Xu Hướng 9/2023 # Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Đun Sôi Để Nguội # Top 17 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Đun Sôi Để Nguội # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Đun Sôi Để Nguội được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Cấu trúc da của trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh có cấu trúc khá là yếu và mỏng manh. Nó chỉ dày bằng 1/5 so với da của người lớn chính vì thế nên rất dễ bị tổn thương. Các mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy da trẻ khá mỏng bằng mắt thường thông qua việc nhìn thấy những mạch máu li ti trên cánh tay. 

Tắm là một trong những cách tốt nhất để khiến cho da trẻ trở nên mềm mại hơn. Tuy nhiên nếu như nước tắm cho trẻ sơ sinh không thực sự phù hợp với làn da sẽ khiến cho trẻ bị ngứa ngáy và khó chịu. Chính vì thế các mẹ cần phải tìm hiểu để những loại nước giảm phù hợp với làn da của trẻ. 

2. Tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước đun sôi để nguội

Việc tắm trẻ sơ sinh bằng nước đun sôi để nguội là một trong những loại nước tắm an toàn và dễ dàng chuẩn bị nhất. Bạn chỉ cần chuẩn bị nước sạch và đã lọc qua vi khuẩn để tắm cho trẻ. Tuy nhiên nước cần phải đun sôi và để hơi nguội bớt đi với nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C. 

Tốt nhất là nên tắm nước đun sôi để nguội cho trẻ trong 2 tháng đầu khi chào đời. Nước đun sôi để nguội vô cùng lành tính và không gây nên các tác dụng phụ.  Ngoài phương pháp tắm bằng nước đun sôi để nguội thì các mẹ cũng có thể sử dụng sữa tắm hay là các loại lá. 

Tắm trẻ sơ sinh bằng sữa tắm

Sữa tắm sẽ giúp cho da trẻ mềm mịn và dịu nhẹ hơn. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể sử dụng sữa tắm nên cần lưu ý tìm đến sữa tắm với nồng độ PH thấp. Đặc biệt, trước khi dùng các mẹ nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. 

Đây là một trong những cách phổ biến được áp dụng trong dân gian để làm dịu da của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên vượt các loại lá tắm thì chỉ nên áp dụng từ 1 tuổi trở lên. Các loại lá mà bạn lựa chọn cũng cần phải gà lá có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo sạch sẽ. 

Lá chè xanh: Lá chè có tác dụng trị rôm sảy cực kỳ tốt và giúp da bé có sức đề kháng với môi trường xung quanh. Nên đun sôi lá chè một lúc để lá chè ngấm rồi sau đó pha với chút nước.

Lá dâu tằm: Lá dâu tằm cũng là loại lá trị rôm sảy cho trẻ vô cùng hiệu quả. Các mẹ có thể lấy một nắm lá dâu tằm sau đó rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi. 

Lá nhọ nồi: giúp trị bệnh sốt phát ban, chảy máu cam và tránh hiện tượng bị muỗi chích cũng như là côn trùng cắn. 

Gừng tươi: Với gừng tươi thì bạn cần phải đem chúng đi giã nhỏ và đun sôi với nước. Phương pháp này cần phải được cắm ba ngày liên tiếp vào mỗi buổi sáng để trị rôm sảy. 

3. Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi tắm cho bé

Khăn tắm: Cần phải lựa chọn loại khăn tắm mềm và làm bằng các sợi tự nhiên.  Nên cắt bỏ các dãy thừa để tránh mắc vào da bé gây trầy xước.

Thau tắm: Lựa chọn loại thau tắm nhỏ phù hợp với kích thước của bé.

Mực nước: Nên đổ nước ngập nửa thau.

Sữa tắm: Nếu như bạn nhớ chọn tắm cho trẻ bằng sữa tắm thì không nên dùng loại sữa tắm có mùi hương và hạn chế tối đa hóa chất để tốt cho làn da của bé.

Lót khăn bên dưới chỗ tắm để tránh tình trạng trơn trượt. 

    Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

    Như các bạn cũng biết thì làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Chính vì thế chỉ cần nhiệt độ của hơi nước nóng một chút là sẽ dễ khiến cho bé bị nổi đỏ và bỏng rát. Thậm chí nhiệt độ quá lạnh cũng khiến cho bé bị cảm lạnh. 

    Nhiệt độ tắm cho bé nên áp dụng nhiệt độ trong khoảng từ 35 đến 38 độ C

    Với trẻ lớn hơn từ 1 đến 2 tuổi thì nhiệt độ tắm dao động từ 38 cho đến 40 độ C.

    Quan tâm tới độ sâu của nước tắm trong chậu

    Đối với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì các mẹ nên đo mực nước khoảng 13cm để các bé không bị chìm đầu và hở vai. 

    Đối với các bé trên 6 tháng tuổi thì mực nước tắm cao ngang eo. Điều này giúp các bé có thể thoải mái vận động khi ngồi và mẹ cũng dễ dàng tắm cho bé.

