải qua nhiều giai đoạn như vận chuyển, sơ chế,… mới đến được với người tiêu dùng. Nên trong khoảng 7 ngày đầu tiên sử dụng cá hồi là an toàn và thích hợp nhất.

Sau khi đánh bắt cá hồi, nhưng con cá hồi đông lạnh sẽ được sử dụng trong khoảng 2 – 3 tháng. Đây là phương pháp dùng để bảo quản cá hồi bằng cách đông đá và bảo quản trong tủ đông để sử dụng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các bạn còn có thể lựa chọn cho mình một địa điểm mua cá hồi uy tín và chất lượng như ĐẢO HẢI SẢN. Vì nơi đây cung cấp sỉ lẻ hơn 300 loại hải sản tươi ngon và chất lượng, luôn được các gia đình tin dùng.

Giao hàng nhanh chóng

Đổi trả miễn phí nhanh chóng

Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng

Nguồn hải sản phong phú với hơn 300 loại.

Đăng bởi: Nguyễn Trần Tự Do

Từ khoá: Mách mẹ cách nấu cháo đầu cá hồi bổ dưỡng đầy năng lượng cho cả nhà

Cách Làm Vịt Nấu Tiêu Xanh Thơm Ngon Bổ Dưỡng Tại Nhà

Nguyên liệu làm món vịt nấu tiêu xanh

Thịt vịt: 1 con (chọn vịt đã trưởng thành khi nấu lên thịt vịt vừa mềm, vừa ngọt và dai. Với vịt còn non thì thịt vịt hơi nhão, ăn hay có mùi hôi)

Khoai tây: 500g

Pate gan heo: 100g

Tiêu xay: 100g

Dừa tươi: 1 trái

Sốt tiêu đen: Nửa bát con

Bột bắp: 100g

Hành, tỏi khô: Mỗi loại một củ

Hành lá

Ớt tươi: 2 trái

Nước mắm, hạt tiêu, đường,…

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế thịt vịt trước khi nấu là một trong những bước quan trọng và quyết định đến sự thành công của món vịt kho tiêu. Việc sơ chế sẽ giúp thịt vịt loại bỏ mùi hôi và khiến món ăn thêm đậm vị, ngon miệng hơn.

Trước tiên thịt vịt rửa qua với nước sạch. Dùng muối trắng cùng với gừng đã đập dập chà xát nhẹ xung quanh bề mặt con vịt. Chà khoảng 2-3 phút thì một lần nữa rửa lại bằng nước cho sạch.

Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước và chặt vịt thành những miếng vừa ăn. Ướp thịt vịt với 1 thìa cafe dầu mè, 1 muỗng cafe muối, 1/2 thìa cafe hạt tiêu 1/2 phần hành tỏi băm nhuyễn. Ướp khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Khoai tây gọt vỏ rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Khi sơ chế khoai tây bạn nên ngâm khoai vào chậu nước.

Hành và tỏi bóc vỏ rửa sạch rồi băm nhỏ. Ớt tươi rửa sạch rồi thái lát chéo. Tiêu xanh rửa sạch để ráo nước.

Công thức nấu món thịt vịt kho tiêu

Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng. Cho toàn bộ khoai tây vào chiên vàng rồi vớt ra để ráo dầu.

Chuẩn bị thêm một chảo khác rồi cho dầu ăn vào và phi hành tỏi cho thơm. Cho phần thịt vịt đã ướp và và xào cho săn lại. Tiếp tục cho vào chảo nước dừa từ hai trái dừa xiêm, đồng thời cho tiêu xanh vào luôn. Đun lửa nhỏ liu riu cho tới khi thấy thịt vịt đã chín mềm.

Cho toàn bộ phần pate gan vào cùng với khoai tây chiên nấu cùng. Đun nhỏ lửa cho tới khi thấy nước trong nồi hơi cạn, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.

Chuẩn bị một bát nhỏ, cho bột năng và hòa tan. Đổ từ từ hỗn hợp bột năng vào nồi và đảo nhẹ cho tới khi món ăn sánh lại, nước sốt quyện lên là được.

Trình bày món ăn ra dĩa và thưởng thức, rắc thêm tiêu xanh phía trên cho món ăn thêm dậy mùi và tô điểm thêm đẹp mắt.

