Xu Hướng 9/2023 # Sự Độc Đáo Ở Ngôi Chùa Ve Chai # Top 15 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Sự Độc Đáo Ở Ngôi Chùa Ve Chai # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sự Độc Đáo Ở Ngôi Chùa Ve Chai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Linh Phước Đà Lạt – điểm đến tâm linh không chỉ của người dân địa phương, mà còn là điểm hút khách thập phương bởi kiến trúc độc lạ, được xây dựng từ hàng triệu mảnh ve chai nên chùa còn được gọi là Chùa Ve Chai.

Chùa Linh Phước Đà Lạt

Chùa Linh Phước được xây dựng vào năm 1949, đây là công trình do Chư Tăng và Phật tử tại địa phương khởi công, nhưng lúc bấy giờ chỉ là một ngôi chùa nhỏ, đơn sơ. Trãi qua nhiều lần trùng tu lại chùa và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Cho đến nay chùa đã trở thành một địa điểm nổi tiếng và và thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc “độc nhất vô nhị”.

Tổng thể ngôi chùa có các hạng mục chính gồm: Chánh điện, Tháp chuông, Điện Quan thế Âm, Long Hoa Viên và khu vực Nội viện là nơi ở của các tăng ni trong chùa.

Chùa ve chai Đà Lạt

Chùa Linh Phước thường được gọi là Chùa Ve Chai bởi vì kiến trúc của chùa được xây dưng từ hàng triệu mảnh vật liệu bỏ đi như mảnh chai, mảnh sảnh sứ. Cụ thể, từ cổng cho đến vào trong chùa đều được đính kết kỳ công từ hàng triệu mảnh chai sành, gốm, sứ các loại với đủ màu sắc, kích cỡ và chất liệu khác nhau, tạo nên diện mạo bắt mắt.

Từ ngoài cổng, du khách có thể thấy được sự bề thế của ngôi chùa và du khách cũng không khỏi choáng ngợp với con rồng uốn lượn xung quanh tượng phật Di Lặc. Nó có chiều dài 49m với phần thân rồng được khảm từ hơn 12.000 vỏ chai.

Đối diện với Long Hoa Viên là Linh Tháp cao 36 mét, bao gồm 7 tầng được thiết kế kỳ công và trang trí bằng nhiều bức tượng bắt mắt. Vào năm 2008, Linh Tháp được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam.

Bên cạnh tháp Linh Tự là điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Điện thờ gồm ba tầng, cũng được trang trí bằng sành sứ. Ở giữa điện là tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát trong nhà bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam, cao 17 m.

Không những vậy, tại chùa Linh Phước còn có tượng Bồ tát Quán Thế Âm được đính kết kỳ công từ 650.000 bông hoa bất tử khá nổi tiếng. Một hạng mục khác mà ai cũng muốn một lần chiêm ngưỡng ở chùa Linh Phước là công trình Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam. Công trình tái hiện lại Kinh Vu Lan Bồn, mô tả cảnh ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ qua các tầng ngục, tận mắt chứng kiến vô vàn cảnh hình phạt tội nhân.

Du khách đến lễ chùa ngoài tìm kiếm không gian tâm linh, yên tĩnh còn có cơ hội chụp được những bức hình đẹp bên cạnh các bức tường khảm ve chai độc đáo, nhiều màu sắc.

Từ chùa, du khách có thể nhìn toàn cảnh đồi núi xung quanh. Khung cảnh nên thơ, đậm chất phố núi với các đồi thông. Vì vậy, chùa Linh Phước còn được coi là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp tại Đà Lạt.

Hoàng hôn buông xuống, ngôi chùa bao phủ không khí tĩnh mịch trong làn khói hương của Phật tử bốn phương. Ráng chiều trải dài trên mái chùa, chạm tới các mảnh sành, sứ khiến ngôi chùa trở nên thật bề thế. Sau một ngày dạo chơi khắp Đà Lạt, thưởng thức nét hoàng hôn bình yên tại chùa Ve Chai là trải nghiệm mà du khách nên thử.