    5. Máy lọc nước tắm Geyser Typhoon đảm bảo an toàn cho bé

    Tiết kiệm thời gian đun nấu và làm nóng trực tiếp không cần phải chờ đợi.

    Có tác dụng diệt vi khuẩn do tích hợp chất liệu bạc và loại bỏ các chất kim loại nặng cũng như các chất độc hại có trong nước để bảo vệ làn da của bé. Chính vì thế nó sẽ giúp tránh được các bệnh như là rôm sảy, mụn nhọt, dị ứng… 

    Vật liệu lọc Aragon 3 với khả năng lọc được nước nóng lên đến 95 độ C, bạn có thể tùy chỉnh độ ấm theo thời tiết.

    Không chỉ êm dịu cho làn da trẻ mà còn thích hợp lọc nước tổng cho gia đình: quần áo không còn khô cứng, an toàn cho chén dĩa em bé, cải thiện làn da, tóc cho mẹ, … 

    Thiết kế đơn giản và nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt ở phòng tắm

    Du Lịch Nhật Bản Để Tắm Suối Nước Nóng Onsen

    Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với những ngọn núi lửa và rất nhiều trong số những ngọn núi lửa đó vẫn còn đang hoạt động, do đó cũng là nơi tạo ra rất nhiều suối nước nóng. Và hẳn nhiên, tắm suối nước nóng onsen, tắm chung suối nước nóng trở thành nét văn hóa riêng của người Nhật Bản xưa nay. Trong chuyến du lịch Nhật Bản sắp tới, bạn đừng ngần ngại thử tắm Onsen một lần.

    Du lịch Nhật Bản để tắm suối nước nóng Onsen

    Quốc gia có nguồn suối nước nóng dồi dào nhất thế giới

    Nhật Bản là đất nước được xem là một trong những quốc gia có nguồn suối nước nóng được xem là dồi dào nhất trên thế giới: Trên khắp chiều dài của đất nước Nhật Bản có khoảng 150 suối nước nóng khác nhau và hơn 1400 các nhánh suối nhỏ. Ngâm mình thư giãn trong các suối nước nóng với nhiệt độ chỉ khoảng từ 25°C à 60°C hay có nơi với nhiệt độ gần 100°C như: Ogama Onsen ở Nagano đã từ xa xưa được xem là một thói quen ưa thích của người dân Nhật Bản.

    Đến nay với việc ngâm mình trong suối nước nóng trong tour Nhật giữa khung cảnh của thiên nhiên đã được khoa học chứng minh đó là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất để giúp con người thư giãn, đồng thời giúp giảm mệt mỏi căng thẳng cũng như chữa được một số các căn bệnh đầy hữu hiệu nhờ vào nguồn khoáng chất dồi dào có trong các suối nước nóng ở Nhật Bản.

    Tắm Onsen truyền thống Nhật Bản

    Cũng có người cho rằng tắm Onsen giống với Sentou, đều là tắm thật sạch sẽ cơ thể rồi mới vào ngâm mình trong bồn nước nóng, khác mỗi cái là được được ngâm ngoài trời. Thực chất tắm Sentou là nước nóng đã được đun nóng lên rồi đổ vào bồn, còn tắm Onsen là suối nước nóng hoàn toàn tự nhiên hình thành từ những ngọn núi lửa, nước ở đây là nước khoáng nguyên chất từ thiên nhiên đấy. Vì thế, người Nhật đến tắm ở Onsen không chỉ để thư giãn hay nuôi dưỡng tinh thần thanh tịnh mà còn để chữa bệnh và chăm sóc cho cơ thể nữa.

    Truyền thống tắm Onsen thường được để lộ thiên, nhưng ngày nay với du lịch Nhật Bản kiểu nhà tắm trong nhà lại đang rất thịnh hành, được hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan địa phương hoặc của tư nhân – thường là khách sạn quản lý, ryokan hoặc nhà trọ tư nhân, đặc trưng của những kiểu nhà trọ tư nhân này là người đứng đầu thường là bà chủ.

    Onsen thường chủ yếu xuất hiện ở vùng nông thôn của Nhật Bản, nên thường những đôi tình nhân, cặp vợ chồng con cái hoặc nhân viên các công ty sau những giờ làm vịêc căng thẳng sẽ thường lặn lội đi tàu từ thành phố tìm về các vùng quê hẻo lánh để nghỉ ngơi thư giãn và ngâm mình dưới làn nước nóng ấm.

    Những điều cần lưu ý khi tắm suối nước nóng Onsen trong tour du lịch Nhật Bản

    1. Không được mang giày vào có thể điều này bạn đã để ý trước rồi, hầu như tất cả mọi nơi tắm Onsen ở Nhật Bản, giày dép đều không được mang vào bên trong, đặc biệt là nhà ở và phòng tập thể dục. Nhưng khi đến tắm onsen, ngay cả dép dùng đi trong nhà cũng không được phép luôn. Sẽ có một bậc thang nhỏ mách nước trước khi vào cho bạn biết là bạn phải đi chân trần vào trong.

