Bạn đang xem bài viết Uống Viên Sắt Tốt Cho Bà Bầu Và Sức Khỏe Thai Kỳ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Uống viên sắt tốt cho bà bầu trong việc phòng ngừa thiếu máu, sinh non, đồng thời giúp thai nhi tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ. Các bác sĩ thường khuyên các chị em phụ nữ ngay từ khi phát hiện mình có thai nên uống ngay viên sắt và uống kéo dài đến sau khi sinh một tháng.
Vai trò của chất sắt đối với sức khỏe thai kỳ
Sắt là dưỡng chất rất cần để tạo hemoglobin – thành phần quan trọng của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, giúp bà bầu tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sắt còn giúp biến đổi Betacaroten thành vitamin A, giúp tạo ra Collagen gắn kết các mô cơ thể lại với nhau.
Sắt tuy xuất hiện ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng không phải lúc nào bà bầu cũng có thể hấp thụ đầy đủ. Vì vậy các bác sĩ thường khuyên uống viên sắt tốt cho bà bầu, phòng ngừa trường hợp thiếu sắt.
Theo thống kê, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở các thai phụ hiện nay khá cao từ 30-50%, dẫn đến những nguy hại đe dọa sức khỏe mẹ và bé. Nếu thiếu sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ sảy thai và chết lưu rất cao. Nếu thiếu sắt trong những giai đoạn sau, bà bầu có thể gặp hiện tượng sinh non hoặc băng huyết khi sinh, cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con. Một số trường hợp khác, thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ là hậu quả của việc thiếu sắt.
Những lưu ý khi uống viên sắt tốt cho bà bầu
Có nhiều cách để bổ sung sắt khi mang thai: uống viên sắt hoặc cung cấp từ nguồn thực phẩm tự nhiên. Sắt có nhiều trong các loại thịt, huyết, gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh đậm… Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao và để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ lẫn con, bà bầu nên bổ sung thêm 30 – 60mg chất sắt hàng ngày dưới dạng viên uống.
Thời điểm uống viên sắt tốt cho bà bầu: Ngay từ khi biết có thai cho đến khi chấm dứt thai kỳ hoặc tốt hơn là kéo dài đến sau khi sinh 1 tháng. Liều dùng 60mg sắt nguyên tố kèm theo acid folic 400mcg/ngày.
Để tránh tác dụng phụ của viên sắt, các chị em thai phụ cần lưu ý:
– Uống sau bữa ăn 1- 2 giờ.
– Hạn chế uống trước khi đi ngủ, bởi có thể gây nóng người khiến các mẹ khó ngủ ngon.
– Không nên uống viên sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
– Tương tự, không uống sắt cùng với trà, cà phê vì chất tanin trong trà, cà phê sẽ làm giảm hấp thu sắt.
– Để tăng hấp thu sắt, nên tăng cường sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
Một điều đáng lưu ý, viên sắt tốt cho bà bầu nhưng không phải cứ uống thật nhiều là tốt. Uống quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy trước khi uống, tốt nhất bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ cụ thể.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong thai kỳ
Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong khi mang thai là vấn đề luôn được nhiều chị em quan tâm. Mặc dù đã được các bác sĩ phổ biến cụ thể nhưng để tránh những đáng tiếc xảy ra, các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn. Vì…
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Trước Và Trong Thai Kỳ
Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong khi mang thai là vấn đề luôn được nhiều chị em quan tâm. Mặc dù đã được các bác sĩ phổ biến cụ thể nhưng để tránh những đáng tiếc xảy ra, các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn.
Vì sao bà bầu nên tiêm ngừa?
Để phòng ngừa bệnh tật, tiêm ngừa là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi hiện nay, đặc biệt là đối với trẻ em. Ngoài ra, muốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao thì việc phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là điều nên làm. Vậy nên theo các chuyên gia y tế tiêm phòng cho phụ nữ mang thai là cần thiết.