Chùa Linh Phước ở đâu ?

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Độc Đáo Ngôi Chùa Giữa Trời Nam

Chùa Một Cột Thủ Đức – Nam Thiên Nhất Trụ, một địa điểm tâm linh thu hút nhiều khách tham. Giữa sự ồn ào, đông đúc của phố thị, Nam Thiên Nhất Trụ tự đứng sừng sững, uy nghiêm. Cùng với nhiều ngôi chùa khác ở thành phố Hồ Chí Minh, Nam Thiên Nhất Trụ tự là một trong những công trình kiến trúc đẹp, mang đậm nét độc đáo của đời sống văn hóa, tinh thần người dân thành phố.

Lịch Sử Chùa Một Cột Thủ Đức

Chùa Một Cột Thủ Đức được xây dựng năm 1958 bởi Hòa thượng Thích Trí Dũng, phỏng theo hình ảnh chùa Diên Hựu – chùa Một Cột ở Hà Nội. Đến năm 1977, ngôi chùa được hoàn tất và được gọi tên Nam Thiên Nhất Trụ như hiện nay.

Trong bia ký Nam Thiên Nhất Trụ có ghi: Lý do bấy lâu nay nhân dân miền Nam chỉ là “nghe tiếng mà chưa thấy”, do đó ngôi chùa Nhất Trụ này được xây dựng với mục đích vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh để nhân dân miền Nam chiêm ngưỡng. Ngôi chùa được dựng lên không quyên góp tiền bạc của ai, không lệ thuộc vào một dân xã nào, chỉ do Hòa thượng Thích Trí Dũng và đệ tử tục danh Đỗ Thị Vinh (pháp danh Đức Hiển) hiệp công, hiệp sức, xuất tài, xuất lực tạo lập nên.

Kiến Trúc Chùa Một Cột

Từ khi xây dựng, trụ trì đã phỏng theo kiến trúc, kiểu dáng của ngôi chùa có thời nhà Lý thế kỉ XI. Các kiến trúc từ kèo, xuyên, mái ngói… đến những đường nét hoa văn bài trí cũng như cách bố trí thờ phượng giống như ngôi chùa gốc ở Hà Nội chỉ khác về chất liệu.

Khuôn viên chùa rộng khoảng 1ha luôn thoáng mát, yên tĩnh và thanh tịnh cho những ai đến tham quan, cúng viếng, như được hoà mình vào những cảnh vật tĩnh lặng nơi đây và xua đi những ồn ào, phiền muộn trong cuộc sống.

Nhìn từ trên cao, bạn có thể thấy rõ phía ngay sau cổng chùa đó chính là hồ Long Nhãn được trồng hoa sen và nuôi cá. Chùa Một Cột nằm ở giữa hồ.

Tổng thể Nam Thiên Nhất Trụ bao gồm: Chùa Một Cột dựng giữa hồ Long Nhãn, Chánh điện, các tôn tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Di Lặc, Quan Âm Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát, Nhà tưởng niệm Hòa thượng Thích Trí Dũng, Tăng đường,…

Hàng tháng, cứ ngày Mùng một và Rằm là chùa có nhiều người dân tới đây đặt hoa, khấn vái cầu mong những điều bình an cho gia đình. Bên cạnh đó, khu chùa có kiến trúc rất đẹp và xanh mát nên mỗi lần tới đây là trong lòng cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm.

Ngày nay, Nam Thiên Nhất Trụ tự ghi dấu nhiều thăng trầm lịch sử và hình thành một nét văn hóa ở phương Nam, trở thành di tích lịch sử được nhiều người lui tới. Đến với chùa Một Cột Thủ Đức, du khách, phật tử sẽ vừa tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, vừa thả hồn theo tiếng chuông mõ ngân vang. Trút bỏ hoàn toàn những g ánh nặng của cuộc sống xô bồ, cảm nhận tâm hồn mình như lạc vào cõi thần thiên Phật pháp.

