Xu Hướng 9/2023 # Thùng Xốp Giữ Lạnh Là Gì? Cách Bảo Quản Thực Phẩm Bằng Thùng Xốp Đúng Cách # Top 17 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thùng Xốp Giữ Lạnh Là Gì? Cách Bảo Quản Thực Phẩm Bằng Thùng Xốp Đúng Cách # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thùng Xốp Giữ Lạnh Là Gì? Cách Bảo Quản Thực Phẩm Bằng Thùng Xốp Đúng Cách được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thùng xốp giữ lạnh là một sản phẩm để giữ nhiệt hay cách nhiệt, với khả năng ngăn cách nhiệt độ bên ngoài môi trường, nên nó có khả năng chống nóng hay giữ lạnh cho các vật được đựng bên trong nó. Hiện nay, thùng xốp giữ lạnh được ứng dụng rất rộng rãi trên thị trường và trong sinh hoạt hằng ngày.

Chất liệu chính tạo nên thùng xốp giữ lạnh là vật liệu xốp EPS (Expand Polystyrene), chất liệu này được hình thành khi nấu và kích nở dưới nhiệt độ cao để tạo thành các hạt xốp EPS.

Sau đó, các hạt xốp EPS sẽ được đưa vào khuôn đúc thủy lực để nén lại thành các khối xốp đồng nhất, tùy vào yêu cầu của người dùng mà trọng lực của các khối xốp EPS sẽ được điều chỉnh.

Cuối cùng, các khối xốp sẽ được cắt thành các kích thước, độ dày khác nhau nhờ thiết bị chuyên dụng theo nhu cầu và mục đích của khách hàng. Do các hạt xốp EPS được nấu hòa vào nhau, cùng nén thủy lực nên sẽ không bị bong tróc như sản xuất theo cách làm thủ công.

Ưu điểm

Sản phẩm có độ cứng tương đối, chống thấm nước, giữ nhiệt và cách nhiệt được lâu, từ đó hạn chế độ ẩm và giảm hình thành nấm mốc.

Khối lượng nhẹ, linh hoạt và dễ di chuyển.

Dễ gia công, thiết kế tùy theo mục đích người dùng.

Sản xuất với nguyên liệu an toàn sức khỏe người dùng.

Giá thành phải chăng.

Nhược điểm

Do được cấu tạo từ chất liệu EPS nên thùng rất dễ cháy, bạn nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh gần lửa.

Trọng lượng nhẹ và độ cứng tương đối nên dễ gãy, vì vậy khi di chuyển hay sử dụng bạn nên nhẹ nhàng với chúng.

Dùng lâu sẽ dễ bị mòn và khả năng giữ nhiệt, cách nhiệt cũng bị giảm đi.

Sản phẩm khó phân hủy trong môi trường tự nhiên.

Đầu tiên, bạn luôn đóng kỹ thùng xốp khi chưa sử dụng thực phẩm đựng trong thùng. Việc đóng chặt giúp ngăn chặn sự thất thoát nhiệt, giúp ổn định và duy trì nhiệt độ bên trong thùng.

Bạn cũng có thể dùng khăn ướt màu trắng đã giặt sạch để bọc đá, những chiếc khăn trắng này sẽ hút hết nước đá tan, đồng thời tạo độ ẩm nhất định trong thùng, giữ nhiệt độ lạnh trong thùng cực tốt.

Ngoài ra, bạn có thể chôn thùng đá xuống dưới đất, bởi vì dưới đất có độ ẩm và tránh nắng tuyệt vời, cho nên chôn ⅔ thùng đá xuống đất giúp tránh được đất cát và ánh nắng trực tiếp.

Cuối cùng, bạn có thể rắc ít đường hay muối vào trong đá. Lý do khi cho đường vào nước sẽ làm các phân tử nước chuyển động lâu hơn, khi đóng băng thành đá thì thời gian tan chảy lâu. Thêm muối vào làm cho nhiệt độ đóng băng giảm xuống dưới 0 độ C, từ đó giữ lạnh được lâu hơn.

Advertisement

Việc giữ lạnh của các thùng xốp tùy vào điều kiện là sản phẩm chứa đá lạnh hay đá khô ở mức độ vừa đủ cũng như thực phẩm với khối lượng thích hợp, sản phẩm đã được đóng và dán kín lại để tránh tình trạng không khí bên trong bốc hơi ra ngoài.