Video hướng dẫn làm vịt nấu tiêu xanh ngon nhất

Thông tin cách nấu vịt nấu tiêu tại nhà đơn giản

Thời gian chuẩn bị : 25M

Thời gian nấu : 30M

Tổng thời gian : 55M

Số lượng người ăn : 4

Món ăn dành cho bữa : trưa, tối

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories Món ăn : 1310 calories

Đăng bởi: Ánh Nguyễn

Từ khoá: Cách làm vịt nấu tiêu xanh thơm ngon bổ dưỡng tại nhà

Cách Nấu Cháo Cá Chép Bổ Dưỡng Giúp An Thai Cho Bà Bầu

Nguyên liệu làm món cháo cá chép dưỡng thai

1kg cá chép

200g gạo tẻ

1 củ gừng

1 củ hành khô

1 nắm hành lá

1 nắm thì là

Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay.

Công thức thực hiện món cháo cá chép không tanh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn đánh vảy cá chép, loại bỏ phần ruột bên trong. Sau đó, bạn chà xát muối và ½ củ gừng đập dập lên thân cá chép rồi rửa lại nhiều lần với nước để khử mùi tanh.

Tiếp đó, bạn bóc vỏ củ hành khô, cắt lát rồi băm nhuyễn. Nhặt bỏ lá úa vàng của thì là và hành lá, bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt thành khúc ngắn.

Bước 2: Luộc và lọc cá

Kế tiếp, bạn cho cá chép vào nồi, đổ nước vừa ngập và cho thêm ½ củ gừng đập dập còn lại kèm vài cọng rau thì là vào luộc chín. Sử dụng thì là và gừng là mẹo nấu cháo cá chép cho bà bầu đơn giản đảm bảo thành phẩm không còn mùi tanh.

Sau khi cá chép chín, bạn vớt ra ngoài đợi nguội bớt thì gỡ lấy phần thịt. Phần xương cá để tách riêng rồi đem cho vào máy xay xay nhuyễn, sau đó dùng rây lọc lấy phần nước cốt của xương để nấu cháo.

Bước 3: Nấu cháo

Sau đó, bạn vo gạo thật sạch rồi cho vào nồi, thêm phần nước cốt xương cá chép đã lọc sao cho đạt tỷ lệ 1 phần gạo và 10 phần nước. Để có món cháo cho bà bầu ngon đậm đà, bạn cho thêm ½ muỗng cà phê muối vào cùng, bắc lên bếp và ninh cho chín nhừ.

Bước 4: Xào thịt cá

Tiếp theo, bạn bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun sôi rồi cho hành củ băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó, bạn cho tiếp phần thịt cá đã gỡ vào xào, nêm thêm ½ muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt vào, đảo đều.

Lưu ý, bạn nên đảo nhẹ tay để cá chép không bị nát mà vẫn đảm bảo thấm vị. Bạn xào thịt cá khoảng 3 phút, tắt bếp.

Bước 5: Hoàn thành và trình bày

Khi cháo đã chín nhừ, bạn trút toàn bộ phần thịt cá đã xào vào nồi cháo rồi đun cho cháo sôi lại lần nữa. Sau đó nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát, thêm lên trên ít hành lá, thì lá cắt nhuyễn và ít tiêu xay là đã hoàn thành cách nấu cháo cá chép dành cho bà bầu.

Thông tin cách nấu cháo cá chép tại nhà đơn giản

Thời gian chuẩn bị : 35M

Thời gian nấu : 30M

Tổng thời gian : 65M

Số lượng người ăn : 1

Món ăn dành cho bữa : sáng

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories Món ăn : 720 calories

Đăng bởi: Như Huỳnh

Từ khoá: Cách nấu cháo cá chép bổ dưỡng giúp an thai cho bà bầu

Cách Nấu Giò Heo Hon Ngon, Lạ Miệng Cho Cả Nhà

Nguyên liệu

Giò heo 1.2 kg

Nước cốt dừa 250 ml

Nước dừa tươi 500 ml

Nếp 200 gr

Đậu xanh cà vỏ 100 gr

Rượu trắng 1 ít

(để khử mùi thịt heo)

Hành tím 5 củ

Sả 6 cây

Mè trắng 4 muỗng canh

Ngũ vị hương 1 muỗng canh

Dầu màu điều 1 muỗng canh

Dầu ăn 3 muỗng canh

Hành lá/ ngò rí 1 ít

Gia vị thông dụng 1 ít

(đường/ muối/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu xay)

Cách làm món ăn

Sơ chế giò heo

Để làm sạch và khử mùi hôi bạn dùng dao lam cạo sạch phần lông còn sót lại trên chân giò.

