Bạn đang xem bài viết Tòa Thánh Tây Ninh – “Kì Quan Kiến Trúc” Của Tôn Giáo Cao Đài (2023) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đôi nét về Tòa Thánh Tây Ninh
Vị trí Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh ở đâu?
Tòa thánh Tây Ninh tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Cách thành phố Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phía Tây Bắc. Nơi đây còn được gọi với tên là Đền Thánh, Tòa Thánh Cao Đài hay Tòa Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tuỳ vào trình độ văn hoá, cách nhận thức về sự vật hay quan điểm tâm linh. Mà mỗi du khách đến đây sẽ khám phá ra những ý nghĩa đặc biệt của các công trình này.
Cao đài Tây Ninh
Tòa thánh được gọi là tổ đình của đạo Cao Đài. Là cơ sở thờ tự cấp trung ương theo quy định của đạo Cao Đài. Là nơi điều hành các hoạt động truyền giáo. Với kiến trúc đồ sộ rộng lớn tòa thánh là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị giáo chủ tam giáo và Ngũ Chi Đại Đạo, cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật,…
Hướng dẫn đi Tòa Thánh Tây Ninh
Xe buýt: Du khách đi các chuyến xe buýt số 701,703, 704 ở Sài Gòn xuống ngã 3 Gò Dầu. Ở đây du khách đi thêm chuyến nữa là bắt xe buýt để tới được Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh
.
Xe máy: Phương tiện này dành cho các phượt thủ, du khách di chuyển theo cung đường sau: Quốc lộ 22 đi Tây Ninh, đến huyện Gò Dầu. Cho đến khúc tách nhánh quốc lộ 22A và 22B, du khách chạy theo quốc lộ 22B. Đi đến thị xã Tây Ninh, đi thêm 5km là tới.
Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh
Lịch sử xây dựng Tòa Thánh
Tòa Thánh được khởi công xây dựng vào năm 1933. Chính thức hoàn thành vào năm 1955. Một điều đáng nói là công trình này được xây dựng theo hướng dẫn từ cõi siêu nhiên. Trong những ngày đầu lập đạo, các đệ tử Cao Đài cầu cơ Thông Công cùng Thượng Đế. Và việc xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh được hướng dẫn qua các bài cơ.
Tòa Thánh Cao Đài
Từ bản phác thảo, kích thước cho đến những chi tiết nhỏ nhặt trong khi xây dựng đều được hướng dẫn rất chi tiết. Việc còn lại của các đệ tử là quyên góp vật liệu rồi ra công thực hiện. Việc xây dựng bị tạm ngưng trong thời gian Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị người Pháp bắt và đày đi Madagascar (1941-1946). Cũng trong thời gian này hết người Nhật đến người Pháp thay phiên chiếm giữ Tòa Thánh. Đến khi người Pháp trả tự do cho Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì công việc lại được tiếp tục.
Tham quan kiến trúc độc đáo của Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh
Vẻ đẹp kiến trúc bên ngoài
Kiến trúc các cổngTòa Thánh có 12 cổng đều được chạm khắc hình long, lân, quy, phụng và hoa sen. Cổng nào cũng được xây theo kiểu tam quan như kiến trúc cổng chùa ở nước ta. Đó là một cổng gồm có 3 lối vào. Cổng Chánh Môn là cổng lớn nhất với trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu. Ngay trước mặt của Tòa Thánh Tây Ninh, có hình con mắt tỏa ra hào quang được gọi là Thiên Nhãn. Đây là biểu tượng thiêng liêng của đạo Cao Đài, khiến nhiều du khách ấn tượng khi đặt chân đến đây.
Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh
Kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh có sự kết hợp giữa quan điểm triết học Đông – Tây. Thể hiện tổng hợp nhiều yếu tố tâm linh một cách hoà hợp giữa Phật giáo, đạo Lão và Nho giáo. Với những nét độc đáo trong lối kiến trúc, Tòa Thánh được nhiều tạp chí nước ngoài viết bài giới thiệu và hết mực ca ngợi.
Khuôn viên nội ôKhuôn viên nội ô Tòa Thánh Tây Ninh có tổng diện tích gần 1 km2 . Có gần 100 công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ như Toà Thánh, Đền thờ Phật Mẫu, Bảo tháp,… Tất cả được nối liền nhau bởi những con đường lớn. Thánh thất Cao Đài được xem là một trong những thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới. Tòa thánh dài 140 m, rộng 40 m, cửa chính hướng về phía Tây. Với Tam Đài cao 36 m, Hiệp Thiên Đài (hai lầu chuông) cao 25 m, Cửu Trùng Đài, Bát Quái Đài và Nghinh Phong Đài cao 30 m.
Đạo Cao Đài Tây Ninh
Không gian thoáng đãng vô cùng mát mẻ, trong lành. Cho bạn cảm giác khác hẳn không khí oi bức bên ngoài. Đó là bởi vì phía trước công trình chính của Tòa Thánh là hai khu vườn lớn, rậm rạp cây lá. Vườn có những cây dầu, cao su,… lâu năm được trồng từ trước khi công trình này được xây dựng nên. Vẻ đẹp của Tòa Thánh phô ra vẻ uy nghiêm, lộng lẫy nhất có lẽ chính là vào buổi tối. Buổi tối đèn được thắp sáng rực, hai lầu chuông Hiệp Thiên Đài toả sáng. Với nhiều hệ thống đèn khác nhau làm cho Toà Thánh đẹp đến lạ lùng.
Độc đáo kiến trúc bên trong
Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn. Giữa là quả địa cầu lớn tượng trưng cho vũ trụ với thiên nhãn nằm phía trước. Xung quanh là 3072 vì sao, 72 quả địa cầu và 3000 thế giới. Trên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Tiên Lý Thái Bạch (hiện nay là Giáo Tông thiêng liêng của Đạo Cao Đài).
Tòa thánh Tây Ninh và Đạo Cao Đài
Các cột trụ trong Tòa Thánh Cao Đài được chạm nổi hình rồng uốn lượn tinh xảo. Nền Tòa Thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp ứng với một cấp của tín đồ. Bên trong tòa thánh còn thờ các vị Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Khổng Tử, Lão Tử, chúa Jesus…
Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh
Các lễ hội độc đáo ở Tòa Thánh Tây Ninh
Lễ Vía Đức Chí Tôn
Thời gian tổ chức là vào mùng 9 tháng Giêng hằng năm. Lễ vía Đức Chí Tôn là một trong những lễ hội Tòa Thánh Tây Ninh khá nổi tiếng. Được đông đảo người dân địa phương và khách du lịch biết đến. Đây cũng là lễ hội lớn trong năm được tổ chức tại công trình này. Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng nghìn người dân sẽ có mặt ở bên ngoài Tòa Thánh Tây Ninh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của rồng nhang.