    2. Không được mặc quần áo trước khi vào phòng tắm, bạn sẽ phải cởi bỏ hết đồ mặc ra hết, ngay cả đồ bơi nhỏ hay quấn khăn tắm cũng không được. Chắc với một số người chưa quen, chuyện này sẽ không dễ dàng gì khi lần đầu đi tắm onsen. Do vậy, để phù hợp với tour du lịch Nhật Bản một số onsen gần đây cũng không áp dụng một số ngoại lệ để hấp dẫn thêm nhiều du khách nước ngoài.

    3. Không quấn khăn, như đã nói trước ở trên, bạn không được phép quấn khăn vào bên trong khu vực tắm onsen và điều hiển nhiên là không được quấn khắn khi ngâm mình trong bồn tắm. Khăn hãy nên được để sang một bên hay là quấn khăn trên đầu bạn nếu bạn thực sự tự tin với không bị trượt té để không tiếp xúc với nước, đảm bảo giữ được những vấn đề về vệ sinh.

    4. Không tắm gội trong bồn nước nóng tất cả các khu tắm onsen đều có cho mình khu vực tắm vòi sen riêng, để du khách du lịch tour Nhật Bản tắm trước khi ngâm mình onsen. Vì thế, trước khi bước vào bồn tắm để được ngâm mình, mọi người đều phải tắm gội sơ qua trước để đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh. Onsen là bồn tắm nước nóng tự nhiên công cộng vì thế, ai ai cũng đều phải thực hiện bước này cả.

    5. Không bơi lội khi tắm onsen, tóc của bạn không được chạm vào nước khi đang bạn ngâm mình trong bồn tắm, và một điều nữa là bạn cũng không được phép dùng nước để gội đầu nữa. Hành động này được xem là điều bất lịch sự và không tuân thủ của người Nhật theo các tiêu chuẩn về vệ sinh.

    Đăng ngày: 03/12/2023

    Đăng bởi: Thuyền Lê

    Từ khoá: Du lịch Nhật Bản để tắm suối nước nóng Onsen

    Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Mẹ Nên Ăn Gì?

    Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ Sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

    Bé sơ sinh bị táo bón khiến cha mẹ lo lắng, tuy nhiên, đây là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ bú mẹ và bú sữa công thức. Ngoài việc điều trị táo bón ở trẻ thì chế độ dinh dưỡng cho mẹ cũng rất quan trọng.

    1. Bé sơ sinh bị táo bón

    Ở trẻ sơ sinh nếu bú sữa mẹ hoàn toàn thì phân của trẻ thường lỏng hoặc sệt, có màu vàng, trong phân có bọt hoặc có lấm tấm hạt trắng như hoa cà, hoa cải. Trẻ có thể đi nhiều lần trong ngày, thỉnh thoảng vừa bú vừa đi ngoài, tuy nhiên trẻ không có triệu chứng đau bụng, lên cân và sinh hoạt bình thường. Ở trẻ sơ sinh bú sữa công thức, phân thường đặc hơn, số lần đại tiện cũng ít hơn do sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức.

    Bé sơ sinh bị táo bón là tình trạng trẻ ít đại tiện, nhiều ngày (trên 3 ngày) không đi ngoài, phân thường khô, cứng, lúc đại tiện phải rặn mới đi được. Nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở trẻ sơ sinh thường là do trẻ bú ít, bú không đủ lượng sữa, dẫn đến cơ thể bị thiếu nước.

    2. Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

    Ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, để khắc phục tình trạng bé sơ sinh bị táo bón, mẹ cần lưu ý chế độ ăn như sau:

    Tăng cường rau củ, trái cây để bổ sung chất xơ bài tiết qua sữa mẹ cho trẻ bú.

    Uống nhiều nước, nước trái cây, sữa. Tổng lượng nước mẹ cần uống trong ngày là khoảng 2 – 3 lít bao gồm cả nước, sữa và nước trái cây để đảm bảo cung cấp đủ sữa cho trẻ bú.

    Nếu mẹ cũng bị táo bón, cần bổ sung nước bưởi, hoặc hạt chia để khắc phục chứng táo bón, đồng thời tăng lượng chất xơ trong sữa mẹ cho trẻ.

    3. Trẻ bị táo bón phải làm sao?

    Sữa mẹ dễ tiêu hóa và ít xác, nếu trẻ hấp thụ tốt có thể chậm đi ngoài, 5 – 6 ngày mới đại tiện một lần. Trong trường hợp này, nếu phân của trẻ vẫn mềm, không khô, cứng, trẻ không quấy khóc, khó chịu thì mẹ nên xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ nhiều lần trong ngày, kết hợp động tác đạp xe với chân của trẻ, thực hiện lúc đói để kích thích nhu động ruột của trẻ.

