Bạn đang xem bài viết Thuốc Statripsine: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thành phần hoạt chất: Alpha chymotrypsin.
Thuốc có thành phần tương tự: Alpha Choay,…
Thành phần trong công thức thuốcHoạt chất
Alphachymotrypsine: 4.2 mg.
Tá dược
Compressible sugar.
Bột mùi bạc hà.
Aspartam.
Magnesi stearate.
Statripsine được dùng kháng viêm, dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ, chẳng hạn:
Tổn thương mô mềm.
Chấn thương cấp.
Tình trạng bong gân.
Xuất hiện khối tụ máu, tan máu bầm.
Nhiễm trùng.
Phù nề mi mắt, chuột rút và chấn thương do thể thao.
Ngoài ra, Stratripsine còn được dùng để làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.
Một hộp thuốc Statripsine có 2 vỉ hoặc 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 65.000 VNĐ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Dị ứng với alphachymotripsin hoặc dị ứng với các thành phần trong công thức của thuốc.
Chống chỉ định Statripsine với bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin:
Cách dùng
Statripsine giúp kháng viêm, điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và để giúp làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên, thuốc có thể dùng đường uống.
Với viên uống Statripsine, dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ khoảng 250 – 350 ml.
Dạng ngậm thì đặt dưới lưỡi và nên để viên nén tự tan dần dưới lưỡi.
Liều dùng
Liều dùng: 2 viên x 3 – 4 lần/ ngày.
Nếu dùng Statripsine ngậm dưới lưỡi, dùng 4 – 6 viên, chia làm nhiều lần mỗi ngày.
Các tác dụng phụ tạm thời khi dùng thuốc có thể thấy nhưng biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều Statripsine như
Thay đổi màu sắc.
Thay đổi về độ rắn.
Đồng thời, có thể làm thay đổi mùi của phân.
Đặc biệt hơn, có thể bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng:
Đầy hơi.
Nặng bụng.
Tiêu chảy.
Táo bón.
Buồn nôn.
Khi dùng với liều cao, có thể xuất hiện phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da.
Acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đàm ở phổi.
Ngoài ra, không nên phối hợp Statripsine với thuốc kháng đông vì có thể làm tăng hiệu lực của thuốc.
Lưu ý, Alphachymotrypsin nhìn chung được dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng kể trên các đối tượng sử dụng.
Cần lưu ý đến những bệnh nhân không nên điều trị bằng enzym bao gồm:
Những người bị rối loạn đông máu có di truyền gọi là bệnh ưa chảy máu.
Các trường hợp bị rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền.
Đối tượng vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật.
Trường hợp sử dụng liệu pháp trị liệu kháng đông.
Không dùng trên những người bị dị ứng với các protein.
Lưu ý khi dùng thuốc trên đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú hoặc các bệnh nhân bị loét dạ dày.
Lái xe và vận hành máy mócStatripsine không gây tác động nghiêm trọng trên thần kinh trung ương như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ,..
Do đó, có thể dùng Statripsine cho các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe hoặc vận hành máy móc
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con búVẫn chưa có đầy đủ dữ liệu đánh giá hiệu quả cũng như an toàn khi sử dụng Statripsine trên phụ nữ có thai và đang cho con bú
Do đó, không nên sử dụng alphachymotrypsin cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ trừ khi thật cần thiết
Nếu dùng thuốc với mục đích cố tình hoặc vô ý dùng quá liều dùng. Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường xuất hiện hãy nên tìm đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần đó để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Statripsine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.
Thuốc Lucentis (Ranibizumab): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Tên thành phần hoạt chất: ranibizumab.
Thuốc có công dụng tương tự: Accentrix, Avastin.
Hoạt chất chính của thuốc Lucentis là ranibizumab, một kháng thể đơn dòng giúp chống tạo mạch.
Thuốc tiêm Lucentis (ranibizumab) được chỉ định điều trị trong các bệnh:
Suy giảm thị lực phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME).
Suy giảm thị lực phù hoàng điểm thứ phát do tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh (BRVO) hoặc tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO).
Võng mạc đái tháo đường (DR).
Suy giảm thị lực do tân mạch hắc mạc thứ phát sau cận thị bệnh lý (mCNV).
Lucentis có các dạng bào chế như sau:
Bơm tiêm dùng 1 lần có chứa 0.05 ml dung dịch ranibizumab gồm có 2 loại:
Dung dịch 10 mg/ml (Lucentis 0.5 mg).
Dung dịch 6 mg/ml (Lucentis 0.3 mg).
Lọ đơn liều có chứa 0.05 ml dung dịch ranibizumab gồm có 2 loại:
Dung dịch 10 mg/ml (Lucentis 0.5 mg).
Dung dịch 6 mg/ml (Lucentis 0.3 mg).
Lucentis 0.5 mg (0.05 ml) được sử dụng bằng cách tiêm nội nhãn mỗi mắt 1 tháng/lần (khoảng 28 ngày).
Bệnh nhân có thể được điều trị trong 3 tháng liên tiếp. Sau đó, khoảng cách điều trị nên mở rộng thêm nhưng không quá 2 tuần/ lần.
Bệnh nhân cũng có thể được điều trị trong 4 tháng liên tiếp, sau đó tiêm 1 liều mỗi 3 tháng và được đánh giá thường xuyên.