Thông thường thì thùng xốp sẽ bảo quản nhiệt độ được lâu trong 12 giờ kể từ khi được đóng kín, thùng còn nguyên vẹn, không xảy ra xay xát hay vỡ.

Bạn nên chọn những thùng xốp giữ nhiệt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm.

Khi sử dụng, bạn chỉ dùng để chứa các mặt hàng đông lạnh, hoa quả,…

Tuyệt đối không đựng các loại thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống đang nóng.

Chỉ nên sử dụng 1 vài lần và tạm thời, không nên dùng trong thời gian dài.

Bên trên là các thông tin về thùng xốp giữ lạnh và các cách để dùng thùng xốp giữ nhiệt được lâu, mong qua bài viết trên các bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc bảo quản thực phẩm bằng thùng xốp.

Các Vị Trí Bảo Quản Đúng Cho Từng Loại Thực Phẩm Trong Tủ Lạnh

Ngăn đông đá Ngăn mát tủ lạnh

Đây là nơi có nhiệt độ rất thấp trong tủ lạnh. Ở ngăn này, bạn nên lưu trữ các thực phẩm tươi sống muốn để dài ngày như các loại thịt, cá, hải sản,… Bạn cũng có thể làm những viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua, các gói trà nhỏ tại ngăn nhỏ này để phục vụ mục đích giải khát.

Cánh cửa tủ

Vì là nơi ít được làm lạnh nhất trong tủ, nên bạn chỉ được để những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt có thể bảo quản lâu ở vị trí này. Ở kệ dưới cùng, hãy cho các sản phẩm có khối lượng nặng vào.

Kệ trên cùng

Hãy cho những thực phẩm như thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền vào ngăn tủ này, vì nơi này có nhiệt độ thích hợp để giữ chúng được lâu hơn mà vẫn tươi ngon như thường do đây là nơi hơi lạnh tỏa ra nhiều.

Những kệ dưới

Hãy đặt trứng, sữa, các loại thịt hoặc hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông ở đây. Tuy nhiên, nên bọc kỹ thịt, hải sản,… và cho chúng vào một hộp đựng nhỏ để tránh rỉ nước ra những thực phẩm khác.

Hộc tủ

Hộc tủ có thiết kế giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho các loại rau, củ, quả. Vậy nên đây chính là nơi phù hợp nhất cho bạn để bảo quản rau, củ, quả luôn được tươi trong tủ lạnh.

Các thực phẩm đặc biệt

Các gia vị, rau ngò

Bạn nên cho vào các hộp và đậy nắp kỹ để không bị những mùi lạ khác trong tủ lạnh ám vào nó và làm mất đi sự tươi ngon ban đầu.

Hạt và dầu thực vật

Bảo quản các loại hạt, dầu thực vật (ví dụ: dầu dừa) ở tủ lạnh sẽ giúp tránh được sự xuất hiện của mối, mọt và có thời gian dùng được lâu hơn khi ở bên ngoài.

Các thực phẩm được làm từ tinh bột

Bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm tăng tuổi thọ của các thực phẩm này. Tuy nhiên hãy lưu ý cho các loại bánh mì, bánh ngọt hay bánh kem,… vào những bao nhỏ hoặc các hộp đựng, để không làm bánh bị khô và cứng đi.

Rượu sâm panh

Nhiệt độ cao có thể làm các chất hữu cơ bên trong rượu bị phân hủyBảo quản sâm panh tốt nhất là ở từ 4 đến 5 độ C, đây là nhiệt độ giữ cho các hợp chất trong sâm panh được giữ nguyên, không bị biến đổi hợp chất và gây hỏng rượu.

Thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh

Những thực phẩm dễ lên mầm

Những thực phẩm có khả năng lên mầm nhanh như hành, tỏi, khoai tây,… thì các bạn không nên cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ dễ mọc mầm và tạo ra các hợp chất gây độc cho bạn. Riêng đối với tỏi, chúng còn ám mùi khó chịu cho các thực phẩm khác.

Hạt và bột cà phê

Cho cà phê vào tủ lạnh, nhiệt độ sẽ làm cho nó mất đi hương vị và các hợp chất tạo nên mùi thơm quyến rũ của riêng mình. Đồng thời, chúng cũng sẽ làm mất đi mùi của các thực phẩm khác nữa. Tuynhiên, nếu bạn muốn khử mùi hôi tủ lạnh thì có thể bỏ một chút bột hoặc bả cà phê vào tủ.