Nhiều phụ nữ không biết rằng cơ thể họ không có các kháng thể “cập nhật mới nhất” và dễ mắc các bệnh gây hại cho chính bản thân và bé chưa chào đời của mình. Trong tình hình khám bệnh hiện nay, đôi khi các bác sĩ có thể quên, không có những chỉ dẫn cần thiết cho người mẹ. Vì thế, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ để xác định cơ thể bạn sẽ cần đến những vắc-xin nào và liệu bạn có nên tiêm ngừa trong quá trình mang thai hay chờ đến sau khi bé chào đời.
Vacxin cần tiêm ngừa trước khi mang thai
– Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
– Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
– Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
– Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai
– Cúm: Trong lịch tiêm vacxin cho bà bầu, cúm là căn bệnh phổ biến cần được phòng ngừa trước tiên. Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.
– Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
Một số loại vacxin nên tránh dùng cho phụ nữ mang thai
– Sởi, Quai bị, Rubella (MMR): Phụ nữ nên có biện pháp tránh thai ít nhất một tháng sau khi tiêm vắc-xin sống này. Tuy vậy, nếu xét nghiệm rubella ban đầu cho thấy rằng bạn không miễn dịch với rubella thì sau khi sinh bạn sẽ được tiêm ngừa.
– Varicella (thủy đậu/trái rạ): Vacxin này dùng để ngăn ngừa bệnh thủy đậu (trái rạ), nên được tiêm ít nhất một tháng trước khi mang thai.
Cẩn thận: Bà bầu uống hạt é có thể gây tắc ruột!
Với thành phần chất nhầy và chứa nhiều chất xơ, hạt é được dùng với tác dụng nhuận tràng, thải các chất độc bên trong cơ thể ra ngoài và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên đó là công dụng đối với người khỏe mạnh bình thường. Đối với…
– Oral Polio Vaccine (OPV – vắc-xin bại liệt dạng uống) và Inactivated Polio Vaccine (IPV – vắc-xin bại liệt bất hoạt): OPV (có virus sống đã giảm độc lực) lẫn IPV (bất hoạt) của vắc-xin này được khuyến cáo không tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai.
Nhìn chung các loại vacxin đều được kiểm tra độ an toàn dưới sự giám sát của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, với một số người có cơ địa dị ứng vẫn phải cẩn trọng. Tốt nhất, chúng ta không nên tự ý tiêm ngừa mà phải dựa theo lịch tiêm phòng cho bà bầu hoặc yêu cầu từ bác sĩ.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Bà Bầu Tụt Huyết Áp Nên Ăn Gì Mới Tốt Cho Thai Kỳ?
Chóng mặt, hoá mắt, mệt mỏi kéo dài.
Mất tập trung.
Buồn nôn và nôn.
Choáng váng, có thể dẫn đến ngất xỉu.
mệt, khó thở.
Da niêm nhạt.
Có thể nhìn mờ nhìn mờ.
Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyết áp thấp và tăng các triệu chứng ốm nghén.
Khi gặp các vấn đề sức khỏe như trên bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định đúng tình trạng sức khỏe. Nguyên nhân cũng có thể không phải do huyết áp thấp mà do một vấn đề sức khỏe nào khác.
Khi bà bầu bị tụt huyết áp, cần có chế độ ăn uống phù hợp như:
Trong các bữa ăn nên bổ sung đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho việc điều hòa huyết áp.
Nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tinh bột, vitamin C và canxi.
Tăng lượng muối trong thức ăn.
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không bỏ bữa. Tránh ăn quá no hoặc để quá đói.
Uống nhiều nước.
Tránh uống rượu, bia hay đồ uống có cồn.
Thực phẩm giàu vitamin CCác loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, xoài, kiwi… rất tốt cho phụ nữ mang thai. Chúng tác động trực tiếp lên các hormone giúp duy trì huyết áp trong thai kỳ một cách ổn định. Từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Thực phẩm giàu canxiBổ sung canxi là một điều rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài việc giúp mẹ bầu tránh được tình trạng loãng xương, đau lưng, chuột rút… Chúng còn giúp duy trì huyết áp một cách ổn định.