2. Suy giảm thị lực phù hoàng điểm thứ phát do tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh (BRVO) hoặc tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO):Lucentis 0.5 mg (0.05 ml) được sử dụng bằng cách tiêm nội nhãn mỗi mắt 1 tháng/lần (khoảng 28 ngày).
3. Phù hoàng điểm đái tháo đường (DME) và bệnh võng mạc đái tháo đường (DR):Lucentis 0.3 mg (0.05 ml) được sử dụng bằng cách tiêm nội nhãn mỗi mắt 1 tháng/lần (khoảng 28 ngày).
4. Suy giảm thị lực do tân mạch hắc mạc thứ phát sau cận thị bệnh lý (mCNV):Lucentis 0.5 mg (0.05 ml) được sử dụng bằng cách tiêm nội nhãn mỗi mắt 1 tháng/lần (khoảng 28 ngày) cho đến tối đa 3 tháng. Bệnh nhân có thể ngừng sử dụng nếu cần thiết.
Những lưu ý và thận trọng khi dùng Lucentis:
Không khuyến cáo dùng Lucentis cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Sử dụng liều tương tự đối với người cao tuổi. Kinh nghiệm sử dụng còn hạn chế ở bệnh nhân phù hoàng điểm đái tháo đường (AME) trên 75 tuổi.
Tiêm nội nhãn có thể gây viêm nội nhãn, tăng nhãn áp, bong võng mạc, rách võng mạc, và đục thủy tinh thể do chấn thương trong điều trị.
Tăng nhãn áp thoáng qua trong vòng 60 phút sau tiêm Lucentis và tăng nhãn áp kéo dài.
Có nguy cơ tiềm năng xảy ra biến cố thuyên tắc huyết khối động mạch trong nhãn cầu. Bệnh nhân có các nguy cơ đột quỵ, bao gồm tiền sử đột quỵ hoặc cơn thoáng thiếu máu não.
Lucentis có tiềm năng gây phản ứng miễn dịch.
Bệnh nhận tuyệt đối không được sử dụng thuốc Lucentis trong các trường hợp:
Nhiễm trùng mắt hoặc vùng quanh mắt.
Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Lucentis là:
Viêm trong nhãn cầu, xuất huyết võng mạc, rối loạn thị giác, đau mắt.
Hiện tượng “ruồi bay trước mắt” (eye floaters) còn gọi là đục dịch kính: là hiện tượng tầm nhìn của mắt xuất hiện các chấm đen giống như ruồi bay. Nhưng sẽ biến mất khi mắt cố nhìn thẳng vào chúng.
Tăng nhãn áp.
Phụ nữ có khả năng mang thai: Nên dùng phương pháp tránh thai hiệu quả khi điều trị. Đối với phụ nữ muốn mang thai và đã được điều trị với ranibizumab, cần chờ ít nhất 3 tháng sau liều cuối.
Phụ nữ có thai: Không có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng Lucentis ở phụ nữ có thai. Vì vậy Lucentis không nên sử dụng trong thời kỳ mang thai trừ khi đem lại lợi ích lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
Phụ nữ cho con bú: Chưa rõ ranibizumab có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Để đề phòng, khuyến cáo không sử dụng Lucentis khi cho con bú hoặc không cho con bú mẹ trong thời gian sử dụng Lucentis.
Không có giới hạn đặc biệt cho bệnh nhân suy gan và không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về tương tác thuốc với Lucentis. Vì vậy hãy thận trọng và cần cung cấp thông tin các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ và dược sĩ biết trước khi sử dụng Lucentis.
Hiện nay, giá tham khảo thuốc Lucentis khoảng 13.000.000 – 14.000.000 đồng/lọ.
Lucentis nên được làm lạnh ở 2° – 8°C. Không đông lạnh.
Bảo vệ ống tiêm và lọ thuốc Lucentis tránh ánh sáng và lưu trữ trong thùng carton.
Không mở seal của khay chứa ống tiêm Lucentis cho đến khi sử dụng.
Lucentis, với hoạt chất là ranibizumab, được sử dụng để tiêm nội nhãn nhằm điều trị các bệnh về mắt. Qua bài viết, ta đã hiểu Lucentis là thuốc gì, công dụng và hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây hại cho mắt. Vì vậy, nên dùng sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Hãy đi khám ở các chuyên khoa Mắt tại các bệnh viện và phòng khám uy tín để được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Thuốc Mydocalm 150: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Điều Lưu Ý
Tên thành phần hoạt chất: Tolperison Hydroclorid.
Thuốc chứa thành phần tương tự: Jeforazon Tab, Myderison, Mydocalm, Petrone Injection, Tolperison.
Trong thuốc Mydocalm có chứa hoạt chất tolperison hydroclorid. Đây là một hợp chất giãn cơ tác dụng trung ương. Hiện tại vẫn chưa rõ chính xác các cơ chế tác động của tolperison. Ngoài ra, tolperison còn có tác dụng giúp cải thiện tuần hoàn ở ngoại biên.
Thuốc Mydocalm thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị sau đột quỵ ở người lớn bị co cứng cơ.
Liều dùngĐối với liều dùng, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu, độ dung nạp cũng như bệnh lý của từng người bệnh. Liều khuyến cáo của Tolperison là 150 – 450 mg/ngày, chia liều sử dụng thành 3 lần.