Cà chua và trái bơ

Cà chua hay bơ đều là những loại trái cây không phù hợp với nhiệt độ trong tủ lạnh. Bạn nên bảo quản nó ở bên ngoài, tại những nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời để đạt được nhiệt độ phù hợp nhất có thể.

Chuối còn xanh

Cho chuối xanh vào tủ lạnh, chuối sẽ rất khó chín và còn bị nhũn gây hỏng đi. Hãy đợi đến khi chuối chín rồi, nếu bạn muốn ăn chuối lạnh thì cho nó vào tủ và bảo quản.

Những nguyên tắc nhỏ và hữu ích khác

Cho thức ăn vào các hộp chuyên dụng

Hãy phân loại thức ăn theo thời gian. Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ, để bạn không bị quên và lỡ mất hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.

Dán nhãn riêng cho các thức ăn khác nhau

Nhãn thức ăn có thể là tên loại thức ăn, cách chế biến ngon hoặc thậm chí là ngày hết hạn. Ghi nhãn thức ăn sẽ giúp bạn dễ phân loại, sắp xếp và sử dụng thực phẩm hơn.

Thường xuyên dọn dẹp tủ

Dọn dẹp tủ lạnh ít nhất 1 lần trong mỗi tuần để đảm bảo sự sạch sẽ và gọn gàng của tủ. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn cũng như mùi hôi phát sinh bên trong tủ, giúp thực phẩm được bảo vệ tốt hơn.

Đăng bởi: Đinh Hoài Nam

Từ khoá: Các vị trí bảo quản đúng cho từng loại thực phẩm trong tủ lạnh

Các Thực Phẩm Không Nên Bảo Quản Trong Tủ Lạnh

Tủ lạnh là một trong những thiết bị tốt nhất dùng cho bảo quản rau quả thực phẩm với số lượng nhỏ của các gia đình. Nhiệt độ ngăn đá có thể đạt -18oC phù hợp cho bảo quản các loại thực phẩm đông lạnh như cá thịt; nhiệt độ ngăn lạnh từ 3 – 6oC thích hợp cho bảo quản nhiều loại rau quả thực thẩm.

Tuy nhiên, không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh. Tiến sĩ Lâm Văn Mân – Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ – Viện An toàn thực phẩm cho biết:

Tiến sĩ Lâm Văn Mân – Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ (Bên trái)

Cà phê, hành, tỏi, bánh mì KHÔNG NÊN để trong tủ lạnh

Lý do:

– Cà phê: Cà phê là chất có hương thơm bay hơi mạnh nên khi để trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm khác do hấp phụ hương cà phê. Ngoài ra, cà phê (nhất là cà phê hoà tan) khi lấy ra khỏi  tủ lạnh sẽ xảy ra hiện tượng bị hút ẩm rất nhanh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

– Hành, tỏi: Trong thương mại người ta bảo quản hành tỏi khô ở 0oC. Tuy nhiên, nhiệt độ của tủ lạnh chỉ từ 3 – 6oC không thích hợp cho bảo quản hành tỏi.

Bên cạnh đó, khi bảo quản hành tỏi trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến mùi của các thực phẩm khác. Nếu không có điều kiện bảo quản hành, tỏi ở 0oC thì nên cho hành, tỏi trong các núi nilon có đục lỗ và giữ trong điều kiện thoáng, tối ở 15 – 16oC độ ẩm 60– 70%. Với cách này có thể giữ hành, tỏi từ 3 – 5 tháng.

Nhiệt độ của tủ lạnh chỉ từ 3 – 6oC không thích hợp cho bảo quản hành tỏi (Ảnh: Internet)

– Bánh mì: Bánh mì không nên giữ trong tủ lạnh vì xảy ra hiện tượng mất nước làm cho bánh mỳ bị khô cứng, ngoài ra còn làm giảm hương vị cũng như độ tươi ngon của bánh mì. Bánh mì chỉ nên giữ ở 16- 20oC trong một, hai ngày.