Chính vì những lợi ích quan trọng mà chúng mang lại nên các mẹ bầu cần phải bổ sung canxi trong suốt thai kỳ. Ngoài việc bổ sung canxi bằng dạng thuốc viên các mẹ bầu có thể ăn các loại thực phẩm giàu canxi như: cua biển, cá, tôm, hàu…
Bổ sung chất xơ trong thực đơnChế độ ăn nhiều chất xơ giúp điều hoà lượng máu lưu thông trong mạch máu. Từ đó rất tốt cho việc ổn định huyết áp trong thai kỳ. Ngoài ra chất xơ còn giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: các loại rau cải, bắp cải, cải xanh…
Thực phẩm chứa tinh bộtTinh bột rất quan trọng đối với cơ thể con người. Đối với các mẹ bầu, tinh bột là nguồn sống của mẹ và thai nhi. Chúng giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, ổn định lượng đường trong máu cũng như giúp huyết áp ổn định tốt hơn.
Tuy nhiên các mẹ bầu nên bổ sung tinh bột một cách hợp lý. Tránh ăn quá nhiều sẽ dễ gây nên béo phì và các bệnh lý tim mạch. Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: cơm, bún, phở, ngũ cốc, miến…
Sau khi đã tìm hiểu bà bầu tụt huyết áp nên ăn gì, bạn cũng nên biết các loại thực phẩm mà bà bầu bị huyết áp thấp không nên ăn như:
Ngoài việc chú ý chế độ ăn uống, cũng cần lưu ý cách chăm sóc cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp ổn định huyết áp của mẹ bầu. Các cách chăm sóc mẹ bầu bị tụt huyết áp như sau:
Ăn uống đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng. Không bỏ bữa, nên chia nhiều bữa ăn trong ngày.
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không kê gối quá cao.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
Giữ trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục đều đặn và chọn các bài tập nhẹ.
Đi khám thai định kỳ.
Cách Nấu Cháo Cá Chép Bổ Dưỡng Giúp An Thai Cho Bà Bầu
Nguyên liệu làm món cháo cá chép dưỡng thai
1kg cá chép
200g gạo tẻ
1 củ gừng
1 củ hành khô
1 nắm hành lá
1 nắm thì là
Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay.
Công thức thực hiện món cháo cá chép không tanh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn đánh vảy cá chép, loại bỏ phần ruột bên trong. Sau đó, bạn chà xát muối và ½ củ gừng đập dập lên thân cá chép rồi rửa lại nhiều lần với nước để khử mùi tanh.
Tiếp đó, bạn bóc vỏ củ hành khô, cắt lát rồi băm nhuyễn. Nhặt bỏ lá úa vàng của thì là và hành lá, bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt thành khúc ngắn.
Bước 2: Luộc và lọc cá
Kế tiếp, bạn cho cá chép vào nồi, đổ nước vừa ngập và cho thêm ½ củ gừng đập dập còn lại kèm vài cọng rau thì là vào luộc chín. Sử dụng thì là và gừng là mẹo nấu cháo cá chép cho bà bầu đơn giản đảm bảo thành phẩm không còn mùi tanh.
Sau khi cá chép chín, bạn vớt ra ngoài đợi nguội bớt thì gỡ lấy phần thịt. Phần xương cá để tách riêng rồi đem cho vào máy xay xay nhuyễn, sau đó dùng rây lọc lấy phần nước cốt của xương để nấu cháo.
Bước 3: Nấu cháo
Sau đó, bạn vo gạo thật sạch rồi cho vào nồi, thêm phần nước cốt xương cá chép đã lọc sao cho đạt tỷ lệ 1 phần gạo và 10 phần nước. Để có món cháo cho bà bầu ngon đậm đà, bạn cho thêm ½ muỗng cà phê muối vào cùng, bắc lên bếp và ninh cho chín nhừ.
