Bạn đang xem bài viết Thưởng Thức Bánh Tam Giác Mạch – Món Bánh Đặc Sản Mang Đậm Đà Bản Sắc Người Việt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đã qua 1 năm kể từ lần du lịch ấy, tôi vẫn không thể quên được món bánh tam giác mạch. Đây là món bánh dân dã và còn được gọi với một cái tên khác vô cùng ý nghĩa đó là loại bánh cứu đói. Món bánh này không phải là bánh cao sang mỹ vị nhưng nó có khả năng ghi dấu ấn một cách mãnh liệt với mọi người. Bạn chỉ cần thưởng thức bánh tam giác mạch một lần là sẽ nhớ mãi và muốn thưởng thức thêm những lần khác nữa.
Thưởng thức bánh tam giác mạch
Du lịch Hà Giang đừng bỏ quên món tam giác mạchTôi đến du lịch vùng cao nguyên đá Đồng Văn vào đúng mùa hoa tam giác mạch nở rộ. Đây là loại hoa xinh đẹp, có màu tím hồng được trồng khắp các con đường, ngọn đồi của vùng đất Hà Giang. Vì vậy ngay khi đặt chân đến mảnh đất này tôi đã bị cảnh sắc nơi đây làm say đắm.
Khi tham gia vào phiên chợ nơi đây tôi đã bị choáng ngợp bởi khung cảnh của phiên chợ vùng cao. Những cô gái mặc váy xòe hoa lộng lẫy làm khung cảnh phiên chợ đặc sắc hơn. Những em bé đeo gùi cõng sau lưng, hàng hóa bày bán khắp nơi tạo nên một phiên chợ đẹp như những bức tranh phác họa.
Sau khi thăm thú mộng vòng phiên chợ tôi ghé vào một quán nhỏ nơi có bán món bánh rất lạ mắt. Khi vừa cắn miếng bánh đầu tiên tôi đã rất ngạc nhiên về mùi vị của nó. Món bánh không béo, không khô mà vừa ăn và mang một hương vị riêng mà tôi chưa từng thưởng thức qua. Tìm hiểu ra mới biết đây là món bánh mì tam giác mạch.
Bánh tam giác mạch
Bánh tam giác mạch ở đâu Hà Giang? Thực tế tôi đã không nghĩ đây lại là một trong số các món bánh đặc sản Hà Giang. Hay nói chính xác hơn là món ăn đặc trưng của vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Một món ăn được làm từ cây hoa dân dã tam giác mạch như nó đã để lại trong tôi nỗi nhớ không nguôi. Và có lẽ thêm những lần sau nữa khi có cơ hội tôi muốn được thưởng thức bánh tam giác mạch một lần nữa.
Bánh tam giác mạch bắt nguồn từ một loài hoaCó lẽ các bạn cũng có suy nghĩ giống tôi đó là tam giác mạch chỉ là một loài hoa không hơn không kém. Hoa tam giác mạch rất đẹp nên thu hút khách du khách tới cao nguyên Đá Đồng Văn để ngắm cảnh, chụp ảnh. Tuy nhiên khi thưởng thức bánh tam giác mạch xong tôi mới nhận ra suy nghĩ của mình không đúng.
Tam giác mạch hay còn được biết đến là loại cây lương thực. Chúng không chỉ được sử dụng như một nguồn thức ăn quen thuộc cho gia súc mà còn dùng để ủ men rượu. Đặc biệt hơn nữa cây còn là nguyên liệu chính thiết yếu tạo nên món bánh tam giác mạch thơm ngon hương vị nức lòng người.
Bánh tam giác mạch được làm từ một loài cây có sự tích rất lạ. Câu chuyện bắt nguồn từ việc nàng Tiên Gạo, nàng Tiên Ngô đi gieo hạt. Mày trấu, mày ngô bị thừa không biết làm gì nên đổ vào khe núi. Khi cây ngô, cây lúa tốt lên và cho hạt thì số lượng chỉ đủ ăn một mùa. Mùa sau vẫn chưa tới để gieo nên cả làng đều bị đói.
Cây tam giác mạch
Lúc này người dân bắt đầu đi tìm lương thực để ăn và phát hiện ra loài cây có hoa nhỏ, lá hình tam giác có thể ăn được. Khi ăn còn thấy ngon không kém gì ngô, gạo. Và cây họ nhà lúa, lá hình tam giác nên mọi người gọi là tam giác mạch. Đến này cây được sử dụng để tạo ra món bánh tam giác mạch thơm ngon níu giữ lòng người.
Bánh tam giác mạch – Hương vị thơm ngon quyến rũ của vùng cao nguyên đá Hà GiangThưởng thức bánh tam giác mạch tại phiên chợ vùng cao nguyên đá Hà Giang đã để lại trong tôi những kỷ niệm khó phai. Vì vậy nó khiến tôi tò mò và muốn tìm hiểu xem món bánh này được tạo ra như thế nào? Bằng cách nào mà một loài cây hoa đẹp có thể làm nên một món bánh thơm ngon quyến rũ đến vậy.
Bánh tam giác mạch được làm từ các nguyên liệu có sẵn tại vùng cao nguyên đá Hà GiangTôi đã đến một ngôi nhà chuyên làm bánh tam giác mạch tại vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Tôi vẫn còn nhớ chị ấy tên là H. Tại đây tôi đã được chỉ cách làm bánh tam giác mạch. Đầu tiên tôi được làm quen với các nguyên liệu làm bánh tam giác mạch. Hầu hết các nguyên liệu dùng cho món bánh đều có sẵn. Món bánh cũng không có nhiều nguyên liệu nên không khó khi chuẩn bị.