Khoai tây, dầu ăn, rau thơm có thể giữ ở trong tủ lạnh

– Khoai tây: Bạn có thể bảo quản khoai tây trong tủ lạnh nhưng cần lưu ý với các giống khoai tây cho thu hoạch sớm (tháng 9, tháng 10) thì nên giữ ở 10oC thời gian được 3 – 4 tuần; với giống khoai tây thu hoạch muộn (tháng 12 đến tháng 1 tháng 2) có thể giữ ở 4 – 5oC trong 3 – 9 tháng.

Mỗi loại khoai tây có nhiệt độ bảo quản trong tủ lạnh riêng (Ảnh: Internet)

– Rượu: Tùy từng loại rượu mà đòi hỏi chế độ bảo quản khác nhau. Một số có thể bảo quản trong tủ lạnh một số khác thì không và các hãng rượu thường có chỉ dẫn cách bảo quản ghi trên bao bì.

– Dầu ăn: Dầu ăn (dầu thực vật) sẽ tuỳ nhiệt độ đông đặc của từng loại dầu mà có cách bảo quản phù hợp. Tuy nhiên vẫn có thể giữ dầu ăn trong tủ lạnh vì làm giảm hiện tượng oxy hoá dầu ăn (hiện tượng ôi hoá) giúp bảo quản dầu ăn lâu hơn. Một số loại dầu có nhiệt độ đông đặc cao như dầu dừa khoảng 25oC, dầu cọ khoảng 24oC, những loại dầu này khi cho vào tủ lạnh sẽ bị đông đặc tuy không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng nhưng có thể gây khó khăn khi lấy dầu ra khỏi các dụng cụ chứa đựng.

– Rau thơm: Các loại rau thơm cũng có thể giữ trong tủ lạnh nhưng cần bao gói thích hợp.

Bảo quản rau quả cần chú ý điều kiện phù hợp

Cũng theo Tiến sĩ Lâm Văn Mân, thực phẩm muốn giữ được lâu cần có những điều kiện phù hợp cho từng loại rau quả. Trong bảo quản rau quả thường người ta chia chúng thành 4 nhóm như sau:

1. Các loại rau quả cần bảo quản ở nhiệt độ thấp và ẩm (0oC, độ ẩm 95%): cải bắp, súp lơ, khoai tây, cà rốt, nho, táo, lê.

2. Các loại rau quả cần bảo quản lạnh và ẩm  (4 – 8oC, độ ẩm 90 – 95%): dưa chuột, dưa hấu, cà chua, hành lá.

3. Các loại ra quả cần bảo quản ở nhiệt độ thấp và khô (0oC, độ ẩm 65 – 70%): hành, tỏi

4. Các loại rau quả nên bảo quản ở nhiệt độ mát và khô (10 – 15oC, độ ẩm 60– 75%): bí ngô, khoai lang, chuối tiêu.

Ngoài vấn đề lựa chọn nhiệt độ và độ ẩm phù hợp thì một vấn đề cũng cần lưu ý khi bảo quản rau quả là phải giữ chúng trong điều kiện tối nhưng thông thoáng. Hầu hết các loại rau khi bảo quản nên giữ trong môi trường có độ ẩm cao, tuy nhiên, tránh hiện tượng đọng hơi nước vì như vậy rau sẽ nhanh chóng bị thối hỏng. Cũng cần phải lưu ý là rau quả sau thu hoạch vẫn là các thực thể sống chúng vẫn tiếp tục quá trình hô hấp và vẫn bị ảnh hưởng bởi các thay đổi của môi trường xung quanh. Một điều cũng cần hết sức chú ý là bảo quản rau, quả ở những khu riêng biệt bởi vì quả sinh ra rất nhiều ethylen là nguyên nhân gây già hoá rau  và ngược lại quả cũng rất dễ bị hấp phụ mùi từ rau.

Vật liệu để bao gói rau quả có thể dùng túi nilon có đột lỗ, với túi có kích cỡ 20x30cm cần đột 15 – 20 lỗ, ngoài ra có thể dùng các hộp các tông, hay thùng gỗ kích thước thì tuỳ theo lượng rau quả cần bảo quản.

Nếu chọn lựa điều kiện bảo quản thích hợp cho từng loại rau củ quả thì có thể kéo dài thời gian sử dụng của chúng từ một hai tuần đến nhiều tháng.