Bước 4: Xào thịt cá
Tiếp theo, bạn bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào đun sôi rồi cho hành củ băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó, bạn cho tiếp phần thịt cá đã gỡ vào xào, nêm thêm ½ muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt vào, đảo đều.
Lưu ý, bạn nên đảo nhẹ tay để cá chép không bị nát mà vẫn đảm bảo thấm vị. Bạn xào thịt cá khoảng 3 phút, tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành và trình bày
Khi cháo đã chín nhừ, bạn trút toàn bộ phần thịt cá đã xào vào nồi cháo rồi đun cho cháo sôi lại lần nữa. Sau đó nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát, thêm lên trên ít hành lá, thì lá cắt nhuyễn và ít tiêu xay là đã hoàn thành cách nấu cháo cá chép dành cho bà bầu.
Thông tin cách nấu cháo cá chép tại nhà đơn giản
Thời gian chuẩn bị : 35M
Thời gian nấu : 30M
Tổng thời gian : 65M
Số lượng người ăn : 1
Món ăn dành cho bữa : sáng
Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam
Tổng calories Món ăn : 720 calories
Đăng bởi: Như Huỳnh
Từ khoá: Cách nấu cháo cá chép bổ dưỡng giúp an thai cho bà bầu
Các Loại Sữa Tốt Cho Sức Khỏe Của Bạn
Sữa và các loại sữa
Khi nhắc đến sữa, chúng ta thường nghĩ ngay đến sữa bò, một loại sữa rất phổ biến từ xưa đến nay bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Sữa bò hiện nay được sản xuất rất đa dạng với nhiều loại như: sữa nguyên chất, 2 phần trăm, 1 phần trăm, tách béo (không có chất béo), và thậm chí cả sữa không có lactose.
Tuy nhiên, cùng với những khám phá mới về các lợi ích được tìm thấy trong các loại sữa được chế biến từ các nguồn đa dạng khác nhau như hạt hạnh nhân, hạt đậu nành, hạt điều, gạo… Các loại sữa này ngày càng được trở thành 1 loại sữa được ưa chuộng bởi công dụng tuyệt vời cho sức khỏe hoặc hỗ trợ bạn đạt được các mục tiêu sức khỏe như ăn kiêng, sự đa dạng hương vị giúp bạn có những trải nghiệm những loại sữa khác nhau mà không lo bị ngán khi sử dụng thường xuyên, đặc biệt có thể giúp cho những người bị dị ứng với sữa bò có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa có nguồn gốc từ thực vật.
Mỗi loại sữa đều mang đến những ưu nhược điểm, bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào chế độ ăn uống, sức khỏe, nhu cầu dinh dưỡng hay sở thích khẩu vị cá nhân của mỗi người. Cụ thể, những người cần tăng cường lượng calorie và chất dinh dưỡng thì có thể chọn sữa nguyên chất chứa trung protein, chất béo và calorie. Tuy nhiên, dù với sự chọn lựa loại sữa nào đi nữa, thì bạn cũng nên chọn các loại sữa không đường để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Các loại sữa tăng cường cho sức khỏe Sữa bòSữa bò cung cấp lượng protein, chất béo cao nhất, chứa nhiều canxi nhất trong các loại sữa
Sữa bò nguyên kem có hàm lượng chất béo cao nhất trong các loại sữa. Chúng chứa nhiều protein tự nhiên, canxi, vitamin A, carbohydrate, chất béo. 240 ml sữa bò cung cấp 12 gram carbohydrate ở dạng lactose (đường sữa), 8 gram protein và:
Đối với sữa bò nguyên chất: 150 calorie, 8 gram chất béo.
Đối với sữa bò 1%: 110 calorie, 2 gram chất béo.
Đối với sữa bò tách béo: 80 calorie, 0 gram chất béo.