Đầu tiên sử dụng nguyên liệu hạt tam giác mạch. Loại hạt này được thu hoạch về, phơi khô. Sau đó xay thành bột để sử dụng làm bánh. Nguyên liệu thứ hai là nước lọc. Nước lọc được sử dụng để sú bột nên cũng không cần nhiều. Chỉ cần 1 tô là đủ nếu còn thiếu có thế lấy thêm. Các nguyên liệu còn lại là khuôn sứ hoặc khuôn thủy tinh.
Nguyên liệu làm bánh
Bánh tam giác mạch thơm ngon đúng vị khi được tạo bởi chính đôi bàn tay người dân Hà GiangKhi làm bánh tam giác mạch, chị H hướng dẫn tôi phải lựa chọn loại hạt đã được phơi qua 1 nắng. Sau đó đem hạt tam giác mạch đi xay thành bột mịn. Hoặc mọi người cũng có thể tìm mua loại bột này trên thị trường.
Bước làm bánh tam giác mạch tiếp theo chính là sú bột. Mọi người có thể sử dụng một chiếc bát lớn. Sau đó cho bột tam giác mạch vào tô, đổ thêm một ít nước vào. Tiếp đến mọi người trộn bột, nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
Chị H còn lưu ý tôi phải cho thêm một chút muối vào để tăng thêm vị ngon cho bánh. Đồng thời mọi người cũng có thể cho thêm đường với liều lượng tùy theo khẩu vị của mỗi người. Như vậy bánh sẽ có vị ngọt tự nhiên, thanh đạm hơn.
Sau khi tạo được hỗn hợp thì chị H đã sử dụng khuôn bánh được chuẩn bị từ trước. Sau đó chị H đổ bột vào trong khuôn rồi dùng tay thoa đều hỗn hợp bột bằng phẳng theo mặt khuôn. Tiếp đến chị H đem khuôn bánh hấp lên.
Thời gian hấp bánh giống như chúng ta cắm một nồi cơm. Sau đó chị H đưa khuôn bánh ra và chỉ tôi cách kiểm tra bánh. Chỉ H bảo nếu đặt tay sờ mặt bánh và không cảm giác bị dính là bánh đã chín.
Khi bánh chín thì mọi người cho bánh ra khỏi khuôn. Thưởng thức bánh tam giác mạch khi còn nóng sẽ ngon hơn.
Cảm nhận khi thưởng thức bánh tam giác mạchLần đầu tiên thưởng thức món bánh này tôi đã bị thuyết phục. Bánh ăn rất mềm và xốp. Khi mọi người thưởng thức nếu nhấm nhấp chậm một chút sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh lan tỏa trong miệng. Bánh ăn không quá ướt mát như bột ngọt. Ngoài ra bánh cũng rất bùi và mang chút hăng đặc trưng cây rừng vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Bánh tam giác mạch của cao nguyên đá Đồng Văn
Bánh tam giác mạch không giống với các loại bánh tôi thường ăn. Dù bánh có vị ngọt, vị bùi, vị hăng như một số loại bánh khác. Tuy nhiên dưới bàn tay của những người dân làm bánh chuyên nghiệp tại Hà Giang, món bánh trở nên khác biệt. Vì vậy dù ăn bánh tam giác Mộc Châu hay bất kỳ món bánh nào vẫn không thể nào làm tôi quên được hương vị của bánh tam giác mạch Đồng Văn.
Nếu mọi người có dịp đi du lịch qua vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang thì hãy thưởng thức bánh tam giác mạch. Món ăn này được làm bởi bàn tay khéo léo của người dân địa phương sẽ giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn. Đặc biệt nếu bạn muốn đặt tour du lịch thì hãy đăng ký tại chúng mình. Chắc chắn dịch vụ tour du lịch uy tín này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết những danh lam thắng cảnh, đặc sản món ăn từng vùng miền.
Đăng bởi: Thiện Lữ
Từ khoá: Thưởng thức bánh tam giác mạch – Món bánh đặc sản mang đậm đà bản sắc người Việt
Thức Đặc Sản Mang Đậm Hương Sắc Phố Núi
Trong những năm gần đây, bên cạnh những loại đặc sản cơ bản, nổi tiếng của Đà Lạt từ hoa cho đến nông sản, thì hồng treo tuy mới xuất hiện nhưng đã dần trở thành lựa chọn quen thuộc của nhiều du khách. Với hương thơm dịu kết hợp cùng vị ngọt thanh, hồng treo Đà Lạt là thức quà chứa cả cái tình của phố núi gửi đến người bạn phương xa.
Đôi nét về hồng treo Đà Lạt
Hồng treo Đà Lạt còn được gọi bởi nhiều cái tên khác là hồng treo Nhật Bản hoặc hồng sấy gió Đà Lạt. Đặc sản này là sự kết đầy thú vị giữa quả hồng Đà Lạt cùng với công nghệ sấy gió tiên tiến của Nhật Bản, mang đến một món ăn vừa lạ miệng, vừa ngon lành và đảm bảo dinh dưỡng.
Hồng treo Đà Lạt sở hữu lớp vỏ ngoài khô nhưng bên trong lại đượm mật ngọt, thế nên mang đến nhiều bất ngờ cho những ai từng thưởng thức. Thông thường, người ta vẫn luôn nghĩ, với lớp vỏ như thế, chắc hẳn bên trong quả cũng sẽ khô. Để rồi khi vừa cắn, mật ngọt của hồng treo tuôn trào ra trong khoang miệng mang đến ấn tượng vị giác đầy bất ngờ.
Quy trình sản xuất hồng treo Đà Lạt
Quy trình sản xuất hồng treo Đà Lạt là một quy trình hoàn toàn khép kín, nhằm mang đến những quả hồng chất lượng, đảm bảo độ ngon, ngọt cũng như dinh dưỡng nhất.