Đăng bởi: Út Nhỏ

Từ khoá: Các thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Thùng Phá Sảnh Là Gì? Ý Nghĩa Của Thùng Phá Sảnh Trong Xì Tố

1. Thùng phá sảnh là gì?

Phần số: Nếu trên tay của bạn có 5 lá bài có giá trị phần số tăng dần liên kết với nhau, nó gần giống với sự liên kết bài sảnh trong xì tố.

Để có có được một thùng phá sảnh thì người chơi cần phải thỏa mãn hai điều kiện trên có nghĩa là phần số và phần chữ phải thỏa mãn yêu cầu về bài thùng và bài sảnh. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên thì không được xem là thùng phá sảnh.

Do sự kết hợp của 5 lá bài và phải thỏa mãn hai điều kiện trên nên thùng phá sảnh thường rất khó xuất hiện. Để có được thùng phá sảnh bạn cần phải dựa vào may mắn rất nhiều. Có được nước bài này đảm bảo ván bài của bạn sẽ nắm thế mạnh.

2. Thùng phá sảnh bắt nguồn từ đâu?

Khi đã hiểu được thùng phá sảnh là gì? Biết được điều kiện để thỏa mãn thùng phá sảnh người chơi khi tham gia bài xì tố có thể dễ dàng xếp được bộ thùng phá sảnh khi trong bài có bộ này. Vậy bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi về thùng phá sảnh bắt nguồn từ đâu chưa? Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Thùng phá sảnh xuất hiện trong bài xì tố, Game bài xì tố là một game bài khá nổi tiếng được nhiều người tham gia chơi, game bài này có nguồn gốc từ nước ngoài cụ thể là Trung quốc và du nhập vào Việt Nam. Hiện nay game bài xì tốt đang là một game bài được nhiều bạn trẻ tham gia chơi sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng.

Sảnh tiếng Anh là straight có nghĩa là 5 quân bài liên tiếp những không bắt buộc phải đồng chất.

Thùng phá tiếng Anh là Flush có nghĩa là cùng hoa, hay bạn có thể hiểu là trên tay bạn có 5 quân bài đồng chất thì được gọi là thùng phá.

3. Ý Nghĩa của thùng phá sảnh

Khi lên bài mà trên tay xếp được thùng phá sảnh thì một tin vui dành cho bạn là bạn đang sở hữu một ván bài đẹp. Chắc chắn khi có bộ thùng phá sảnh này cuộc sống của bạn sẽ nở hoa những đối thủ khác sẽ thấy cuộc đời bế tắc, vận dụng hết trí thông minh, mưu mẹo để đấu với bộ thùng phá sảnh của bạn.

Có thể nói có bộ thùng phá sảnh trên tay sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều, cả khi bạn là gà mới vào nhập hội tham gia chơi xì tố thì có bộ này cơ hồi chiến thắng của bạn cũng rất cao. Tuy nhiên trong thùng phá sảnh cúng phân chia lớn bé có nghĩa là.

– Bộ thùng phá sảnh nhỏ là sự kết hợp giữa A và kết thúc là 5. Bộ nhỏ nhất là chất bích.

Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp rất nhiều những bộ thùng phá sảnh khác chỉ cần nó phù hợp với hai yêu cầu đã nêu ở trên là bạn đã có thể tạo ra bộ thùng phá sảnh.

4. Mẹo chơi xì tố có thùng phá sảnh giành chiến thắng

– Khi lên bài việc đầu tiên bạn cần làm là sắp xếp các quân bài làm sao để tạo thành nước bài mạnh nhất, áp dụng hai yếu tố là 5 cây có giá trị liên kề nhau và cùng chất để sắp xếp thành bộ tùng phá sảnh.

– Nếu có thùng phá sảnh cũng không nên quá vui mừng, cần phải quan sát người chơi. Chắc chắn những người chơi khác không có thùng phá sảnh mạnh hơn mình để tránh trường hợp bị đè hoặc bị bắt thùng phá sảnh dẫn đến thua bài và bị phạt. Vậy nên khi chơi cần phải tính toán kỹ để đi những nước chắc ăn giành chiến thắng.

– Hay cố gắng giành cái, đánh nhanh, thắng nhanh như vậy bạn sẽ nhanh chóng kết thúc ván bài và giành chiến thắng.

