Bạn đang xem bài viết Văn Mẫu Lớp 12: Đoạn Văn Nghị Luận Về Chấp Nhận Sự Khác Biệt Trong Cuộc Sống Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Hiện Tượng Đời Sống được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, trong đó mỗi con người lại là một mảnh ghép riêng biệt, độc đáo mà không ai có thể thay thế. Sự phong phú trong lối sống, sự khác biệt trong cá tính, sở thích, ước mơ của mỗi người làm nên những màu đa dạng của cuộc sống. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, nếu bảy tỉ người trên trái đất này đều có chung những suy nghĩ, hành động thì cuộc sống sẽ nhàm chán đến mấy. Khi ấy chúng ta có thể sống hòa bình, thân thiện với nhau nhưng lại mấy đi những “gia vị” cần có, cuộc sống cứ thế bình đạm trôi qua mà không có những đột phá, sáng tạo mới. “Sự khác biệt trong cuộc sống” không chỉ dùng để chỉ sự khác biệt trong ngôn ngữ, màu da, tôn giáo mà còn dùng để chỉ sự khác nhau trong tính cách, nhận thức, ước mơ, cá tính ở mỗi con người. Sự khác biệt có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú, ý nghĩa hơn. Sự khác biệt về vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam không hề gây ra những khoảng cách giữa con người với con người mà ngược lại nó làm phong phú thêm cho bản sắc văn hóa, bản sắc con người trong một Việt Nam thống nhất. Sự khác biệt trong phong cách thơ văn, quan niệm nghệ thuật của các nhà văn làm nên một nền văn học Việt Nam phát triển phong phú với nhiều thể loại và nội dung đặc sắc. Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy sự khác biệt không phải lúc nào cũng là dị biệt, khác người mà nó góp phần làm nên những thành tựu, giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống. Khi biết chấp nhận sự khác biệt là khi chúng ta biết nhìn nhận, tôn trọng những cá tính riêng biệt của người khác bằng sự cảm thông, trân trọng, khi ấy con người sẽ gần con người hơn, xã hội sẽ có thêm những nhân tố độc đáo để phát triển, tiến bộ; cuộc sống của con người cũng trở nên hạnh phúc hơn. Hãy chấp nhận sự khác biệt, vì nó làm nên màu sắc của cuộc sống và hình thành nên giá trị, cá tính riêng biệt cho mỗi con người.
Trong cuộc sống, thái độ chấp nhận được sự khác biệt là một việc làm mà mỗi người đều cần có. Cuộc sống này là vô cùng đa dạng, mỗi người có một cuộc sống khác biệt, có một tính cách khác biệt và tác động đến những người xung quanh, bao gồm cả chúng ta, dù ít hay là nhiều. Ngay cả trong gia đình của chúng ta, mỗi thành viên cũng sẽ có những điểm khác biệt nhau và tạo nên sự đa dạng trong cuộc sống. Xã hội hiện đại buộc ta phải sống với tập thể, sống hòa nhập với những người xung quanh mình. Vì thế, việc chấp nhận sự khác biệt của người khác, tôn trọng sự khác biệt ấy chính là cách để mà ta sống vui vẻ hạnh phúc hơn, tăng cường chỉ số hạnh phúc trong cuộc đời mình. Đầu tiên, việc sống chấp nhận sự khác biệt sẽ đem đến cho chúng ta nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Khi ta chấp nhận sự khác biệt của người khác, ta sẽ dễ dàng kết bạn và được yêu quý. Từ đó, ta sẽ xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, với đồng nghiệp, với hàng xóm. Lợi ích thứ hai của việc chấp nhận sự khác biệt đó là nhận được sự tôn trọng của người khác. Khi ta tôn trọng những sự khác biệt của người khác trong khả năng cho phép thì thứ mà ta nhận lại cũng chính là sự tôn trọng của người khác dành cho mình. Cuộc sống của chúng ta sẽ có thêm những mảng màu mới, vui vẻ và sôi động hơn. Lợi ích cuối cùng của việc sống chấp nhận sự khác biệt đó là ta sẽ sống hạnh phúc hơn. Ta chấp nhận sự đa dạng, sự khác biệt và sống một cách dung hòa với điều đó như một lẽ đương nhiên. Tóm lại, việc sống chấp nhận sự khác biệt sẽ giúp ta có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp và một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo. Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn.Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có 1 đàn gà, trong đó có 1 con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào. Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.
Advertisement
Văn Mẫu Lớp 9: Đoạn Văn Nghị Luận Về Bạo Lực Học Đường Dàn Ý &Amp; 20 Đoạn Văn Nghị Luận Về Hiện Tượng Đời Sống Lớp 9
Bạo lực học đường gây ra những tổn thương nghiêm trọng về thể chất, tinh thần. Để giữ gìn môi trường học đường trong sạch, văn minh, mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, cố gắng học tập, rèn luyện, sống chan hòa. Mời các em cùng tải miễn phí để học tốt môn Văn 9:
Viết đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường hay nhất
Dàn ý đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường
Đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường
Viết đoạn văn về bạo lực học đường
Nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường
Viết đoạn văn ngắn về bạo lực học đường (17 mẫu)
Dàn ý đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Bạo lực học đường
2. Thân đoạn:
Bàn luận vấn đề.
Giải thích:
“Bạo lực học đường” là gì?
Nêu biểu hiện và thực trạng.
Bàn luận:
Tác hại của bạo lực học đường
Nguyên nhân của bạo lực học đường
Đề xuất biện pháp khắc phục
3. Kết đoạn: Suy nghĩ chung về bạo lực học đường, rút ra bài học cho bản thân.
Đoạn văn nghị luận về bạo lực học đườngHiện nay, bạo lực học đường đang là vấn đề “nóng” được cả xã hội quan tâm. “Bạo lực học đường” là hành vi bắt nạt, sử dụng những hành vi thô bạo để xúc phạm, làm tổn thương đến thể chất và tinh thần cho người khác. Đáng nói nhất là những hành vi bạo lực này lại được diễn ra trong môi trường học đường, người thực hiện và nạn nhân của hành vi ấy lại chính là học sinh- những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bạo lực học đường không chỉ là những “mâu thuẫn của trẻ con” trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Bạo lực học đường gây ra những tổn thương về tinh thần, đau đớn về thể xác, thậm chí là hình thành “bóng ma tâm lí” suốt đời cho người bị bắt nạt. Đã có rất nhiều vụ việc đau lòng như: trầm cảm, tự kết liễu sinh mạng của mình vì bị bạn bè cô lập, lăng mạ, đánh đập. Đối với những người sử dụng bạo lực để bắt nạt bạn bè, việc sử dụng bạo lực làm nảy sinh những suy nghĩ, hành động lệch lạc; hình thành tính cách hung hăng, thô bạo. Lí giải nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực này, có thể xét đến nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trước hết là do chính bản thân của học sinh, do nhận thức lệch lạc, muốn thể hiện bản thân nên đã lựa chọn con đường bạo lực. Về khách quan, do cha mẹ, nhà trường còn lỏng lẻo trong việc quản lí, giáo dục nên đã dẫn đến những hành động và suy nghĩ lệch lạc ở con em mình. Để giữ gìn môi trường học đường trong sạch, văn minh, mỗi học sinh chúng ta cần có nhận thức đúng đắn; cố gắng học tập, rèn luyện, sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.
Viết đoạn văn về bạo lực học đườngCùng với sự phát triển của xã hội thì các tệ nạn trong đời sống cũng ngày một gia tăng. Hiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các clip học sinh đánh nhau, giải quyết các mâu thuẫn cá nhân bằng bạo lực. Đáng lưu ý hiện tượng bạo lực hiện nay không chỉ diễn ra trong nam sinh mà còn lan sang cả nữ sinh. Những sự việc trên đang là những tiếng chuông báo động về sự suy thoái về đạo đức cũng như văn hóa của một bộ phận giới trẻ cũng như cảnh tỉnh các phụ huynh chưa thực sự sát sao đến con cái. Lứa tuổi học sinh là độ tuổi chưa ổn định về tâm lý, dễ bị lôi kéo kích động hoặc ảnh hưởng từ những văn hóa phẩm độc hại. Chính vì vậy chúng ta cần nhận thức đúng về mối nguy hại của bạo lực học đường để từ đó đưa ra những giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm giáo dục cộng đồng để tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện và phát triển tốt nhất cho những thế hệ tương lai của đất nước.
Nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đườngTrường học là “không gian” học tập lành mạnh, nhân văn, nơi học sinh được học tập, rèn luyện và vui chơi. Tuy nhiên, sự xuất hiện của tình trạng bạo lực học đường ở các trường học đã gióng lên hồi chuông báo động về hành vi bạo lực trong môi trường học đường ngày nay. “Bạo lực học đường” là việc sử dụng những hành vi bạo lực, là cách ứng xử thô lỗ, thiếu đạo đức của học sinh trong trường học. Đáng buồn thay, hiện trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều ở các trường học, mức độ cũng rất đáng báo động. Có một bộ phận không nhỏ học sinh sử dụng bạo lực hay những lời nói quá đáng để lăng mạ, xúc phạm danh dự, đạo đức đến bạn học của mình. Bạo lực học đường không chỉ gây ra những tổn thương nghiêm trọng về thể chất, tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện nhân cách, đạo đức, gây ra những suy nghĩ lệch lạc, sai trái ở những kẻ “đi bắt nạt”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, trước hết là do chính bản thân người sử dụng bạo lực, khi muốn dùng bạo lực để thể hiện “sức mạnh”, cá tính và cái tôi cá nhân. Bên cạnh đó, sự “hời hợt” trong việc giáo dục, quản lí của gia đình và sự giám sát chưa sát sao của nhà trường cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực trạng này, mỗi học sinh cần ý thức được những suy nghĩ và hành động của bản thân. Chúng ta cần cố gắng học tập, tạo dựng những mối quan hệ bạn bè, thầy trò tốt đẹp thay vì khẳng định cái “tôi” cá nhân một cách lố bịch, sai trái thông qua hành vi bạo lực. Gia đình và nhà trường cũng cần quan tâm và có những phương pháp giáo dục hiệu quả để các bạn học sinh có những nhận thức đúng đắn.