Chọn hồng: Bước đầu tiên trong quy trình chính là chọn hồng. Những quả hồng được chọn là những quả hồng đảm bảo độ tươi, vỏ màu vàng cam, chắc tay, không vị dập hoặc có vết côn trùng cắn. Đồng thời, quả hồng được chọn cũng phải đảm bảo độ to và độ chín vừa vặn để mang đến chất lượng tốt nhất. Tóm lại, hồng được chọn mang đi sấy gió là quả hồng hoàn toàn “khỏe mạnh”.
Gọt vỏ: Sau khi được hái với một đoạn cuống còn chừa lại, hồng tươi sẽ được rửa sạch, để cho khô ráo rồi tiến hành gọt vỏ.
Làm dây treo: Những cuống hồng được nối vào các đoạn nút thắt của dây nylon, nối tiếp nhau tạo nên một dây hồng thật dài. Các nút thắt của hai dây nylon gần nhau phải so le nhau để khi phơi, những quả hồng không chạm vào nhau. Các dây hồng phải được treo trong không gian không có ánh sáng trực tiếp, thoáng gió và không bị ẩm mưa. Thời gian treo là khoảng từ 3 đến 4 tuần.
Massage cho hồng: Sau khoảng 10 ngày với những quả hồng to và 3 – 5 ngày so với những quả nhỏ hơn, các kỹ sư bắt tay vào giai đoạn massage cho từng quả hồng để ruột hồng trở nên mềm hơn.
Sau đó, hồng sẽ tiếp tục được phơi trong khoảng 8 tuần nữa. Sau 8 tuần, bạn đã có được thành phẩm hồng treo gió cực ngon, cực ngọt cho những buổi trà dư tửu hậu.
Ở công đoạn cuối cùng, hồng treo sẽ được hạ giàn và mang đi đóng gói, chính thức được chuyển đến tay người tiêu dùng.
Một vài lưu ý khi sử dụng hồng treo Đà Lạt
Khi lựa chọn hồng, bạn nên lưu ý đến màu sắc của quả. Quả hồng treo càng sậm màu, chứng tỏ độ chín, độ ngọt vừa vặn. Những quả hồng sáng màu thường có vị chát khi ăn, do khi hồng được mang đi treo vẫn còn xanh.
Nên bảo quản hồng treo trong tủ lạnh.
Tất cả các sản phẩm hồng treo khi cho vào bịch đều được hút chân không. Do đó, khi mở bịch, bạn không nên dùng ngay mà nên đợi vài ngày cho hồng lên men, hương vị khi ấy sẽ thơm ngon hơn hẳn.
Hồng treo Đà Lạt không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, làm đa dạng thêm nguồn nông sản của thành phố mà những nhà kính treo hồng còn mang đến lợi ích về du lịch. Hiện nay, có rất nhiều tour Đà Lạt trong ngày đã đưa việc tham quan nhà vườn hồng treo vào chương trình tour tham quan của mình, mang đến nhiều thích thú cho du khách.
Đăng bởi: Tuyền Đỗ
Từ khoá: Hồng treo Đà Lạt – Thức đặc sản mang đậm hương sắc phố núi
Bánh Tam Giác Mạch Hà Giang Phải Lòng Từ Tên Gọi
Hà Giang nổi tiếng với những cánh đồng hoa tam giác mạch mê đắm lòng người. Thế nhưng ít ai biết rằng sau đồng hoa bạt ngàn ấy là đặc sản bánh tam giác mạch Hà Giang thơm ngon, hấp dẫn. Phải lòng từ tên gọi khi nghĩ đến hoa tam giác mạch, người ta lại thẫn thờ trước vẻ đẹp của nó. Vậy nên đây là một trong những món ăn nhất định bạn phải thử khi có dịp dạo chơi ở núi rừng Tây Bắc.
Thành quả từ cánh đồng hoa tam giác mạchCánh đồng hoa tam giác mạch
Cứ độ vào tháng 10, tháng 11 thì cao nguyên đá khắp nơi tràn ngập sắc tím hồng của hoa tam giác mạch. Nó đẹp đến nỗi người ta quên rằng đây là một giống cây lương thực. Nhiều người còn không nỡ lòng gặt hái nó bởi họ cảm thấy thật vui khi được ngắm hoa tam giác mạch. Sau mùa hoa, người ta lại thu hoạch hạt tam giác mạch để chế biến và làm ra các món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như bánh tam giác mạch.
Nguyên liệu của bánh tam giác mạchHạt tam giác mạch
Được làm từ nguyên liệu là hạt của loại hoa cùng tên. Mỗi mùa hoa trôi qua người dân lại thu về được bội hạt tam giác mạch rất có giá trị. Họ tách riêng hạt ra rồi phơi khô và tiến hành đem đi xay bột để làm bánh. Hạt tam giác mạch nhỏ, kích thước chỉ bằng nửa hạt đỗ đen. Tuy nhiên đây là giống lương thực và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa hạt này hoàn toàn tự nhiên ở môi trường đất đai màu mỡ. Vậy nên không phải lo về độ độc hại cũng như sử dụng chất hóa học lên cây. Người ta làm bánh tam giác mạch sẽ trộn bột với nước và cần khay thủy tinh hoặc sứ. Lượng nước đong một cách vừa phải không nhão cũng không quá đặc.