    Nếu bé sơ sinh bị táo bón do bú ít sữa, mẹ cần tăng cường số lần cho trẻ bú (bú 1 – 2 giờ/lần) để tăng lượng sữa, đảm bảo trẻ được cung cấp đủ sữa, đủ nước, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu mẹ ít sữa, trẻ cần được bú nhiều hơn, bú khoảng 12 – 15 lần/ngày.

    Nếu trẻ bú sữa công thức và bị táo bón, cha mẹ cần lưu ý cách pha sữa, nên pha theo đúng công thức hướng dẫn, tránh pha quá đặc, để trẻ có thể hấp thu sữa tốt nhất.

    Tuy nhiên, để chữa táo bón cho trẻ, cha mẹ lưu ý không nên bơm hậu môn của trẻ thường xuyên. Ngoài ra, nếu thực hiện những cách nêu trên, bé sơ sinh bị táo bón kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, ọc sữa, khó chịu, hay quấy khóc thì cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ.

    Để tránh tình trạng bé sơ sinh bị táo bón, mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau củ, như hạt chia, bưởi,… đồng thời đảm bảo uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.

    Khoa nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ như: Viêm tai giữa, sốt vi khuẩn, sốt virus, viêm phổi ở trẻ,… Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm chuyên môn sẽ giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

    Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số

    với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

    Cách Trị Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Giúp Sạch Cổ Họng, Bé Không Còn Khò Khè

    Viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm, trong khi đó trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, vì vậy đờm đọng lại ngày một nhiều khiến trẻ không chỉ ngạt mũi không thở được mà còn kéo theo các cơn ho, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ.

    Dùng tắc (quất)

    Cách làm quất với đường phèn

    Bước 1 Bạn rửa sạch cỡ 2 -3 trái quất còn xanh vỏ, rồi cắt đôi chúng. Cho đường phèn vào bên trong quả , và để vào nồi hấp cách thủy trong 15 phút.

    Bước 2 Khi hỗn hợp đã nguội bạn cho bé dùng mỗi lần 1 thìa cà phê và mỗi ngày 3 lần.

    Cách làm quất với mật ong

    Bước 1 Bạn rửa sạch 10g quất xanh, để ráo và bổ đôi quất và cho vào 1 tô thủy tinh đã có sẵn cỡ 1 đến 2 muỗng canh mật ong (gia giảm tùy bạn).

    Bước 2 Cho tô vào nồi và chưng cách thủy trong 20 phút, rồi để nguội là có thể cho bé dùng.

    Dùng gừng

    Gừng là nguyên liệu đã quá là nổi tiếng trong việc diều trị các bệnh về đường hô hấp, chúng có thể giúp tình trạng đờm và khò khè giảm bớt nhờ làm giảm tình trạng viêm và ngăn sự co lại của đường thở. Bạn có thể áp dụng các cách sau:

    Cách 1: Bạn trộn mật ong, nước ép lựu và nước ép gừng theo tỉ lệ bằng nhau và cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

    Cách 2: Trộn 1/2 chén nước với 1 thìa cà phê gừng và dùng trước khi đi ngủ, để giảm tình trạng ho về đêm cho bé.

    Dùng nước rau diếp cá

    Rau diếp cá là một loại rau khá khó ăn vì mùi vị tanh và khá nồng. Tuy nhiên theo đông y chúng lại được coi như một loại “kháng sinh thảo”, với vị chua và tính thanh nên chúng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm tình trạng ho, đờm, lại khá an toàn với trẻ nhỏ. Áp dụng cách sau:

    Bước 1 Bạn rửa sạch và để ráo 1 nắm lá diếp cá, sau đó giã nhuyễn hoặc xay cũng được.

    Bước 2 Cho vào nồi và thêm 1 ít nước vo gạo vào và đun trong 20 phút. Để nguội và nhớ lọc thật kỹ bã trước khi cho bé uống (bạn có thể thêm chút đường để bé dễ uống).

    Lưu ý Bạn nên cho bé nước diếp cá sau khi ăn khoảng 60 phút.

    Dùng lá húng chanh

    Theo nghiên cứu thì trong lá húng chanh có chứa rất nhiều tinh dầu, đặc biệt là cavaron – có tác dụng trong tiêu độc, giảm đờm, nên loại lá này rất hữu hiệu trong việc trị khò khè. Bạn có thể áp dụng cách sau:

    Bước 1 Bạn lấy cỡ một nắm lá húng chanh rửa sạch, đẻ ráo và giã nát.

    Dùng nước ấm

    Advertisement

    Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên nhiều dược liệu không phù hợp với bé, thì bạn nên dùng nước ấm. Ít người biết rằng nước ấm cũng có tác dụng tiêu đờm, giảm đau rát họng cho trẻ. Bạn chỉ cần đơn giản thay nước thường cho bé uống bằng nước ấm là được.