Trong khi sữa nguyên chất không có thành phần tự nhiên nào của sữa bị loại bỏ, nó chứa nhiều protein tự nhiên, chất béo, canxi, hoặc thậm chí được bổ sung thêm vitamin A và vitamin D thiết yếu cho cơ thể thì sữa không béo có lượng calorie thấp hơn đáng kể so với sữa nguyên chất sẽ phù hợp với người đang trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, việc loại bỏ chất béo sẽ làm giảm lượng chất dinh dưỡng nhất định có trong sữa. Đối với những người không dung nạp lactose có thể uống các loại sữa bò không chứa lactose. Đây cũng là một nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin và khoáng chất.
Sữa hạnh nhânLà loại sữa dành cho những ai đang muốn giảm cân vì chúng chứa rất ít calo
Sữa hạnh nhân không đường thường ít calorie hơn các loại sữa khác, không chứa chất béo bão hòa và không có lactose tự nhiên. 240 ml sữa hạnh nhân không đường cung cấp:
30 – 60 calorie
1 gram carbohydrate
3 gram chất béo
1 gram protein
Sữa hạnh nhân không cung cấp nguồn protein và canxi dồi dào như hạt hạnh nhân. Tuy nhiên, nhiều nhãn hiệu sữa hạnh nhân được bổ sung thêm canxi, vitamin A và vitamin D. Khi chọn loại sữa hạnh nhân bạn nên chọn các nhãn hiệu có chứa hàm lượng hạnh nhân cao từ 7 – 15 % sẽ tốt hơn so với loại chỉ chứa 2% hạnh nhân.
Những người bị dị ứng với hạnh nhân hoặc các loại hạt nên tránh sữa hạnh nhân. Đây là loại sữa được những người ăn thuần chay, người bị dị ứng với lactose hoặc những ai đang muốn giảm lượng calorie tiêu thụ yêu thích vì chúng chứa rất ít calorie. Hơn nữa, sữa hạnh nhân chứa một nguồn vitamin E tự nhiên và một nhóm chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây bệnh được gọi là các gốc tự do. Tuy nhiên, hạnh nhân chứa axít phytic làm giảm sự hấp thụ sắt, kẽm và canxi trong cơ thể nên có thể làm giảm sự hấp thụ của cơ thể bạn đối với các chất dinh dưỡng này từ sữa hạnh nhân.
Sữa đậu nànhSữa đậu nành là cung cấp nguồn protein tự nhiên không chứa cholesteron và ít chất béo bão hòa
Sữa đậu nành là một nguồn cung cấp protein nhiều như sữa bò nhưng lại chứa ít calorie hơn. Ngoài ra chúng chứa lượng kali, canxi dồi dào và có thể được tăng cường vitamin A, B12 và D. 240 ml sữa đậu nành không đường chứa:
80 – 100 calorie
4 gram carbohydrate
4 gram chất béo
7 gram protein
Vì có nguồn gốc từ thực vật nên sữa đậu nành không chứa cholesterol và ít chất béo bão hòa. Nó cũng không chứa lactose. Tuy nhiên, sữa đậu nành làm từ đậu nành không được khuyến khích cho những người không dung nạp FODMAP hoặc những người đang trong giai đoạn loại bỏ của chế độ ăn ít FODMAP. FODMAPs là một loại carbohydrate chuỗi ngắn trong một số loại thực phẩm. Chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và chướng bụng. Giải pháp cho vấn đề này là có thể thay thế dùng loại sữa đậu nành được làm từ protein đậu nành.