Tiếp đến rửa giò với rượu trắng pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại với 2 lần nước.

Cách sơ chế giò sạch, không hôi:Bạn có thể nhớ người bán chặt giò sẵn để tiện chế biến. Chặt thành những khoanh giò có độ dày khoảng 2 lóng tay.

Sau đó bạn chỉ cần lấy khoảng 1 – 2 muỗng cà phê muối hoặc nước cốt chanh (giấm, rượu) chà sát lên bề mặt giò heo, để khoảng 2 – 3 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh là đã xong rồi đấy.

Sơ chế các nguyên liệu khác

Cho mè trắng vào chảo, rang với lửa nhỏ trong khoảng 5 – 7 phút cho mè thơm vàng, đổ ra chén.

Hành lá, ngò rí bạn nhặt sạch lá hư, bỏ rễ, rửa sạch cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.

Sả bạn chia làm 2 phần, 1 phần băm nhuyễn phi thơm. Phần còn lại cắt khúc khoảng 1 ngón tay và đập dập.

Hầm giò heo

Cho giò heo vào nồi, thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt. Cho nước vào ngập giò heo, hầm khoảng 45 phút với lửa vừa cho giò heo được mềm.

Mách bạn:

Nếu bạn có thời gian, bạn có thể đem giò lên nướng sơ cho bề mặt bên ngoài ngả nâu vàng rồi đem hầm giúp mùi vị thơm ngon hơn.

Tùy theo bạn thích ăn giò mềm rục hay giòn dai mà điều chỉnh thời gian hầm nha.

Ướp giò heo

Cho giò đã hầm mềm ra tô, để ráo nước rồi ướp với 1/2 muỗng canh muối, 3 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh ngũ vị hương, phần sả băm đã phi thơm, 1 muỗng canh dầu màu điều, 1/2 lượng hành tím băm. Trộn đều ướp ít nhất 30 phút cho giò heo được thấm gia vị.

Nấu hon

Chuẩn bị 1 cái chảo to hoặc nồi to, cho vào 3 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu rồi cho số hành tím băm còn lại cùng với sả cắt khúc đập dập vào, phi thơm trong khoảng 5 phút.

Sau đó cho giò heo đã ướp vào xào sơ 5 phút, đổ thêm 500ml nước dừa, hầm khoảng 15 phút.

Cho tiếp 200ml nước cốt dừa vào hầm thêm 10 phút cho đến khi nước sệt lại xâm xấp bề mặt thịt, bạn nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, có vị mặn ngọt vừa phải là được.

Cuối cùng bạn rắc thêm mè rang, hành lá, ngò rí cho món ăn thêm dậy mùi thơm rồi tắt bếp.

Mách bạn:

Bạn có thể rang thêm đậu phộng, đập nát nhẹ rồi cho vào thêm sẽ làm món ăn vô cùng hấp dẫn.

Nếu muốn ăn cay thì cho thêm 1 – 2 trái ớt tươi cắt nhuyễn vào.

Nấu xôi

Mang 200gr nếp và 100gr đậu xanh đi ngâm cho mềm khoảng 3 tiếng (hoặc nên ngâm qua đêm), trộn nếp với 1/2 muỗng cà phê muối và 50ml nước cốt dừa.

Sau đó cho vào xửng hấp trên lửa nhỏ khoảng 20 phút. Trong quá trình hấp, cứ khoảng 10 phút bạn đảo xôi 1 lần cho xôi được chín đều.

Cắn thử hạt xôi thấy dẻo và đậu mềm bùi là được.

Thành phẩm

Món giò heo hon tuy tốn khá nhiều thời gian chế biến nhưng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một hương vị thơm ngon, ai ăn cũng nghiện.

Giò heo được hầm mềm rục, kết hợp với nước dừa béo ngậy, mè trắng dậy mùi thơm. Món này mà ăn kèm với cơm trắng, bánh mì hay xôi thì hết ý.