Đường đi Chùa Một Cột Thủ Đức

Địa chỉ chùa Một Cột Thủ Đức:

Địa chỉ: số 100 Đặng Văn Bi, P. Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức

Giờ mở cửa chùa Một Cột Thủ Đức tham khảo: 08:00 – 18:00

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Độc Đáo Ngôi Chùa Đứng Vững Nghìn Năm Bên Mép Đá Vàng

Chùa Kyaikhtiyo (còn được gọi là chùa Đá Vàng) nằm ở bang Mon, cách Yangon khoảng 200 km về hướng đông bắc, là một trong những địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng nhất ở Myanmar. Ngoài ra, ngôi chùa còn được biết vì kiến trúc đặc biệt. Ảnh: Mocca Travels.

Theo ngôn ngữ Môn, từ “Kyaik” có nghĩa là chùa, “yo” là ngự trên đầu của nhà ẩn sĩ. Trong tiếng Pali, “hti” nghĩa là một nhà ẩn sĩ. Do vậy, Kyaikhtiyo hàm ý chỉ ngôi chùa trên đầu của nhà ẩn sĩ. Chùa Kyaikhtiyo xây dựng vào năm 574 trước Công nguyên, được xem như một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á. Ảnh: Chanbrotherstravel, Whatsupasia.

Theo truyền thuyết, Đức Phật trong lần xuống hạ giới đã tặng một sợi tóc cho vị ẩn sĩ tên TaikTha. TaikTha đã giữ gìn sợi tóc của Phật một cách cẩn thận. Trước khi qua đời, ông trao sợi tóc lại cho người con nuôi là vua với mong muốn: “Hãy cất giữ xá lợi này trong một hòn đá có hình dáng như đầu của vị ẩn sĩ”. Ảnh: OutdoorTrip.

Vua Tissa với sự giúp đỡ của các thần linh đã tìm đến hòn đá nằm trên đỉnh núi Kyaikhtiyo và xây một ngôi chùa trên đó để thờ cúng xá lợi Phật. Người ta tin rằng, nhờ có sợi tóc của Đức Phật, hòn đá này nằm yên trên một vị trí cheo leo hiểm hóc hàng nghìn năm qua. Để đến được chùa, du khách phải leo bộ bằng chân trần theo đường núi. Ngoài ra, bạn có thể thuê kiệu 4 người khiêng với giá 15 USD/người. Ảnh: Alexia__travel, Kanokkornwon.

Lệ phí tham quan ngôi chùa khoảng 7 USD. Chùa Kyaikhtiyo cao 7,3 m, nằm trên rìa của tảng đá hình quả trứng khổng lồ, cách mực nước biển 1.100 m. Nhìn từ xa, ngôi chùa trông như chiếc vương miện lấp lánh, chênh vênh trên đỉnh núi Kyaikhtiyo mà chỉ cần ai đó chạm vào cũng có thể rơi xuống sườn núi ngay lập tức. Ảnh: Clumsycynthia.

Theo thời gian, lượng người hành hương tới đây ngày càng nhiều. Nơi đây là địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng thứ 3 ở Myanmar, sau chùa Shwedagon và Mahamuni. Theo tín ngưỡng Phật giáo, chỉ nam nhân được lại gần, tiếp xúc với tảng đá. Phụ nữ không được phép lại gần, chỉ được đứng ở ban công bên ngoài và sân dưới của tảng đá. Ảnh: Saikwonkham, I3ouquet.

Ngôi chùa Kyaikhtiyo có nhiều tượng Phật và chuông vàng. Trong đó, một số tượng được khảm bằng hàng nghìn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương. Vào ngày rằm hàng năm, lễ hội thắp nến thường được diễn ra ở đây. 9.000 ngọn nến sẽ được thắp sáng về đêm trong khuôn viên sân dưới của ngôi chùa. Ảnh: Harukovsky_jp.

Theo Zing

Đăng bởi: Phương Thảo Dương

Từ khoá: Độc đáo ngôi chùa đứng vững nghìn năm bên mép đá vàng

Ngôi Chùa Ve Chai Linh Phước Đà Lạt Sở Hữu Hàng Loạt Kỷ Lục Gì Của Việt Nam Và Thế Giới

Chùa Linh Phước Đà Lạt là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất thành phố ngàn hoa. Không chỉ được xây dựng từ hàng triệu triệu mảnh ve chai độc đáo mà ngôi chùa này còn đạt nhiều kỷ lục ấn tượng. 