Đạo Cao Đài ở Tây Ninh
Bên cạnh đó, du khách còn được chứng kiến những điệu nhảy vui tươi, độc đáo của ngọc kỳ lân, quy, phụng, long mã,… Hệ thống dàn nhạc sắc tộc cũng được thực hiện trước đền thánh. Báo Ân Từ tạo nên một âm hưởng vô cùng sôi động. Sau đó, dàn nhạc này sẽ tiến hành diễu hành qua đông tây khán đài. Tạo nên một khung cảnh cực kỳ sôi động. Du khách đến tham quan Tòa Thánh Tây Ninh trong thời điểm tổ chức lễ hội còn được trải nghiệm với 31 gian hàng trưng bày nhiều mô hình lịch sử.
Hội Yến Diêu Trì Cung
Hình ảnh Tòa Thánh Tây Ninh trong Hội Yến Diêu Trì Cung
Một số lưu ý khi tới Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh
Giờ lễ chính ở đây là 12h trưa.
Du khách có thể tới tham quan bất kì giờ nào. Tuy nhiên không được mang giầy dép, hãy giữ vệ sinh chung.
Chỉ có thể được vào Đạị Điện từ hai bên cửa. Nam giới vào bên của bên phải, nữ giới đi cửa bên trái.
Không được vào chính giữa của khu chính điện tham quan, chụp hình mà chỉ được nhìn từ hai bên. Đến những nơi tâm linh như Tòa Thánh Tây Ninh, bạn phải tuân theo hướng dẫn của các thầy. Đi đúng cửa quy định, không gây ồn ào và chỉ chụp hình ở nơi được cho phép.
Một số lưu ý khi du lịch ở Tòa Thánh
Gợi ý các điểm du lịch gần Tòa Thánh Tây Ninh
Núi Bà Đen
Địa chỉ: Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh.
Núi Bà Đen là điểm du lịch gần với trung tâm thành phố Tây Ninh. Cách Tòa Thánh Tây Ninh khoảng hơn 10km. Với những du khách yêu trải nghiệm và du lịch núi. Thì đây chắc chắn sẽ là địa điểm du lịch ở Tây Ninh không thể bỏ lỡ. Du khách có thể sử dụng dịch vụ cáp treo từ chân núi lên đỉnh núi. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bao la của đất trời nơi đây. Nếu đi thành đoàn đông người, bạn có thể cắm trại trên đỉnh núi, săn mây. Những trải nghiệm hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi khó quên.
Núi Bà Đen
Chùa Thiền Lâm (chùa Gò Kén)
Địa chỉ: Quốc lộ 22B, Long Thành Trung, Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Chùa Thiền Lâm (chùa Gò Kén) là ngôi chùa có hơn 100 năm tuổi. Điểm đặc trưng của ngôi chùa đó chính là sự kết hợp văn hóa Đông và Tây. Mang hơi hướng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trước sân chùa còn có tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bóng cây bồ đề yên ả giúp cho bạn cảm giác được sự thanh tịnh. Đây được xem là khu du lịch Tây Ninh lý tưởng. Dành cho những du khách đang tìm kiếm điểm du lịch chùa chiền. Xua tan đi sự mệt mỏi, áp lực của cuộc sống.
Chùa Thiền Lâm
Khu sinh thái ẩm thực Long Trung
Địa chỉ: Số 17, đường Thượng Thâu Thanh, tổ 7, Ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, Tây Ninh.
Khung cảnh khu du lịch sinh thái Long Trung
Nông trại trải nghiệm Nam Trạng
Địa chỉ: Xã Phan – Núi Bà, xã Phan, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Một trong những địa điểm du lịch mới nhất gần đây đó chính là nông trại Nam Trạng. Địa chỉ này cách trung tâm thành phố Tây Ninh chỉ khoảng 10km. Nông trại này bao gồm 5 khu nhà lưới trồng nhiều loại rau củ khác nhau. Bên cạnh đó còn có khu vực trung tâm rộng hơn 300m2 phục vụ ăn uống. Bạn sẽ không cần phải lo đến vấn đề chơi gì ở Tây Ninh. Khi địa chỉ này có khu vui chơi rộng hơn 500m2. Giúp bạn và người thân có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, team building,…
Nam Trạng Farm
Hồ Dầu TiếngHồ Dầu Tiếng là một địa điểm check in thú vị và lý tưởng hiện nay. Với phong cảnh đẹp nên thơ, bạn sẽ được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như đi rừng, leo núi, tắm hồ, ăn uống,…. mà không mất vé vào cổng. Hơn nữa khi đến đây, bạn sẽ được thưởng thức không gian xung quanh bao la rộng lớn, bầu không khí thoáng mát và trong lành.
Hồ Dầu Tiếng
Đăng bởi: Hải Vương
Từ khoá: Tòa Thánh Tây Ninh – “Kì quan kiến trúc” của tôn giáo Cao Đài (2023)
Kiến Trúc Phật Giáo Tại Các Ngôi Chùa Ở Trung Quốc
Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thừa hưởng nền kiến trúc vĩ đại của nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Từ nền tảng này Phật giáo kế thừa và sáng tạo, tạo nên một phong cách kiến trúc đặc biệt và mê ly đối với người hành hương đất phật của riêng mình. Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc được đề cao và có một vị trí đặc biệt trong nền kiến trúc nghệ thuật cổ đại nhân loại và sự phát triển tôn giáo.
Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện sự hoằng truyền giáo nghĩa Phật giáo, biểu đạt ý niệm Phật Giáo, lấy sự sùng kính Đức Phật làm mục đích sáng tạo nghệ thuật. Trong kiến trúc Phật Giáo, Phật tự là quần thể kiến trúc chính, là nơi biểu thị sự sùng bái mẫu vật hình tượng, Phật tháp, thạch quật cũng có chung một mục đích. Phật giáo lý tưởng hóa ý thức sùng bái lên hình tượng Phật tự, Phật tháp, thạch quật, các kiến trúc thờ Phật khác, vay mượn nhiều hình thức nghệ thuật để biểu đạt những cảm tình của tôn giáo, cử hành cả những nghi thức tôn giáo.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc được hình thành có hệ thống, bắt nguồn từ thời đại nhà Hán, thời kỳ này xã hội phong kiến Trung Quốc về chính trị, văn hóa, kinh tế đã đạt đỉnh cao. Đương thời kiến trúc được coi như sự thể hiện uy quyền của Thiên tử, là công cụ thống trị tinh thần của chế độ phong kiến, do lồng ghép thể chế của Nho gia và văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc. Các đế vương lợi dụng bối cảnh văn hóa tôn giáo của nền kiến trúc này để hỗ trợ cho việc cai trị của mình, cho nên đẩy mạnh và phát triển các kỹ năng nghệ thuật kiến trúc.