Viết đoạn văn ngắn về bạo lực học đường Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 1Một trong những tuổi thơ đẹp nhất của chúng ta đó chính là tuổi học trò. Nhưng vẻ đẹp hồn nhiên, tươi sáng của tuổi học trò hiện nay không còn nữa. Tình trạng bạo lực học đường đang được diễn ra rất phổ biến ở mọi miền Tổ Quốc, từ vùng quê cho đến thành thị. Những hành động thể hiện cho chúng ta thấy giới trẻ hiện nay đã mất đi nếp sống thanh lịch văn minh vốn có. Dùng những lời lẽ tục tĩu, vô cùng bậy bạ để mắng chửi nhau. Những hành động thiếu văn minh, xúc phạm đến danh dự và thân thể người khác được các bạn học sinh quay clip lại, gửi cho nhau xem và thậm chí là đăng lên cả mạng xã hội. Khiến rất nhiều người đã mất mạng vì bạo lực học đường, họ đã tự tử vì quá áp lực từ dư luận và bạn bè. Còn có những hành động thô bạo khiến bạn bè phải kinh hãi như đánh hội đồng, xé quần áo của một bạn rồi chụp ảnh đăng lên mạng xã hội, đánh đập và tra tấn một bạn nào đó. Những hành động bạo lực học đường này cho chúng ta thấy sự nghiêm trọng và là một phần do lỗi của gia đình chưa dạy bảo con em đúng cách. Khiến rất nhiều nạn nhân không còn được sống nữa vì bạo lực học đường. Chính vì vậy mà chúng ta cần xây dựng một xã hội lành mạnh, chống những xung đột và bạo lực học đường để giúp cho xã hội văn minh – đất nước tươi đẹp hơn.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 2 Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 3Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 4Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng… Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 5Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 6Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Một số biểu hiện của bạo lực học như xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, ở TPHCM, Nghệ An. Một số học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô. Thậm chí các em lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức trong nhà trường hay giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do xảy ra vì những xích mích nhỏ, không đáng có: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp. Nhưng nguyên nhân gốc rễ là do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực và môi trường xã hội bạo lực: hàng xóm bạo lực, bạo lực gia đình. Do sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình. Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Do xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để… Hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng: Đối với nạn nhân, gây tổn thương về thể xác, tinh thần, gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Đối với người có hành vi bạo lực: Con người phát triển không toàn diện, có thiên hướng bạo lực, là mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: Ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện. Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người để từ đó có những hành động hợp lí, đúng đắn. Để cải thiện tình hình, xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, cách ứng xử, tạo nền tảng phát triển tính nhân văn trong mỗi con người. Mỗi người cần có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. Bản thân chúng ta cần có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp. Đồng thời cần góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về việc bạo lực trong học đường và xã hội.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 7 Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 8Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 9Trong một thời gian ngắn xảy ra liên tiếp nhiều vụ việc bạo lực học đường, mới đây nhất là nữ sinh lớp 9 Trường THCS……. bị bạn lột đồ, đánh hội đồng. Là một người học sinh, em cảm thấy đây là hành động vượt quá mức cho phép. Đây có lẽ là một vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay của xã hội. trước hết ta cần hiểu bạo lực học đường là gì? Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Tác hại mà nó đem lại vô cùng nghiêm trọng, khó lường. Đối với học sinh bị đánh, sẽ bị tổn thương về mặt thể xác, bị thương tích, tàn phế, thậm chí mất mạng; để lại di chứng về mặt tinh thần. Gia đình học sinh bị hại sẽ luôn lo lắng, tiêu tốn thời gian, tiền bạc, có khi là điều xấu nhất mà chẳng ai mong muốn: họ mất đi người con của mình. Về phía người gây ra bạo lực, hậu quả cũng không kém phần đau lòng. Bị nhà trường đuổi học, thậm chí là bị vào vòng tù tội bị bạn bè xa lánh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, nhưng nguyên nhân lớn nhất chính là do sự thiếu giáo dục từ gia đình, do tính nổi loạn của tuổi mới lớn và từ chính phim ảnh, game bạo lực …. mà ra. Tóm lại, bạo lực học đường là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc này không chỉ là phụ thuộc vào mỗi cá nhân nào mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta phải cùng chung tay lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường lành mạnh, tất cả hãy nói KHÔNG với bạo lực học đường.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 10Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỉ luật chưa đủ sức răn đe. Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 11Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 12Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thể và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình vì vậy nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 13Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong trường học hiện nay, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý chung và sự phát triển chung của học sinh. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và thật đáng buồn, đáng hổ thẹn thay khi những con người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những con người đã và đang hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với những kiến thức sách vở, toàn là những kiến thức văn minh, văn hóa, đạo đức mà lại chỉ thích xúc phạm, lăng nhục, chà đạp lên nhân phẩm, danh dự người khác, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói, đánh đập, tra tấn, hành hạ dã man làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn lớn ngày càng gia tăng làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau… Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng chúng ta không nên đánh mất niềm tin vào con người. Hiện tượng bạo lực học đường chỉ là một mảng tối trong bức tranh của toàn xã hội hiện nay. Nhưng không vì thế chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ, cần phải có biện pháp triệt để vấn đề này, lôi những nạn nhân đang bế tắc ra nơi ánh sáng. Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường. Cần sống có lí tưởng, sống với trái tim đạo đức và đầy sự yêu thương, chung tay cùng với gia đình, nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học đường, hãy diệt trừ tận gốc mầm mống đầu tiên bằng cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh. Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, vấn đề bạo lực học đường cần được thật sự chú trọng quan tâm.
Advertisement
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 14 Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 15
Là học sinh, việc chúng ta cần làm đó là trau dồi bản thân để cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, hiện nay ở trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra, điển hình là hiện tượng bạo lực học đường. Bạo lực học đường là tình trạng học sinh có ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau, nặng hơn là việc các em học sinh dùng vũ lực, kéo bè kéo phái để đánh nhau vì một lí do, nguyên nhân nào đó. Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến. Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết là do ý thức của các bạn học sinh còn kém, các bạn muốn thể hiện cá tính, bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Nguyên nhân khách quan là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Tình trạng bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung và gây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, bạn bè xung quanh, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Ngoài ra chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi bản thân, đóng góp có ích cho trường lớp, giúp cho môi trường sư phạm phát triển bền vững, sống có ước mơ, khát vọng, lí tưởng, biết vươn lên để thực hiện những ước mơ, hoài bão đó.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 16Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối xã hội biết bao lâu nay. Vậy bạo lực là gì mà khiến xã hội quan tâm tới vậy? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, cách cư xử thiếu văn minh với bạn bè của một số học sinh. Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện: bằng lới nói xúc phạm, lăng mạ và bằng hành động đánh đập, tra tấn. Không khó để tìm kiếm những chiếc video ghi lại cảnh bạo lực học đường. Chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “bạo lực học đường” là hàng loạt các clip một nhóm nữ sinh đánh hội đồng một nữ sinh khác, hoặc các nam sinh mang gậy gộc, vũ khí đến trường để hành hung bạn nam khác chỉ vì nghĩ mình bị nhìn đểu… hoặc thậm chí các em đánh nhau ngay trước cổng trường, ai cũng có thể nhìn thấy. Nguyên nhân gây nên bạo lực học đường một phần là do ảnh hưởng của môi trường sống, các em chưa có sự quan tâm của gia đình, thầy cô chưa sát sao hoặc các em chỉ muốn thể hiện sức mạnh của bản thân. Dù nguyên nhân gì thì hậu quả cũng thật khó lường. Đối với người bị bạo lực thì ảnh hưởng, ám ảnh về tinh thần và thể chất, còn với người gây ra bạo lực thì bị xã hội chê trách, nhân cách phát triển không toàn diện. Để khắc phục tình trạng này, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc giáo dục học sinh, gia đình cần quan tâm và chia sẻ với con cái nhiều hơn, học sinh cần tự ý thức phải tránh xa vấn nạn này. Như vậy, bạo lực học đường là một vấn nạn mà bất kì học sinh nào cũng cần phải chung tay đẩy lùi và tố cáo.
Đoạn văn ngắn về bạo lực học đường – Mẫu 17Văn Mẫu Lớp 12: Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Vị Tha (Dàn Ý + 17 Mẫu) Viết Đoạn Văn Về Lòng Vị Tha
Dàn ý viết đoạn văn về lòng vị tha
Đoạn văn về lòng vị tha
Viết đoạn văn 200 chữ về lòng vị tha
Viết đoạn văn về lòng vị tha
Viết đoạn văn ngắn về lòng vị tha
Nghị luận 200 chữ nghị luận về lòng vị tha
1. Mở đoạn
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: lòng vị tha.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Vị tha là một đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có.
b. Phân tích
* Biểu hiện của người có lòng vị tha:
Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.
Người có lòng vị tha là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại.
* Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống:
Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.
Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.
c. Phản đề
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu
Lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác.
3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng vị tha, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi…Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng,việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm.Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.Song nếu nhìn lại,việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ. Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày,vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học…Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người.Vì vậy, hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.
Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lòng vị tha có vai trò vô cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính vị tha, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất. Người có lòng vị tha thường là những người không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Bên cạnh đó, người có lòng vị tha cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại. Vị tha đóng vai trò quan trọng, cốt yếu trong cuộc sống: Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác. Mỗi người cần có lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn. Mỗi người suy nghĩ tích cực một chút, biết san sẻ, vị tha một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Đúng vậy, mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống, yêu thương mọi người và có lòng vị tha để cuộc đời này ý nghĩa trọn vẹn hơn. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định lòng vị tha vô cùng quan trọng và là một đức tính tốt đẹp trong cuộc sống mà mỗi con người cần có. Chúng ta sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, khi được người khác vị tha, tha thứ, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, thấy rằng việc nhận lỗi và sửa lỗi là điều vô cùng đúng đắn, tương tự như vậy, khi chúng ta vị tha với người khác tức là ta đang cho họ một cơ hội để sửa đổi, để tốt hơn. Thử tưởng tượng mà xem, nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh, lạnh nhạt với nhau, cuộc sống sẽ trở thành vô cảm. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Con người với con người hãy đối xử với nhau bằng sự dịu nhàng và yêu thương nhất có thể. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, sẵn sàng quay lưng với người khác khi họ mắc lỗi mà không cho họ cơ hội để sửa đổi; chúng ta không nên sống ích kỉ như thế. Mỗi người chỉ được sống một lần, cuộc đời đôi lúc phải phạm sai lầm thì mới rút ra bài học và hoàn thiện được bản thân, vì vậy, hãy bao dung để thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn.
Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta sẽ gặp phải nhiều câu chuyện không thể lường trước được. Sẽ có lúc chúng ta mắc sai lầm và cũng có lúc người khác phạm sai lầm với ta. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản khi được người khác tha thứ cho lỗi lầm của mình cũng như chính chúng ta hãy luôn giữ cho mình lòng vị tha với người khác. Vị tha chính là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác gây ra cho mình dù là vô tình hay cố ý; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Bên cạnh đó, vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Họ cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách cư xử. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Vị tha là sẵn sàng tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết sống vì người khác. Không có gì cao quý hơn lòng vị tha của con người. Cũng không có gì khó khăn bằng việc phải vị tha cho lỗi lầm của người khác. Chính vì biết sống vị tha, xã hội mới ngày càn văn minh, tiến bộ và nhân văn. Người có lòng vị tha luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, không ích kỉ, vụ lợi cá nhân, cảm thông, chia sẻ và tha thứ lỗi lầm của người khác. Người không có lòng vị tha lúc nào cũng chỉ nghĩ cho mình, sống tham lam, ích kỉ, tự ràng buộc mình trong cuộc sống hẹp hòi, vị kỉ, cá nhân. Ai cũng cần có lòng vị tha bởi đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người xây dựng được các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thành công trong công việc và đời sống. Trong cuộc đời mình, ai cũng có thể xảy ra sai lầm, khi đó rất cần sự vị tha, đồng cảm, sẻ chia của người khác. Thế nhưng, vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể tha thứ được. Cũng có những người ta không thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí, lẽ công bằng. Khoan nhượng trước cái xấu, cái ác cũng chẳng khác gì làm việc xấu, việc ác. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nhưng cũng sẽ đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn.