Chùa Linh Phước – ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn từ… ve chai

Đà Lạt có rất nhiều điểm đến hấp dẫn du khách gần xa, nào là những vườn hoa, những khu du lịch hãy những tiệm cà phê lãng mạn. Bên cạnh đó, thành phố sương mù còn có những điểm du lịch tâm linh vừa linh thiêng, vừa đẹp và vừa độc đáo.

Chùa Linh Phước là ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt. Ảnh:Dulichkhampha24

Và chùa Linh Phước – ngôi chùa nổi tiếng nằm ở địa ch ỉsố 120, đường Tự Phước, phường 11. Nơi đây còn được người dân địa phương gọi là khu Trại Mát, vị trí hướng về đồi chè Cầu Đất. Từ trung tâm thành phố đến ngôi chùa này khoảng 6 km, đường đi thuận tiện.

Ngôi chùa này nằm trên đường Tự Phước. Ảnh:Tophomestay

Xuất phát từ hồ Xuân Hương, bạn có thể di chuyển theo đường đường Trần Quốc Tỏan, qua Hồ Tùng Mậu rồi rẽ vào đường Trần Hưng Đạo, đường Hùng Vương sau đó đi theo quốc lộ 20 là đến. Ngôi chùa nằm bên phía tay phải, rất dễ nhìn thấy.

Chùa Linh Phước Đà Lạt còn được gọi là chùa ve chai. Ảnh:Tuan Dao

Với cư dân địa phương và du khách đi du lịch Đà Lạt, ngôi chùa này không chỉ đơn thuần là ngôi chùa thờ Phật, là điểm đến tâm linh thông thường. Đó là cả một tuyệt tác nghệ thuật, một công trình kỳ công được xây dựng bởi bàn tay của những nghệ nhân tài hoa.

Từ bức tường lớn đến tiểu tiết đều được khảm bằng miểng sành, miểng sứ. Ảnh:idemartini

Nếu những ngôi chùa bình thường khác được xây bằng gỗ hoặc bê tông, cốt thép thì chùa Linh Phước Đà Lạt được làm từ loại chất liệu đặc biệt. Đó là cảnh mảnh vỡ bằng sành, sứ từ chén bát, tạo nên một dấu ấn khác biệt và độc nhất.

Ngôi chùa này sở hữu kiến trúc công phu, tỉ mỉ. Ảnh: fabolous_travel

Được biết, chùa ve chai Đà Lạt được khởi công xây dựng vào năm 1949 do Phật tử địa phương góp công. Ngôi chùa gồm 3 khu vực chính, sở hữu lối kiến trúc đặc biệt với các bức tường đều được khảm tỉ mỉ, công phu từ những mảnh chén, bát vỡ đầy màu sắc, họa tiết khác nhau.

Từ trong lẫn ngoài, ngôi chùa đều đẹp và ấn tượng. Ảnh:Tophomestay

Lần đầu tiên đến chùa, bạn sẽ ngạc nhiên trước một công trình du lịch tâm linh vừa hoành tráng, vừa ấn tượng. Từ cổng chùa, mái hiên cho đến lan can đều toát lên màu sắc bóng loáng của những mảnh sành sứ đã nhuốm màu thời gian. Một nét đẹp cổ kính, nghiêm trang bao trùm lấy toàn bộ 3 gian chính của chùa Linh Phước.

Một góc của chùa Linh Phước Đà Lạt nhìn từ trên cao. Ảnh:enjoytour_official

Để tôn tạo nên chùa Linh Phước Đà Lạt, nhà chùa và Phật Tử đã cất công tìm mua hàng trắm tấn miểng sành, miểng sứ từ làng gốm Bát Tràng, mang tận Hà Hội về Đà Lạt. Đó là lý do mà tất cả mọi tiểu tiết trong chùa hoàn toàn được khảm từ sành sứ, trang trí theo điển tích tứ thời, tứ quý, bát bửu, bát âm… tạo nên một vẻ đẹp rất riêng biệt.