Phật giáo thời kỳ này đã có mặt ở Trung Quốc và được vua chúa sùng phụng. Vua quan nhà Hán một mặt ra sức xây dựng chùa chiền cử hành những hoạt động tôn giáo. Từ ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo được hình thành bao gồm Phật điện, Phật tháp, Kinh tràng, thạch quật. Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc đã trở thành một trong những nội dung chính của nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, được sùng phụng và hộ trì của các bậc đế vương cho nên nền kiến trúc này có giá trị đặc biệt và trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
Kiến trúc Phật giáo những ngôi chùa nổi tiếng Trung Quốc so với kiến trúc cung điện về quy mô thì không bằng, nhưng về nghệ thuật thì trội hơn rất nhiều so với kiến trúc cung điện. Nếu so về số lượng, vật liệu xây dựng hình dáng kiến trúc cũng có thể sánh ngang bằng với kiến trúc cung điện. Nếu nói về nội hàm văn hóa và chiều sâu nghệ thuật giá trị thẩm mỹ thì hơn hẳn kiến trúc cung đình.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc lấy kết cấu gỗ làm phương thức kết cấu chính, ngoài ra dùng phương thức giá đỡ để làm kết cấu phần đầu cột cũng như phần chịu lực của phần dang rộng mái. Ngoài ra giá đỡ còn mang tính văng trang trí cho kiến trúc cũng như sự khéo léo của nghệ thuật sắp xếp kiến trúc. Kết cấu giá đỡ được dùng trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc đến đời Hán thì việc sử dụng kết cấu này trong kiến trúc quan trọng của quốc gia đã được thể chế hóa.
Có chế độ và đẳng cấp nghiêm ngặt, việc sử dụng kết cấu giá đỡ trong kiến trúc rất hạn chế, duy chỉ có cung điện, tự viện và các kiến trúc cao cấp khác của nhà nước mới được cho phép sử dụng kết cấu này. Ở chỗ này kiến trúc Phật giáo và kiến trúc cung điện hưởng chung một thể chế đặc thù, cho nên kiến trúc Phật giáo sử dụng kết cấu giá đỡ trong phạm vi rất rộng, số lượng rất nhiều về kiểu dáng và chất liệu làm cho người thời đó phải tán thán.
Phật tự là nơi Tăng Lữ phụng thờ Đức Phật, Xá Lợi, các di vật của Đức Phật, và là chỗ ở hằng ngày của chư Tăng cũng như cử hành các hoạt động tôn giáo, nghi lễ Phật Giáo là nơi đại diện cho văn hóa Phật giáo, đồng thời cũng là cơ sở truyền giáo của Phật giáo. Phật tự có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ được gọi là Tăng Già Lam, khi truyền đến Trung Quốc được gọi bằng nhiều danh xưng như Phù Đồ, Lan Nhã, Thiền Lâm, Tháp Miếu, Tự, Am, Miếu…
Phật tự là danh xưng được bắt nguồn từ một cơ sở hành chính quan lại nhà nước đời nhà Hán. Năm Vĩnh Bình thứ 10 đời nhà Hán, công nguyên năm 67 từ Ấn Độ có hai vị cao Tăng là Trúc Pháp Lan và Nhiếp Ma Đằng đến Trung Quốc. Khi đến hai vị Tăng ở Hồng Lô Tự là cơ quan ngoại giao của nhà Hán, sau đó nhà vua cho xây dựng già lam làm cơ sở cho hai vị Cao Tăng hoằng pháp nhưng vẫn giữ tên cũ là “Tự” để đặt cho cơ sở mới, vì con ngựa trắng có công chở tượng Phật, Kinh điển đến Trung Quốc nên ngôi chùa đầu tiên có tên là Bạch Mã Tự và từ đó cơ sở Phật giáo được gọi là Tự cho đến ngày nay.
Và khi Phật tự ở Trung Quốc được xây dựng thịnh hành thì Phật giáo Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển mạnh, có thể nói là từ thời Nam Bắc triều cho đến Tùy Đường. Bất luận từ đô thành cho đến làng xóm, đâu đâu cũng đều có chùa chiền do quốc gia xây cất hoặc là chính quyền địa phương xây dựng, tập trung nhân lực tài lực xây dựng chùa chiền tháp miếu điêu khắc Phật động. Đương thời thủ đô Nam triều là Kiến Khang có hơn 500 ngôi chùa. Thời Bắc Ngụy thủ đô Lạc Dương có hơn 1.367 ngôi chùa. Đến đời Tùy chùa chiền đã đạt đến 1.434 ngôi, chiếm diện tích 60% của kinh đô nhà Tùy. Đời nhà Đường vào thời kỳ hoàng kim của Phật giáo có 45.000 ngôi chùa. Cho đến đầu đời nhà Thanh chùa chiền đã đạt tới ngưỡng 80.000 ngôi. Trong đó những ngôi chùa nổi tiếng và được bảo tồn còn tương đối tốt cũng hơn 1.000 ngôi. Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn, Phổ Đà Sơn, Cửu Hoa Sơn cùng với Đôn Hoàng, Mai Tích Sơn, Vân Cương, Thiên Long Sơn, Long Môn…
Đều là những chỗ tập trung điện đài tháp miếu cũng như Phật động nhiều nhất của Phật giáo Trung Quốc. Sự hiện hữu của Phật tự Trung Quốc có thể nói Đông từ Thượng Hải, Tây đến Tân Cương, Bắc từ Hắc Long Giang, Nam đến Quảng Đông Nam Hải, nơi đâu cũng có dấu tích của Phật giáo, có một lượng vật thể kiến trúc vô cùng phong phú, đứng nhất trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thuộc về không gian tạo hình nghệ thuật, từ thuộc tính tôn giáo, nhu cầu xây dựng kiến trúc và bố cục kiến trúc cần phải tuyển trạch cục đất để phù hợp với tổ hợp và quần thể kiến trúc phục vụ tôn giáo, nội bộ không gian của kiến trúc cùng với hoa văn trang trí cũng như các đề tài điêu khắc và sử lý ánh sáng màu sắc không gian dựa trên ý niệm, tâm lý cảm ứng của người học Phật đối với sự truy cầu ý thức cảnh giới của chư Phật.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội nhân loại, mà khi xã hội đó phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định thì sản sinh hiện tượng này. Cũng như vậy do nhu cầu tín ngưỡng cũng như sự hoằng truyền giáo nghĩa, cho nên kiến trúc những ngôi chùa nổi tiếng của tôn giáo từ đó mà sanh.