Quy trình làm bánh tam giác mạch Hà GiangLàm bánh tam giác mạch
Tuy nguyên liệu đơn giản nhưng công đoạn làm bánh tam giác mạch thì không dễ chút nào. Sau khi đã phơi hạt khô, người ta để một phần để ủ men, phần còn lại để làm bánh. Người ta xay hạt đã khô mịn rồi trộn với nước để tạo hỗn hợp dẻo. Sau khi một đã đủ độ dẻo thì bỏ khuôn đúc. Bánh được tạo thành các miếng có hình tròn, dẹp, rông hơn gang tay và được đem đi hấp chín. Khi ăn thì đem bánh ra nướng ở trên bếp than để bánh vừa nóng, vừa ngon.
Bánh tam giác mạch có ngon không?Bánh tam giác mạch
Chỉ riêng cái tên đã khiến người nghe muốn ăn rồi. Bánh tựa như món ăn xế chiều. Bánh mềm xốp và phải nhấm nháp thật chậm. Khi này thì ta mới cảm nhận được vị ngọt thanh lan tỏa của bánh. Không có bị mướt quá như bánh gạo. Bánh tam giác mạch vẫn có một chút vị bùi nhẹ nơi đầu lưỡi. Thoang thoảng bên vị ngọt là một chút vị hăng của cây rừng. Không khó khi vào những mùa thu, đông se lạnh. Trong những phiên chợ làng bạn sẽ thấy được bếp lửa nghi ngút khói đang nướng bánh tam giác mạch. Mọi người suýt xoa nhâm nhi chiếc bánh và tám gẫu chuyện phiếm trong thật thỏa mái, thư giãn.
Phần kết lạiNếu có dịp đến với Hà Giang, nếu đã được ngắm cánh đồng hoa tam giác mạch thì nhất định phải thử loại bánh cùng tên này. Tuyệt vời hơn khi có thể mang những chiếc bánh ngọt bùi này về cho bạn bè, người thân cùng thưởng thức. Giá bán của một chiếc bánh ở chợ trong tầm khoảng 15.000đ. Người ta thường chồng bánh 5 cái rồi gói lại trong rất đẹp mắt, mở bao ra có mùi thơm ngào ngạt của bánh tam giác mạch.
Khám phá thêm: Top 10 đặc sản Hà Giang làm quà siêu ngon
Đăng bởi: Thế Tú
Từ khoá: Bánh tam giác mạch Hà Giang phải lòng từ tên gọi
7 Đặc Sản Nên Thử Trong Mùa Tam Giác Mạch
Cháo ấu tẩu, bánh cuốn Đồng Văn, thắng dền, bánh tam giác mạch là những món du khách không nên bỏ lỡ khi tới Hà Giang.
7 đặc sản nên thử trong mùa tam giác mạchMùa hoa tam giác mạch của Hà Giang bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 12. Một số điểm mà loài hoa này nở rộ là thung lũng Sủng Là, cột cờ Lũng Cú, sườn đồi Lũng Táo. Trên hành trình, du khách có thể thưởng thức những món ăn sau đây.
Thắng dền
Gần giống bánh trôi tàu, thắng dền ở Hà Giang được làm từ bột gạo nếp. Từng viên bánh được nặn tròn và nhỏ hơn, bên trong không có nhân. Một số quán ăn hiện nay còn cho thêm màu sắc tự nhiên để viên bánh hấp dẫn hơn.
Nước chan nấu từ đường hoa mai và gừng, bên trên rắc lạc rang, vừng và dừa nạo. Khi ăn, thắng dền có vị ngọt thanh, ấm nóng, phù hợp với tiết trời se lạnh ở vùng núi những ngày cuối năm.
Thắng dền được bán ở các huyện, thành phố trong tỉnh Hà Giang. Giá mỗi bát khoảng 10.000 đồng. Ảnh: Quế Lan.
Thịt lợn mán quay
Thịt lợn mán có đặc trưng là săn chắc, nhiều nạc và ít mỡ. Thịt có thể dùng để hấp, nướng, xào lăn và quay. Nhiều du khách chọn món quay vì có lớp da giòn, thịt bên trong chín mềm và giữ được vị ngọt tự nhiên. Các quán thường bán theo đĩa với giá 100.000 đồng.
Bánh cuốn Đồng Văn
Khác với bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn Phủ Lý, bánh cuốn vùng cao được ăn kèm với nước ninh xương. Bên trong bát nước dùng ngọt thanh sẽ có thêm giò, rau mùi và hành lá. Bạn có thể cho thêm mắm, chanh, ớt để nước dùng đậm đà hơn.
Những ngôi nhà cổ ở Đồng Văn luôn nghi ngút khói hấp bánh vào mỗi sáng sớm. Ảnh: Lan Hương.
Ngoài loại bánh nhân thịt băm, mộc nhĩ, du khách có thể thưởng thức qua bánh cuốn trứng với phần nhân chín đào. Mặc dù được bán nhiều nơi trên toàn tỉnh, bánh cuốn ở Đồng Văn vẫn nhận được nhiều lời khen nhất. Bạn có thể tìm ăn thử ở khu phố cổ của huyện. Mỗi đĩa dao động 20.000 – 50.000 đồng một suất tùy theo yêu cầu.
Cháo ấu tẩu
Có một câu nói rằng: “Chưa ăn ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”. Đây là món cháo được nấu với loại củ độc có vị cay tê và mang tính nóng. Sau khi ngâm khoảng 4 tiếng cho mềm, củ được tán thành bột và nấu chung với gạo nếp, gạo tẻ, xương lợn. Phần cháo đặc biệt sánh và thơm, khi ăn có vị đắng nhẹ và những gì lưu lại trong vòm họng là vị ngọt nhẹ. Cháo ấu tẩu có thể được nấu chung với chân giò, trứng. Khi ăn, bạn có thể thêm rau mùi, dấm và hạt tiêu để trọn vị.