Đây là điểm đến được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Ảnh:Dulichkhampha24

Chính vì chất liệu xây dựng từ miểng sành, miểng sứ nên người dân trong vùng gọi chùa Linh Phước là chùa ve chai. Rồi chẳng biết tự bao giờ tên gọi dân dã, mộc mạc ấy nổi tiếng xa gần. Nhắc đến ngôi chùa này hầu như người Đà Lạt nào cũng biết. Còn với du khách phương xa, đây thực sự là điểm đến phải check in một lần trong đời.

Những kỷ lục khủng của chùa Linh Phước Đà Lạt

Chùa ve chai vừa là một ngôi chùa đẹp ở Đà Lạt, vừa là công trình sở hữu nhiều kỷ lục của Việt Nam và thế giới. Đến đây, bạn có cơ hội chiêm ngưỡng tượng Phật, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và hạng mục quan trọng khác.

Bức tượng bằng đồng cao đến 12 mét trong chùa Linh Phước Đà Lạt. Ảnh:tintucmaybomdaycao

Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Linh Phước Đà Lạt là công trình tâm linh có tượng Phật bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam. Bức tượng này được đặt trong khu vực Chính Điện của chùa, cao đến 12 mét.

Đây là tượng Phật bằng đồng cao nhất Việt Nam. Ảnh:chopsticksontheloose

Xung quanh bức tượng Phật này là 324 tượng Quan Thế Âm, mỗi tượng cao 3,7 mét, được sắp xếp ở 3 tầng từ dưới lên trên, rất đẹp và hoành tráng. Bước vào gian Chánh Điện, bạn có thể thắp hương cho Đức Phật, đi dạo một vòng để tham quan các bức tượng sáp và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ công của ngôi chùa.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát kết từ 650.000 bông hoa bất tử. Ảnh:Báo Việt Đức

Kỷ lục thứ hai của chùa Linh Phước chính là tượng Bồ tát Quán Thế Âm có chiều cao lên đến 17 mét, nặng khoảng 3 tấn và được kết bằng 650.000 bông hoa bất tử.

Tượng Quan Thế Âm xác lập kỷ lục Việt Nam và thế giới. Ảnh:smyslova_lova

Được biết, tượng Quan Thế Âm làm bằng hoa này do hàng trăm Phật tử địa phương tự tay kết trong thời gian 36 ngày. Đến thời điểm hiện tại, bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát này chính là bức tượng bằng hoa bất tử lớn nhất thế giới.

Tháp Chuông bên trong chùa Linh Phước Đà Lạt. Ảnh:phuongttruc

Kỷ lục thứ ba của chùa Linh Phước Đà Lạt chính là Đại Hồng Chuông 7 tầng có độ cao 4,3 mét. Đây được xem là tháp chuông cao nhất Việt Nam, nặng đến 8,5 tấn. Miệng chuông rộng 2,33 mét và được chế tác kỳ công bởi các nghệ nhân đúc chuông 3 đời đến từ Huế, thực hiện trong suốt 1 năm.

Những góc chụp tuyệt đẹp ở chùa Linh Phước Đà Lạt. Ảnh: chúng tôi thăm chùa ve chai, bạn có thể ghé khu vực trung tâm thắp hương là lên lầu 2 đều cầu nguyện, ghi điều ước dán lên chiếc tháp chuông này, mong muốn những điều tốt lành nhất đối với bản thân và gia đình.

Chùa ve chai – điểm check in đẹp mê hồn ở Đà Lạt

Sở hữu lối kiến trúc độc đáo, được làm từ chất liệu miểng sành sứ đặc biệt cùng nhiều kỷ lục Việt Nam và thế giới, công trình chùa Linh Phước Đà Lạt thực sự là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách khi đến thành phố sương mù du lịch.