Người bệnh nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn, và uống với một cốc nước. Với các đối tượng đặc biệt, sẽ có một số liều lượng cần lưu ý như sau:
Đối với người suy thận:
Đã từng xảy ra trường hợp xuất hiện các biến cố trên nhóm bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, chưa có một báo cáo nào cụ thể về việc sử dụng thuốc trên nhóm bệnh nhân này.
Do đó, bệnh nhân suy thận ở mức độ trung bình cần được chú ý và theo dõi chức năng thận thường xuyên khi sử dụng thuốc.
Không khuyến cáo sử dụng Mydocalm hay những thuốc chứa Tolperison đối với bệnh nhân suy thận nặng.
Đối với người suy gan:
Tương tự, cũng đã có một số trường hợp biến cố có hại trên nhóm bệnh nhân suy gan. Tuy nhiên, cũng chưa có thống kê cụ thể nào về việc sử dụng thuốc Mydocalm trên nhóm bệnh nhân này.
Vì thế, các bệnh nhân suy gan ở mức độ trung bình cần được theo dõi chức năng gan thường xuyên.
Tuyệt đối không được khuyến cáo sử dụng Mydocalm hay những thuốc chứa Tolperison cho các bệnh nhân suy gan nặng.
Đối với trẻ em:Chưa có báo cáo về mức độ an toàn và hiệu quả của tolperison trên trẻ em.
Các tác dụng không mong muốn của thuốc giãn cơ Mydocalm thường gặp chủ yếu là những biểu hiện ngoài da và mô dưới da. Ngoài ra còn có thể gặp phải các rối loạn toàn thân, rối loạn trên thần kinh và rối loạn tiêu hóa.
Bạn đau đầu vì bị rối loạn tiêu hóa? Nhục đậu khấu là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tìm hiểu thêm: Nhục đậu khấu: công dụng thần kì điều trị Rối loạn tiêu hoá
Phần lớn các phản ứng quá mẫn khi dung nạp Tolperison đều không quá nghiêm trọng và có thể tự hồi phục. Các trường hợp mẫn cảm quá nặng, đe doạ đến tính mạng thì rất hiếm gặp.
Tác dụng không mong muốn có thể bao gồm yếu cơ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó chịu ở bụng, hạ huyết áp nhẹ. Khi giảm liều, các tác dụng phụ này có thể biến mất.
Các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm phản ứng quá mẫn cùng các biểu hiện như: ngứa, hồng ban, ngoại ban, phù mạch, sốc phần vệ, khó thở hoặc tăng tiết mồ hôi.
Sử dụng đồng thời thuốc giãn cơ Mydocalm 150 hay các thuốc chứa tolperison có thể làm tăng nồng độ trong máu của các thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan (CYP2D6) như thioridazin, tolterodin, venlafaxin, atomoxetin, desipramin, dextromethorphan, metoprolol, nebivolol và perphenazin.
Thuốc nên được uống trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn xong.
Khi đồng thời sử dụng kết hợp tolperison với các thuốc giãn cơ tác dụng trung ương khác, bác sĩ nên cân nhắc giảm liều tolperison (nếu cần thiết).
Mydocalm (hay các thuốc chứa Tolperison) có thể làm tăng tác dụng của acid niflumic, bác sĩ cần cân nhắc giảm liều của acid niflumic hay các NSAIDs khác.
Phản ứng có hại được báo cáo nhiều nhất về thuốc giãn cơ Mydocalm (và các thuốc có chứa tolperison) là phản ứng quá mẫn, biểu hiện từ các phản ứng nhẹ trên da đến nặng như sốc phản vệ.
Nữ giới có nguy cơ phản ứng quá mẫn cao hơn nam giới, hoặc là các bệnh nhân có tiền sử dị ứng, quá mẫn với các thuốc khác.
Những bệnh nhân mẫn cảm với lidocain cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng tolperison vì có thể xảy ra phản ứng chéo.
Những bệnh nhân đã từng quá mẫn với Mydocalm không được tái sử dụng thuốc.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Do chưa đủ dữ liệu lâm sàng để chứng minh, không khuyến cáo sử dụng tolperison cho phụ nữ mang thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu). Trừ khi đã qua cân nhắc và chứng minh được tác dụng có lợi cho mẹ vượt hẳn so với nguy cơ cho thai.
Không khuyến cáo sử dụng tolperison khi cho con bú. Vì chưa rõ tolperison có tiết vào sữa mẹ hay không.
Một hộp thuốc Mydocalm 150 mg có mức giá khoảng 103,000đ/hộp/30 viên. Giá có thể có thay đổi nhẹ tùy thời điểm.
Mydocalm 150 (Tolperison 150 mg) là thuốc có tác dụng giãn cơ được chỉ định điều trị co cứng cơ sau đột quỵ ở người lớn. Việc sử dụng thuốc nên được tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Glucosamine Là Gì? Tác Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ Cần Lưu Ý
Glucosamine là gì? Lợi ích và cách sử dụng an toàn, hiệu quả
Glucosamine vốn được biết đến như một chất có tác dụng hỗ trợ đáng kể cho xương khớp. Nhưng thực ra Glucosamine là chất gì, nó hoạt động như thế nào, bạn đã hiểu rõ chưa?