“Chúng ta đầy khiếm khuyết và sai lầm; hãy để chúng ta cùng tha thứ cho sự nực cười của nhau đó là luật đầu tiên của tự nhiên” (Voltaire). Cuộc sống sẽ bớt đi những điều nực cười nếu bạn và tôi biết nuôi dưỡng cho mình lòng vị tha. Chỉ là một cái gật đầu chấp nhận lời xin lỗi, một nụ cười là một lời tha thứ sau lỗi lầm của người khác hay hi sinh vì lợi ích chung nhưng cũng đủ để xóa tan những sắc màu ma mị đang làm sầu não tâm hồn con người. Vị tha không đơn thuần là một đức tính tốt mà còn là liều thuốc chữa lành vết thương, là chìa khóa mở cánh cửa cơ hội hoàn thiện bản thân mà ta nên trao cho người đang cần.Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn mình học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai. Chắc chắn cuộc sống chúng ta sẽ tươi đẹp hơn, tập thể vững mạnh hơn, đó cũng chính là cách bạn đang gieo trồng một hạt giống tốt lành cho tâm hồn nhân loại, cho quá trình trưởng thành của nhân cách một con người. Song vẫn còn không ít cá nhân nhỏ nhen, khép mình vào khuôn khổ của sự khắc nghiệt, như mảnh đất cằn cỗi chẳng bao giờ chịu nuôi dưỡng hạt giống nào. Giữa thế giới lung linh vạn ánh sáng nhân ái và khu vườn tăm tối với hơi thở của sự lạnh lùng, đâu sẽ là nơi hạnh phúc được lớn dần? Học cách tha thứ là học cách sống đẹp cho người và cho bản thân. Đó cũng là cách bạn tận hưởng và tận hiến giữa cuộc đời!
Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vậy vị tha nghĩa là gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuất phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Trong công việc, một con người có được đức tính này luôn đặt lợi ích tập thể lên trên tư lợi cá nhân, không lười biếng, ỷ lại hay tránh né, đùn đẩy trách nhiệm. Trong quan hệ với mọi người, họ luôn vui vẻ, hòa nhã, biết đồng cảm sẻ chia và sẵn lòng thứ tha cho lỗi lầm của kẻ khác. Bởi vậy, lòng vị tha giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự tôn trọng từ những người xung quanh. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, góp phần kiến tạo một xã hội lành mạnh và bác ái, nơi độc ác mưu toan không còn chỗ đứng. Và còn một điều ta luôn phải nhớ, sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật xấu hay mượn hành động thiện nguyện để đánh bóng tên tuổi. Bởi chỉ những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn mới có thể chạm tới trái tim người khác. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.
Vị tha là một đức tính quý giá của con người, ai có được lòng vị tha chắc hẳn sẽ được rất nhiều người yêu quý. Lòng vị tha cho thấy sự rộng lượng, của bản thân mỗi người, biết bỏ qua những sai lầm của người khác, biết tha thứ cho mọi người khi họ thật sự nhận ra sai lầm của mình. Hãy thử nghĩ xem cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không có lòng vị tha. Chắc chắn nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Bởi vì con người không biết tha thứ cho nhau, trở nên chấp nhặt. Bất kỳ một lỗi nhỏ nào cũng có thể làm cho con người ta bị ghét bỏ, mọi việc sẽ rất khó được giải quyết ổn thoả. Nhưng ngược lại, khi đã có lòng vị tha, con người với con người có thể tha thứ cho nhau những sai lầm dù là nhỏ cho đến lớn. Cuộc sống vì thế mà có ý nghĩa hơn, mỗi người chúng ta lại thêm yêu đời. Chẳng thế mà khi xưa người con gái đẹp Vũ Nương đã sống hạnh phúc bên người chồng tính tình cả ghen, đa nghi. Vũ Nương là người con gái tính đã thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, xong nàng lại lấy phải người chồng rất hay ghen tuông, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Sống với 1 người luôn theo dõi mình từng cử chỉ, từng hành động như thể một người giám sát như vậy nhưng Vũ Nương chưa bao giờ kêu than nữa lời. Nàng luôn bỏ qua những việc làm sai trái của chồng đối với mình và ứng xử khôn khéo, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Đó chẳng phải là một tấm gương sáng về lòng vị tha hay sao?Tóm lại, vị tha là một điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Chúng ta nên rèn luyện đức tính quý giá này để được mọi người yêu quý và kính trọng. Hơn nữa, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ dễ dàng và có ý nghĩa hơn.
Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi. Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó, ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng,việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm.Nhưng so với thực tế, chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.Song nếu nhìn lại,việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày,vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình, hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học. Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người. Vì vậy, hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.
Vị tha nghĩa là vì người khác. Suy rộng ra đó là tấm lòng bao dung, độ lượng, không suy xét lỗi lầm của người khác. Người có lòng vị tha là người luôn hiền hòa, không bắt bẻ hay soi xét kĩ lưỡng những sai lầm của người khác nhưng lại nghiêm khắc với bản thân. Lòng vị tha xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, luôn cho người khác cơ hội để làm điều đúng đắn, thiện lương. Biểu hiện của lòng vị tha cũng rất đa dạng. Sống vị tha phải biết nhường nhịn người yếu hơn mình; giúp đỡ những người khó khăn; tha thứ cho những lỗi lầm. Lòng vị tha là một phẩm chất đáng quý, giúp con người nâng cao giá trị bản thân, cuộc sống dịu dàng, xã hội tốt đẹp hơn. Thế nhưng, không phải lúc nào cùng vị tha cho sai lầm. Có những lỗi lầm không thể tha thứ, không thể chuộc lại được. Tha thứ cho kẻ ác là tàn nhẫn với chính mình, đi ngược lại công lí. Rèn luyện và thực hành lòng vị tha trước hết phải biết nghĩ và làm cho người khác, tập đứng ở hoàn cảnh của người khác, đó chính là vị tha. Vị tha cho người ta sức mạnh. Đó không chỉ là cho người khác cơ hội, mà là cho chính mình cơ hội được nhẹ lòng, để không còn phải so đo với những thiệt tha hơn. Nhường nhịn, yêu thương, tha thứ cho chính những người thân quanh mình, giúp đỡ họ trong khó khăn, hoạn nạn, hướng đến cuộc sống tốt đẹp. Đó là bài học đầu tiên về lòng vị tha.
Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái. Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai. Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định rằng bạn là người có lòng vị tha. Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn, để hòa mình với đồng bào, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ họ vươn lên. Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời bởi thấy rằng mình có ích. Hơn thế, họ còn được mọi người mến yêu, quý trọng. Những việc họ làm đã giúp thêm đẹp, thêm giàu cho xã hội. Không ai có thể kể hết giá trị của sự bình yên mà những chiến sĩ công an biên phòng đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc, lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp. Cuộc đời này cần đến những tấm lòng dù chỉ để gió cuốn bay đi nhưng là bay đi để gieo mầm, nở hoa trên đất lạ.
Không có gì cao thượng bằng lòng vị tha. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác. Nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Biết tha thứ là chiến thắng đầu tiên đối với con giận dữ và thù hận. Lòng vị tha là hành động vì lợi ích của người khác. Vì từ xa xưa, con người là những sinh vật sống theo bầy đàn. Thế nên, chúng ta có xu hướng giúp đỡ đồng loại. Có thể hiểu đơn giản lòng vị tha là khi ta cho một ai đó cơ hội để sửa chữa một lỗi lầm trong quá khứ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta hạnh phúc hơn khi cho đi và khi ấy bộ não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn chocolate. Thậm chí khi ta chấp nhận tha thứ cho một ai đó thì ta đã thực hiện một hành động “vị tha”. Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con người. Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một người tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta cho họ sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn có giá trị.
Trong cuộc sống con người cần phải rèn luyện cho mình rất nhiều đức tính, một trong số đó là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. Lòng vị tha có thể được bắt gặp khi luôn hết lòng vì người khác, sẵn sàng phần thiệt thòi về bản thân, sẵn lòng tha thứ cho những lầm lỗi của những người xung quanh. Và lòng vị tha có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của con người. Người có lòng vị tha sẽ chiến thắng được phần ích kỉ trong mình, để tự hoàn thiện bản thân. Bởi con người bao giờ cũng tồn tại những sự ích kỉ cho bản thân và chiến thắng bản thân bao giờ cũng là chiến thắng vẻ vang nhất. Lòng vị tha giúp ta sống bình an, thanh thản, ta không phải bận tâm về những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Đồng thời nó còn có sức mạnh cảm hóa những người xung quanh, giúp họ sống hướng thiện. Ví dụ tiêu biểu đó chính là luật pháp, luôn có những sự khoan hồng. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. Vì vậy, những kẻ sống thờ ơ, ích kỷ thật đáng phê phán. Bản thân mỗi người hãy biết vị tha đúng lúc, đúng chỗ để khiến cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Advertisement
Mỗi chúng ta muốn trở thành một công dân có ích trước hết cần phải rèn luyện cho bản thân mình một phẩm chất tốt đẹp. Và một trong những phẩm chất tốt đẹp chúng ta cần có đó là lòng vị tha. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu, sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác,… những người này dần sẽ bị mọi người xa lánh. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, hãy sống thật tốt, vị tha với mọi người để không phải hối tiếc về sau.
Ai trong cuộc sống cũng đều sẽ mắc phải những sai lầm. Và trong những sai lầm đó cần lắm lòng vị tha từ những người xung quanh để có thể sửa đổi bản thân và sống tiếp. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: lòng vị tha có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; để người đó có cơ hội sửa đổi; hoàn thiện bản thân. Vị tha là bao dung, rộng lượng, đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Trong cuộc sống, không ai dám khẳng định rằng mình sẽ không mắc lỗi, rằng mình hoàn hảo cả. Chúng ta dù vô tình hay cô ý thì cũng sẽ gặp phải những lỗi khó tránh khỏi. Những lỗi lầm cần lắm sự bao dung, vị tha từ người khác để bản thân có thể sửa đổi, hoàn thiện mình hơn và rút ra cho bản thân những bài học quý giá. Mỗi chúng ta ngoài việc mưu cầu lòng vị tha từ người khác thì cũng cần rèn luyện cho mình sự bao dung với những người xung quanh. Xã hội có lòng vị tha, bao dung là một xã hội tốt đẹp, nhân văn, con người biết vì nhau. Tuy nhiên, hiện nay trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tính ích kỉ, thấy người khác mắc lỗi đành vội vàng quay lưng. Lại có những người không biết rút ra bài học cho bản thân mình sau những lỗi lầm mà coi lòng vị tha của người khác dành cho mình là điều hiển nhiên. Những người này cần xem xét và cải thiện thái độ sống của chính mình. Mỗi người sống vị tha một chút, bao dung một chút thì xã hội sẽ nhẹ nhàng hơn, tốt đẹp hơn rất nhiều. Hãy trân trọng những người vị tha và cố gắng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tốt nhất.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Xung đột là căn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất”. Quả thật, lòng vị tha chính là phẩm chất mà con người cần có được trong cuộc sống. Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người. Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Lòng vị tha sống trong ta nhưng để hiểu và sử dụng được nó có khi ta phải dùng cả đời mới được. Vậy thì ngay từ bây giờ, bằng những hành động rất nhỏ, hãy thể hiện và nuôi dưỡng lòng vị tha, đừng để một ngày nó biến mất, ta sẽ trở nên vô cảm, trái tim hóa sắt đá thì khi đó ta sẽ chẳng thể cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp như thế nào. Quả thật, ánh sáng của lòng vị tha có thể lan tỏa đến những nơi tăm tối nhất để xoa dịu mọi trái tim. Mỗi người hãy biết sống vị tha để luôn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn.
Văn Mẫu Lớp 12: Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung (Dàn Ý + 15 Mẫu) Viết Đoạn Văn Về Lòng Khoan Dung
Dàn ý viết đoạn văn về lòng khoan dung
Viết đoạn văn về lòng khoan dung
Đoạn văn về lòng khoan dung
Viết đoạn văn nghị luận về lòng khoan dung
1. Mở đoạn
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
Khoan dung là vị tha, rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác đối với mình mà không tính toán thiệt hơn hay để lòng.
→ Khoan dung là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để gây dựng một cuộc sống tốt đẹp, giàu tình cảm.
b. Phân tích
Lòng khoan dung góp phần làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên vui vẻ hơn, tốt đẹp hơn, mối quan hệ giữa người với người sẽ luôn bền chặt, keo sơn dựa trên nền tảng của tình yêu thương, sự chân thật, bao dung.
Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Lòng khoan dung chính là nền tảng của lòng tốt, mang đến hạnh phúc và cơ hội cho người khác.
Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung với người khác giúp cho mối quan hệ xã hội thêm tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha để minh họa cho bài làm văn của mình.
3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng khoan dung.
Trong cuộc sống mỗi con người, chắc không có ai là chưa từng mắc lỗi. Điều chúng ta cần làm là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Tuy nhiên, chỉ bản thân chúng ta cố gắng là chưa đủ, mà cần có sự cảm thông của những người xung quanh. Hay bản thân chúng ta cũng cần có cái nhìn tích cực hơn đối với những người mắc lỗi mà cố gắng sửa lỗi. Hãy biết khoan dung. Lòng khoan dung có những biểu hiện rất cụ thể và chúng ta rất dễ thấy, đó là sự giúp đỡ, quan tâm người khác, đến người làm sai thì biết tha thứ, khuyên dạy điều đúng đắn. Khi ta biết khoan dung, ta sẽ được sự tôn trọng của người khác, yêu mến, quý trọng của mọi người xung quanh. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hòa thuận, hạnh phúc cho xã hội và gia đình. Khi thể hiện lòng khoan dung với người khác thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Bạn hãy luôn nhớ rằng, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng. Chúng ta cần phải tạo cho bản thân một lòng khoan dung vừa đủ, để xã hội này tốt đẹp hơn và mối quan hệ giữa mỗi người cũng ngày càng bền chặt thì lòng khoan dung là điều cần thiết mà chúng ta cần phải rèn luyện hằng ngày.
Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lòng khoan dung có vai trò vô cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính khoan dung, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất. Người có lòng khoan dung thường là những người không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Bên cạnh đó, người có lòng khoan dung cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại. Khoan dung đóng vai trò quan trọng, cốt yếu trong cuộc sống: Việc khoan dung, vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác. Mỗi người cần có lòng khoan dung, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn. Mỗi người suy nghĩ tích cực một chút, biết san sẻ, khoan dung một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Đúng vậy, mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống, yêu thương mọi người và có lòng khoan dung để cuộc đời này ý nghĩa trọn vẹn hơn. Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định lòng khoan dung vô cùng quan trọng và là một đức tính tốt đẹp trong cuộc sống mà mỗi con người cần có. Chúng ta sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, khi được người khác khoan dung, tha thứ, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, thấy rằng việc nhận lỗi và sửa lỗi là điều vô cùng đúng đắn, tương tự như vậy, khi chúng ta khoan dung với người khác tức là ta đang cho họ một cơ hội để sửa đổi, để tốt hơn. Thử tưởng tượng mà xem, nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh, lạnh nhạt với nhau, cuộc sống sẽ trở thành vô cảm. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Con người với con người hãy đối xử với nhau bằng sự dịu nhàng và yêu thương nhất có thể. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, sẵn sàng quay lưng với người khác khi họ mắc lỗi mà không cho họ cơ hội để sửa đổi; chúng ta không nên sống ích kỉ như thế. Mỗi người chỉ được sống một lần, cuộc đời đôi lúc phải phạm sai lầm thì mới rút ra bài học và hoàn thiện được bản thân, vì vậy, hãy bao dung để thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn.
Ai ᴄũng ᴄó thể phạm phải ѕai lầm trong ᴄuộᴄ ѕống ᴄủa mình do ᴠô tình hoặᴄ ᴄố ý. Mỗi ѕai lầm ᴄó thể gâу ra tổn thất nghiêm trọng ᴠề ᴠật ᴄhất ᴠà tinh thần. Lúᴄ đó, rất ᴄần đượᴄ người kháᴄ khoan dung ᴠà tha thứ. Khoan dung ᴄó nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua ᴄho lỗi lầm hoặᴄ ѕai phạm ᴄủa người kháᴄ đối ᴠới mình. Người ᴄó lòng khoan dung luôn tôn trọng ᴠà thông ᴄảm ᴠới người kháᴄ, biết tha thứ ᴄho người kháᴄ khi họ hối hận ᴠà ѕữa ᴄhữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng ѕẽ đượᴄ mọi người уêu mến, tin ᴄậу ᴠà ᴄó nhiều bạn tốt. Người không ᴄó lòng khoan dung thường haу tráᴄh móᴄ, ᴄhì ᴄhiết hoặᴄ thù hận người kháᴄ khi họ gâу ra lỗi lầm. Khoan dung là một đứᴄ tính quý báu ᴄủa ᴄon người. Cuộᴄ ѕống rất ᴄần biết tha thứ ᴠà nhường nhịn người kháᴄ. Nhờ biết tha thứ ᴠà độ lượng, độ lượng, ᴄuộᴄ ѕống ᴠà quan hệ giữa mọi người ᴠới nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ ᴄhịu. Để ᴄó lòng khoan dung, mỗi ᴄhúng ta ᴄầm phải biết tôn trọng, уêu thương người kháᴄ; biết thông ᴄảm, ѕẻ ᴄhia, giúp đỡ khi người kháᴄ phạm phải lỗi lầm hoặᴄ gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn thế nữa, ᴄần động ᴠiên, khuуến khíᴄh ᴠà hỗ trợ họ khắᴄ phụᴄ hậu quả, ѕửa ᴄhữa ѕai lầm ᴠà làm những điều tốt đẹp ᴄho ᴄuộᴄ ѕống. Xử phạt ѕẽ ᴄó đượᴄ ᴄông bằng nhưng ᴄhính lòng bao dung mới là động lựᴄ để mỗi ᴄhúng ta biết quý trọng ᴄuộᴄ ѕống, không phạm phải ѕai lầm đáng tiếᴄ, gắn kết ᴄon người ᴠới nhau trong một ᴄuộᴄ ѕống thân ái, ᴄông bằng ᴠà hạnh phúᴄ.
Trong các mối quan hệ xã hội, lòng bao dung là một đức tính không thể thiếu. Đó chính là lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa con người và con người. Lòng bao dung thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói, hành động trong cuộc sống. Đó là khi chúng ta quan tâm đến người khác với mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. Đó là khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giúp đỡ mọi người, nhất là những người bất hạnh và gặp hoạn nạn. Lòng bao dung vốn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta và là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người Việt Nam. Mỗi khi có thiên tai xảy ra, người dân cả nước đểu tích cực quyên góp để cứu trợ các đồng bào gặp nạn. Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mang lại Lợi ích cho cộng đồng.
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.
Khoan dung là một phẩm chất tốt đẹp để tạo dựng mối quan hệ thân thiện, tình cảm giữa con người với con người. Một người có tấm lòng khoan dung sẽ không bao giờ chấp nhặt những chuyện cỏn con mà người khác đã gây ra cho mình. Vì vậy, cuộc sống của họ trở nên thoải mái và họ sống chan hòa với mọi người xung quanh mà không hề để tâm những mâu thuẫn, xung đột xảy ra. Nhờ thế mà họ sẽ được nhiều người yêu quý, cảm mến. Hơn thế nữa, lòng khoan dung của một người còn có thể tiếp thêm nghị lực sống cho nhiều người khác. Giả sử trong lớp có một bạn bị phát hiện đã trộm cắp của người khác một món đồ có giá trị và bị trừ hạnh kiểm, nêu tên trước toàn trường. Nếu không có sự quan tâm của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, thì bạn học sinh đó thật khó có thể quay trở lại trường để tiếp tục đi học trong sự soi mói, dè bỉu của những người xung quanh.
Trong cuộc sống, lòng khoan dung chính là nền tảng của sự hạnh phúc trên khắp thế gian. Lòng khoan dung, vị tha, trắc ẩn là khi mỗi con người tha thứ cho lỗi lầm của người khác cũng như biết thương cảm, mở rộng tấm lòng với những người có hoàn cảnh đáng thương. Lòng bao dung trắc ẩn xuất phát từ chính trái tim của mỗi người và nó cũng đi từ lòng tốt của mỗi người muốn dành cho người khác. Lòng khoan dung được thể hiện khi mỗi người mang đến và trao cho những người xung quanh mình những niềm vui, những niềm hạnh phúc với mong muốn làm cho người khác hạnh phúc hơn. Lúc ấy, chính là lúc mà tình yêu thương và sự tử tế được lan tỏa, góp phần là nền tảng cho hạnh phúc trong cuộc sống. Hơn nữa, lòng khoan dung còn là khi chúng ta chấp nhận tha thứ bỏ qua cho lỗi lầm người khác mắc phải với mong muốn họ có thể sửa sai cho mình. Những người nhận được sự tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa những lỗi lầm của mình. Chính vì vậy, lòng bao dung chính là nền tảng của lòng tốt, mang đến hạnh phúc và cơ hội cho người khác. Tuy nhiên, lòng khoan dung cần được đặt đúng lúc, đúng chỗ, đúng người; không thể khoan dung và tha thứ một cách mù quáng để rồi nhận lại những tổn thương. Tóm lại, lòng bao dung là một đức tính tốt mà ai cũng nên có để có thể làm cho cuộc sống được tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.
Ai cũng có thể phạm phải sai lầm trong cuộc sống của mình do vô tình hoặc cố ý. Mỗi sai lầm có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng về vật chất và tinh thần. Lúc đó, rất cần được người khác khoan dung và tha thứ. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Người không có lòng khoan dung thường hay trách móc, chì chiết hoặc thù hận người khác khi họ gây ra lỗi lầm. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Để có lòng khoan dung, mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương người khác; biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ khi người khác phạm phải lỗi lầm hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn thế nữa, cần động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả, sửa chữa sai lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Xử phạt sẽ có được công bằng nhưng chính lòng bao dung mới là động lực để mỗi chúng ta biết quý trọng cuộc sống, không phạm phải sai lầm đáng tiếc, gắn kết con người với nhau trong một cuộc sống thân ái, công bằng và hạnh phúc.
Không ai trên cuộc đời này là hoàn hảo, ai cũng từng mắc phải những sai lầm và cần được khoan dung. Vậy khoan dung là gì? Đó là sự cảm thông, thấu hiểu, tha thứ cho những sai phạm mà người khác gây ra. Lòng khoan dung không thể thiếu trong cuộc sống con người. Bởi khoan dung giúp người mắc sai lầm có cơ hội sửa chữa, làm lại từ đầu, biết cố gắng để hướng bản thân tới lối sống tích cực. Khi biết tha thứ và bao dung, bản thân mỗi người sẽ thấy nhẹ nhõm, thanh thản, thoải mái hơn. Khoan dung là một phép màu kỳ diệu cảm hóa xấu xa, làm hòa những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong cuộc sống, từ đó, giúp tình cảm giữa con người gắn bó, thân thiết hơn. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý (Phan Thị Kim Phúc hay em bé Napalm, năm 9 tuổi bà bị bỏng nặng do bị trúng bom Napalm mà quân Việt Nam thả nhầm, cả gia đình bà đều chết. Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại hình ảnh bà khỏa thân vì quần áo bị cháy, khắp cơ thể đầy vết bỏng chạy ra khỏi ngôi làng. Sau này bà đã phải trải qua 17 cuộc phẫu thuật và bao nhiêu đau đớn song bà vẫn tha thứ cho những người đã gây ra tổn thương to lớn cho bà). Phê phán thái độ sống vô cảm, thờ ơ, nhỏ nhen.. Lòng khoan dung là vô cùng cần thiết nhưng phải biết khoan dung đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Mỗi người hãy mở lòng mình ra, hãy học cách tha thứ, khoan dung cho mọi người bởi thế giới của những người bao dung độ lượng sẽ tốt đẹp biết bao.