Bắt đầu từ thời Nam Bắc triều kiến trúc những ngôi chùa Phật giáo Trung Quốc đã dùng đến điêu khắc, hội họa, thư pháp cùng với khắc bia kết hợp với kiến trúc tạo thành một tổ hợp kiến trúc nghệ thuật, bắt đầu các công trình đào các động đá để thờ Phật, sáng tạo nên một kiểu kiến trúc mới, tổng hợp hết các thành tố nghệ thuật đã nêu trên, từ đó về sau lối kiến trúc này có ảnh hưởng sâu rộng và hầu hết trong các công trình kiến trúc Phật giáo cổ đại cũng như trong hiện đại. Do đó Phật tự, Phật tháp, Kinh tràng, Thạch quật,…
Từ kết cấu cho đến trang trí, lớn cho đến cả ngôi tự viện, nhỏ cho đến những chỗ trang trí vi tế nhất đều dùng cơ chế tạo hình nghệ thuật, do đó kiến trúc cung điện được làm giàu thêm bởi những biểu hiện của hình thức và nội hàm văn hóa kiến trúc Phật giáo cho những ngôi chùa nổi tiếng, thêm những ý niệm về cảm thụ mỹ học.
Đi ngang qua lịch sử cổ đại Trung Quốc, những thành tựu của kiến trúc nghệ thuật Trung Quốc không thể không nói đến nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Cho đến ngày hôm nay những kiến trúc gỗ còn tồn tại lâu nhất và sớm nhất, những hoa văn họa tiết, các tác phẩm tượng Phật và Bồ Tát, Thiên Long Bát Bộ Thần chúng… các tác phẩm bích họa, khắc đá đều là những tác phẩm hy hữu truyền thế quốc bảo của nền nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc nói riêng và nền nghệ thuật kiến trúc văn hóa nói chung, cũng là một hiện tượng hiếm thấy của một trong những nền kiến trúc cổ đại thế giới thu hút hằng năm rất đông người hành hương phật.
Kiến trúc nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc hình thành vị trí đặc thù trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, không phải là việc ngẫu nhiên. Các triều đại đế vương sùng kính Phật giáo, dùng lực lượng tài vật của quốc gia xây dựng các công trình kiến trúc Phật giáo, nguyên nhân này khởi nguồn từ chỗ Phật giáo và chính trị có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Giáo nghĩa nhân quả báo ứng, lý luận sanh tử luân hồi của Phật giáo và lấy sự cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sanh, lợi người tức là lợi mình để giáo hóa chúng sanh, dung hợp triết học cổ đại Trung Quốc, làm cho chẳng những thượng tầng xã hội có thể tiếp thu được Phật giáo, mà tầng lớp cùng khổ có địa vị thấp nhất trong xã hội cũng có thể thấm nhuần giáo nghĩa này. Chính giáo nghĩa này đã làm cho Phật giáo lưu truyền và phát triển rộng rãi trong các tầng lớp xã hội Trung Quốc, đối với chế độ phong kiến quan lại giáo nghĩa này có tính an định xã hội và tạo sự cần thiết cho một trật tự xã hội mà ý tưởng thống trị luôn luôn quan tâm và tìm cách điều phối, có lợi đối với lợi ích chính trị, cho nên được nhà nước bảo hộ.
Vì thế không gian hoạt động tôn giáo của Phật giáo mở rộng, những thể loại kiến trúc cao quý nhất của kiến trúc cung đình Trung Quốc được Phật giáo sử dụng, hết thảy những hoa văn họa tiết cũng như vật liệu, kết cấu của kiến trúc cung đình như kết cấu giá đỡ, ngói lưu ly, si vĩ, tích thú, lưu kim, đúc đồng, trát ngọc và hội họa điêu khắc, thư pháp, các thủ pháp nghệ thuật khác, thậm chí những nơi nhỏ nhất của kết cấu kiến trúc cũng đều dùng tâm sử lý bằng những thủ thuật nghệ thuật hết sức tinh vi.
Các đế vương thời xưa khâm định chức vụ trụ trì các ngôi quốc tự cho các vị Tăng, sắc tứ tên chùa, biển cũng như đề thơ tán tụng, việc làm này là một động lực rất lớn dần khởi sự phát triển thuần thục nghệ thuật kiến trúc Phật giáo. Trãi qua năm tháng của lịch sử, theo sự hoằng dương và phát triển của Phật giáo, người xưa đã sáng tạo nên nền nghệ thuật kiến trúc Phật giáo đặc sắc, độc đáo cho đến bây giờ khi chúng ta đứng nhìn lại không khỏi không thán phục tài nghệ của người xưa và ghi nhớ công đức của liệt vị Tổ sư đã dày công xây dựng.
Đăng bởi: Hoàng Thị Duyên
Từ khoá: Kiến trúc Phật giáo tại các ngôi chùa ở Trung Quốc
Kiệt Tác Kiến Trúc Của Nhân Loại
Đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ là một công trình kiến trúc kì vĩ và tráng lệ mà bất cứ ai chiêm ngưỡng cũng đều ngất ngây bởi vẻ đẹp của nó. Ngoài ra, nơi đây còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà nhiều người có thể chưa biết.
Nổi tiếng là nơi thiêng liêng và kì vĩ, đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ còn được xem là biểu tượng tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Ngoài ra, tọa lạc tại vị trí đắc địa, đền thờ như là viên ngọc quý lung linh giữa trời xanh mà bất cứ ai nhìn thấy cũng đều bị thu hút.
Đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ là nơi thiêng liêng và tuyệt đẹp nhất
Đôi nét về đền thờ Taj Mahal ở Ấn ĐộĐền thờ Taj Mahal tọa lạc tại thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, thuộc phía Bắc Ấn Độ. Ngôi đền được kiến trúc sư đại tài người Iran, ông Ustad Tsa vẽ thiết kế và với sự đóng góp của 20.000 công nhân và thợ thủ công. Đặc biệt là hơn 1.000 con voi được dùng để chở vật liệu từ nhiều vùng trong và ngoài Ấn Độ để xây dựng, khắc tạc nên ngôi đền diễm lệ, thanh cao.
Công trình kiến trúc độc đáo được thiết kế bởi kiến trúc sư đại tài người Iran Ustad Tsa
Đền thờ Taj Mahal gồm có cổng chính, nhà thờ, vườn cây, lăng mộ và khu nghỉ. Đền được xây dựng trên một khu đất rất rộng và ở giữa là một tòa lâu đài là lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m, theo đạo Hồi số 4 tượng trưng cho sự bất diệt. Xung quanh được chạm khắc tinh xảo bằng đá quý và được trang trí nhiều họa tiết trang nhã mang lại vẻ đẹp tráng lệ vô cùng.
Đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ – Một trong 7 kì quan của thế giớiNăm 1983, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (Unesco) công nhận đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới. Nơi đây được nhắc đến là một “kiệt tác” nên được chiêm ngưỡng nhất thế giới. Các nhà sử gia phương Tây cho rằng, ít có công nào có thể vượt qua vẻ đẹp của Taj Mahal.
Đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ là một trong 7 kì quan của thế giới
Đây là công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Đền thờ được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý được lấy từ nhiều nơi trên thế giới. Vì thế, màu sắc của đền thờ sẽ thay đổi theo sắc nắng và thời tiết. Ngoài ra, ngôi đền còn nằm ở vị trí “đắc địa” nên cảnh quang nơi đây vô cùng đẹp.
Taj Mahal càng thơ mộng khi nằm cạnh bên dòng sông Yamuna
Taj Mahal – ngôi đền của tình yêu bất diệtTheo lịch sử Ấn Độ, việc xây dựng đền thờ Taj Mahal gắn liền với câu chuyện tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Hoàng hậu đã qua đời ở tuổi 39 (sau khi sinh người con thứ 14), hoàng đế rất đau buồn và đã bạc trắng tóc chỉ sau một đêm.
Hoàng hậu Mumtaz trước khi nhắm mắt đã đề nghị với hoàng đế xây cho mình một lăng mộ để kỷ niệm tình yêu của họ. Vì thế, ngay sau đó, hoàng đế đã cho xây dựng Taj Mahal và tự mình theo dõi tiến độ công trình kiến trúc này để có được một món quà trọn vẹn dành cho người vợ quá cố của mình. Sau 22 năm xây dựng liên tục, ngôi đền hoàn thành và mang nét đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ. Có thể nói hiếm có tình yêu nào hay công trình nào vĩ đạo như những gì vua Shah Jahan đã làm cho hoàng hậu Mumtaz Mahal.
Taj Mahal – biểu tương của tình yêu bất diệt
Đăng bởi: Nguyễn Tấn Phước
Từ khoá: Đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ – Kiệt tác kiến trúc của nhân loại
9 Công Trình Kiến Trúc Tiêu Biểu Của Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Nhật Bản Kengo Kuma
Sân vận động Quốc gia Nhật Bản
Đây là một sân vận động rất được yêu thích, với sức chứa lên đến 68.000 chỗ ngồi đã được Kengo Kuma thiết kế để chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic Tokyo 2023. Chính công trình này đã góp phần đưa tên tuổi của Kengo Kuma lên tầm thế giới. Sự kết hợp của cây xanh với các vật liệu nhân tạo, thiết kế này đã khiến rất nhiều khán giả phải trầm trồ khi được ra mắt trong Lễ khai mạc.
Điểm nổi bật nhất của Sân vận động Quốc gia Nhật Bản là những mái hiên được làm từ gỗ nhập từ khắp các tỉnh trên toàn Nhật Bản, mang đến một sự tương phản nhẹ nhàng giữa nền bê tông của thành phố Tokyo. Mỗi tầng tại sân vận động này đều trồng cây xanh với tổng cộng khoảng 47.000 loài thực vật, đem đến một không gian thoáng đãng, dễ chịu ngay giữa lòng đô thị lớn hàng đầu thế giới.
Ga Takanawa GatewayTrong chuyến tham quan khám phá thành phố Tokyo cùa mình, nhiều khả năng bạn sẽ phải sử dụng tuyến Yamanote để di chuyển. Có thể bạn nghĩ nhà nga chỉ là nơi để phục vụ cho mục đích di chuyển, nhưng một số nơi chẳng hạn như ga Takanawa Gateway – trạm dừng chân mới nhất trên tuyến Yamanote còn là một nơi tuyệt vời để tham quan nữa đó.
Được thiết kế bởi Kengo Kuma và khai trương vào năm 2023, ga Takanawa Gateway mang một bầu không khí tươi mới và tràn đầy năng lượng. Nhà ga này là sự kết hợp tuyệt vời giữa nét truyền thống của Nhật Bản với sự tinh tế, hiện đại. Nội thất được làm từ gỗ tuyết tùng từ vùng Tohoku, không gian bên trong nhà ga khá rộng rãi sẽ mang đến cho bạn một điểm dừng chân lý tưởng để thư giãn sau những giờ cao điểm căng thẳng ở Tokyo.
Trung tâm Thông tin Du lịch Văn hóa AsakusaSau khi tham quan chùa Senso-ji nổi tiếng, hãy đi xuống con đường dẫn đến Trung tâm Thông tin Du lịch Văn hóa Asakusa do Kengo Kuma thiết kế. Tại đây du khách có thể đến và tìm hiểu về những điểm du lịch thú vị ở khu phố mang tính biểu tượng của Tokyo này.
Trung tâm bao gồm 7 tầng, với mỗi tầng mang một hình dáng khác nhau được xếp chồng lên nhau, tạo thành một cấu trúc bất đối xứng lộn xộn nhưng cũng cân bằng một cách hoàn hảo. Nằm gần ngôi chùa cổ kính, sự tương phản và hòa quyện của hai điểm tham quan này là minh chứng cho sự táo bạo trong sáng tạo của Kuma.