Video hướng dẫn cách nấu giò heo hon chuẩn vị miền Trung

Thông tin cách nấu giò heo hon chuẩn vị miền Trung

Thời gian chuẩn bị nấu món ăn: 10M

Thời gian nấu ăn: 20M

Tổng thời gian nấu ăn: 30M

Món ăn tại nhà dành cho : 3 người

Món ăn cho bữa : sáng, trưa, tối

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories có trong món ăn: 669 calories

Đăng bởi: Nguyễn Thúy

Từ khoá: Cách nấu giò heo hon ngon, lạ miệng cho cả nhà

Cách Làm Bánh Ăn Dặm Bổ Dưỡng Cho Bé Tại Nhà

1. Thời điểm nào thì nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe bé yêu của Viện dinh dưỡng Quốc gia, bé từ 6 tháng tuổi nên bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Vì từ thời điểm này, những chất dinh dưỡng cũng như năng lượng trong sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của bé.

Mẹ cũng nên theo dõi những dấu hiệu mà bé đang đòi ăn dặm. Từ tháng thứ 6 trở đi, bé có thể bắt đầu ngồi dậy và giữ vững đầu khi ngồi. Khi đó, bé sẽ bắt đầu quan tâm, thích thú và cố gắng đưa đồ ăn vào miệng, ngậm và nhai. Nếu bé nhà bạn có những dấu hiệu này, điều đó đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng để ăn dặm.

2. Cách làm bánh ăn dặm cho bé từ sữa công thức Bánh flan sữa công thức

Nguyên liệu:

Sữa công thức: 60ml

Trứng gà: 1 quả

Dụng cụ: nồi hấp, rây, hũ thủy tinh,…

Cách làm:

Tách lấy lòng đỏ trứng gà và dùng muỗng đánh tan.

Đun 60ml sữa công thức trên lửa nhỏ cho đến khi sôi lăn tăn.

Cho từ từ sữa vào trứng rồi tiếp tục khuấy đều và nhẹ tay, tránh tạo bọt để bánh được mịn. 

Lọc hỗn hợp qua rây, cho vào hũ thủy tinh, rồi đem đi hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút. 

Bánh flan sữa công thức.

Lưu ý: Hấp bánh ở lửa nhỏ để hỗn hợp trứng sữa không bị sôi lên và rỗ bánh.

Dùng tăm đâm vào bánh, để kiểm tra bánh chín hay chưa. Nếu tăm còn dính phần sữa trứng thì bánh chưa chín, nếu tăm sạch thì bánh đã chín.

Đậy kín nắp hũ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 2 ngày.

Bánh ăn dặm táo yến mạch

Nguyên liệu:

Sữa công thức: 80ml

Yến mạch: 20-gram

Táo: ⅓ quả

Phomai lạt: 1 lát

Dụng cụ: máy xay, nồi hấp, bát, màng bọc thực phẩm,…

Cách làm:

Táo bỏ vỏ, cắt nhỏ. Cho hỗn hợp táo, yến mạch, sữa và phomai vào xay nhuyễn.

Cho hỗn hợp ra bát và dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, rồi cho vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút.

Bánh ăn dặm táo yến mạch.

Lưu ý: Mẹ nên lựa chọn loại táo ít chua nhất có thể để bé ăn ngon miệng hơn.

Mẹ cũng có thể thêm ít đường nếu bé trên 1 tuổi.

Bánh chuối yến mạch nướng

Nguyên liệu:

Sữa công thức: 80ml

Chuối chín: 3 trái

Yến mạch: 6 muỗng canh

Trứng gà: 2 quả

Dầu mè

Dụng cụ: máy xay, nồi chiên không dầu (hoặc chảo chống dính), bát,…

Cách làm:

Yến mạch và chuối cho vào máy xay nhuyễn rồi cho ra bát.

Tách lấy lòng đỏ trứng gà, rồi cho vào hỗn hợp chuối yến mạch và đánh đều.

Thêm sữa vào hỗn hợp trên, sau đó thêm dầu mè và trộn đều.

Để 10 phút cho các nguyên liệu ngấm vào nhau.

Có thể nướng bánh trong nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C từ 15 – 20 phút hoặc nướng bánh bằng chảo chống dính.

Bánh chuối yến mạch nướng.

Bánh sữa gạo phomai

Nguyên liệu:

Sữa công thức: 180ml

Gạo: 2 muỗng cà phê

Phomai lạt: 1 miếng

Dụng cụ: máy xay, nồi hấp, rây,…

Cách làm:

Rửa sạch gạo rồi cho vào nồi nấu với 80ml nước, cho đến khi cạn nước.

Cho sữa công thức, phomai và phần gạo đã nấu chín vào máy xay nhuyễn, rồi lọc qua rây. 

Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh rồi hấp cách thủy trong vòng 20 – 25 phút với lửa thật nhỏ.

Bánh sữa gạo phomai.

3. Cách làm bánh ăn dặm cho bé với bột mì  Bánh bông lan sữa chua

Nguyên liệu:

Bột mì: 30-gram

Trứng gà: 2 quả

Sữa chua không đường: ½  hộp

Bột bắp: 1 muỗng canh

Bột nở: ¼ muỗng canh

Dầu oliu: ½ muỗng canh

Dụng cụ: nồi hấp (hoặc lò nướng), rây, bát,…

Cách làm:

Lấy lòng đỏ trứng đánh tan rồi khuấy đều với sữa chua không đường và dầu ăn.

Bột nở và bột mì trộn đều lại với nhau.

Rây lần lượt hỗn hợp bột nở, bột mì và bột bắp vào. Đánh đều rồi cho vào khuôn.

Hấp trong khoảng 20 – 25 phút hoặc nướng ở 150 độ C 30 phút.

Bánh bông lan sữa chua.

Lưu ý: Mẹ cho vào khuôn khoảng ⅔ để khi bánh chín sẽ nở và không bị tràn.

Với bé trên 1 tuổi, mẹ có thể làm cả lòng trắng trứng, khi đó thì không cần dùng bột nở.

Bánh lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu:

Bột mì: 5 muỗng canh

Trứng gà: 1 quả

Dầu oliu

Dụng cụ: chảo không dính, rây, bát,…

Cách làm:

Tách lấy lòng đỏ trứng gà.

Bột mì rây mịn. Sau đó, cho lòng đỏ trứng và một ít nước lọc vào rồi đánh tan cho đến khi hỗn hợp sệt lại.

Bắc chảo lên bếp, dùng dầu oliu để rán bánh. Múc từng muỗng bột và rán đến khi bánh vàng đều là được.

Bánh lòng đỏ trứng gà.

Bánh bí đỏ khoai lang

Nguyên liệu:

Bí đỏ: 100-gram

Khoai lang: 100-gram 

Bột mì: 100-gram

Bột bắp: 40-gram

Dụng cụ: nồi hấp, máy xay, bát, chảo,…

Cách làm:

Bí đỏ và khoai lang: gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Với khoai lang, mẹ nên nhớ khi cắt xong phải ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Để cho khoai không bị thâm đen và bớt nhựa chát.

Hấp khoai lang và bí đỏ cho đến khi chín mềm trong khoảng 20 – 30 phút.

Cho lần lượt khoai lang và bí đỏ xay nhuyễn và để riêng.

Pha 50-gram bột mì, 20-gram bột bắp và 30ml nước lọc với bí đỏ. Với khoai lang, thì mẹ pha với 70ml nước lọc và phần bột còn lại. Vì khoai lang đặc hơn, nên dùng nhiều nước hơn.

Cho lần lượt hỗn hợp bột bí đỏ và khoai lang vào khuôn. Mẹ nhớ lắc nhẹ để bột dàn đều.

Hấp cách thủy với lửa vừa trong 20 – 30 phút. Khi hấp, mẹ dùng miếng vải mỏng đậy trên nắp nồi, để tránh nước đọng nhỏ xuống bánh. 

Bánh bí đỏ khoai lang.

Bánh ăn dặm hạnh nhân phomai

Nguyên liệu:

Hạnh nhân: 15 hạt

Trứng gà: 2 quả

Phomai: 2 viên

Bột mì: 2 muỗng canh

Dầu oliu

Dụng cụ: nồi chiên không dầu (hoặc chảo không dính), máy xay, bát, khuôn tạo hình,…

Cách làm:

Tách lấy lòng đỏ trứng gà.

Hạnh nhân ngâm qua đêm, sau đó bỏ vỏ, rồi đun trong 15 – 20 phút cho chín và xay nhuyễn.

Trộn đều hạnh nhân xay, bột mì, lòng đỏ trứng gà, phomai. Ép khuôn tạo hình theo ý thích.

Quét 1 ít dầu oliu lên mặt bánh rồi cho vào nồi chiên không dầu ở 150oC khoảng 15 phút.

Bánh ăn dặm hạnh nhân phomai.

Đăng bởi: Hưng Võ

Từ khoá: Cách làm bánh ăn dặm bổ dưỡng cho bé tại nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Vào Bếp Trổ Tài Nấu Súp Gà Nấm Rơm Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!