Chất Glucosamine là gì?
Glucosamine là một hợp chất tự nhiên. Theo phân loại hóa học, nó được xếp vào nhóm đường amin, được tổng hợp từ glucose. Dùng Glucosamine để làm gì? Nó có tác dụng hình thành sụn, và thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các chứng đau xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp. (1)
Glucosamine có ở đâu?
Cơ thể con người có khả năng tự tổng hợp Glucosamine, nhưng khả năng này sẽ càng giảm đi khi bạn càng lớn tuổi. Do đó, bổ sung chất này từ những nguồn bên ngoài là điều cần thiết.
Ngoài ra thì Glucosamine lấy từ đâu? Chất này cũng được tìm thấy trong một số động vật và các mô không phải của con người, bao gồm vỏ sò, xương động vật và nấm. Các dạng bổ sung của Glucosamine thường được sản xuất từ các nguồn tự nhiên này.
Tác dụng của Glucosamine cho sức khỏe xương khớp
Glucosamine công dụng là gì và vì sao chúng ta lại cần phải bổ sung chất này. Phần tiếp theo sẽ làm rõ vai trò của nó đối với cơ thể bạn.
1. Làm giảm viêm
Một nghiên cứu trên 200 người sử dụng các dòng sản phẩm bổ sung glucosamine đều giảm tới 28% và 24%, lần lượt cho các dấu hiệu viêm sưng: CRP và PGE. Tuy nhiên, những kết quả này hoàn toàn không rõ ràng cho lắm. Ngoài ra, một nghiên cứu tương tự đã tìm thấy những người sử dụng Chondroitin đều giảm tới 36% các dấu hiệu viêm sưng này. Đây là 1 kết quả cực kỳ quan trọng.
Tóm lại, hiệu quả điều trị viêm của Glucosamine vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nó có thể làm giảm viêm, đặc biệt là khi kết hợp với các chất bổ sung Chondroitin.
2. Hỗ trợ sức khỏe của khớp
Glucosamine vốn tồn tại tự nhiên trong cơ thể. Và một trong những vai trò chính của nó là hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của các mô giữa các khớp của bạn.
Vậy Glucosamine có vai trò gì ở đây?
Một nghiên cứu nhỏ khác cũng tìm thấy sự sụt giảm đáng kể tỉ lệ phá vỡ collagen, với tỉ lệ tổng hợp collagen trong sụn khớp của các cầu thủ bóng đá được cho dùng 3g glucosamine mỗi ngày trong thời gian 3 tháng.
3. Điều trị đau xương khớp
Chất này cũng đang được nghiên cứu và sử dụng để điều trị nhiều vấn đề xương khớp khác nhau, như viêm khớp dạng thấp và loãng xương. Nhiều cuộc nghiên cứu đều chỉ ra rằng, bổ sung glucosamine mỗi ngày là giải pháp lâu dài, hiệu quả cho chứng thoái hóa khớp gối, nhờ giảm đau nhức, duy trì lớp sụn khớp và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng Glucosamine ở dạng thuốc trị bệnh cần được thực hiện bởi các bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng.
4. Đau bàng quang
5. Viêm đường ruột
6. Đa xơ cứng
7. Cườm nước
Nhiều người tin rằng, sử dụng glucosamine có thể hỗ trợ điều trị bệnh cườm nước. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, glucosamine có thể gia tăng sức khỏe thị giác, thông qua giảm viêm và tăng cường chất chống oxy hóa trong giác mạc. Tuy nhiên, vẫn cần rất nhiều cuộc nghiên cứu lớn hơn để đưa ra xác nhận cho thông tin này.
Glucosamine có thật sự tốt không?
Bổ sung Glucosamine như thế nào?
Bạn có thể nạp thêm Glucosamine cho cơ thể qua 2 con đường: thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm bổ sung.
1. Thực phẩm tự nhiên
2. Thực phẩm bổ sung
Các loại viên uống Glucosamine chưa được công nhận là thuốc mà chỉ là một loại thực phẩm bổ sung. Ở dạng này Glucosamine có 2 loại:
Glucosamine sulfate
Đôi khi, Glucosamine sulfate cũng được bán kết hợp với Chondroitin sulfate. Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy đạt hiệu quả cao nhất là Glucosamine sulfate hoặc Glucosamine sulfate kết hợp với Chondroitin.
Tác dụng phụ của Glucosamine
Một số triệu chứng không mong muốn có thể xảy ra khi bạn sử dụng các loại viên uống Glucosamine là:
Tiêu chảy
Ợ nóng
Buồn ngủ
Nhức đầu
Ngoài ra, nếu bạn gặp bất kì một dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng sản phẩm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Những ai nên sử dụng viên uống Glucosamine?
Người cao tuổi, sức khỏe xương khớp suy giảm
Người xương khớp yếu
Người ăn uống không đủ chất
Những ai không nên sử dụng thực phẩm bổ sung Glucosamine?
Người dưới 18 tuổi: Glucosamine bao nhiêu tuổi uống được? Hãy sử dụng khi bạn đã trên 18 tuổi.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Chưa có bằng chứng về sự an toàn của Glucosamine với đối tượng này.