Sữa gạoLà loại sữa tốt cho những người không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa bò
Sữa gạo chứa một lượng calorie tương tự như sữa bò, nhưng gần như gấp đôi lượng carbohydrate. Nó cũng chứa ít protein và chất béo. Đây là loại trong các loại sữa ít có khả năng gây dị ứng nhất nên dần trở thành một lựa chọn tốt cho những người không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa bò, đậu nành hoặc các loại hạt. 240 ml sữa gạo cung cấp khoảng:
120 calorie
22 gram carbohydrate
2 gram chất béo
dưới 1 gram protein
Sữa hạt điềuChỉ với 25 – 50 calorie trong 240 ml sữa hạt điều không đường lại là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn giảm tổng lượng calorie hàng ngày
Sữa hạt điều chứa ít hơn 1/3 lượng calorie của sữa bò, 1/2 chất béo và ít protein và carbohydrate hơn. 240 ml sữa hạt điều không đường bổ sung cho cơ thể:
25 – 50 calorie
2 – 4 gram chất béo.
0 – 1 gram protein
1 – 2 gram carbohydrate
Sữa hạt điều được làm từ hỗn hợp hạt điều hoặc bơ hạt điều và nước. Nó có nhiều kem và có hương vị ngọt ngào tinh tế. Như với hầu hết các loại sữa làm từ hạt các chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất từ toàn bộ hạt điều bị mất đi. Do hàm lượng protein thấp nên sữa hạt điều không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người cần tăng protein hàng ngày của mình.
Tuy nhiên, chỉ với 25 – 50 calorie trong 240 ml sữa hạt điều không đường lại là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn giảm tổng lượng calorie hàng ngày. Hàm lượng carbohydrate và đường thấp cũng làm cho loại sữa này trở thành một lựa chọn phù hợp cho những người cần theo dõi lượng carbs nạp vào, cụ thể là những người mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, sữa hạt điều là một trong các loại sữa dễ làm nhất tại nhà.
Sữa macadamiaCung cấp lượng chất béo bão hòa đơn giúp giảm mức cholesterol trong máu, huyết áp và bệnh tim
Sữa macadamia được làm chủ yếu từ nước và khoảng 3% hạt macadamia. Nó có hương vị phong phú hơn, mịn và béo hơn so với hầu hết các loại sữa không có sữa, và có hương vị tuyệt vời khi dùng chung với cà phê và hoặc làm sinh tố. Đây là một trong các loại sữa cung cấp lượng chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu, huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim. 240 ml sữa macadamia chứa:
50 – 55 calorie
4,5 – 5 gram chất béo
1 – 5 gram protein
1 gram carbohydrate
Sữa macadamia rất ít calorie nên nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang cố gắng giảm lượng calorie nạp vào cơ thể. Hàm lượng carbohydrate thấp cũng làm cho nó trở thành một lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người muốn giảm lượng carbs của họ.
Sữa diêm mạchĐây là loại sữa bổ dưỡng vì chúng giàu protein chất lượng cao và không chứa gluten
Sữa hạt diêm mạch rất bổ dưỡng, không chứa gluten và giàu protein chất lượng cao. Nó được làm từ nước và hạt diêm mạch (còn gọi là hạt quinoa). 240 ml sữa hạt diêm mạch cung cấp:
70 calorie
1 gram chất béo
2 gram protein
12 gram carbohydrate
Trong khi quinoa đã trở thành một siêu thực phẩm rất phổ biến trong những năm gần đây, thì sữa quinoa lại khá mới trên thị trường. Sữa hạt diêm mạch có vị ngọt nhẹ và béo ngậy và có hương vị hạt quinoa riêng biệt. Đây là một trong các loại sữa chứa một số lượng carbohydrate tương tự như sữa bò, nhưng chúng có lượng calorie ít hơn một nửa, ít chất béo và protein hơn cùng với lượng carbs vừa phải. Đặc biệt, nó có hàm lượng dinh dưỡng cân bằng chứa lượng protein hoàn chỉnh có nguồn gốc thực vật rất tốt cho người ăn chay.