Không chỉ có hương vị thơm ngon, cháo ấu tẩu được người địa phương yêu thích vì có tác dụng giảm đau, trừ phong hàn, an thần và giúp ngủ ngon.
Lạp xưởng gác bếp
Lạp xưởng thường được làm từ phần thịt nửa nạc, nửa mỡ của lợn mán. Sau khi xay thịt, ướp cùng rượu trắng, nước gừng và gia vị, người dân sẽ nhồi nhân vào trong lòng non của chính con lợn, rồi châm kim và treo gác bếp cho đến khi săn lại. Lạp xưởng có thể chế biến bằng cách rán, nướng, xào hành và chấm cùng mắm gừng.
Lạp xưởng Hà Giang có vị ngậy, béo, phần vỏ và thịt chắc chứ không mềm bở. Du khách có thể mua loại thịt này về làm quà vì bảo quản được lâu.
Bánh tam giác mạch
Vào mùa tam giác mạch, du khách đừng quên thưởng thức loại bánh cùng tên được làm từ hạt hoa. Để làm nên một chiếc bánh bùi xốp, người dân phải trải qua nhiều công đoạn như xay hạt, nhào bột, đúc bánh và nướng than hồng. Thành quả là loại bánh có màu sậm như nước cà phê sữa. Mỗi chiếc bánh tròn to được bán với giá 10.000 – 15.000 đồng ở các phiên chợ và quầy hàng địa phương. Du khách có thể mua về làm quà nhưng nên ăn sớm vì không để được lâu.
Xôi ngũ sắc
Xôi có 5 màu là đặc sản của người Tày trong mỗi dịp lễ hội và tết truyền thống, tượng trưng cho ngũ hành và sự thịnh vượng, phát đạt. Xôi được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng và thêm màu của gấc, lá gừng, nghệ, quả dành dành và lá cẩm. Món ăn tuy không có nhiều khác biệt về hương vị nhưng màu sắc bắt mắt và gạo dẻo, dễ ăn.
Theo Lan Hương/ Vnexpress
Đăng bởi: Bốn Lê
Từ khoá: 7 đặc sản nên thử trong mùa tam giác mạch
3 Công Thức Tái Hiện Món Bánh Tráng Cuốn Đặc Sản Đà Nẵng Thơm Ngon
Vùng đất Đà Nẵng luôn gây thương nhớ trong lòng du khách muôn phương bởi nền ẩm thực phong phú, trong đó có món bánh tráng cuốn. Đây là một trong những món ngon Đà Nẵng được rất nhiều du khách yêu thích khi đã một lần thưởng thức.
Cách làm món bánh tráng cuốn chuẩn vị đặc sản Đà Nẵng hoàn toàn không hề khó. Nếu chưa có dịp đến thăm Đà thành, bạn có thể tự tay thực hiện món ngon này để chiêu đãi cả gia đình với 3 công thức được gợi ý chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Bánh tráng cuốn Đà Nẵng – món đặc sản đậm đà gây thương nhớBánh tráng cuốn ở mỗi vùng miền có những đặc điểm rất riêng. Nếu bánh tráng cuốn ở miền Nam có thêm tôm, hẹ, giá đỗ, ở miền Bắc thường có trứng, giò lụa, tôm thì dường như món ăn ở miền Trung là này là giản dị nhất. Điển hình là bánh tráng cuốn Đà Nẵng, chỉ gồm thịt heo, bún, các loại rau thơm. Về nước chấm, món ngon Đà Nẵng này được ăn kèm mắm nêm – một loại mắm đặc trưng trong ẩm thực miền Trung.
Tuy đơn giản là thế nhưng bánh tráng cuốn Đà Nẵng khiến bao du khách say mê và xem là đại diện tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực nơi đây. Món ăn giản dị, mộc mạc nhưng đậm đà và tinh tế với hương vị riêng biệt.
2. Công thức chế biến các món bánh tráng cuốn ngon đúng điệuBánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình.
2.1. Cách làm bánh tráng cuốn thịt heo đặc sản Đà NẵngBánh tráng cuốn thịt heo là món ngon đặc sản được nhiều người rỉ tai nhau nhất định phải thưởng thức trong chuyến du lịch Đà Nẵng. Món ăn cực kỳ hấp dẫn với một đĩa thịt heo 3 chỉ luộc chín, thái mỏng cùng rất nhiều các loại rau thơm, củ quả như tía tô, xà lách, diếp cá, dứa, xoài, dưa chuột, chuối xanh… Hai thành phần tiếp theo không thể thiếu chính là bánh tráng mềm mại và chén mắm nêm sóng sánh đậm đà.
Bạn có thể tái hiện những hình ảnh này trên bàn ăn nhà mình bằng công thức như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Thịt ba chỉ: 500g (tùy khẩu phần ăn)
Mắm nêm: 1 chén
Rau sống, củ quả các loại: xà lách, rau răm, diếp cá, dưa leo, dứa, khế, chuối xanh…
Gia vị pha mắm nêm: muối, hạt nêm, đường, ớt, tỏi, chanh.
Bánh tráng, bún
Các bước làm món bánh tráng cuốn thịt heo đặc sản Đà Nẵng:
Bước 1: Thịt heo rửa sạch cho vào nồi luộc cùng một ít muối, bạn có thể thêm vào nước luộc thịt một nhánh gừng đập dập để thịt được thơm ngon. Khi thịt đã chín, bạn hãy vớt ra, để nguội và thái lát mỏng.
Bước 2: Trong thời gian luộc thịt, bạn hãy nhặt rau rửa sạch, để ráo nước, các loại quả rửa sạch, thái mỏng hoặc thái dạng que để dễ cuốn.