Mahatma Gandhi từng nói: “ Sự khoan dung là món quà lớn nhất của tâm hồn”. Quả không sai. Từ đó ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của lòng khoan dung. Vậy “ lòng khoan dung” là gì. “Lòng khoan dung” là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm, thiếu sót của người khác, là biết chấp nhận những yêu đuối, sai phạm của người khác giúp họ đứng lên sau những vấp ngã. Khoan dung được thể hiện trong cách ta lắng nghe để thấu hiểu người khác, trong cách ta tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác. Khoan dung còn thể hiện qua việc ta học cách để tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Trong cuộc sống, không ai muốn trở thành người xấu, trở thành người bị ghét bỏ bởi ai cũng mong muốn nhận được lòng khoan dung khi mình mắc sai lầm. Khi ta biết khoan dung ta sẽ nhận được sự yêu mến, trân trọng, tôn kính , tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người xung quanh. Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng xót xa , ngậm ngùi: “ Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì tổ quốc mà hi sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cùng đều là máu, người Pháp hay người Việt cùng đều là người.” Vậy mới thấy vị lãnh tụ vĩ đại ấy tại sao là được người người yêu mến, kính trọng đến như vậy. Hay chỉ đơn giản như việc tha thứ cho người bạn lừa dối mình một việc nhỏ, cố gắng để thấu hiểu những điều bố mẹ khuyên bảo…đó cũng là biểu hiện của sự khoan dung.
Advertisement
Lòng khoan dung, là chìa khóa mở chiếc còng tay hận thù và oán trách vô nghĩa, là sức mạnh phá vỡ gông cùm của sự ích kỉ. Đối với người mắc lỗi, khi nhận được sự thứ tha, họ đã được đón nhận bằng một con đường, xóa nhòa đi mặc cảm tội lỗi, cảm hóa được lỗi lầm. Chỉ một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười khuyến khích cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng, không bị xã hội quay lưng và ghê tởm… Đối với người biết khoan dung, tâm hồn trở nên nhẹ nhõm, thanh thản và cao thượng hơn. Khi bạn đã tha thứ cho người khác, ấy là bạn đã biết đặt mình vào vị trí của người ấy mà suy nghĩ, biết cởi mở tìm một niềm vui thay vì ôm mối hận thù vô nghĩa trong lòng. Fred Luskin đã từng nói rằng: “Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, bạn sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tâm hồn”. Khi bỏ muối đầy một cốc nước, muối tan ra và nước trở nên mặn chát. Nhưng cũng chỉ ngần ấy muối nếu bỏ xuống hồ, muối cũng tan ra và nước hồ vẫn trong xanh dịu mát. Mở lòng khoan dung, xóa đi hận thù, con người sẽ hàn gắn được những mối quan hệ tốt đẹp , nhưng điều quan trọng là tấm lòng của mỗi chúng ta là cốc nước nhỏ bé kia hay là hồ lớn rộng lượng hải hà?
Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vậy vị tha nghĩa là gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuất phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Trong công việc, một con người có được đức tính này luôn đặt lợi ích tập thể lên trên tư lợi cá nhân, không lười biếng, ỷ lại hay tránh né, đùn đẩy trách nhiệm. Trong quan hệ với mọi người, họ luôn vui vẻ, hòa nhã, biết đồng cảm sẻ chia và sẵn lòng thứ tha cho lỗi lầm của kẻ khác. Bởi vậy, lòng vị tha giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự tôn trọng từ những người xung quanh. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, góp phần kiến tạo một xã hội lành mạnh và bác ái, nơi độc ác mưu toan không còn chỗ đứng. Và còn một điều ta luôn phải nhớ, sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật xấu hay mượn hành động thiện nguyện để đánh bóng tên tuổi. Bởi chỉ những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn mới có thể chạm tới trái tim người khác. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.
Người sống với người nếu không có tình cảm thì xã hội sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm. Tuy nhiên, sống có tình cảm với nhau là chưa đủ mà chúng ta cần có lòng khoan dung với nhau để giữ vững được tình cảm đó. Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế Cuộc sống ngoài kia không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. chúng ta nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có lối sống cố chấp, thù dai. Lại có những người nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không suy nghĩ cho người khác. Những người này đáng bị phê bình và cần phải sửa đổi cách sống của bản thân. Chúng ta chỉ có một lần được sống, hãy giữ cho bản thân sự lương thiện, khoan dung với mọi người để cho thân tâm được an yên, thanh thản, cuộc đời tươi đẹp, đáng sống hơn.
Văn Mẫu Lớp 12: Đoạn Văn Nghị Luận Về Thực Trạng Hát Quốc Ca Của Các Bạn Học Sinh Viết Đoạn Văn Về Một Hiện Tượng Xã Hội
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn ngắn về thực trạng hát Quốc ca của học sinh hiện nay tuyển chọn 2 đoạn văn mẫu siêu hay được đánh giá cao. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu ôn tập, trau dồi vốn từ luyện kỹ năng viết văn nghị luận ngày một tốt hơn.
Quốc ca là bài hát thiêng liêng của đất nước. Nghi thức chào cờ và hát Quốc ca là hoạt động diễn ra thường xuyên vào sáng thứ 2 đầu tuần ở tất cả các cơ quan, trường học, công sở,… Hiện nay nghi thức hát Quốc ca được cử hành trong tất cả các giờ chào cờ đầu tuần, đại hội lớp, chi đoàn một cách trang trọng, nghiêm túc. Hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của mỗi công dân và với mỗi học sinh. Mỗi lần hát quốc ca chính là một lần mình tự giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, trong nhà trường, một số học sinh không thuộc quốc ca, rất nhiều học sinh không chịu hát quốc ca. Đây là hiện tượng đáng bị lên án. Nhìn rộng ra, ở nhiều nơi, trong lễ chào cờ, thay vì hát người ta mở nhạc hay băng ghi âm lời bài Quốc ca. Cách thức này không sai nhưng không bồi đắp niềm tự hào và tình yêu đất nước cho những người tham dự nghi thức hát Quốc là thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bởi thế, khi tham gia hoạt động chào cờ và hát Quốc ca, mỗi học sinh cần nghiêm túc, hát bằng cả tâm thế của mình để bài lời Quốc ca thêm trang trọng, hoạt động chào cờ thêm tôn nghiêm.
Hát Quốc ca là hành động vô cùng thiêng liêng được thực hiện vào mỗi buổi sáng thứ 2 đầu tuần. Hát quốc ca là để tỏ lòng biết ơn những người đã ngã xuống vì tổ quốc nên khi hát, ta cần thể hiện thái độ trang trọng và nghiêm túc. Thời nay, nhiều học sinh không thuộc quốc ca, thuộc nhưng không hát hay thậm chí là còn chế lời bài hát thành những từ không hay. Có những học sinh thì chỉ hát qua loa cho có lệ chứ không có ý thức tôn trọng. Chính những điều ấy khiến cho giá trị của bài hát bị hạ thấp. Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.
Advertisement
Văn Mẫu Lớp 12: Nghị Luận Xã Hội Về Sự Thành Công Trong Cuộc Sống 2 Dàn Ý &Amp; 20 Bài Văn Mẫu Lớp 12
Thành công là gì?
Dàn ý nghị luận về sự thành công trong cuộc sống
Suy nghĩ về thành công trong cuộc sống
Nghị luận về thành công
Nghị luận về sự thành công
Thành công chính là thành tựu, kết quả tốt đẹp mà ai cũng mong muốn đạt được. Khi thành công, con người ta sẽ cảm thấy tự hào, hạnh phúc với chính bản thân mình. Muốn thành công đến, thì bạn ít nhất cũng phải trang bị cho chính mình hai yếu tố: Cố gắng hết sức và luôn hoàn thiện bản thân..
Ví dụ: Kết thúc năm học 2023-2023, tôi đặt mục tiêu là sang năm học 2023-2023 tôi sẽ đạt danh hiệu sinh viên giỏi.
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Sự thành công trong cuộc sống.
II. Thân bài
1. Giải thích
Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn.
2. Biểu hiện của sự thành công
Đối với một học sinh là thi đậu vào đại học.
Đối với một doanh nhân là kí được một hợp đồng béo bổ.
Đối với một người bình thường: Mua được một ngôi nhà như mơ ước cũng được coi là sự thành công.
3. Phân tích vấn đề đúng, sai
Khi nói đến sự thành công người ta hay nói đến danh vọng, vật chất, công ăn việc làm, vị trí xã hội.
Thành công với người này nhưng cũng có thể là thất bại với một người có quan niệm khác.
Nêu dẫn chứng minh họa: Sở hữu những thứ tiện nghi, sang trọng, đắt tiền hay vị trí xã hội mà nhiều người mơ tưởng thì gọi là thành công. Nhưng gia đình đổ vỡ, bạn bè xa lánh thì lại là thất bại và ngược lại. Bỏ mọi mối quan hệ, ăn thua đối với người khác cũng được gọi là thành công nhưng thất bại với chính mình.
Trong cuộc sống hiện đại thương trường trở thành chiến trường. Để thành công, con người trở thành cỗ máy vô tri, vô giác, luôn nghi kỵ, cạnh tranh, ganh ghét, chui vào vỏ bọc của sự cô đơn, lạnh lùng. Đó là sự thành công mang theo tính chất của sự huỷ diệt.
Một số người gặp thất bại, nhưng đối với họ, thất bại là mẹ thành công thành công vì chiến thắng với bản thân mình, tự tin, bước tiếp.
4. Phê phán các biểu hiện ngược
Một số bạn trẻ không dám bước vào đời, sợ va chạm với khó khăn và sợ thất bại, sợ thua kém người khác.
Những kẻ lười biếng.
Phê phán những kẻ tự đánh bóng tên tuổi của mình hoặc gây ra các vụ tai tiếng động trời mà vẫn ung dung, tự đắc cho là thành công.
Phê phán những kẻ luôn cố gắng kiếm thật nhiều tiền, cố gắng chứng tỏ tài năng mà đánh mất giá trị của cuộc sống.
5. Nhận thức hành động đúng cần có
Không có sự thành công nào mà không nếm trắc trở, đắng cay, và cũng không có sự thành công vĩnh cửu nếu ta không cố gắng liên tục.
Không nên lầm lẫn giữa phương tiện sống và mục đích sống.
Phải sống tốt, thành công trong tình yêu thương, đầm ấm, sự thanh thản và tình yêu trong tâm hồn.
III. Kết bài
Khẳng định là vấn đề: Để thành công phải luôn nỗ lực nhưng không đánh mất giá trị chân thật của cuộc sống.
Cuộc đời không có những thành công lớn hay nhỏ, chỉ có những cảm xúc chân thật nhất thời hay vĩnh cửu mà thôi.
Thật khó để nói chính xác khái niệm của thành công và càng khó hơn khi cố tìm hiểu như thế nào là thành công trong cuộc sống. Chúng ta đã nghe rất nhiều về từ “thành công”. Theo điểm nhìn khách quan thì “thành công” là lời tuyên bố vang dội về thành tích của con người – một đỉnh cao chiến thắng trong chuỗi hoạt động mang thành công cá nhân. Rõ ràng, một người được coi là thành công khi họ đạt được hoặc giành lấy được một giá trị nào đó trong cuộc sống. Nếu bạn muốn trở thành một trong số những người đạt được thành công thì trước tiên bạn phải hiểu được định nghĩa chính xác về “thành công” và những yếu tố giúp con người thành công.