Ghé đây, bạn được sống ảo thỏa thích. Ảnh:cozmonika

Ngoài ra, bất kỳ góc nào bạn thấy đẹp đều có thể chụp choẹt thỏa thích. Dĩ nhiên là hãy nhớ đi nhẹ, nói khẽ khi đến thăm chùa. Vì dù là điểm du lịch nổi tiếng nhưng nơi đây vẫn là chốn tu tập thiền tịnh, cần không khí yên lặng và trang nghiêm.

Ngôi chùa sẽ đẹp hơn vào những ngày có nắng. Ảnh:mrpeuss

Ghé chùa ve chai, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa, thắp hương hay chụp ảnh, bạn còn có thể dành thời gian khám phá những hạng mục đặc biệt trong chùa.

Vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa Linh Phước Đà Lạt. Ảnh:allious.04

Điển hình nhất là công trình 18 tầng địa ngục nằm ngay dưới Bảo tháp 7 tầng. Bước xuống cầu thang nhỏ, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác “xuống địa ngục”. Nơi đây tái hiện lại những quả báo của đời người thông qua câu chuyện Mục Liên tìm mẹ.

Bạn sẽ có nhiều ảnh sống ảo đẹp khi đến thăm chùa ve chai. Ảnh:ranniechan

Một khung cảnh ghê rợn hiện lên khi bạn đi vào sâu bên trong. Ở đó có cảnh Diêm Vương xử án, có các hình phạt tùy theo mức độ sai phạm của con người khi còn sống trên trần thế. Từ tù đày cho đến tra tấn đều có đầy đủ.

18 tầng địa ngục dưới tháp chuông trong chùa. Ảnh:chúng mình

Đi tham quan hết 18 tầng địa ngục ở chùa Linh Phước Đà Lạt, bạn sẽ giác ngộ ra nhiều điều hay lẽ phải, ý thức sống lương thiện và tử tế để sống trọn vẹn kiếp nhân sinh mà không phải chịu nhiều khổ ải khi lìa trần.

Bạn sẽ có nhiều trải nghiệm đáng nhớ khi ghé đây. Ảnh:coolleri

Ngoài ra, vào những dịp rằm lớn, bạn còn có thể đi tham quan Hoa Long Viên. Ở đây có bán nhiều món chay như cơm, bún, hủ tiếu và có cả các loại trà đặc sản của Đà Lạt. Bạn có thể mua về làm quà hoặc thưởng thức một bữa cơm chay tại chùa trước khi rời khỏi điểm đến đặc biệt này.

Kinh nghiệm khám phá chùa Linh Phước

Dù Đà Lạt ngày càng có nhiều điểm du lịch mới thu hút và hấp dẫn hơn nhưng chùa Linh Phước vẫn là điểm tham nổi tiếng. Nơi này mở cửa cho mọi du khách đến tham quan tự do, hoàn toàn không thu vé. Xe máy gửi ở chùa bạn có thể gửi phí tùy hỉ.

Đến Đà Lạt, bạn nhớ check in chùa Linh Phước. Ảnh:uyen_pht

Lưu ý, khi đến tham quan chùa Linh Phước Đà Lạt, bạn nên chọn lựa trang phục kín đáo, mặc quần áo lịch sự để phù hợp với một nơi tôn nghiêm. Khi đi tham quan quanh chùa, bạn nhớ đi lại nhẹ nhàng, không nên chen lấn hay cười nói lớn tiếng.

Ngọc Anh

Đăng bởi: Thế Nguyễn

Từ khoá: Ngôi chùa ve chai Linh Phước Đà Lạt sở hữu hàng loạt kỷ lục gì của Việt Nam và thế giới

Chùa Ông Thất Phủ Miếu – Điểm Du Lịch Văn Hoá Tâm Linh Độc Đáo Ở Vĩnh Long

Vĩnh Long không chỉ nổi tiếng các điểm du lịch sông nước miệt vườn như Cù lao An Bình, khu du lịch sinh thái Vinh Sang, chợ nổi Trà Ôn… mảnh đất Vĩnh Long hiền hòa còn là nơi có rất nhiều ngôi chùa miếu cổ kính, linh thiêng và vô cùng thanh tịnh. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Ông – Thất Phủ miếu là một trong những công trình kiến trúc nổi bật của người Hoa trên đất Vĩnh Long.