Bước 3: Mắm nêm được xem là linh hồn của món bánh tráng cuốn thịt heo. Bạn pha loại nước chấm đặc biệt này bằng cách:
Giã nhuyễn tỏi ớt, băm nhuyễn ¼ quả dứa.
Cho mắm nêm ra chén, thêm đường, chanh, tỏi ớt, dứa đã băm nhuyễn vào.
Khuấy đều để các nguyên liệu, gia vị hòa tan với nhau.
Bước 4: Xếp bún và thịt ra đĩa, cho mắm nêm ra bát, xếp rau quả ra đĩa riêng, chuẩn bị bánh tráng và thưởng thức.
2.2. Cách làm ram cuốn cải Đà NẵngTựa như món nem rán ngoài Bắc, bánh tráng cuốn chả giò trong Nam, đặc sản Đà Nẵng có món ram cuốn thơm ngon hấp dẫn. Khi du lịch Đà Nẵng, bạn có thể gọi một suất bánh tráng cuốn ram cải để đổi vị.
Suất bánh tráng cuốn ram cải gồm: một đĩa thanh ram nhỏ, đu đủ ngâm, bánh tráng, dưa leo chẻ mỏng, cải xanh cùng một chén nước mắm chua cay mặn ngọt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 2 đĩa ram cuốn:
Thịt nạc băm rối: 0.5kg
Bánh tráng dẻo hoặc bánh tráng bò bía: 1 – 2 bịch
Khoai môn (có thể thay thế bằng khoai tây, khoai lang): 1 củ
Cà rốt: 1 củ
Trứng gà: 1 quả
Mộc nhĩ khô, hành tây, tỏi, ớt: 100g
2 bó cải xanh và các loại rau sống
Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu xay …
Các bước làm món ram cải Đà Nẵng:Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khoai môn bào sợi mỏng, hành tím, hành tây thái mỏng.
Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, xắt sợi.
Cho khoai môn, hành tím, hành tây, mộc nhĩ đã xắt sợi trộn cùng thịt nạc xay, thêm trứng, muối, đường, bột nêm, hạt tiêu vào, trộn đều.
Trong lúc chờ thịt thấm gia vị, bạn có thể rửa sạch cải xanh, rau sống, để ráo nước.
Bước 2: Cuốn ram, chiên ram
Lấy bánh tráng cuốn ra, cho một ít nhân lên trên, khéo léo cuốn lại, bẻ gập 2 đầu.
Đổ dầu ngập chảo, đến khi dầu sôi thì cho ram vào chiên, chỉnh lửa vừa phải đến khi ram vàng đều thì nhanh tay gắp ra.
Bước 3: Pha nước chấm
Pha nước mắm ngon và đường cát theo tỉ lệ 1:1.
Thêm vào nước cốt chanh, một ít nước nóng, khuấy đều để đường tan hoàn toàn, cho tỏi, ớt băm nhỏ vào.
Bước 4: Cuốn bánh và thưởng thức
Trải bánh tráng ra, thêm vào cải xanh, ram, dưa leo, rau sống… cuộn chặt, chấm vào bát nước mắm chua cay và thưởng thức.
Bạn nên thưởng thức món bánh tráng cuốn ram cải sau khi chiên để giữ được độ giòn và ngon nhất.
2.3. Cách làm bánh tráng cuốn bơ – món bánh tráng cuốn ăn vặt hấp dẫnBánh tráng cuốn bơ là món ăn vặt siêu hấp dẫn của hầu hết các bạn trẻ. Trong hành trình du lịch Đà Nẵng, bạn sẽ rất dễ dàng để thưởng thức món ăn này tại nhiều cửa hàng nổi tiếng cũng như các quán ăn vặt ven đường. Giờ đây, bạn vẫn có thể nhâm nhi món ngon hấp dẫn này tại nhà với cách chế biến đơn giản như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bánh tráng dẻo
Trứng cút: 20 quả
Trứng gà: 2 quả
Mực khô xé sợi: 100gr
Xoài xanh: 1 quả
Rau răm
Dầu ăn, hành phi, tương ớt, sốt mayonnaise, đậu phộng rang.
Cách làm món bánh tráng cuốn bơ:Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trứng cút rửa sạch, mang đi luộc chín, sau đó bóc vỏ, cắt làm đôi hoặc làm tư tùy theo ý thích.
Rau răm nhặt lấy lá, rửa sạch, thái thành từng khúc khoảng 1cm.
Xoài xanh gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái sợi.
Bước 2: Làm sốt bơ dầu
Đập 2 quả trứng gà vào tô, thêm một ít chanh, đánh đều cho trứng bông lên.
Thêm một ít dầu ăn vào hỗn hợp trứng, tiếp tục đánh để trứng tan đều.
Tiếp tục thêm một ít dầu ăn và đánh bông lên đến khi hỗn hợp trứng đặc sệt lại là bạn đã có được thành phẩm sốt bơ dầu.
Bước 3: Cuốn bánh tráng bơ
Trải bánh tráng ra đĩa phẳng, thấm một ít nước cho bánh mềm ra.
Cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị, bao gồm: sốt bơ dầu, mực khô xé sợi, xoài, trứng cút, hành phi, rau răm…
Sau đó cuộn tròn bánh lại, cắt theo từng khúc vừa ăn.
Bước 4: Thưởng thức
Cho bánh tráng ra đĩa, thêm lên trên một ít sốt mayonnaise, tương ớt, kèm thêm ít đậu phộng rang và thưởng thức thành quả thôi nào!