Nói một cách đơn giản nhất, thành công có nghĩa là đạt được mục đích đã đề ra trong công việc hoặc trong cuộc sống bằng một chuỗi các hoạt động tương tác vào công việc và con người. Thành công là gặt hái được kết quả, mục đích như dự định; là thực hiện được mục tiêu, lí tưởng của mình, biến kế hoạch, dự định thành kết quả cụ thể có giá trị về vật chất hoặc tinh thần.
Người thành công là người đạt được thành tựu lớn lao trong công việc và cuộc sống của mình, đem lại động lực phát triển xã hội. Người-có-giá-trị, trong một ý nghĩa nào đó ta đã có thể gọi là người-thành-công; còn người được xem là thành công về địa vị hay tiền bạc, trong một xã hội có lương tri trung bình thì chưa chắc đã là một người có giá trị. Điều đó còn tùy thuộc vào cách họ đi đến thành công có lương thiện không, có phù hợp với lợi ích của cộng đồng hay không…
Ai cũng có nhu cầu làm việc thành công để khẳng định mình trong cuộc sống này. Dường như thành công là sự kiếm tìm mà hàng triệu người trên thế giới đều nỗ lực không ngừng để tìm kiếm! Đó không chỉ bởi để chứng minh năng lực của bản thân mà còn thỏa mãn khao khát chiến thắng vốn tự có trong mỗi con người. Lẽ tất nhiên là khi ta thành công, ta sẽ tự hào về những thành quả mình đã đạt được và đem lại một giá trị cho cuộc đời. Nhưng nếu ta thất bại, mọi vấn đề trở nên khó khăn hơn và khó đạt được niềm vui trong cuộc sống.
Tuy nhiên, có nhiều người chạm đến đỉnh cao của thành công, tỏa sáng trong ánh hào quang rực rỡ nhưng cuộc sống của họ lại là những ngày dài của sự buồn thảm, cô đơn và không có tình yêu thương! Đơn giản vì họ không mang đến cho người bên cạnh những giá trị mà cuộc sống đề cao: hạnh phúc, tình yêu thương, sự nhẫn nại, khiêm nhường và lễ độ.
Bởi vậy, giữa người thành công và người có giá trị là hai kiểu người có nhiều điểm khác biệt. Người thành công là người hoàn thành mục tiêu đề ra, đạt được những thành tích khiến người khác phải nể phục. Mục tiêu càng lớn thì thành công càng lớn. Trên con đường để đạt mục tiêu, cách làm của người thành công có thể giống hoặc không giống với cách của người có giá trị.
Cuộc sống không chỉ biết tìm kiếm vinh quang và hạnh phúc cho bản thân mà còn phải mang lại nhiều giá trị hữu ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Bill Gate không những đã tìm kiếm được mục tiêu và thành công trong cuộc đời mình mà còn để lại cho xã hội biết bao lợi ích về tri thức và tài sản. Albert Einstein trọn đời cống hiến cho học cũng chỉ vì sự tiến bộ của nhân loại. Những cống hiến của ông mãi mãi là một kì quan còn bản thân ông ngoài vinh quang không có một tài sản nào khác lớn lao.
Einstein nói như trên là vì ông muốn dẫn dắt nền văn minh nhân loại đi đúng hướng. Có lẽ ông cũng đã quá rõ tâm lý chung của con người là muốn hưởng thụ hơn hy sinh, ham thành công hơn giá trị và chạy theo cái bề ngoài hào nhoáng của cuộc sống hơn là biết thưởng thức một cách sâu sắc đời sống tinh thần.
Thành công luôn là khát vọng để con người tho đuổi.Người thành công luôn được yêu mến, kính trọng và tôn vinh không phải vì cái hào nhoáng bên ngoài mà vì đức hy sinh, lòng can đảm hay tính chuyên nghiệp trong công việc mà họ thể hiện hàng ngày.
Hãy biết sống có giá trị trước khi muốn trở thành một người thành công. Nếu những việc bạn làm chỉ mang lại lợi ích cho bản thân trong một mối tương tác hạn hẹp, không mang lại lợi ích gì cho cuộc sống này thì đó chưa phải là sống thành công. Đó chỉ là hư danh, là cá nhân ích kỉ mà thôi.
Để trở thành người thành công trước hết phải là người có nhiều lương tri, nghĩa là biết lẽ phải. Mọi hành động phải vì con người, cho con người, vì công bằng xã hội và sự tiến bộ của nhân loại. Người có lương tri tạo ra xã hội có nhiều lương tri. Xã hội có nhiều lương trí thì mọi sự rạch ròi, đúng sai phân biệt, thang bậc đạo đức được bảo đảm. Nhiệm vụ này do nền giáo dục đảm trách. Chỉ có giáo dục đúng hướng mới đưa cả xã hội, cả đất nước tiến lên phía trước một cách vững chắc. Bởi thế, hãy lo lắng bồi dưỡng nhân cách và nghị lực của bản thân trước khi tìm kiếm một thành công nào đó mà bạn mong muốn.
Không phải ai cứ cố gắng làm việc là sẽ thành công. Thành công có được là nhờ ta nhận thức và nắm bắt rõ ràng các yếu tố giúp ta thành công và vận dụng nó một cách khoa học và hiệu quả.
Yếu tố quan trọng khởi đầu đi đến thành công trong công việc đó là thời cơ. Thời cơ chính là hoàn cảnh thuận lợi (hoàn cảnh xã hội, gia đình và bè bạn giúp đỡ) đến với ta đúng lúc, kịp thời. Chớp lấy thời cơ để thành công là việc thường thấy của những người thành đạt.
Một minh chứng rõ ràng và hết sức thuyết phục từ trong lịch sử kháng chiến của dân tộc. Đầu năm 1945, khi phát xít đầu hàng quân Đồng Minh, quân Pháp và Nhật ở Việt Nam lúng túng, chớp lấy thời cơ thuận lợi, lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động phong trào nổi dậy giành chính quyền trên toàn quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền đã về tay nhân dân.
Muốn thành công trong cuộc sống chỉ nhờ vào thời cơ và may mắn là chưa đủ. Cần phải có cơ sở vật chất ban đầu đủ vững mạnh để thực hiện các kế hoạch bằng các hành động cụ thể. Có thể thấy, chúng ta không thể thành công bằng đôi bàn tay trắng. Vật chất giúp ta có sức mạnh điều hành và thúc đẩy công việc tiến lên phía trước, đi đến thành công.
Có biết bao người đã gần đạt đến thành công nhưng cuối cùng phải chấp nhận thất bại chỉ vì yếu kém về vật chất, kinh tế. Chúng ta có thể nghĩ đến câu chuyện cuộc đời của Harland Sander, ông chủ món gà rán lừng danh Kentucky như một minh chứng đầy thuyết phục. Harland Sander có thể coi là người làm món gà rán ngon nhất nước Mỹ. Nhưng phải đến năm 65 tuổi, ông mới nhận ra điều đó.
Một lí do để giải thích cho việc chậm trễ này là Harland Sander chưa bao giờ có nhiều tiền để nghĩ đến việc kinh doanh riêng. và khi có cơ hội nhìn nhận những thất bại trong cuộc đời mình ông mới sự tỉnh nhận ra cơ hội cuối cùng và chính nó đã làm thay đổi cuộc đời ông.
Để thành công trong công việc và đời sống cũng cần có một trí tuệ vững mạnh, đủ sức nhìn ra cơ hội, thách thức và dũng cảm vượt qua để chiến thắng. Trí tuệ có thể là sự hiểu biết sâu rộng, có tầm nhìn chiến lược; có khả năng phán đoán, suy luận về hiện thực và điều kiện chủ quan, khách quan để có kế hoạch phù hợp với khả năng; có kĩ năng làm việc, làm việc có phương pháp, biết hoạch định và triển khai kế hoạch, có khả năng tổ chức công việc, biết đúc rút kinh nghiệm để làm tốt và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Muốn sống thành công ta phải luôn hết lòng say mê với công việc và không bao giờ lãng quên mục tiêu phấn đấu của mình. Người thành công luôn là người tự tin, có bản lĩnh, quyết đoán, có ý chỉ quyết tâm cao để vượt qua mọi trở ngại, khó khăn; dám mạo hiểm, dám thừa nhận sai lầm để nhanh chóng tìm ra cách khắc phục, luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai.
Để thuyết phục người khác và tin tưởng hợp tác, bản than phải có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, thẳng thắn, trung thực, kiên trì, nhẫn nại, có tinh thần trách nhiệm cao mới tạo được niềm tin. Biết chia sẻ vinh quang với người khác, không bao giờ nhận hết thành tích về mình; có thái độ tích cực với cuộc sống, có kĩ năng giao tiếp tốt để nắm bắt cơ hội, để hợp tác chia sẻ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Biết dung người và tập hợp được chung quanh mình những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm.
Thế nhưng, không phải ai cũng đạt được thành công. Nếu ta đang thất bại, hãy xem đó chỉ là một bước đệm nghỉ để ta tiến xa hơn, cao hơn trong công việc. Khi ta đang thất bại, đừng bao giờ đổ thừa cho số phận bởi không có thất bại nào là mãi mãi, chỉ có những người không muốn vươn lên thành công mà thôi.
Bí quyết thành công là hãy biết làm chủ bản thân, làm chủ năng lực, không ngừng học hỏi và sáng tạo, hăng say làm việc, quyết tâm cao độ đạt lấy thành công.
Dù thế nào, muốn sống thành công ta phải luôn biết kết hợp các yếu tố, nhân tố cần thiết trong công việc và hành động. Tuy nhiên, như thế nào là sống thành công tùy thuộc vào nhận thức, khát vọng và mục đích hướng tới của mỗi con người.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lần thất bại, vấp ngã. Nhưng lựa chọn bỏ cuộc hay đứng lên đi tiếp lại là ý chí của mỗi người. Nếu không có thất bại sẽ không có thành công, bởi lẽ: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.
Thành công là khi chúng ta đạt được mục tiêu, mơ ước, có được những thứ bản thân mình đề ra, phát triển con người như mình mong đợi. Đó là cảm giác hạnh phúc, hãnh diện, tự hào về những thứ mình gây dựng được từ mồ hôi công sức của mình. Trên con đường của mình sẽ có lúc chúng ta gặp thất bại, nhưng hãy biết đứng lên để vượt qua thất bại đó, hướng đến mục tiêu và ta sẽ có được thành công.
Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất trên đời, không có ai là hoàn hảo cũng như không gặp thất bại, nhưng nếu ta biết vươn lên phía trước để hoàn thiện bản thân, ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng.
Con vật khi sinh ra tạo hóa đã ban tặng cho nó những điều hiển nhiên như tự đứng dậy, tự biết ăn… còn con người thì sẽ phải nỗ lực rất nhiều trải qua rất nhiều những giai đoạn phát triển khác nhau và để có được thành công hay không thì phải dựa vào sự nỗ lực và ý chí của bản thân rất nhiều. “Thành công chỉ đến khi chúng ta nỗ lực hết sức” đối với con người nếu như không có sự nỗ lực thì sẽ không bao giờ có thể thành công được. Chúng ta không thể dựa vào bất kì một ai khác để cho mình cuộc sống tốt đẹp, thành công chỉ đến khi chúng ta tự nỗ lực hết sức mình. Thành công ở đây không chỉ nói về một lĩnh vực mà nó bao hàm rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, công việc, tình cảm, các mối quan hệ…
Không chỉ nỗ lực hết mình thành công mới đến mà bên cạnh đó chúng ta còn phải nỗ lực hoàn thiện bản thân mình, vì sao vậy? Hoàn thiện bản thân là hoàn thiện tất cả các chỉ khi chúng ta hoàn thiện bản thân thì mới có thể thành một con người có ích cho xã hội và khi ấy chúng ta mới được tính là thành công.