Chùa Ông – Thất Phủ Miếu

Công trình kiến trúc nổi bật của người Hoa trên đất Vĩnh Long

Miếu Thất Phủ tại Vĩnh Long có từ thời Nguyễn. Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, tướng nhà Minh mạt là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên sang nước ta lánh nạn. Đại nam thực lục (tiền biên) chép: “Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào, thì người Hoa ở Vĩnh Long thuộc nhóm Dương Ngạn Địch”. Nhà Nguyễn thời ấy cho phép họ lập hội Thất Phủ, giống như các bang hội đồng hương của người Hoa hiện nay. Do địa hình thuận lợi đường thủy lẫn đường bộ nên người Hoa chọn nơi này đặt Hội quán giao tiếp.

Đến thời Pháp thuộc, số người Hoa đến Vĩnh Long làm ăn ngày một đông, những người Quảng Đông, Triều Châu tách ra lập bang hội riêng nên những người Phúc Kiến còn lại vào năm 1872 đã tái thiết miếu Thất Phủ cũ lấy tên mới là “Vĩnh An cung” để làm Hội quán của bang mình.

Chùa Ông thuộc bang của người Trung Hoa Phúc Kiến

Như vậy chùa Ông hiện nay chỉ thuộc bang của người Trung Hoa Phúc Kiến. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách miền Hoa Nam Trung Quốc, thịnh hành vào thế kỷ 19 trở về trước. Công trình được thực hiện bởi nhóm thợ tài hoa từ Phúc Kiến sang thi công từ năm 1892 đến 1909, đứng đầu là công trình sư Hà Tạo và nhiều nhóm nghệ nhân cùng nhân công địa phương ở làng Tân Giai, Tân Nhơn…

Miếu Thất Phủ làm theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Phía sau là chính điện, phía trước là tiền đường, hai bên là Đông Sương và Tây Sương. Diện tích xây dựng khoảng 800 mét vuông, xung quanh được bao kín bởi những vách gạch kiên cố. Tuy các khu vực chính nằm xa nhau nhưng có thể thông hành qua lại nhờ các nhà nối, gọi là “hà cầu” là những cây cầu bắc qua ao sen.

Mái Thất Phủ miếu lợp ngói âm dương, được phong tô kỹ lưỡng. Chân mái ngói được viền một loại ngói đặc biệt có tráng men màu xanh. Các rìa mái uốn cong, tầng mái gian giữa cao hơn tầng mái của hai gian hai bên.

Mái lợp ngói âm dương, được phong tô kỹ lưỡng

Miếu Thất Phủ xây dựng theo kiểu cung đình, có năm cửa cái. Trên các vách cửa cái đều có vẽ hình các vị thần giữ cửa. Mặt tiền, cửa vào là ba khuôn cửa lớn, hai bên vuông góc là hai khuôn cửa hẹp hơn. Hình ảnh trang trí đấp nổi bằng sành, sứ, các mảnh chén kiểu bên ngoài, nằm hai bên, phía ngoài cửa chính từ ngoài cổng nhìn vào đã thấy thẩm mỹ hài hòa và cân đối.

Hình ảnh trang trí hài hòa và cân đối.

Bộ giàn trò Thất Phủ miếu bằng gỗ quý rất mỹ thuật và kiên cố. Tất cả các bộ phận trong chịu lực trong ngôi miếu như: vì, xiên, trính, các con kê hoặc con đội đều chạm hình tinh vi, vừa mang tính hiện thực vừa cách điệu nghệ thuật

Bên trong rất nhiều bao lam ốp vào hai hàng cột to từ ngoài vào sâu bên trong. Phía trên rất nhiều bức hoành, thiết kế giáp chân hai bức một đâu lưng nhạu. Tất cả được sơn son thếp vàng, chạm khắc tỉ mỉ. Mỗi bộ phận trong ngôi miếu đều như những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu bản sắc văn hóa Trung Hoa.