Người dị ứng với hải sản: Một số sản phẩm Glucosamine có thành phần từ đuôi, vỏ hải sản. Bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần trước khi sử dụng.
Người bị bệnh tiểu đường: Chất này có thể làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường, dù nguy cơ này tương đối thấp. Nếu bạn bị tiểu đường hay đang dùng thuốc điều trị tiểu đường thì phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về việc sử dụng Glucosamine.
Uống Glucosamine đúng cách như thế nào?
1. Glucosamine uống như thế nào?
Sản phẩm này thường có dạng viên, bạn uống với nước tương tự như khi uống thuốc. Ngoài ra, để tăng hiệu quả hấp thụ, bạn nên uống chung với nhiều nước. Các sản phẩm bổ sung glucosamine đều được chế tạo từ các nguồn tự nhiên, bao gồm vỏ của hải sản hay nấm, hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Các sản phẩm bổ sung glucosamine thường tồn tại ở 2 dạng:
Glucosamine Sulfate
Thông thường, các nhà sản xuất hay bán các sản phẩm chứa Glucosamine Sulfate riêng hoặc kết hợp với Chondroitin Sulfate.
2. Glucosamine uống ngày mấy viên?
Liều lượng của mỗi viên sẽ khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có ghi trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều cho phép.
3. Glucosamine uống sáng hay tối, trước hay sau ăn?
Bạn có thể sử dụng sản phẩm vào cả buổi sáng hoặc tối, tốt nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.
4. Uống Glucosamine bao lâu thì có tác dụng?
Đây chỉ là một loại thực phẩm bổ sung, không phải là thuốc nên bạn sẽ khó thấy được tác dụng ngay lập tức. Thông thường, sau 2-3 tháng sử dụng thì bạn sẽ nhận ra sự thay đổi tích cực từ xương khớp.
Glucosamine loại nào tốt?
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bổ sung Glucosamine dưới dạng viên uống để bạn lựa chọn. Hãy tin dùng sản phẩm của những thương hiệu uy tín để được đảm bảo vệ hiệu quả và độ an toàn.
Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng tại iFitness để chăm lo cho hoạt động của hệ xương khớp.
Bài viết trên đã cung cấp tất cả thông tin Glucosamine là gì, các tác dụng, tác dụng phụ và cách bổ sung hiệu quả. Hãy quan tâm đến sức khỏe xương khớp của mình ngay từ bây giờ bằng cách ăn những thực phẩm có lợi, thường xuyên tập luyện thể thao và dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung nếu cần.
Thuốc Tadimax: Công Dụng, Liều Dùng &Amp; Những Điều Cần Biết
Tên thành phần hoạt chất: cao khô alkaloid trinh nữ hoàng cung, cao khô hỗn hợp, nhục quế và tá dược.
Tadimax là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, chứa thành phần hoạt chất như sau:
Cao khô alkaloid trinh nữ hoàng cung 80 mg (tương ứng với 2000 mg lá trinh nữ hoàng cung Folium Crini latifolii)
Cao khô hỗn hợp 320 mg tương ứng với:
Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) 666 mg
Hoàng bá (Cortex Phellodendrl) 666 mg
Ích mẫu (Herba Leonuri japonicae) 666 mg
Đào nhân (Semen Pruni) 83 mg
Trạch tả (Rhizoma Alismatis) 830 mg
Xich thược (Radix Paconiae) 500 mg
Cao nhục quế (Cortex Cinmamomi) 8,3 mg
Tadimax được chỉ định trong một số trường hợp điều trị:
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U xơ tử cung
Bạn nên nhớ đây là thuốc bán theo đơn và chỉ được sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp:
Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
Bệnh nhân bí tiểu hoàn toàn do các nguyên nhân khác
Phụ nữ có thai và đang cho con bú
4.1. Liều dùng
Thuốc được uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2 viên, uống liên tục trong vòng 2 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Cách dùng
Thuốc được sử dụng đường uống và uống sau bữa ăn.
Tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc:
Thuốc có thể gây những tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua như rối loạn tiêu hóa, mẫn ngứa, chóng mặt. Các tác dụng này thường hết sau 3-5 ngày dùng thuốc, không có trường hợp nào nặng phải ngừng dùng thuốc.
Thuốc không ảnh hưởng đến mạch và huyết áp.
Thuốc không làm thay đổi chỉ số PSA, không ảnh hưởng đến huyết học và chức năng gan, thận
Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm được bào chế từ các nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược, chưa ghi nhận được trường hợp ảnh hưởng đến các thuốc dùng chung. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ, liệt kê các thuốc đang dùng (kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thuốc từ dược liệu, thực phẩm chức năng) và xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng chung các thuốc với Tadimax (thời gian sử dụng, liều lượng,…).
Nếu bạn gặp bất kỳ những phản ứng bất lợi nào về việc dùng chung Tadimax với các thuốc đang sử dụng thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Bạn không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn không được dùng thuốc quá hạn sử dụng được ghi trên hộp, hoặc khi có nghĩ ngờ về chất lượng thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
8.1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Thuốc được chống chỉ định cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
8.2. Người lái tàu xe hay vận hành máy móc
Chưa ghi nhận được ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái tàu xe hay vận hành máy móc.
Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ quá liều thuốc, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.
Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Tadimax là thuốc gì, công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!
Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy
Ferrous Fumarate Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng Ra Sao?