Mẹ Trẻ Chia Sẻ Bí Quyết Bảo Quản Thực Phẩm Khoa Học Theo Phong Cách Nhật

Là một người Việt Nam, hiện nay chị Quỳnh Hoa đang làm việc và sinh sống cùng chồng con tại Nhật Bản. Nhờ cách chi tiêu, tiết kiệm thông minh mà gia đình chị đã giảm bớt những gánh nặng trong cuộc sống xa quê hương.

Theo đó, chị Hoa chuộng sử dụng những hộp đựng thực phẩm tráng men và thuỷ tinh để bảo quản thực phẩm tốt, dễ vệ sinh. Bà mẹ trẻ cho hay, vì giá cả ở Nhật khá đắt đỏ, nên mỗi lần đi chợ, sẽ mua đồ ăn dự trữ trong khoảng 7 ngày.

Cụ thể, chị Hoa thường sẽ mua thực phẩm cố định vào ngày thứ 7, với các món như sau: Rau củ, trái cây mua chia 2 ngày/lần và có sơ chế sẵn; Thịt cá sơ chế sạch, chia theo thực đơn trong tuần.

Bà mẹ trẻ tự lập từ sớm và đã đi du học một thời gian dài nên đã tìm hiểu và học hỏi từ người Nhật mẹo làm bếp, bảo quản thực phẩm rất thông minh và khoa học.

Nguyên tắc bảo quản thực phẩm:

1. Thịt bò, thịt lợn, thịt gà:

2. Cá:

– Trước khi cho vào tủ lạnh nên làm sạch ruột và màng đen, có thể bỏ đầu, không để chung với thực phẩm chín, tráng tình trạng nhiễm khuẩn.

– Với cá tươi, thời gian bảo quản khi để ngăn lạnh là 3 ngày, khi trữ đông là 6 tháng. Còn cá đã chế biến thì thời gian bảo quản khi làm lạnh là 7 ngày, khi trữ đông là 6 tháng.

3. Hải sản:

– Đối với hải sản tươi, thời gian bảo quản trong ngăn mát là 3 ngày, khi trữ đông là 6 tháng. Còn hải sản đóng hộp là 7 ngày sau khi mở hộp trong ngăn lạnh và 2 tháng khi làm đông.

4. Trứng:

– Trứng được lưu trữ trong tủ lạnh trong khoảng 3 tuần hoặc đến khi hết hạn. Còn trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh nên dùng nhanh sau 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng.

Nhằm ngăn gây mùi hôi tủ khi bảo quản thực phẩm vào tủ lạnh, giữ thực phẩm tươi lâu, chị sẽ lót lớp giấy than hoạt tính xuống dưới sau đó bọc màng thực phẩm từ giấy sáp ong trước khi cho rau củ vào các hộp đựng.

Các loại củ như khoai, củ sen… chị Hoa sẽ gọt vỏ cắt khúc xong cho vào hộp, đổ ngập nước sau đó cho vào ngăn mát, sử dụng được 5 ngày.

Với các loại rau như măng tây, cần tây… cắm vào lọ cho chút nước, để ngăn mát giúp tươi ngon, bảo quản được 1 tuần.

Thịt cũng được chị Hoa chia nhỏ ra, dùng giấy sáp ong hoặc giấy nến bọc từng miếng thịt để bảo quản.

Được biết bà mẹ trẻ xinh đẹp, tài năng chia sẻ, gia đình chị có 4 người gồm chồng, chị và hai con. Tuy nhiên, chị sẽ không mua cho con đồ ăn vặt, bánh kẹo hay nước ngọt cho các con mà khuyến khích uống sữa hạt và nước ép rau củ để đảm bảo sức khoẻ.

Với quan niệm niềm vui tinh thần, chị Hoa luôn chú trọng vào sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Việc ăn uống không quá lãng phí, nhưng phù hợp với nhu cầu của cả gia đình.

Ảnh và bí quyết: Quỳnh Hoa/ Quốc Bảo (t/h)

Đăng bởi: Phan Thị Bảo Hân

Từ khoá: Mẹ trẻ chia sẻ bí quyết bảo quản thực phẩm khoa học theo phong cách Nhật

Cách Làm Ruốc Cá Hồi Tơi Xốp, Không Tanh Siêu Đơn Giản

1. Giới thiệu món ruốc cá hồi

Ruốc cá hồi không chỉ tốt, tiện lợi khi làm đồ ăn dặm cho các bé mà còn rất tốt với người cao tuổi, người đang ốm đau cần bồi bổ. 1kg cá hồi file làm thành khoảng 3 lạng ruốc khô. Cách làm rất đơn giản, không cầu kỳ và không cần nhiều nguyên liệu. Mẹ có thể làm nhiều 1 lần và cho bé dùng dần trong 10-15 ngày.