4. Địa chỉ thưởng thức món bánh tráng cuốn Đà Nẵng Ngon – Bổ – Rẻ 4.1. Quán Trần
Địa chỉ: Số 4 Lê Duẩn, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00
Giá bán: 70.000 – 165.000 VNĐ
Đây là quán bánh tráng cuốn thịt heo nổi tiếng Đà Nẵng được nhiều người biết đến. Quán có công thức chế biến khá đặc biệt: lát thịt heo luộc được thái mỏng, ép hai đầu mỡ độc đáo và mắm nêm được pha đậm vị, thơm lừng, hài hòa giữa vị cay, mặn, ngọt.
4.2. Quán Mậu
Địa Chỉ: 35 Đỗ Thúc Tịnh, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Giờ mở cửa: 8:00 – 22:30
Giá bán: 60.000 – 165.000 VNĐ
4.3. Đặc sản Bà Mụa
Địa Chỉ: Số 93 Nguyễn Chí Thanh, Hải Châu, Đà Nẵng
Giờ Mở cửa: 9:00 – 21:00
Giá bán: 40.000 – 125.000 VNĐ
Nhắc đến quán bánh tráng cuốn thịt heo thì không thể bỏ qua quán Bà Mụa. Quán phục vụ đồ tươi ngon, tuyển chọn với bát mắm nêm được pha theo công thức gia truyền, thơm ngon nức mũi.
4.4. Bánh tráng bơ Thái Thị Bôi
Địa chỉ: Số 65 đường Thái Thị Bôi, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Giờ mở cửa: 8:00 – 21:00
Giá bán: 10.000 – 30.000 VNĐ
Quán bánh tráng bơ Thái Thị Bôi được ví như thiên đường các món ăn vặt Đà Nẵng như: bánh tráng cuốn bơ, bánh tráng me, bánh tráng trộn…
4.5. Bánh tráng cuốn bơ Kim Đồng, Đà Nẵng
Địa chỉ: Đối diện số 87 đường Trần Bình Trọng, P. Hải Châu 2, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Giờ mở cửa: 10:30 – 21:00
Giá bán: 5.000đ – 30.000 VNĐ
Bánh tráng cuốn bơ Kim Đồng là địa điểm quen thuộc của nhiều tín đồ sành ăn, nhất là các bạn học sinh, sinh viên tại Đà Nẵng. Quán nổi tiếng với món bánh tráng bơ ngon trứ danh và giá cả cũng rất phải chăng.
5. Thưởng thức đặc sản Đà Nẵng tại chuỗi nhà hàng VinpearlNgoài bánh tráng cuốn, Đà Nẵng còn rất nhiều đặc sản, món ngon nổi tiếng. Đặc biệt, chuỗi nhà hàng Vinpearl Đà Nẵng là địa chỉ lý tưởng để bạn thưởng thức tinh hoa ẩm thực đặc sắc trong không gian sang trọng, ấm cúng.
5.1. Nhà hàng Han River 1 & Han River 2
Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00
Địa chỉ: Nhà hàng thuộc khách sạn Melia Vinpearl Danang Riverfront, số 341 Trần Hưng Đạo, P. An Hải Bắc, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Nhà hàng phục vụ các món ăn thượng hạng, mang hương vị ẩm thực Á – Âu. Thực đơn nhà hàng phong phú với từ những món đặc sản địa phương đến các món ăn nổi tiếng từ nhiều nơi trên thế giới.
5.2. Nhà hàng Aquamarine
Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00
Địa chỉ: Nhà hàng thuộc khách sạn Melia Vinpearl Danang Riverfront.
Nhà hàng Aquamarine có không gian sang trọng, phục vụ buffet với các món ăn Á – Âu đa dạng.
5.3. Nhà hàng Gourmet
Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00
Địa chỉ: Nhà hàng thuộc Vinpearl Luxury Đà Nẵng
Nhà hàng gây ấn tượng với phong cách thiết kế Đông Dương, kết hợp cổ điển và hiện đại. Thực đơn nhà hàng phong phú, phục vụ theo loại hình buffet với các món ngon đặc sản Đà Nẵng và nhiều món ăn quốc tế nổi tiếng.
5.4. Nhà hàng Triton 1, 2, 3
Giờ mở cửa:
Sáng: 6:00 – 10:30
Trưa: 12:00 – 14:00
Tối: 18:00 – 22:00
Địa chỉ: Nhà hàng thuộc Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng, số 23 Trường Sa, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Nhà hàng Triton 1, 2, 3 phục vụ thực đơn buffet đa dạng với các đặc sản 3 miền và các món Á – Âu đặc sắc.
Đặc biệt, Vinpearl đang áp dụng chương trình hội viên Pearl Club với các ưu đãi có 1-0-2 dành riêng cho chủ thẻ và người thân:
Miễn phí 02 đêm nghỉ tại khách sạn/resort trên toàn hệ thống
Giảm thêm tới 10% GIÁ PHÒNG, 5% giá tour và trải nghiệm
Giảm tới 50% đối với dịch vụ ẩm thực và phí sân cỏ
Miễn phí mở thẻ, không phí duy trì thẻ
Đăng bởi: Kỳ Kỳ
Từ khoá: 3 công thức tái hiện món bánh tráng cuốn đặc sản Đà Nẵng thơm ngon
Du Lịch Dubai Thưởng Thức Món Bánh Rán Vỉa Hè Ngon Tuyệt
Bánh rán vỉa hè
Bánh rán là món ăn truyền thống của người Dubai, được mọi tầng lớp yêu thích. Khách du lịch sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từ những chiếc chảo dầu nóng hồi đang chiên bánh rán tròn, nhỏ trên khắp các con phố. Người dân nơi đây gọi bánh rán vỉa hè là bánh luqaimat – thức quà vặt phổ biến tại vùng Ả Rập.