Ferrous fumarate: Muối sắt vô cơ
Tên thường gọi: Ferrous fumarate
Tên gọi khác:
Sắt fumarate
Ferrous fumarate Là Gì?Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Ferrous fumarate (sắt (II) fumarat)
Loại thuốc
Muối sắt vô cơ
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch siro 140 mg/ 5 ml
Viên nén 210 mg, 322 mg
Chỉ Định Của Ferrous fumaratePhòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt như: Sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai (khuyến cáo kết hợp sắt và axit folic).
Chống Chỉ Định Của Ferrous fumarateKhông dùng Ferrous fumarate (sắt (II) fumarat) cho các trường hợp sau:
Mẫn cảm với sắt (II) fumarat;
Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu;
Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hóa;
Tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm;
Bệnh u máu, bệnh huyết sắc tố;
Loét dạ dày tá tràng hoạt động;
Truyền máu nhiều lần;
Viêm ruột vùng và viêm loét đại tràng;
Không được sử dụng cho những bệnh nhân không phải là do thiếu sắt.
Liều Lượng & Cách Dùng Của Ferrous fumarate Người lớnĐối với người khó dung nạp thuốc, bắt đầu bằng liều nhỏ, chia làm nhiều liều, rồi tăng dần tới liều đích.
Liều sau đây tính theo sắt nguyên tố (đường uống): 1 g sắt (II) fumarat chứa 330 mg sắt nguyên tố.
Nên uống với nước hoặc nước trái cây khi bụng đói.
Điều trị thiếu sắt:
Liều điều trị thông thường uống: 50 – 100 mg/lần; 3 lần/ngày.
Liều thấp hơn cũng được khuyến cáo: 60 – 120 mg/ngày nếu khó dung nạp thuốc.
Các triệu chứng do thiếu sắt thường được cải thiện trong vài ngày, hồng cầu lưới tăng cao nhất trong 5 – 10 ngày, nồng độ hemoglobin tăng sau 2 – 4 tuần. Trị số bình thường hemoglobin thường đạt trong vòng 2 tháng.
Trong thiếu sắt nặng, phải tiếp tục điều trị khoảng 6 tháng. Nếu điều trị sắt sau 3 tuần mà không thấy chuyển biến, phải xem lại chẩn đoán, hoặc vẫn tiếp tục mất máu; hoặc thiếu máu không phải do thiếu sắt.
Nhu cầu thay thế và chế độ ăn:
Nam cho mọi lứa tuổi (19 – 70 và trên 70 tuổi): 8 mg/ngày.
Nữ 19 – 50 tuổi: 18 mg/ngày; nữ 51 – 70 tuổi, hoặc trên 70 tuổi: 8 mg/ngày.
Trẻ emTrẻ em dưới 12 tuổi: Không dùng viên nén, viên nang. Chỉ dùng thuốc giọt hoặc sirô (hút qua ống).
Điều trị thiếu sắt:
Trẻ em: 3 – 6 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
Dự phòng thiếu sắt:
Trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường không được bú mẹ, hoặc bú mẹ một phần (nên dùng sữa tăng cường sắt): 1 mg/kg/ngày bắt đầu ngay từ khi sinh, tiếp tục trong năm đầu.
Trẻ thiếu tháng hoặc nhẹ cân: 2 – 4 mg/kg/ngày bắt đầu ít nhất 2 tháng, nên bắt đầu từ 1 tháng tuổi, liều tối đa không được vượt quá 15 mg/ngày đối với trẻ nhỏ, cân bình thường hay nhẹ cân.
Trẻ em ≥ 10 tuổi (tuổi dậy thì), nam: 2 mg/ngày; nữ: 5 mg/ngày.
Nhu cầu thay thế và chế độ ăn:
Trẻ nhỏ cho tới 6 tháng tuổi: 0,27 mg/ngày;
Trẻ 7 – 12 tháng tuổi: 11 mg/ngày;
Trẻ 1 – 3 tuổi: 7 mg/ngày;
4 – 8 tuổi: 10 mg/ngày;
9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày;
14 – 18 tuổi: 11 mg/ngày, đối với nam, 15 mg/ngày đối với nữ.
Đối tượng khácĐiều trị thiếu sắt:
Suy thận mạn, phải chạy thận nhân tạo và đang dùng liệu pháp epoetin alfa: Liều hàng ngày ít nhất 200 mg sắt nguyên tố đối với người lớn, và 2 – 3 mg/kg chia làm 2 – 3 lần, đối với trẻ em.
Dự phòng thiếu sắt:
Phụ nữ mang thai: Bổ sung sắt qua chế độ ăn hàng ngày: 30 mg/ ngày.
Nhu cầu thay thế và chế độ ăn:
Phụ nữ mang thai 14 – 50 tuổi: 27 mg/ngày.
Phụ nữ cho con bú 14 – 18 tuổi: 10 mg/ngày; 19 – 50 tuổi: 9 mg/ ngày.
Tác dụng phụ của Ferrous fumarate
Thường gặpKhó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy.
Táo bón, phân sẫm màu, buồn nôn, co thắt dạ dày.
Đổi màu răng, tiêu chảy, ợ chua
Nước tiểu đổi màu.
Ít gặpNôn ói
Hiếm gặpTrong rất ít trường hợp, có thể thấy nổi ban da.