    Dùng tinh dầu tràm

    Dầu tràm có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh về hô hấp. Mùi hương của dầu tràm vừa giúp làm sạch không khí đồng thời đi vào hệ hô hấp, làm tan chảy các chất nhầy và đặc (đờm) trong khí quản, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Vì vậy dầu tràm được dùng như phương thuốc hữu hiệu để trị đờm.

    Với tinh dầu tràm mẹ có thể dùng cách xông tinh dầu tràm trong phòng hoặc nhỏ vài giọt vào chậu nước tắm của bé.

    Lưu ý Không nên không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da của trẻ vì da của trẻ sơ sinh còn non yếu dễ bị tổn thương.

    Dùng lá hẹ

    Theo Đông y lá hẹ được dùng làm các vị thuốc trị ho cảm, tiêu đờm. Điển hình như bài thuốc lá hẹ kết hợp cùng hạt chanh và hoa đu đủ đực. Cách làm như sau:

    Bước 1 Lấy 1 nắm lá hẹ, 10 – 20gr hạt chanh, 15gr hoa đu đủ đực đem rửa sạch.

    Bước 2 Giã nát lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ.

    Bước 3 Trộn hỗn hợp đã giã nát với ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 30 phút.

    Bước 4 Cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

    Dùng dụng cụ hút mũi cho bé

    Với những trẻ lớn có thể tự hỉ mũi để đẩy chất đờm ra ngoài nhưng với trẻ sơ sinh điều đó là hoàn toàn không thể vì vậy các mẹ có thể giúp bé bằng cách dùng dụng cụ hút mũi cho bé.

    Để việc hút mũi đạt kết quả cao nhất các mẹ hãy làm theo những bước sau:

    Bước 1 Nhỏ vào mũi của bé một vài giọt nước muối sinh lý Natri 0,9% để làm loãng chất nhầy.

    Bước 2 Bế bé hoặc đặt bé nằm nghiêng sang bên. Đưa đầu hút vào một bên mũi của bé, một tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, còn một tay đè cánh mũi còn lại sau đó thả ra từ từ. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.

    Lưu ý Nên làm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của bé và chỉ nên hút mũi khoảng 4 lần/ngày, không làm quá nhiều.

    Dùng nước hoa bưởi

    Theo Bs. Bùi Hồng Minh ( Phó Chủ tịch thường trực Hội Đông y Quận Ba Đình, Hà Nội) thì vì hoa bưởi có vị cay, tính bình nên nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm ho có đờm,… Bạn có thể áo dụng cách sau:

    Bước 1 Bạn rửa sạch và để ráo khoảng 4 – 5gr hoa bưởi.

    Bước 2 Lấy 4gr củ gừng bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn, sau đó lọc bã để lấy nước.

    Bước 3Cho vào nồi các nguyên liệu trên và đổ nước ngập. Đậy vung, theo dõi khi nước sôi thì bạn hạ nhỏ lửa.

    Bước 4 Bạn cho đường phèn hoặc 1 chút mật vào và đun thêm ít phút đến khi hỗn hợp kẹo lại như siro. Bạn lọc lấy phần siro đó cho bé uống.

    Có rất nhiều nguyên nhân gây khò khè, khó thở ở trẻ như:

    Trẻ mắc các bệnh gây tắc nghẽn đường thở như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,…

    Trẻ mắc các bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).

    Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị khò khè, khó thở do các nguyên nhân như dị vật đường thở, phù phổi, lao, sị tật bẩm sinh,…

    Nếu theo dõi trẻ có các dấu hiệu sau, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ quan y tế hoặc bác sỹ chuyên ngành:

    Với những trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đến bác sĩ, ngay khi phát hiện triệu chứng khò khè, khó thở. Vì đây là các triệu chứng khá nguy hiểm với lứa tuổi này.

    Với trẻ trên 3 tháng tuổi, thấy trẻ khò khè kéo dài hơn 4 giờ, hay tái phát bệnh trong thời gian dài (3 –  4 tuần) thì cũng nên đưa trẻ đến chuyên gia.

    Trẻ khò khè kèm tím tái, thở mệt, rối loạn giác ( ngủ li bì, bứt rứt, vật vã,…).

    Khò khè kèm theo nôn ói và sốt.

    Trẻ có tiền căn bị suyễn, khó thở.