Tuy đơn giản nhưng những chiếc bánh rán nhỏ này lại đem đến sự thú vị cho hành trình tham gia Tour Dubai của mọi du khách bởi hương vị tuyệt vời. Thậm chí, người đạo Hồi sử dụng món ăn này vào bữa sáng để bắt đầu ngày mới đầy hứng khởi.
Bánh rán vỉa hè – Món ăn giản dị nhưng lại mê hoặc khách du lịch Dubai
Khám phá công thức chế biến bánh rán vỉa hè Dubai
Thành phần tạo nên món ăn bắt nguồn từ những nguyên liệu cực kỳ quen thuộc, bao gồm bột mì, sữa, bơ, đường bột, quả thảo, nghệ tây cho màu vàng bắt mắt. Phần bột bánh sẽ được người thợ làm bánh nhào nặn cùng với tỷ lệ nước hợp lý. Tùy theo từng công thức bí mật mỗi người mà bánh sẽ có độ dẻo, thơm rất đặc trưng.
Thật thú vị khi du lịch Dubai, bạn bắt gặp những chiếc chảo to đùng bắc trên bếp ở các con đường. Chúng được làm nóng dầu, rồi viên bột thành những viên nhỏ chừng cỡ ngón tay cái rồi thả vào chảo. Bánh “xèo xèo” ngập trong dầu cho đến khi chín vàng đều, kích thích bởi cả hương thơm lẫn sắc màu. Bạn sẽ không khỏi thích thú khi thấy chiếc bánh dần dần phồng lên trong chảo dầu, gấp đôi so với hình dáng ban đầu. Người thợ làm bánh cứ thế trở tay đều chừng 2-3 phút để bánh chín đều.
Mê mẩn trước hương vị bánh rán hấp dẫn
Tour du lịch Dubai sau khi chờ đợi bánh chín, thực khách chi cần xịt thêm chút siro chà là lên bánh là có thể thưởng thức rồi. Món ăn khiến bất cứ ai cũng bị mê mẩn nhờ lớp vỏ giòn thơm, khi căn tan đều ngay trong miệng. Hơn hết, nhân bánh có sự hòa quyện giữa chút ngọt từ bột, chút mặn của gia vị kích thích vị giác người ăn. Bánh phải được ăn khi còn nóng hổi, vừa ăn vừa thổi mới tận hưởng hết điều thú vị của món ăn vỉa hè Dubai.
Thưởng thức bánh rán Dubai để lại dấu ấn khó quên
Theo truyền thống, người dân địa phương thường dùng bánh ở dịp tháng Ramadan để thay thế cho thịt, cá. Nhưng hiện nay, món ăn đã có mặt ở khắp mọi ngõ ngách, trở thành thức quà vặt mang đặc trưng ẩm thực đường phố độc đáo. Không sang trọng hay sử dụng nguyên liệu đắt đỏ, thế nhưng bánh luqaimat lại tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng khách du lịch Dubai.
Lưu ý khi thưởng thức món bánh rán vỉa hè
Để tận hưởng trọn vẹn món bánh rán vỉa hè ở vương quốc Dubai, bạn hãy ngồi ngay tại quán. Khi đó, ngoài việc được thưởng thức thức quà độc đáo, bạn còn được nghe về công thức của người làm bánh để sao cho đảm bảo độ giòn, ngon nhất. Đặc biệt, các hàng quán ở đây cạnh tranh rất lành mạnh. Bạn sẽ thấy được sự tôn trọng, lịch sự mà họ dành cho khách hàng, hoàn toàn không có sự lôi kéo
Du lich Dubai tuyệt đối bạn không nên mặc cả về giá bán bánh. Điều đó có thể vi phạm vào văn hóa bán hàng khiến họ không muốn phục vụ bạn. Để chắc chắn sự hợp khẩu vị, bạn hãy nếm thử bánh trước và chọn cho mình loại phù hợp. Nếu ăn không hết, bạn gói lại mang về thoải mái vì nếu bạn bỏ lại sẽ tối kỵ đối với những người theo đạo Hồi nơi đây. Khi ăn xong, bạn nhớ đặt ghế lại một cách ngay ngắn và đừng quên thu gom rác bởi người Dubai khá coi trọng sự sạch sẽ.
Ngoài bánh Luqaimat, Dubai còn có nhiều món ăn vỉa hè độc đáo
Du lịch Dubai ăn các món đường phố đặc trưng
Bên cạnh món bánh rán vỉa hè Luqaimat, du lịch Dubai bạn hãy dành thời gian để thưởng thức một số món ăn đường phố đặc trưng khác như:
Shawarma chiên: Món gà cuốn giống như chả giò, được ăn kèm cà ri, củ quả muối chua và mayonnaise.
Gà lóc chiên xù: Nguyên liệu món ăn cần có cành gà hoặc đùi gà, trứng, bột chiên xù, muối, hạt tiêu… Theo công thức chế biến độc đáo của người đầu bếp sẽ chiên thành món gà lóc xương giòn, mềm, thêm chút cay thơm nồng.
Kem Cotton Candy Shake: Hấp dẫn du khách tour Dubai bởi hương vị của socola, vani, kẹo bông, dâu tây… cùng các viên kẹo hồng hoặc đá rắc lên trên.
Chà là Dubai: Thức quà vặt mang hương vị đặc biệt, mê hoặc khách du lịch bởi vị ngọt lịm, tê tê nơi đầu lưỡi.
Đăng bởi: Công Nguyễn
Từ khoá: Du lịch Dubai thưởng thức món bánh rán vỉa hè ngon tuyệt
Cập nhật thông tin chi tiết về Thưởng Thức Bánh Tam Giác Mạch – Món Bánh Đặc Sản Mang Đậm Đà Bản Sắc Người Việt trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!