2. Cách làm ruốc cá hồi đơn giản nhất

Ruốc cá hồi mềm mại, giàu dinh dưỡng nên rất thích hợp để các bé ăn dặm hoặc ăn cùng cơm, bánh mì cũng đều rất ngon.

Khẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian thực hiện Tổng thời gian

2-3 người 15 phút 35 phút 50 phút

Chuẩn bị nguyên liệu

500 gr cá hồi phi lê không da

500 ml sữa tươi không đường

3 nhánh sả

1 củ gừng tươi

1 nhánh hành lá

1 muỗng cà phê muối

1 muỗng cà phê bột nêm

1 muỗng canh rượu trắng

Ảnh: sưu tầm

Các bước thực hiện

Cá hồi rửa sạch. Cho vào bát ngâm cùng với sữa tươi để loại bỏ mùi tanh.

Trong lúc đợi cá ngấm sữa thì bạn rửa sạch sả rồi cắt thành khúc, đập dập. Hành lá cắt khúc.

Cạo vỏ gừng, rửa lại với nước sạch rồi thái gừng thành lát mỏng.

Sau khoảng 10-15 phút bạn vớt cá hồi ra, cho vào tô cùng với hành, gừng, sả. Cho thêm muối, bột nêm và rượu trắng vào tô. Trộn đều tay để cá hồi thấm đều gia vị.

Ảnh: sưu tầm

Hấp cá trong khoảng 30 phút. Lấy cá ra để nguội. Lúc này bạn có thể nhặt bỏ xác hành, sả và gừng.

Sau khi cá đã nguội hẳn bạn dùng muỗng nghiền nát hoặc dùng tay bóp thịt cá hồi thành từng mảnh nhỏ.

Bắc chảo chống dính lên bếp. Đợi khi chảo nóng thì cho thịt cá hồi vào chảo đảo đều tay. Tiến hành nêm nếm sao cho vừa miệng.

Tiếp tục xào cá hồi trên lửa vừa trong khoảng 10 phút đến khi thịt cá săn lại.

Vặn lửa nhỏ và xào thêm khoảng 15 phút đến khi cá tơi ra, bông xốp và săn hoàn toàn thì có thể tắt bếp.

Sau khi cá hồi nguội bạn cho hết vào hũ thủy tinh. Bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản dùng dần.

Thành phẩm

Ruốc cá hồi thành phẩm sẽ ngã màu vàng ngà, thịt bông xốp có vị ngọt đặc trưng. Món này bạn có thể kết hợp khi dùng kèm cháo trắng, cơm rang hoặc bánh mì phô mai sẽ rất ngon và bổ.

Ảnh: sưu tầm

3. Những lưu ý khi làm món ruốc cá hồi

Ruốc cá hồi là món ăn ngon, bổ mà lại cực kỳ dễ làm. Tuy nhiên khi làm ruốc cá hồi bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:

Thịt cá hồi chứa nhiều khoáng chất dễ bay hơi khi gặp nhiệt độ cao. Do đó khi sao cá hồi trên chảo nóng không nên vặn lửa quá lớn.

Khi sao thịt cá hồi bạn cần xào đều tay để thịt cá được tơi ngon và không bị vón cục.

Không nên sao ruốc cá hồi quá khô vì sẽ làm mất đi độ ngọt béo tự nhiên.

Ruốc cá hồi không chứa chất bảo quản nên sau khi sao ruốc bạn nên bảo quản trong tủ lạnh từ 8-12 ngày. Khi lấy ruốc hãy dùng muỗng hoặc đũa khô, sạch và nhớ đậy kín nắp ngay sau khi sử dụng.

Ảnh: sưu tầm

Đăng bởi: Dương Trâm

Từ khoá: Cách làm ruốc cá hồi tơi xốp, không tanh siêu đơn giản

Cập nhật thông tin chi tiết về Thùng Xốp Giữ Lạnh Là Gì? Cách Bảo Quản Thực Phẩm Bằng Thùng Xốp Đúng Cách trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!