Nói như vậy có nghĩa là sẽ không ai mang đến cho bạn sự thành công ngoài sự nỗ lực của chính bản thân bạn.
Hiện nay, có một số bộ phận các bạn trẻ chỉ biết dựa dẫm vào người thân mà không biết tự đứng trên đôi chân của mình. Bên cạnh đó các bạn cũng cần có tìm hiểu những hoạt động xã hội thay cho chỉ vùi đầu vào sách vở. Để có được thành công các bạn cũng cần cố gắng tiếp cận với những cái mới bên ngoài xã hội, tiếp thu những thành tựu của khoa học kỹ thuật để luôn trở thành người có kiến thức sâu rộng, hoàn thiện bản thân hơn.
Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, trách nhiệm này trong suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, là thanh niên, chúng ta cần phải cố gắng tiến về phía trước và nỗ lực để có được thành công.
Vậy thế nào là thành công? Thành công là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Ý kiến khuyên nhủ con người nỗ lực, cố gắng, luôn hướng đến mục tiêu của mình và hoàn thiện bản thân theo hướng tốt nhất, tích cực nhất.
Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình. Lại có những người khi vấp ngã đã vội nản chí bỏ cuộc,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.
Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Cuộc sống của con người luôn là bức tranh muôn màu sắc chứa đựng mật ngọt thành công xen lẫn cay đắng thất bại. Thành công, hạnh phúc là những điều tốt đẹp, ngọt ngào mà ai ai cũng khao khát hướng tới. Vậy bản chất của thành công là gì?
Thành công là một nội dung bao hàm rất nhiều khái niệm khác nhau và tùy thuộc vào quan điểm riêng của mỗi một con người. Có người cho rằng thành công là khi chạm tay đến vạch đích của những mục tiêu mà mình đã đề ra, có người quan niệm thành công là việc đạt đến những ánh hào quang của danh vọng, địa vị, và cũng có không ít người cho rằng tiêu chí để đánh giá thành công là kiếm được thật nhiều tiền…
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về thành công nhưng bản chất của thành công luôn mang ý nghĩa tích cực. Bởi để đạt đến thành công, con người cần trải qua quá trình nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách trên những đoạn đường đầy rẫy những chông gai và thử thách. Trong hành trình đó, con người cần vươn khỏi những cám dỗ và kiên trì, bền bỉ với những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Thực tế đã chứng minh rằng, trong cuộc sống, luôn ngời sáng những tấm gương về bản lĩnh vươn tới thành công. Đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù sinh ra với hình hài không toàn vẹn, bị liệt hai tay nhưng thầy đã tập viết bằng hai chân một cách miệt mài, bền bỉ và cuối cùng, người thầy giáo giàu nghị lực đó đã chiến thắng sự nghiệt ngã của số phận, vượt lên chính mình. Như vậy, thành công sẽ mỉm cười nơi bến bờ hạnh phúc nếu con người biết nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ.
Bản chất của thành công còn là việc con người không ngần ngại và mạnh mẽ vượt qua những cay đắng thất bại. Như chúng ta đã biết, không có con đường nào trải sẵn hoa hồng mà cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Để đạt tới thành công, con người cần mạnh mẽ đối diện với chông gai, gian nan và mạnh mẽ bước qua những thất bại, bởi: “Thất bại là mẹ thông công”. Sau những lần vấp ngã, chúng ta mới có thể rút ra những bài học quý giá và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời vạch ra những định hướng, phương pháp mới để đạt tới mục tiêu mà mình đã đặt ra. Ngược lại, nếu e sợ, lo lắng và suy sụp, yếu đuối và không biết đứng lên sau những thất bại, con người sẽ không bao giờ vượt qua những ám ảnh để can đảm bước tiếp.
Bản chất của thành công còn là việc con người cố gắng, nỗ lực bằng chính sức lực của bản thân. Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, có rất nhiều cá nhân bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Thời gian gần đây, dư luận vẫn còn xôn xao trước hàng loạt trường hợp được nâng điểm tại kỳ thi THPT Quốc gia, kết quả là những người đứng trên bục vinh quang cùng danh hiệu thủ khoa, á khoa với điểm số ảo và không đánh giá đúng năng lực. Ánh hào quang rực rỡ được mua bằng tiền đó nhanh chóng lụi tàn và là minh chứng tiêu biểu cho việc bản chất của thành công đến từ những nỗ lực chân chính.
Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào thì bản chất của thành công cũng mang ý nghĩa tích cực. Để đạt được điều này, trước hết, con người cần xác lập những mục tiêu đúng đắn và định hướng những phương hướng, hướng đi phù hợp. Đồng thời, cần kiên trì, bền bỉ theo đuổi và không run sợ trước những khó khăn, thử thách để đạt được thành công bằng chính nỗ lực của bản thân.
Đã bao giờ bạn tự định nghĩa “sự thành công” theo cách hiểu của riêng bạn? Phải chăng “thành công” là mình đạt được những gì mình muốn, tức là bạn có nhiều tiền, có địa vị trong xã hội và mọi người phải cảm thấy ngưỡng mộ bạn?
Theo quan điểm của riêng tôi, “thành công” sẽ được định nghĩa dưới con mắt của những người khác nhau từ đó sẽ đưa ra những khái niệm khác nhau nhưng nó không khó định nghĩa đến như vậy. Thành công chỉ đơn giản là “Ngày mai, bạn làm tốt hơn ngày hôm nay” như vậy tức là bạn đã thành công.
Ví dụ như, vào mùa đông, bạn hay có thói quen ngủ nướng vì ngoài trời thì lạnh mà chiếc chăn bông thì ấm vô cùng, bạn có thể yên tâm ngủ đến 9, 10 giờ sáng bởi lẽ buổi chiều bạn mới phải đi học. Thế nhưng ngày mai, bạn chỉ cần hẹn đồng hồ và thức dậy lúc 8 giờ, tất nhiên là phải phấn đấu vượt qua chính mình, dù chỉ là sớm hơn hôm trước 1 giờ thôi nhưng như vậy có nghĩa rằng bạn đã thành công. Là con gái, bạn hay có thói quen ăn quà vặt ở mọi lúc, mọi nơi rồi vứt rác bừa bãi. Điều đó thật không lịch sự chút nào, nhưng ngày mai bạn chỉ cần chú ý một chút thôi, ăn quà xong vứt rác vào thùng đúng nơi quy định, điều này có nghĩa là bạn đã làm tốt hơn ngày hôm qua và bạn đã thành công rồi. Thành công của bạn thì như vậy còn những người xung quanh bạn họ đã thành công như thế nào?
Tôi đã từng đọc những bài báo viết về lão ăn mày những người mà trước kia tôi từng nghĩ rằng họ làm những việc thật chẳng ra gì, lúc nào cũng đi ăn xin của người khác về để nuôi mình. Để rồi sau khi đọc xong, tôi lại nhận ra có những người ăn mày họ đã rất thành công trong đó có lão ăn mày mà tôi đang nghĩ tới. Lão đã làm nghề ăn mày suốt hơn hai mươi năm để kiếm tiền nuôi người vợ bị bại liệt. Đọc những chia sẻ của lão tôi đã rớt nước mắt bởi lão luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc lão đang làm vì công việc đó giúp cho vợ lão sống đến ngày hôm nay. Lão vẫn tiếp tục làm bởi lão cảm thấy mình không làm gì sai trái cả. Mình đi ăn xin chứ không phải ăn trộm, ăn cắp. Tôi cảm thấy thực sự rất ngưỡng mộ lão. Nói như vậy để thấy rằng, thành công của bạn là ý nghĩa những hành động của bạn mang lại cho chính bạn và những người xung quanh, hay nói cách khác bạn làm được những điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Con người luôn khát khao thành công nhưng nếu tìm mọi cách và đánh đổi mọi thứ để đạt được thành công thì thật là vô nghĩa. Thành công nhìn xa hơn phải là sự tôn trọng và sự công nhận. Dù bạn có làm điều gì đó to lớn, tạo tiếng tăm trong xã hội nhưng không nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh thì việc đó đâu có nghĩa gì, và đó đâu phải bạn đã thành công. Ví dụ như một ông được thăng chức giám đốc do là cháu của Tổng giám đốc, một giáo viên được thăng chức hiệu trưởng do là con gái của Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh. Điều đó thật đáng khinh bỉ, bởi họ đang nghĩ rằng họ thành công nhưng thực tế thì không phải vậy.
Bạn đừng nghĩ thành công là điều gì đó xa xôi. Bởi bạn cũng chính là thành công vĩ đại của bố mẹ. Mỗi ngày trôi qua, bạn hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình, học tập thật tốt, luôn làm những điều có ích cho gia đình và xã hội. Bạn của ngày mai tốt hơn ngày hôm nay có nghĩa là bạn đã thành công rồi.
Đã bao giờ bao giờ bạn tự hỏi rằng thành công là gì mà biết bao người đã bỏ cả cuộc đời để chạy theo, để theo đuổi nó? Phải chăng đó là kết quả của sự hoàn hảo trong công việc, chính xác đến từng ly hay cách khác đó là sự thành đạt đứng lên có một cuộc sống sung túc giàu sang hơn người khác. Hãy dành ra cho bản thân một chút thời gian suy ngẫm để thấy rằng thành công luôn đến bên bạn bằng những cách bất ngờ nhất.
Thành công là khi bố và con trai cùng nhau vào bếp nấu cho mẹ một bữa ăn thật ngon. Tuy rằng những món ăn đó có thể chưa được hoàn hảo nhưng khi nhìn mâm cơm do người chồng và đứa con tự làm làm cho mình, chắc hẳn người mẹ sẽ cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất. Một món quà ý nghĩa và quý giá đã đổi lại niềm vui in trên khuôn mặt và ánh mặt của mẹ.
Thành công còn là hình ảnh những người bị dị tật bẩm sinh vượt lên được số phận, nuôi ước mơ trở thành những nhà chạy trên chiếc xe lăn. Và ước mơ đã thành hiện thực, họ không phải là người chạy được giỏi nhất nhưng bằng nghị lực của mình họ đã làm những điều mà mình muốn làm. Thành công ấy, liệu có ai tìm được?
Sau mỗi cuộc thi đại học thì có biết bao sĩ tử buồn rầu, có khi còn nghĩ đến cái chết. Thi nguyện vọng một không đậu cứ ngỡ là mình thất bại nhưng không hề thất bại mà chỉ là thành công đang bị trì hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn đang chào đón họ ở những nguyện vọng khác. Quan trọng là sự nỗ lực của họ đã hết mình, họ đã khẳng định được chính bản thân và đó cũng chính là bản chất của sự thành công
Nhiều những năm trước khi một cậu học trò nghèo đã thi đậu đại học và vị trí thủ khoa. Đối với cậu thì đó là cả một thành công lớn nhưng có một thành công khác đó là sự chiến thắng của người cha đi làm phụ hồ gần hai mươi năm trời nuôi con ăn học. Biết bao niềm tin và hy vọng hiện lên trên gương mặt khắc khổ ấy. Đấy cũng là một sự thành công của người cha.
Hay ngày còn nhỏ tôi còn được nghe kể một câu chuyện xúc động về một cậu học sinh nghèo tả về người mẹ. Cậu đã tả người mẹ có mái tóc bạc, đôi bàn tay chai sạn vì sương gió và kết luận người mẹ là bà ngoại. Tuy bài văn được phê là lạc đề phải viết lại nhưng có ai biết được rằng đó là chất chứa những tình cảm của đứa cháu mồ côi mẹ ở với bà ngoại. Đó đã là một thành công!