Sữa yến mạchChứa nhiều chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn
Sữa yến mạch có vị ngọt tự nhiên, dịu nhẹ và được làm từ hỗn hợp yến mạch và nước. 240 ml sữa yến mạch chứa:
140 – 170 calorie
4,5 – 5 gram chất béo
2,5 – 5 gram protein
19 – 29 gram carbohydrate
Sữa yến mạch chứa một lượng calorie tương tự như sữa bò, gấp đôi số lượng carbohydrate và khoảng một nửa lượng protein và chất béo. Sữa yến mạch là một trong các loại sữa chứa nhiều chất xơ và beta – glucan là một loại chất xơ hòa tan tạo thành gel dày khi đi qua ruột. Gel beta-glucan liên kết với cholesterol, làm giảm sự hấp thụ của nó trong cơ thể, giúp giảm mức cholesterol, đặc biệt là cholesterol xấu LDL làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu ở những người đàn ông có cholesterol cao cho thấy rằng tiêu thụ 750 ml sữa yến mạch hàng ngày trong 5 tuần làm giảm tổng lượng cholesterol xuống 3% và cholesterol LDL xuống 5%. Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng beta – glucan có thể giúp tăng cảm giác no và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Sữa cây gai dầuChúng chứa lượng protein cao và hoàn chỉnh, là loại sữa tốt nhất dành cho người ăn chay
Ngoài các loại sữa trên, thì sữa cây gai dầu là nguồn cung cấp hai axít béo thiết yếu là axít béo omega – 3 hay còn gọi là axít alpha-linolenic và axít béo omega – 6 hay còn gọi là axít linoleic. Cơ thể bạn không thể tạo ra omega – 3 và omega – 6, vì vậy bạn phải lấy chúng từ thực phẩm. 240 ml sữa gai dầu không đường chứa:
60 – 80 calorie
4,5 – 8 gram chất béo
2 – 3 gram protein
0 – 1 gram carbohydrate
Cây gai dầu Cannabis sativa được sử dụng để làm ma túy cần sa. Không giống như cần sa, hạt cây gai dầu chỉ chứa một lượng nhỏ hóa chất tetrahydrocannabinol (THC) có đặc tính tác dụng thay đổi tâm trí nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Sữa gai dầu có vị ngọt nhẹ, béo ngậy và kết cấu loãng, nhiều nước, là loại sữa tốt nhất để thay thế cho các loại sữa nhẹ hơn như sữa tách béo. Đây là một trong các loại sữa tốt cho người ăn chay, chứa hàm lượng protein chất lượng cao và hoàn chỉnh cùng với tất cả các axít amin thiết yếu. Đồng thời, sữa gai dầu không đường có rất ít carbohydrate nên được những người muốn giảm lượng carbs yêu thích.
Đăng bởi: Nguyễn Đăng Vĩnh
Từ khoá: Các loại sữa tốt cho sức khỏe của bạn
Những Lưu Ý Về Nhu Cầu Vitamin A Và Vitamin D Trong Thai Kỳ Cho Mẹ Và Bé Khỏe Mạnh
Vitamin và khoáng chất là những chất cần thiết, không thể thiếu đối với cơ thể. Vitamin A và vitamin D đều là 2 loại vitamin tan trong chất béo và có vai trò vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Ở bài viết này, chúng mình sẽ chỉ ra những lưu ý về 2 loại vitamin này. Các mẹ cùng tìm hiểu để có một thai kỳ khỏe mạnh nha!
Nội dung chính
Vitamin ARất nhiều người biết về vai trò của vitamin A đối với thị lực và thường gọi vitamin A là chất giúp bổ mắt. Thế nhưng, thực chất thì chúng ta có thể xem vitamin A như là một vitamin của sự tăng trưởng và miễn dịch vì vitamin A tham gia vào hoạt động của tất cả các tế bào trong cơ thể, giúp tế bào sinh sản và trưởng thành.