Bên trong rất nhiều bao lam, bức hoành được sơn son thếp vàng, chạm khắc tỉ mỉ

Trong miếu có ba bàn thờ chính, bàn thờ giữa là khánh thờ Quan Thánh Đế Quân, Quan Bình Thái Tử, Châu Xương Tướng quân. Khánh thờ bên tả thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khánh thờ bên hữu thờ Phước Đức Chánh Thần. Trong vách không có tượng ngựa xích thố và Mã đầu Tướng quân của Quan Công.

Hình ảnh hương vòng đậm nét văn hóa Trung Hoa

Ngoài ra còn có bàn thờ Phật Quan Âm, Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Di Lặc, Hộ pháp Long Thần… nhưng mang tính chất tín ngưỡng dân gian. Các tượng thờ kể trên đa số bằng gỗ, có một số bằng đồng, gốm sứ.  Đáng chú ý là trong các hiện vật còn lưu giữ có một bức hoành khắc bốn chữ “Quan Thánh Phu Tử” được đem đi triển lãm ở hội chợ các nước thuộc địa tại Marseille (Pháp) năm 1922 đạt được Huy chương đồng.

Gian thờ trong miếu

Hàng năm, tại miếu Thất Phủ có các ngày vía như ngày vía bà, vía Phước Đức Chánh Thần, tam Nguyên, Tứ Quý; đặc biệt nhất là ngày vía Ông (13 tháng Giêng và 13 tháng 5), ngày Tất niên (15 tháng 12), có hàng ngàn người đến chiêm bái, chẳng những đã thu hút bà con người Hoa, mà còn khách du lịch Vĩnh Long đến tham quan chiêm bái.

Chùa ông trở thành điểm đến văn hóa lịch sử, nghệ thuật không thể không ghé khi về Vĩnh Long.

Với những giá trị của mình, Thất Phủ miếu của Vĩnh Long đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngày 25/01/1994 trở thành điểm đến văn hóa lịch sử, nghệ thuật đáng chú ý mà du khách không thể không ghé khi về Vĩnh Long.

Đăng bởi: Trân Bảo

Từ khoá: Chùa Ông Thất Phủ Miếu – Điểm du lịch văn hoá tâm linh độc đáo ở Vĩnh Long

Chùa Côn Sơn – Ngôi Chùa Cổ Hơn 600 Tuổi Ở Hải Dương

Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80km về phía đông. Để tới chùa bạn có thể đi theo hướng dẫn google maps bên dưới:

2. Lịch sử hình thành chùa Côn Sơn

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì. Ngay từ thời nhà Trần, chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang – vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn.

Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.

3. Kiến trúc chùa

Năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì.Ngay từ thời nhà Trần, chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang – vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn.Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.

Theo chúng tôi tìm hiểu thì chùa trải qua những biến cố lịch sử, quy mô chùa đã bị thu nhỏ. Hiện nay, kiến trúc chùa mang hình chữ Công, gồm 3 tòa chính: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Trong Thượng điện có những bức tượng Phật cao 3m, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.

– Lối vào Tam quan (cổng chùa Côn Sơn) lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm xen lẫn những tán vải thiều xum xuê cành lá. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu. Sau chùa là khu Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang.Cùng với kiến trúc cổ kính rêu phong, chùa còn có cây Đại đã 600 tuổi, và 4 nhà bia, trong đó đặc biệt là bia “Thanh Hư Động” dựng từ thời Long Khánh (1373 – 1377) còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự”… Tóm lại thì quý vị có thể đăng kí cho mình một tour chùa ba vàng côn sơn kiếp bạc để cùng ngắm cảnh và chiêm bái tâm linh hai chùa nổi tiếng tại miền Bắc này.

Đăng bởi: Tuệ Phạm

Từ khoá: Chùa Côn Sơn – Ngôi chùa cổ hơn 600 tuổi ở Hải Dương

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Độc Đáo Ở Ngôi Chùa Ve Chai trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!