Với một người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn và con cái học hành nên người thì đó là cả một thành công lớn cả cuộc đời của người làm cha làm mẹ. Cho dù họ phải hy sinh xương máu của bản thân thì cũng không ngại ngần.
Con người chúng ta ai ai cũng luôn luôn khao khát có được những thành công nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì nó sẽ trở nên vô nghĩa. Bạn muốn trở thành tỷ phú, bạn muốn giàu có. Hãy thử gấp đồng tiền một cách cẩn thận và trao cho cụ già ăn xin bên đường, với việc làm đẹp đẽ và nhân hậu ấy thì bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có về cả mặt tâm hồn khi đó thực sự bạn đã thành công.
Thành công luôn đến với chúng ta một cách bình dị và ngọt ngào. Thành công của cha mẹ bạn là sinh ra bạn và nuôi bạn lớn lên. Và trách nhiệm của bạn là làm sao để giữ gìn vẻ đẹp của sự thành công ấy. Đừng bao giờ cho phép bản thân nghĩ rằng cuộc đời là một chuỗi thất bại giống như một giáo sư ở anh từng nói “cuộc sống này không có thất bại, có chăng cũng là do sự nhìn nhận của chúng ta nhìn nhận mọi sự việc mà thôi”
Trong cuộc sống, mỗi người đều muốn đạt được những mục ích nhất định. Có người cho rằng một cuộc sống bình dị hạnh phúc an nhiên là thành công. Những có người lại cho rằng thành công chính là có được sự nghiệp to lớn, thành đạt với một cơ ngơi tài sản khổng lồ. Cũng có người cho rằng thành công chỉ đơn giản là được sống là chính mình. Mỗi người đều có những định nghĩa riêng về thành công và xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng để đo lường thành công của bản thân.
Tuy thành công phụ thuộc vào quan điểm cá nhân nhưng gói gọn lại những khái niệm thành công ấy đều có nét chung nhất định. Thành công chính là khi con người có được, đạt được điều gì đó mà bản thân ước mơ bằng chính mình và được công nhận cùng đó cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn. Thành công xuất hiện trên rất nhiều phương diện, thành công trong công việc, thành công trong học tập, thành công khi xây dựng được hạnh phúc, tình yêu…
Có thể nói, sự thành công được xem như trọng tâm của cuộc sống, đó là lý do để họ có thể sống. Có thành công, đạt được thành công thì con người mới thực sự sống có ý nghĩa. Có được thành công thì họ như có cả thế giới, có thành công họ mới có thể đứng lên và tiếp tục phấn đấu cho cuộc sống, cho con người và cho xã hội.
Advertisement
Và dường như, sự thành công chính là điều mà cả xã hội luôn hướng đến. Bản thân mỗi người phải cho mình một ước mơ, một mục đích sống và phải cố gắng để thực hiện ước mơ thành hiện thực, đó là thành công. Người nghèo cố gắng làm lụm thay đổi được số phận, đó là thành công. Học sinh phấn đấu học tập đạt được danh hiệu mà mình ước mong, đó cũng là thành công. Sự cần cù, chăm chỉ của sinh viên đại học mới vừa tốt nghiệp khiến cho họ có được những thành tích tiêu biểu trong công việc, đó là thành công. Con người khi tìm được hạnh phúc, tình yêu mà mình mong muốn, đó là thành công. Và còn rất nhiều những sự thành công khác nhau được thể hiện trên rất nhiều phương diện khác nhau…
Khi nhắc đến thành công, người ta không thể không nhắc đến thất bại. Bill Gates từng cho rằng: “Ăn mừng thành công cũng tốt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại”. Thật vậy, có thất bại thì mới có thành công, con người không chỉ nhìn nhận trên sự thành công, mà còn phải nhìn nhận song song với thất bại. Đó mới chính là bước đệm để đưa con người đến những vùng trời thành công to lớn và vĩ đại hơn nữa.
Vì vậy sự thành công không thể dễ dàng có được, mà nó phải là cả quá trình từ ước mơ, nghị lực, cho đến sự trải nghiệm, thất bại, đứng dậy và khắc phục, phấn đấu, cuối cùng mới là sự thành công. Thành công mang ý nghĩa to lớn và nó thực sự quan trọng đối với cuộc sống, xã hội mà con người con cần phải biết và thực hiện.
Thành công có vai trò quan trọng và ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống của chúng ta. Khi con người đạt được thành công, là lúc họ hạnh phúc nhất và cũng là lúc họ cảm thấy sự tồn tại của bản thân trong xã hội là đúng, đó cũng chính là lý do khiến họ có thể tiếp tục sống và phấn đấu. Thành công khiến con người vui vẻ, hạnh phúc và được nhiều người tôn trọng đồng thời có thể xây dựng nhiều mối quan hệ tốt trong xã hội.
Ngoài ra, sự thành công cũng chính là đánh dấu sự trưởng thành trên nhiều phương diện của một con người. Mỗi lần họ thành công, chính là mỗi lần họ trưởng thành. Mỗi lần họ thành công, là một điều quý báu được chính bản thân họ khám phá và lưu giữ. Mỗi lần thành công là một cuộc hành trình, một chuyến đi gian nan nhưng đầy thú vị, đầy kinh nghiệm, cũng là một thế giới mới đã mở ra và đến với họ.
Con người muốn thành công phải luôn chuẩn bị cho mình mục đích sống, một ước mơ, một kế hoạch đồng thời phải rèn luyện tính kiên nhẫn, mạnh mẽ, kỹ năng ứng xử, thu thập và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn và càng phải có một nhân cách đẹp thì mới có thể thuận lợi đạt được thành công.
Cùng với đó, chính là ý chí đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và tính kiên trì, kiên định với mục tiêu đã đưa ra trước đó, “Thất bại không phải là ngã, mà là từ chối đứng dậy.” Đồng thời, chúng ta cần hạn chế và khắc phục tính tự mãn khi thành công để không nhận lại kết quả tồi tệ nhất. Hãy tìm mọi cách để thành công và dù có thành công hãy tìm cách giữ nó ở lại lâu nhất khi bạn có thể.
Thành công dù giản đơn và ngọt ngào hay xa vời và khó với chính là ở bản thân mỗi người. Thành công chính là một hành trình khám phá và trải nghiệm chứ không phải chỉ là đích đến. Quan trọng hơn cả, sẽ không bao giờ có cơ hội để vươn đến thành công cho những kẻ ảo tưởng và lười biếng. Dù hiểu theo nghĩa nào về khái niệm thành công thì muốn đạt được đích đến của cuộc đời, bạn cần vạch ra mục tiêu riêng cũng như có những định hướng rõ ràng và đúng đắn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bền bỉ và kiên trì theo đuổi – bởi đó là khi bạn có thể chiến thắng thử thách bản thân mình và gặt hái được thành công trên con đường đã lựa chọn.
Trên thế giới, có rất nhiều người đã đạt được thành công của riêng mình, họ đều có bí quyết, nhưng họ cũng không ngần ngại mà chia sẻ cho mọi người để học tập theo. Công thức thành công của họ cũng vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.
Thành công là thành tựu, kết quả tốt đẹp mà ai cũng mong muốn đạt được. Khi thành công, con người ta sẽ cảm thấy tự hào, hạnh phúc với chính bản thân mình. Muốn thành công đến, thì bạn ít nhất cũng phải trang bị cho chính mình hai yếu tố: Cố gắng hết sức và luôn hoàn thiện bản thân.
Cố gắng hết sức là khi bạn không bao giờ bỏ cuộc khi khó khăn ập tới, luôn tìm ra những cách giải quyết để vượt qua những thử thách đó. Bởi hành trình để đến thành công vô cùng gian lao và vất vả, hết khó khăn này, khó khăn kia lại kéo đến, cứ chồng chất lên nhau. Thất bại không chỉ đến lần một, lần hai mà còn nhiều hơn thế nữa, vậy nên bạn vẫn phải tiếp tục đối mặt, bền bỉ, kiên trì mà vượt qua nó. Kết hợp với sự cố gắng đó là một nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc hoàn thiện bản thân mình. Dù bạn có cố gắng tới mức nào mà không chịu hoàn thiện bản thân, thì thành công cũng khó mà đến nhanh với bạn được. Vì sao? Vì xã hội ngày càng phát triển, con người ta không thể chỉ giỏi về một lĩnh vực mà có thể thành công ngay được, bạn cần phải có những kỹ năng mềm cần thiết như sự tự tin, tinh thần tự lực tự cường… Rồi không ngừng trau dồi thêm kiến thức, tìm tòi sáng tạo ra cái mới để làm sao phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Khi bạn nắm vững được kiến thức cơ bản này hãy bắt tay vào hành động tức khắc, rồi thành công sẽ gõ cửa.
Có rất nhiều tấm gương về quá trình dẫn đến thành công. Bác Hồ thân yêu của chúng ta là một trong những tấm gương sáng đó. Người đã phải trải qua bao nhiêu năm bôn ba nước ngoài, nhiều lần bị bắt vào tù, nhưng Người không hề nản chí mà vẫn tiếp tục đấu tranh tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Trong những năm tháng đó, Người cũng không ngừng nỗ lực rèn luyện bản thân, học tập nhiều cái mới của đất nước phát triển để áp dụng cho dân tộc mình. Hay một nhân vật đang rất nổi tiếng trên thế giới hiện nay, ông Jack Ma một tỷ phú người Trung Quốc là người đã phải trải qua hàng nghìn lần thất bại. Ông trượt đại học hai lần, nhưng ông vẫn không bỏ cuộc mà vẫn ôn thi tiếp và đỗ. Sau khi tốt nghiệp, ông đã nộp đơn cho hơn ba mươi công việc đều bị từ chối liên tiếp. Nhưng không dừng lại ở đó, ông tiếp tục nỗ lực và phát triển công ty của chính mình và giờ nó trở thành một tập đoàn lớn mạnh của Trung Quốc. Như vậy, những con người như Bác Hồ hay Jack Ma và vô số người thành công khác, tất cả họ đều là những người truyền cho ta cảm hứng. Ta học hỏi ở họ sự cố gắng bền bỉ, kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ để rồi ta cũng có thành công của riêng mình.
Sự cố gắng, nỗ lực để đạt được thành công là vô cùng đúng nhưng không có nghĩa là bạn bất chấp đúng sai để đạt được điều bạn muốn, điều mà bạn cho đó là thành công. Bên cạnh đó, cũng cần chê trách một số người hễ cứ thấy khó khăn là bỏ cuộc hay khi đã đạt được một điều mình mong muốn mà lại trì trệ, không chịu trau dồi thêm, khi đó thành công của họ sẽ không thể đứng vững lâu được mà nó chỉ là tạm thời mà thôi. Là học sinh, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, việc đầu tiên chúng ra cần làm đó là học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức không ngừng và quan trọng hơn cả là trang bị cho mình những kỹ năng sống để sau này có thể tự tin bước vào đời.
Cố gắng hết sức và không ngừng nỗ lực, hai tiền đề này sẽ mang ánh sáng thành công đến với bạn, bởi “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”. Từ đó, khi bạn đạt được thành công mình mong muốn, bạn đã khẳng định được bản thân trong cuộc đời, hơn thế nữa bạn còn góp phần giúp cho gia đình và xã hội ngày một tươi đẹp hơn.
…………
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Mẫu Lớp 12: Đoạn Văn Nghị Luận Về Chấp Nhận Sự Khác Biệt Trong Cuộc Sống Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Hiện Tượng Đời Sống trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!