Không xác định tần suấtChán ăn.
Kích ứng cục bộ.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Ferrous fumarate Lưu ý chungCần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.
Viên nén bao phim, giải phóng chậm trong cơ thể, gây độc cho người cao tuổi, hoặc người có chuyển vận ruột chậm.
Không uống thuốc khi nằm.
Thời gian điều trị thiếu máu do thiếu sắt không biến chứng thường không được quá 6 tháng (3 tháng sau khi tình trạng thiếu máu đã được đảo ngược).
Điều trị lâu dài bằng sirô ferrous fumarate có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Vệ sinh răng miệng đầy đủ phải được duy trì. Vì sirô có chứa đường nên phải thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Lưu ý với phụ nữ có thaiSắt (II) fumarat dùng được cho người mang thai khi thiếu máu do thiếu sắt và acid folic.
Lưu ý với phụ nữ cho con búThuốc dùng được cho người cho con bú.
Lưu ý khi lái xe và vận hành máy mócKhông ảnh hưởng.
Quá Liều & Quên Liều Ferrous fumarate Quá liều Ferrous fumarate và xử tríQuá liều và độc tính
Các chế phẩm sắt vô cơ hầu hết là độc, các muối sắt đều nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Liều độc: dưới 30 mg Fe2+/kg có thể gây độc ở mức trung bình và trên 60 mg Fe2+/kg gây độc nghiêm trọng.
Liều gây chết có thể là từ 80 – 250 mg Fe2+/kg. Đã có thông báo một số trường hợp ngộ độc chết người ở trẻ em 1 – 3 tuổi. Liều gây chết thấp nhất cho trẻ em được thông báo là 650 mg Fe2+ tương đương với 3 g sắt (II) sulfat heptahydrat.
Triệu chứng: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy kèm ra máu, mất nước, nhiễm acid và sốc kèm ngủ gà.
Lúc này có thể có một giai đoạn tưởng như đã bình phục, không có triệu chứng gì, nhưng sau khoảng 6 – 24 giờ, các triệu chứng lại xuất hiện trở lại với các bệnh đông máu và trụy tim mạch (suy tim do thương tổn cơ tim). Một số biểu hiện như: Sốt cao, giảm glucose huyết, nhiễm độc gan, suy thận, cơn co giật và hôn mê.
Dễ có nguy cơ thủng ruột nếu uống liều cao. Trong giai đoạn hồi phục có thể có xơ gan, hẹp môn vị. Cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết do Yersinia enterocolica.
Cách xử lý khi quá liều
Trước tiên: Rửa dạ dày ngay bằng sữa (hoặc dung dịch carbonat). Nếu có thể, định lượng sắt huyết thanh.
Sau khi rửa sạch dạ dày, bơm dung dịch deferoxamin (5 – 10 g deferoxamin hòa tan trong 50 – 100 ml nước) vào dạ dày qua ống thông.
Trong trường hợp lượng sắt dùng trên 60 mg/kg thể trọng, hoặc khi có triệu chứng nặng, đầu tiên phải cho deferoxamin tiêm truyền tĩnh mạch. Liều tiêm truyền tĩnh mạch 15 mg/kg/giờ đến khi hết triệu chứng và tới khi nồng độ Fe2+ huyết thanh giảm dưới mức 60 micromol/lít. Cần thiết có thể dùng liều cao hơn.
Nếu cần nâng cao huyết áp, nên dùng dopamin. Thẩm phân nếu có suy thận. Điều chỉnh cân bằng acid base và điện giải, đồng thời bù nước.
Quên liều và xử tríDùng ngay khi nhớ ra, bỏ qua liều đó nếu đến gần liều tiếp theo. Không dùng gấp đôi liều để bù liều đã quên.
Dược Lực Học (Cơ chế tác động)Sắt có ở mọi tế bào và có nhiều chức năng quan trọng cho đời sống. Ion sắt là thành phần của một số enzym cần thiết cho chuyển giao năng lượng (như cytochrom oxydase, xanthin oxydase…) và cũng có mặt trong các hợp chất cần thiết cho vận chuyển và sử dụng oxy (như hemoglobin, myoglobin).
Có thể dùng các chế phẩm có sắt để điều trị các bất thường về tạo hồng cầu do thiếu sắt. Sắt không kích thích tạo hồng cầu, cũng không chữa các rối loạn hemoglobin không do thiếu sắt. Ngoài ra, dùng sắt cũng có thể làm giảm nhẹ một số biểu hiện khác của thiếu sắt như đau lưỡi, nuốt khó, loạn dưỡng móng chân, tay, nứt kẽ ở góc môi.
Dược Động Học Hấp thuHấp thu sắt phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như dạng thuốc, liều lượng, dự trữ sắt, mức độ tạo hồng cầu và chế độ ăn. Khi uống, sinh khả dụng của sắt có thể biến thiên từ dưới 1% đến 50%. Yếu tố chính kiểm soát hấp thu sắt ở đường tiêu hóa là số lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
Khoảng 5 – 13% sắt trong chế độ ăn được hấp thu ở người khỏe mạnh và khoảng 10 – 30% ở người thiếu hụt sắt.