Sunny HillsCó nguồn gốc từ Đài Loan, Sunny Hills là một cửa hàng bánh dứa nổi tiếng nằm ở khu vực Minami-Aoyama thời thượng. Bên cạnh những chiếc bánh hảo hạng, thiết kế đẹp mắt của tòa nhà này cũng là điểm gây ấn tượng rất lớn đối với khách du lịch. Sử dụng chất liệu gỗ được Kengo Kuma tuyển chọn kĩ càng, Sunny Hills được bao phủ hoàn toàn bởi các thanh gỗ đan xen với nhau để tạo thành cấu trúc mạng lưới – một điểm rất đặc trưng trong phong cách thiết kế của Kuma.
Một số người nghĩ rằng tòa nhà trông giống như vải dệt, trong khi một số khác lại cho rằng nó trông giống như tổ chim. Dù bạn có liên tưởng thế nào thì tất cả những ai bước vào đây đều sẽ cảm thấy thoải mái và yêu thích không gian thanh bình và sự mến khách tại nơi đây.
Bảo tàng Nezu Cửa hàng Starbucks Coffee Dazaifu Tenmangu OmotesandoTôn vinh thần học tập, hàng năm Dazaifu Tenmangu thu hút rất nhiều học sinh và phụ huynh đến cầu may cho các kỳ thi sắp tới. Ẩn mình giữa con phố nhộn nhịp dẫn đến đền thờ là Starbucks Coffee Dazaifu Tenmangu Omotesando – một cửa hàng Starbucks độc nhất vô nhị do Kengo Kuma thiết kế.
Toyama KirariKengo Kuma được cho là kiến trúc sư xuất sắc hàng đầu khi thiết kế và xây dựng nên các công trình dành cho cộng đồng, với thiết kế tinh tế dựa trên nhu cầu của cư dân địa phương. Bằng chứng rõ ràng nhất chính là Toyama Kirari ở thành phố Toyama, một hệ sinh thái nhỏ tụ hợp những giá trị tuyệt vời nhất của thành phố đồng thời góp phần hỗ trợ cuộc sống của người dân địa phương.
Tại đây có bảo tàng, quán cà phê, không gian triển lãm, thư viện, ngân hàng, v.v. Với những khoảng trống được tạo ra từ các thanh gỗ dựng đứng, mỗi khu vực tại nơi đây dù nằm độc lập nhưng vẫn có cảm giác được kết nối, với một chiếc cửa sổ lớn giúp đón ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Bên ngoài công trình kiến trúc này được làm bằng thủy tinh, nhôm và đá granit sản xuất tại Toyama, có khả năng phản chiếu ánh sáng ở mỗi góc độ để đảm bảo công trình này luôn thu hút ánh nhìn của những người qua đường.
YusuharaĐối với những người hâm mộ Kengo Kuma, thị trấn Yusuhara yên bình này chính là thiên đường. Nằm sâu trong dãy núi Kochi trên đảo Shikoku, nơi đây có 5 công trình do Kengo Kuma thiết kế, giúp tô điểm cho những con phố cổ kính, bình dị.
Nhà vệ sinh ở công viên Oath HillCông viên Oath Hill là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ nhất của núi Phú Sĩ ở Nhật Bản. Nằm dọc theo con đường ngắm cảnh nổi tiếng “Kintaro Fujimi Line” ở Shizuoka, công viên nhỏ này đã trở nên nổi tiếng sau khi ra mắt nhà vệ sinh và nhà vòm do Kengo Kuma và Associates thiết kế.
Tán dù đôi này được lấy cảm hứng từ núi Phú Sĩ, mang đến cho công viên một nét độc đáo rất riêng, đồng thời cho phép khách tham quan, những người đi xe đạp và đi bộ đường dài có thể nghỉ ngơi, “giải quyết nhu cầu tự nhiên” và ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời xung quanh.
Cảm nhận vẻ đẹp của nước Nhật qua những công trình kiến trúcTham quan những công trình kiến trúc của Kengo Kuma là một cách tuyệt vời để bắt đầu chuyến đi đến Nhật Bản của bạn. Tất cả những công trình kiến trúc này đều được xây dựng để phục vụ người dân địa phương, là nơi du khách có thể dừng chân, học hỏi, khám phá và giao lưu. Những công trình kiến trúc này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tuyệt vời về cảnh quan đô thị và thiên nhiên của Nhật Bản. Ngoài những địa điểm được giới thiệu trong bài viết này, còn vô số những kiệt tác khác của Kengo Kuma để bạn khám phá trên khắp đất nước, chẳng hạn như khách sạn Tokyo sang trọng [email protected], hay Tòa thị chính Nagaoka Aore ở Niigata. Bên cạnh việc khám phá những đền thờ, chùa Phật giáo hay những con hẻm được chiếu sáng bằng đèn neon, việc tham quan những công trình kiến trúc đầy sáng tạo của Kengo Kuma và những người cộng sự của ông cũng chính là một cách tuyệt vời để khám phá đất nước Nhật Bản xinh đẹp!
Ảnh tiêu đề: Manuel Ascanio / Shutterstock
Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Bích
Từ khoá: 9 công trình kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc sư nổi tiếng Nhật Bản Kengo Kuma
Thành Phố Của Nghệ Thuật, Kiến Trúc Và… Bia
Salzburg là một trong những thành phố cổ được bảo quản tốt nhất ở vùng phía bắc của dãy núi Alps. Khu phố cổ của Salzburg nổi tiếng thế giới, với rất nhiều tòa nhà, tháp và nhà thờ với kiến trúc baroque, đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO từ năm 1997.
Thành phố Salzburg chụp từ pháo đài Hohensalzburg.
Salzburg và pháo đài Hohensalzburg chụp từ Mönchsberg.
Một trong những điểm thu hút du lịch lớn của Salzburg là Pháo đài Hohensalzburg nằm trên ngọn đồi Festungsberg, ở phía nam của khu phố cổ. Pháo đài bắt đầu được xây dựng từ năm 1077 rồi dần dần mở rộng trong những thế kỷ sau. Đây là nơi cư trú của các tổng giám mục-hoàng tử, một doanh trại quân đội và cả là nhà tù. Nó là một trong những pháo đài thời trung cổ lớn nhất châu Âu được bảo quản tốt nhất. Ngày nay nó là nhà bảo tàng và cũng là một địa điểm tổ chức hòa nhạc phổ biến.
Pháo đài Hohensalzburg chụp từ Kapitelplatz.
Từ năm 1892, không chỉ leo bộ, mà du khách có thể lên pháo đài dễ dàng bằng tàu leo núi chạy trên đường ray. Đứng trên điểm đỉnh cao nhất, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thành phố Salzbrug từ bốn hướng, cả phần rặng núi Alps bao quanh với đỉnh núi Untersberg.