Thực phẩm giàu vitamin A (Nguồn: Internet)
Thiếu vitamin A ở trẻ em có thể gây ra một loạt các hậu quả nặng nề như còi cọc, chậm lớn, mất tiềm năng chiều cao, suy giảm miễn dịch, giảm hoạt động của hệ tiêu hóa, hô hấp, gia tăng sừng hóa da,… Thiếu vitamin A trong giai đoạn mang thai có thể làm các tế bào chậm biệt hóa, nghĩa là sự chuyển đổi từ tế bào gốc ban đầu thành các tế bào chuyên biệt của từng cơ quan bị ảnh hưởng.
Mặc dù vai trò của vitamin A rất đỗi quan trọng giúp phát triển bào thai, nhưng một khi đã phát hiện mang thai thì thai phụ tuyệt đối không được uống viên vitamin A liều cao để bổ sung vitamin A. Bởi lẽ, khi uống vitamin A liều cao (trên 10.000 IU/lần uống) trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu có thể gây quái thai theo một số nghiên cứu đã được tiến hành trên động vật.
Cách an toàn và hiệu quả nhất để bổ sung vitamin A cho thai kỳ là sử dụng nguồn cung cấp từ thực phẩm ăn vào với lượng vừa phải tương ứng với nhu cầu hàng ngày. Thực chất thì nhu cầu vitamin A trong thai kỳ không tăng nhiều so với khi không mang thai.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A rất thân thuộc với chúng ta (Nguồn: Internet)
Vitamin A có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bơ tươi, dầu gan cá, gan động vật, lòng đỏ trứng, thịt, cá có nhiều dầu như cá trích. Các loại rau củ quả như cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau diếp, trái cây như cam, đào, dưa, quả mơ,… Thực vật tuy không chứa vitamin A nhưng lại chứa beta-caroten là các tiền chất của vitamin A. Khi vào cơ thể, beta-caroten sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.
Vitamin DVitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo có ảnh hưởng quan trọng lên việc hấp thu và sử dụng canxi. Chính vì vậy, chúng ta có thể nói rằng vai trò chính yếu của vitamin D là giúp xây dựng xương và răng. Khi thiếu vitamin D, các triệu chứng và hậu quả xuất hiện tương tự như khi thiếu canxi. Do đó chúng ta cần chú ý đến lượng vitamin D cung cấp mỗi ngày cho thai phụ, đồng thời bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ.
Chỉ có một số rất ít các loại thực phẩm chứa vitamin D trong tự nhiên với hàm lượng không cao như cá biển béo, gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa có tăng cường vitamin D,… Vitamin D cung cấp từ thức ăn thường chỉ đạt 20% nhu cầu hàng ngày. Phần lớn vitamin D cung cấp cho cơ thể được tổng hợp ở da (chiếm 80% nhu cầu vitamin D mỗi ngày).
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D (Nguồn: Internet)
Do vậy, quá trình tổng hợp vitamin D cần ánh nắng trực tiếp. Những người sống trong vùng khí hậu lạnh, thiếu nắng, đô thị ô nhiễm,… hoặc che chắn kỹ khi ra nắng dễ có nguy cơ thiếu vitamin D nhiều hơn. Nhu cầu vitamin D của thai phụ không thay đổi so với khi không mang thai. Biện pháp phòng ngừa thiếu vitamin D là nên phơi nắng sáng sớm khoảng 20-30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể tổng hợp được nguồn vitamin D tự nhiên.
Các mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D ở dạng thực phẩm bổ sung nếu không có điều kiện và thời gian để phơi nắng sáng sớm nha!
Ở bài viết sau, chúng mình sẽ giúp các mẹ tìm hiểu sâu hơn về các vitamin tan trong nước, cụ thể là vitamin B9 (Acid Folic), vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng khác. Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha!
Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2023) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chúng tôi (2023) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.
Đăng bởi: Luyện Thị Lan Anh
Từ khoá: Những lưu ý về nhu cầu vitamin A và vitamin D trong thai kỳ cho mẹ và bé khỏe mạnh
Cập nhật thông tin chi tiết về Uống Viên Sắt Tốt Cho Bà Bầu Và Sức Khỏe Thai Kỳ trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!