    Trẻ Sơ Sinh Bị Nẻ Mặt Và Cách Chữa Trị Mẹ Cần Chú Ý

    Tác giả: Lola Phạm

    Đánh giá của bạn:

    1

    Những ngày mùa đông hanh khô, da mặt sẽ rất dễ bị nứt nẻ do độ ẩm trong không khí thấp. Thế nên, hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ mặt là điều các mẹ nên cẩn trọng. Vậy nên khi trẻ sơ sinh bị nẻ mặt, các chị em nên lưu tâm những thông tin sau đây:

    Nguyên nhân khiến da bé bị nẻ

    Thời tiết là nguyên nhân chủ yếu làm da mặt bị nẻ

    Trẻ sơ sinh có làn da căng mịn, mềm mại tuy nhiên nó lại rất mỏng và dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Không những vậy, cơ thể bé vẫn còn non nớt chưa đủ phát triển để chống lại những tác động. Cấu trúc làn da của bé cũng thế.

    Nếu da của cơ thể trưởng thành có độ đàn hồi cao nhờ một hệ thống những sợi collagen thì da của trẻ cũng có độ đàn hồi ấy, tuy nhiên những sợi collagen này nhỏ hơn rất nhiều lần, chức năng chống chọi với mọi tổn hại cũng thấp hơn nhiều lần so với người lớn. Đặc biệt, da của trẻ chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn. 

    Nẻ mặt có biểu hiện là da bị khô, sần sùi, ửng đỏ, ngứa và nếu gãi nhiều sẽ có thể chảy máu. Nó thường xảy ra chủ yếu vào mùa đông, lúc này thời tiết khá là khô hanh, đồng thời còn rét lạnh, điều kiện này làm cho làn da của bé bị khô, nứt nẻ và dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khác như: 

    Tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời nhiều.

    Tiếp xúc với khói bụi nhiều.

    Vệ sinh kém.

    Dị ứng với các món ăn; với các thành phần có trong quần áo, bột giặt hoặc chất tẩy…

    Di truyền.

    Phòng ngừa nẻ da cho trẻ sơ sinh

    Nếu mẹ chú ý chăm sóc làn da của bé thì việc phòng tránh hiện tượng nứt nẻ này hoàn toàn không khó. Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm nên được vệ sinh sạch sẽ. Cũng nên chú ý đến nước tắm của bé phải là nước ấm vừa phải. Không nên nhầm lẫn khi trời lạnh sẽ phải cần nước nóng, vì nước nóng sẽ làm da bé bị mất đi độ ẩm tự nhiên ở da rất cần thiết cho mùa khô

    Giữ ẩm da cho bé để tránh tình trạng nẻ da

    Khi tắm cho bé không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô. Có thể pha vài hạt muối vào nước ấm, độ muối thật loãng vừa giúp da sạch sẽ vừa ngăn ngừa cho da của bé không bị nhiễm khuẩn côn trùng cắn đốt. Cần xem trọng việc bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da bằng cách ăn nhiều rau quả tươi.

    Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, khi trẻ bị khô da, các bà mẹ cần sử dụng thêm những loại thuốc bôi chống khô da. Tuy nhiên chú ý chọn những loại thuốc không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh gây dị ứng cho da trẻ.

    Phòng ngừa nẻ da cho bé bằng thuốc bôi

    Như trên đã nói, mùa lạnh là mùa bé sẽ rất dễ bị hăm tã. Trời lạnh nên mẹ thường cho bé dùng tã cả ngày lẫn đêm để bé khỏi bị ướt lạnh, và cũng vì sợ lạnh mà mẹ không dám thay tã thường xuyên cho bé. Để phòng ngừa hăm tã, các bà mẹ nên nhớ dùng thuốc mỡ ngừa hăm bôi lên khắp vùng quấn tã và nhớ bôi thường xuyên trong mỗi lần thay tã. Ngoài ra, sau khoảng 4 tiếng nên thay tã cho bé 1 lần. Nếu bé bị hăm ở các nếp gấp như nách, cổ, kẽ tay chân, bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ để điều trị.

    Chỉ với những điều chỉnh việc vệ sinh cho bé thì mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa và bảo vệ bé khỏi tác động của mùa hanh khô này rồi

    Cách chữa trị nẻ da cho bé Dầu dừa

    Chữa nẻ da cho trẻ bằng dầu dừa 

    Dầu dừa là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời cho bé. Để dưỡng ẩm da cho bé yêu một cách an toàn nhất, các mẹ nên cho thêm 1 vài giọt dầu dừa vào chậu nước tắm của bé. Dầu dừa sẽ giúp làn da bé yêu mịn màng hơn, tránh bị nứt nẻ.

    Dầu dừa không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng hấp thụ vào da. Mỗi ngày mẹ chỉ cần chấm một ít dầu dừa vào bông rồi bôi nhẹ nhàng lên da bé, sau 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm

    Mật ong

    Chữa nẻ mặt cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

    Các mẹ hoàn toàn có thể chữa lành và phòng chống tình trạng da khô nẻ mùa đông cho con chỉ bằng mật ong. Vì mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bé trở nên khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.