Một phần pháo đài Hohensalzburg và cảnh quan chụp từ tháp cao nhất trong pháo đài.
Du khách có dịp tham quan các căn phòng/căn hộ các hoàng tử thời Trung cổ, đi dạo ở các khu sân và các thành trì bao quanh, được thăm các triển lãm với rất nhiều hiện vật lịch sử, bộ sưu tập vũ khí thời trung cổ, áo giáp và thậm chí dụng cụ tra tấn, bộ sưu tập phong phú các tước hiệu và huy hiệu. Đặc biệt du khách được chiêm ngưỡng nội thất lộng lẫy trong Hội trường Vàng và Phòng Vàng rang trí bằng gỗ chạm khắc thời Gothic rất tinh túy và các bức tranh cổ.
Bếp lò Majolica bằng sành từ thế kỷ 16 đầy màu sắc ngay cạnh cửa vào Phòng Vàng.
Salzburg nổi tiếng vì còn là nơi sinh của nhà soạn nhạc nổi tiếng thế kỷ 18 Wolfgang Amadeus Mozart. Hầu hết du khách đến thành phố này đều đến thăm ngôi nhà nơi gia đình Mozart đã ở trong thời gian 1747-1773 và là nơi Mozart đã sinh ra ngày 27 tháng một năm 1756 (Mozarts Geburtshaus, Getreidegasse 9). Ngôi nhà hiện nay là một viện bảo tàng nổi tiếng có lưu trữ rất nhiều tài liệu về Mozart và gia đình. Ngoài những hiện vật lịch sử, còn có cả phòng trang bị máy tính hiện đại, nơi du khách có thể ngồi đọc mọi thông tin lịch sử, xem mọi bản nhạc, và chìm đắm nghe những bản nhạc bất tử của Mozart. Du khách cũng tìm đến thăm cả căn nhà mà gia đình Mozart ở sau này (Mozarts Wohnhaus, Makartplatz 8) cho tới trước khi ông chuyển đến sống ở Vienna, ngắm nhìn những nhạc cụ ông đã sử dụng đặc biệt là chiếc đàn piano, những bản thảo ông viết, những bức chân dung của Mozart và gia đình.
Ngôi nhà thơ ấu của Mozart chụp từ Hagenau Square.
Vườn Mirabell được xây dựng dọc theo trục bắc-nam và hướng về nhà thờ Salzburg pháo đài Hohensalzburg.
Không chỉ chiêm ngưỡng kiến trúc cổ, Salzburg còn là nơi lý tưởng cho những du khách thích đắm mình thưởng thức nghệ thuật. Ngay chỉ riêng ở bảo tàng nghệ thuật hiện đại Salzburg (The Museum der Moderne (MDM) Salzburg), du khách không chỉ ngắm những tác phẩm của rất nhiều nghệ sĩ quốc tế, mà ngay chỉ trong không gian trưng bày nghệ thuật đồ họa và nhiếp ảnh đã có hơn 17.000 tác phẩm nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia Áo. Kiến trúc của tòa nhà cũng là một kiệt tác kiến trúc hiện đại, khi nó ngự ngay trên vách đá dốc đứng của đồi Mönchsberg, với nhiều tầng tòa nhà và phòng tranh được xây ngầm trong núi, với hệ thống thang máy xây xuyên núi để đưa du khách lên đến tầng nổi của bảo tàng.
Bảo tàng nghệ thuật hiện đại MDM Salzburg (phần nổi tòa nhà) chụp từ pháo đài Hohensalzburg.
Du khách sẽ hào hứng hòa mình vào không khí nhộn nhịp ở Salzburg vào buổi tối, với những điệu nhạc du dương trong những quán ăn, những hành khúc sôi nổi của đội nhạc kèn trống đi diễu hành trên phố cổ, và những buổi diễn nhạc ngoài trời tại những quảng trường nhỏ khắp thành phố. Salzburg là một trong số ít những thành phố có rất nhiều buổi diễn nhạc ngoài trời dành cho khách du lịch. Những ai thích không gian tĩnh mịch hơn thì có thể lững thững đi mua bán ở những quán nhỏ dọc bờ sông Salzach, hoặc dạo bước trên cầu ngắm nhìn Salzburg lung linh trong đêm.
Buổi tối ở Salzburg hòa mình vào điệu nhạc nhộn nhịp trên đường phố.
Hay đi dạo dọc sông Salzach ngắm Salzburg lung linh trong đêm.
Du lịch ở Salzburg, thuận tiện hơn cả là mua thẻ Salzburg (Salzburg card), loại 24, 48 hay 72 giờ tùy thuộc vào thời gian bạn có. Với vé này, có thể sử dụng tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố, vào thăm một số bảo tàng mà không phải mua vé vào cửa, kể cả đi du lịch bằng tàu trên sông Salzach đến tận lâu đài Hellbrunn cách trung tâm Salzburg khoảng 7 km, cũng như vào thăm nhà máy bia và du lịch ở Untersberg.
Đi du lịch bằng tàu trên sông Salzach.
Một trong những điểm tham quan thú vị nhất mà du khách không thể bỏ qua khi đến thăm Salzburg là nhà máy bia Stiegl Brauwelt (Bräuhausstraße 9). Tại đây bạn sẽ được cảm nhận thế giới hấp dẫn của bia khi xem bộ phim điện ảnh độc đáo, thăm triển lãm nơi bạn có thể tìm hiểu tất cả về nguyên liệu và công đoạn sản xuất bia và các thành phẩm bia.
Trưng bày các sản phẩm bia Stiegl.
Đặc biệt là với mỗi vé vào thăm (có thẻ Salzburg card sẽ nhận được vé vào không mất tiền), bạn sẽ được thưởng thức với tất cả các giác quan của bạn 3 cốc bia tươi khai thác tại chỗ theo sự lựa chọn của bạn và còn được chọn một món quà lưu niệm (một chai bia hay một cái mở chai). Dù là khoan khoái vì được thưởng thức bia không mất tiền, nhưng chắc chắn một điều là du khách nào cũng lóa mắt trong cửa hàng bán bia và hoan hỉ rút ví nên khi ra về ai nấy cũng túi sách nách mang nặng trĩu bia các loại.
Đến thăm Stiegl Brauwelt, du khách được thưởng thức nhiều loại bia tươi sản xuất tại chỗ mà không phải bỏ tiền ra mua.
“Chiến lợi phẩm” mua về sau khi thăm nhà máy bia Stiegl Brauwelt.