Sắt vô cơ được hấp thu gấp tới 2 lần sắt có trong thức ăn. Chưa biết dạng sắt nào được hấp thu tốt, có vẻ sắt (II) được hấp thu tốt nhất. Sinh khả dụng sắt uống cũng phụ thuộc vào thành phần chế độ ăn. Sắt hem có trong thịt, thịt gia cầm và cá, dễ được hấp thu gấp 2 – 3 lần so với sắt không phải hem có ở các thực phẩm tăng cường sắt hoặc sắt trong rau cỏ.
Phân bốSắt (II) đi qua tế bào niêm mạc đường tiêu hóa vào thẳng máu và gắn ngay vào transferin. Transferin vận chuyển sắt tới tủy xương và sắt được sáp nhập vào hemoglobin.
Khi sắt đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể, đa số sắt (trên 70%) là sắt chức năng; trên 80% sắt chức năng có ở hemoglobin trong hồng cầu, số còn lại có ở myoglobin và ở enzym hô hấp trong tế bào (như cytochrom); dưới 1% sắt toàn cơ thể có trong các enzym. Số sắt còn lại là sắt vận chuyển hay dự trữ.
Chuyển hóaMột lượng nhỏ dư thừa sắt ở trong các tế bào biểu mô có nhung mao được oxy hóa thành sắt (III), sắt (III) phối hợp với apoferitin để thành feritin và được dự trữ ở các tế bào niêm mạc, các tế bào rụng ra và đào thải qua phân. Feritin là dạng dự trữ chính của sắt (khoảng 70% ở nam và 80% ở nữ), cũng với một số lượng ít hơn dự trữ ở hemosiderin.
Feritin và hemosiderin có chủ yếu ở gan, hệ thống lưới nội mô, tủy xương, lách và cơ xương; một lượng nhỏ feritin cũng có trong huyết tương. Khi cân bằng sắt âm tính kéo dài, dự trữ sắt bị cạn kiệt trước khi nồng độ hemoglobin bị giảm hoặc có thiếu hụt sắt.
Thải trừChuyển hóa sắt xảy ra trong một hệ thống hầu như khép kín. Đa số sắt được giải phóng do phá hủy hemoglobin được cơ thể tái sử dụng.
Lượng sắt bài tiết hàng ngày ở nam khỏe mạnh chỉ bằng 0,5 – 2 mg. Bài tiết này chủ yếu qua phân và do bong các tế bào như da, niêm mạc đường tiêu hóa, móng và tóc; chỉ một lượng vết sắt được đào thải qua mật và mồ hôi.
Tương Tác Thuốc Tương tác với các thuốc khácTránh dùng phối hợp sắt với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin. Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat và magnesi trisilicat có thể làm giảm sự hấp thu sắt.
Sắt có thể chelat hóa với các tetracyclin và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc. Sắt có thể làm giảm hấp thu của penicilamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm.
Chloramphenicol làm chậm quá trình thanh thải sắt trong huyết tương, đưa sắt vào tế bào hồng cầu và cản trở quá trình tạo hồng cầu.
Tương tác với thực phẩmMột số ức chế hấp thu sắt có thể xảy ra nếu nó được dùng với trà, trứng hoặc sữa hoặc với nước chè, cà phê.
toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.
Hiển thị
10 kết quả
20 kết quả
30 kết quả
Tương tác
Dimercaprol có thể làm tăng hoạt động độc thận của sắt fumarate.
Màu fumarate có thể gây ra sự sụt giảm trong sự hấp thu cefdinir dẫn đến nồng độ trong huyết thanh giảm và có khả năng làm giảm hiệu quả.
Nồng độ trong huyết thanh của Deferiprone có thể được giảm khi nó được kết hợp với sắt fumarate.
Màu fumarate có thể gây ra sự sụt giảm trong sự hấp thu Dolutegravir dẫn đến nồng độ trong huyết thanh giảm và có khả năng làm giảm hiệu quả.
Màu fumarate có thể gây ra sự sụt giảm trong sự hấp thu Eltrombopag dẫn đến nồng độ trong huyết thanh giảm và có khả năng làm giảm hiệu quả.
Sinh khả dụng của Levodopa có thể được giảm khi kết hợp với sắt fumarate.
Màu fumarate có thể gây ra sự sụt giảm trong sự hấp thu của levothyroxin dẫn đến nồng độ trong huyết thanh giảm và có khả năng làm giảm hiệu quả.
Màu fumarate có thể gây ra sự sụt giảm trong sự hấp thu của Methyldopa dẫn đến nồng độ trong huyết thanh giảm và có khả năng làm giảm hiệu quả.
Màu fumarate có thể gây ra sự sụt giảm trong sự hấp thu Penicillamine dẫn đến nồng độ trong huyết thanh giảm và có khả năng làm giảm hiệu quả.
Màu fumarate có thể gây ra sự sụt giảm trong sự hấp thu Lipoic Acid dẫn đến nồng độ trong huyết thanh giảm và có khả năng làm giảm hiệu quả.
trong 120 kết quả
1
2
3
…
12
Nguồn Tham Khảo
Tên thuốc: Ferrous fumarate (sắt (II) fumarat)
Dược thư quốc gia Việt Nam 2023, chuyên luận sắt (II) sulfat, trang 1271
BNF 80
Ngày cập nhật: 25/7/2023
bác sĩ chuyên môn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Statripsine: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!