    Ngoài ra, mật ong cũng là một chất giữ ẩm tự nhiên giúp điều hòa độ ẩm trong làn da để chống lại tình trạng khô da. Bên cạnh đó nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của mật ong còn giúp làn da mịn màng và làm giảm ngứa do da khô nữa đấy.

    Mật ong và bột yến mạch

    Dùng mật ong và yến mạch cho trẻ khi bị nẻ mặt

    Mẹ bé không nên sử dụng nước nóng để rửa cho con vì nó sẽ lấy đi lớp dầu bảo vệ làn da tự nhiên và khiến da bị khô, ngứa. Thấm cho con bằng khăn mềm để kết thúc quá trình chăm sóc da khô nẻ bằng cách này.

    Sữa mẹ

    Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng thể và vitamin rất tốt cho da bé, có tác dụng trị nẻ cực kỳ hiệu quả. Khi thấy làn da bé bị khô, mẹ hãy lau sạch mặt bằng nước ấm rồi vắt chút sữa mẹ vào cục bông gòn, xoa nhẹ nhàng lên má con, da bé sẽ dịu ngay vết nẻ và mềm mại trở lại. Mẹ nên bôi sữa mẹ lên mặt con từ 15-20 phút rồi lau sạch bằng khăn ấm.

    Dầu olive

    Dầu oliu là một trong những mẹo trị nẻ cho bé, giúp da dẻ bé mịn màng và mềm mại. Trước khi bôi dầu olive lên da bé mẹ chỉ cần ngâm trong nước nóng từ 3 đến 5 phút sau đó lấy một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay và xoa đều trên má bé, có thể xoa thêm ở tay, chân và những chỗ bị nứt nẻ nặng.

    Các mẹ có thể lấy 1 thìa mật ong và 1 thìa dầu olive đem trộn lẫn rồi bôi lên má bé, massage nhẹ trên da bé từ 3 đến 5 phút, cách làm này giúp da bé mịn màng và mềm mại một cách nhanh chóng. Ngoài cách bôi lên mặt, mẹ cũng có thể dùng dầu ô liu để tắm cho con. Thoa một vài giọt dầu oliu trong nước tắm ấm 10 phút sẽ khiến con giảm nẻ da.

    Chữa nẻ mặt bằng dầu oliu

    Một số phương pháp dân gian chữa nẻ cho trẻ sơ sinh

    Dùng lòng đỏ trứng gà: Luộc chín quả trứng gà, bóc lấy lòng đỏ, cho vào nồi, thêm ít nước, đun nhỏ lửa cho trứng nhuyễn, để nguội, bôi lên chỗ nẻ hai lần/ngày, sau ba bốn ngày sẽ khỏi. Để hiệu quả hơn, hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chỗ nẻ vào nước ấm, sau đó dùng dầu cá bôi lên, mỗi tối một lần.

    Là mồng tơi: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt, thêm ít muối, thoa nhiều lần trước khi ngủ.

    chúng tôi  

    Các Cách Tắm Cho Mèo Đơn Giản, Áp Dụng Cho Cả Mèo Sợ Nước

    Nuôi mèo sao cho hiệu quả đã khó, tắm hay vệ sinh cho mèo lại khó hơn, hơn nữa nếu mèo nhà mình sợ nước lại càng khó khăn trong việc tắm cho chúng. Bài viết sau đây hướng dẫn cách tắm cho mèo đơn giản dù cho chúng có sợ nước đi chăng nữa

    Dụng cụ cần chuẩn bị

    Sữa tắm, đồ chải lông mèo, máy sấy, lồng sấy hay khăn khô, kềm cắt móng mèo, chai xịt phun nước.

    Cắt móng mèo trước khi tắm

    Đối với mèo dù ngoan hiền như thế nào khi tắm cũng sẽ chút kháng cự, để chu toàn không bị mèo cào gây tổn thương khi tắm bạn nên dùng kìm chuyên dụng để cắt móng mèo. Bạn nên cắt móng cho mèo vào ngày hôm trước hoặc ít nhất là một vài giờ trước khi tắm cho mèo.

    Chải lông cho mèo

    Lúc tắm lông mèo rất rối và khó gỡ dẫn đến rụng nhiều gây bết dính làm chúng khó chịu, cáu gắt. Để hạn chế điều này, bạn chải lông sạch cho chúng, đặt biệt là vùng chân bụng và đỉnh đầu, cách này làm nó bình tĩnh và thư giãn hơn.

    Sữa tắm cho mèo

    Sản phẩm sữa tắm dành riêng cho mèo phù hợp vào màu lông và giống mèo, thậm chí độ tuổi mà bạn nuôi, nếu bạn nuôi là mèo con chỉ dùng loại dầu gội em bé đặc biệt và nếu chúng bị bọ chét thì cần loại dầu gội đặc trị. Lưu ý không dùng sữa tắm cho chó tắm cho mèo, điều này làm da dị ứng, lông rụng.