Đỉnh núi Alps gần nhất là Untersberg (cao 1972 mét). Ngọn núi này rất đông khách du lịch đén thăm quanh năm, do vì nó rất gần với Salzburg, chỉ cách trung tâm thành phố 16 km, rất dễ dàng tiếp cận bằng xe buýt. Rất nhiều đường dẫn lên đỉnh, nhưng hầu hết du khách sử dụng cáp treo để lên độ cao hơn 1300m, đến đỉnh Geiereck (không cần mua vé đi cáp treo nếu có Salzburg card). Đi cáp treo cũng không dành cho người yếu tim khi nhiều đoạn cáp treo như là leo thẳng lên giữa những vách đá dốc thẳng đứng và lại còn mịt mùng trong những đám mây.
Cáp treo lên đỉnh Geiereck.
Khi lên đến đỉnh Geiereck, du khách sẽ được đắm mình trong bồng lai tiên cảnh, khi cảnh hạ giới đã được che khuất hoàn toàn bên dưới, chỉ có những chóp núi nhấp nhô trên thảm mây trắng bồng bềnh, khi trèo tiếp lên đỉnh Untersberg qua con đường mòn vắt qua những ghềnh đá nhấp nhô trong ánh sáng mặt trời chiếu rọi và bầu trời xanh trong veo, trong không khí trong lành bình yên đến ngỡ ngàng, với những đàn chim bay lượn xung quanh và thỉnh thoảng còn đi xuyên qua những đám mây mỏng trôi lững lờ.
Bồng lai tiên cảnh khi ra khỏi nhà ga cáp treo ở đỉnh Geiereck.
Đích của hành trình tiên cảnh: đỉnh Untersberg.
Đăng bởi: Hiền Tâm Ngô
Từ khoá: Salzburg, Áo – thành phố của nghệ thuật, kiến trúc và… bia
Những Công Trình Kiến Trúc Nổi Bật Của Nước Nga
Nước Nga có 28 di sản thế giới được UNESCO công nhận, gần một nửa trong số đó là những kiến trúc minh chứng cho tài năng và khéo léo của người Nga. Du lịch Châu Âu hãy một lần đến với xứ sở bạch dương xinh đẹp để trải nghiệm những địa điểm tuyệt vời sau đây.
Nằm trên mỏm đất nhô ra biển thuộc quần đảo Kizhi, hồ Onega của Nga, nhà thờ gỗ Kizhi 150 tuổi vẫn đẹp đẽ và vững vàng. Người ta coi nhà thờ này như di sản kiến trúc gỗ của người Nga.
Tọa lạc trên dãy núi Caucasus nhìn xuống biển Caspian, thành phố cổ Derbent là nơi mà sự huy hoàng rồi sụp đổ của nhiều triều đại đế chế đã diễn ra xuyên suốt từ thế kỷ 15 cho đến nay.
Thành phố cổ Yaroslavl nổi tiếng với lối kiến trúc Tân cổ điển và những nhà thờ được xây từ thế kỷ 16-17, nổi bật trong đó là nhà thờ Epiphany đá đỏ.
Thành phố trung cổ Bolgar, nằm trên bờ sông Volga nổi tiếng, đã từng là thủ đô một thời của Kim Trường Hãn Quốc (Đế chế Mông Cổ). Ngày nay, Bolger được coi như chốn thiêng liêng của cộng đồng người Hồi giáo Tatars.
Nhà thờ chính tòa Lễ thăng thiên của Đức mẹ đồng trinh và Tu viện Sviyazhs tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ thuộc hợp lưu của ba con sông, đó là sông Volga, sông Sviyaga và sông Shchuka. Ngày nay nhà thờ chính tòa là nơi lưu trữ những bức bích họa quý hiếm của Giáo hội Chính thống giáo Đông Phương.
Tu viện Pherapontov tọa lạc trên một con đồi nhỏ ở miền tây bắc nước Nga, được khởi công xây dựng từ thế kỷ 14. Tu viện này nhận được nhiều sự trao tặng và quyên góp của tầng lớp quý tộc cũng như chính quyền lúc bấy giờ, mà trên hết là của “Ivan bạo chúa” khét tiếng.
Tổ hợp kiến trúc Trinity Sergius Lavra nằm trong thị trấn Sergiyev Posad thuộc Đông – Bắc Moscow. Tổ hợp này hiện nay hoạt động như là trung tâm tinh thần của Giáo hội Chính Thống giáo Nga.
Thành phố Saint Petersburg được xây dựng vào đầu thế kỷ 18 dưới thời Peter Đại Đế. Thành phố này được ví như “thành venice của phương Bắc với nhiều cung điện, nhà thờ và dinh thự kết hợp lối kiến trúc của Ba-rốc và Tân cổ điển.
Quảng trường Đỏ nổi tiếng tách khu quần thể điện Kremlin kiên cố và thánh đường St. Basil rực rỡ, nhiều màu sắc, là trung tâm ghi dấu sự phát triển và thay đổi lịch sử chính trị hỗn loạn của Nga kể từ thế kỷ 13.
Vòng cung trắc đạc Struve là một chuỗi các trạm trắc đạc chạy qua 10 quốc gia với chiều dài hơn 1.700 dặm (2.820 km) nhằm mục đích đo đạc kích thước và hình dạng chính xác của Trái đất.
Nhà thờ thăng thiên Kolomenskoye được xây dựng vào năm 1532 với sự kết hợp hài hòa giữa các lối kiến trúc của La Mã đông phương, Hy Lạp, La Mã chính thống, Gô tích và kiến trúc Nga cổ.
Thành phố cổ Novgorod là thủ đô đầu tiên của Nga vào thế kỷ 19. Thành phố này có ý nghĩa tôn giáo quan trọng khi lưu trữ bản dịch đầy đủ và đầu tiên của kinh Cựu Ước và kinh Tân Ước sang tiếng Slavonic ở thế kỷ 15.
Tu viện Novodevichy là nơi ở của các quý phu nhân và các thành viên của gia tộc Tsar. Nghĩa trang trong tu viện cũng là nơi an nghỉ của một số thành viên trong gia đình hoàng gia.
Đăng bởi: Tỷ Lê Nguyễn
Từ khoá: Những công trình kiến trúc nổi bật của nước Nga
Cập nhật thông tin chi tiết về Tòa Thánh Tây Ninh – “Kì Quan Kiến Trúc” Của Tôn Giáo Cao Đài (2023) trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!