    Có thể sử dụng sữa tắm khô để tắm cho mèo, cách này có thể áp dụng cho mèo sợ nước. Tuy nhiên, thi thoảng vẫn cần phải tắm ướt cho mèo

    Máy sấy, lồng sấy hoặc khăn khô

    Sau khi tắm xong, bạn cần phải làm khô lông cho chúng để tránh cảm lạnh hay bệnh nấm. Các vật dụng làm khô lông như máy sấy hay lồng khô bạn cần chuẩn bị sẵn cho chúng sau khi vừa tắm xong.

    Dùng khăn khô trước để bao quanh chúng khi vừa tắm xong và làm khô nước toàn thân trước. Ngoài ra bạn nếu không có bồn thì chuẩn bị luôn thau để tắm cho chúng

    Có ba cách tắm cho mèo đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng tắm cho em mèo nhà mình:

    Cách tắm cho mèo bằng sữa tắm ướt

    Bước 1 Trước tiên, chuẩn bị nước ấm, sau đó dội nhẹ lên thân mèo.

    Bước 2 Sau đó thoa sữa tắm lên tay và thoa nhẹ lên cả thân mèo, đồng thời nói chuyện, vuốt ve cho nó không để ý việc tắm.

    Bước 3 Tiếp đó, dội nước lần cuối cho mèo một cách nhẹ nhàng, cần thận và chậm rãi vì khi ấy mùi xà phòng làm nó khó chịu.

    Bước 4 Cuối cùng, lấy khăn khô lau sạch cả thân mèo, đặc biệt là vùng tai, chân và vùng bụng. Sau đó dùng máy sấy hay lồng sấy để làm lông khô hoàn toàn cho mèo.

    Ngoài cách tắm nước ướt át cho mèo, bạn có thể dùng phấn rôm hay tinh dầu thơm tắm cho mèo. Đây là cách tắm hữu hiệu cho mèo nếu chúng sợ nước hiện nay. Cách tắm khô đơn giản, thực hiện các bước sau đây:

    Cách tắm cho mèo bằng sữa tắm khô

    Bước 1 Cho 1 lượng dầu gội khô vừa đủ lên lông mèo

    Bước 2 Bạn mát xa nhẹ nhàng để làm sạch cơ thể mèo. Sau khi tắm xong thì bạn dùng khăn lau khô lớp sữa tắm

    Bước 3 Dùng máy sấy, sấy khô và chải lại lông mèo cho khô ráo và mượt mà. Ngoài ra bạn nên dùng thêm một ít dầu dưỡng để cho lông mèo bóng mượt, đặc biệt vào mùa đông khô.

    Cách tắm cho mèo bằng phấn rôm

    Bước 1 Bạn phải chải lông toàn thân cho mèo để loại bỏ lông rụng.

    Bước 2 Thoa một lượng phấn khô vừa đủ trong lòng bàn tay và massage nhẹ nhàng lên toàn thân mèo.

    Bước 3 Cuối cùng, bạn dùng lược chải lông để chải lại phần phấn thừa trên thân mèo

    Cách tắm cho mèo bằng tinh dầu thơm

    Bước 1 Bạn dùng chai xịt phun nước xịt toàn thân cho mèo để cấp ẩm.

    Bước 2 Tiếp dó. bạn cho 1 lượng tinh dầu thơm vừa đủ và thoa đều lên toàn thân , chú ý thoa luôn cả những nơi khó làm vệ sinh của chú mèo.

    Bước 3 Xịt phun nước 1 lần cuối để làm sạch cơ thể mèo sau 5 – 10 phút, rồi dùng khăn khô để làm khô lông mèo.

    Mèo mấy tháng thì tắm được?

    Để cho mèo không sợ nước khi tắm, tốt nhất bạn tập cho chúng ngay từ lúc chúng 2 tháng tuổi, vì lúc này đủ sức khỏe để tiếp xúc với nước.

    Advertisement

    Thời điểm tốt nhất để tắm cho mèo là khi nào?

    Thời điểm tốt nhất để tắm cho mèo là khi trời nắng ráo có nhiệt độ trung bình phù hợp với việc tắm rửa. Ngoài ra khi mèo ta buồn ngủ cũng thích hợp vì lúc này em nó chỉ muốn ngủ, không quan tâm điều gì nữa cả.

    Tần suất tắm cho mèo là khi nào?

    Chỉ dùng nước ấm tắm cho chúng và tắm 1 tháng/ lần, trừ phí quá bẩn hay quá nhiều ve, rận thì bạn phải tắm cho chúng thường xuyên bằng sữa tắm đặc trị.

    Tuy rằng, việc tắm cho mèo khá cực nhọc nhưng mong những chia sẻ trên giúp bạn có thêm thông tin và hiểu thêm về cách tắm chuẩn cho mèo cưng nhà mình.

    Cập nhật thông tin chi tiết về Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Đun Sôi Để Nguội trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!