Xu Hướng 9/2023 # Phố Lồng Đèn Phùng Hưng Đã Lấp Lánh Ánh Đèn, Bạn Check In Chưa? # Top 14 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phố Lồng Đèn Phùng Hưng Đã Lấp Lánh Ánh Đèn, Bạn Check In Chưa? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phố Lồng Đèn Phùng Hưng Đã Lấp Lánh Ánh Đèn, Bạn Check In Chưa? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phố lồng đèn Phùng Hưng là một trong những địa điểm chơi trung thu đẹp bậc nhất Hà Thành nhờ vẻ đẹp cổ kính, lãng mạn và nhiều góc check in sống ảo đẹp xịn sò. 

Phố lồng đèn Phùng Hưng ở đâu?

Thủ đô Hà Nội đang bước vào mùa thu lãng mạn với những hàng cây rụng lá, với những con đường thơ mộng và đặc biệt là những con phố lồng đèn rực rỡ, chuẩn bị sẵn sàng để chào đón đêm hội trăng rằm.

Phố lồng đèn Phùng Hưng là điểm check in hot ở Hà Nội. Ảnh: ntnhalee

Năm nay, không chỉ có phố Hàng Mã với những hộ kinh doanh lồng đèn rực rỡ, Hà Nội còn có một con phố đẹp, “đốn tim” các tín đồ yêu thích chụp ảnh, sống ảo và đi dạo ngắm cảnh. Đó chính là phố lồng đèn Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm.

Phùng Hưng lên đèn rồi, bạn check in chưa?

Bình thường, phố lồng đèn Phùng Hưng được lữ khách phương xa nhớ đến như một con phố bích họa bình yên, xinh đẹp. Nơi đây với một con đường nhỏ rợp bóng cây cổ thụ xanh mướt, với một bờ tường dài dựng đứng và bên đường là những hàng quán kinh doanh đủ loại cà phê, đồ ăn, thức uống,…

Phố Phùng Hưng lãng mạn lúc về đêm. Ảnh:littlequanzzz

Dẫu Hà Nội có những ngày đông đúc và tất bật. Dẫu khu trung tâm có những dòng người qua lại ngược xuôi nhưng con phố này vẫn giữ cho mình nét đẹp bình yên, cổ kính và phảng phất chút gì đó rất nhẹ nhàng, thơ mộng.

Giới trẻ Hà Thành về phố Phùng Hưng check in. Ảnh:justgotlucky27

Có dịp du lịch Hà Nội và dạo phố Phùng Hưng, du khách được check in cùng những tác phẩm bích hoạt tuyệt đẹp. Tiêu biểu nhất là tác phẩm cầu Long Biên, là ô cửa sổ, là những khung trời ngọt ngào được vẽ từ đầu phố đến cuối phố.

Dân tình đổ xô đến đây sống ảo. Ảnh:_linhchii._

Đó là những ngày bình thường, còn dịp Tết Trung thu năm nay, Phùng Hưng khoác lên mình một chiếc áo mới mang sắc màu ấm áp, tưng bừng hơn. Đó là một con phố được trang bị thêm rất nhiều những chiếc lồng đèn rực rỡ, biến nơi này trở thành điểm đến cực hot của đất thủ đô.

Những chiếc đèn lồng đầy màu sắc ở phố Phùng Hưng. Ảnh:_iamduc1eo

Những ngày qua, phố lồng đèn Phùng Hưng thu hút đông đảo một lượng khách về đây đi dạo, chụp ảnh buổi chiều vào tối. Tuyến phố dài 300 mét này được treo rất nhiều đèn lồng, trang trí với đủ loại hoa văn truyền thống cá chép, hoa lá,… vô cùng bắt mắt.

Bạn sẽ có nhiều ảnh check in lãng mạn khi đến đây. Ảnh:fanh1990

Rất nhiều hàng dây được giăng cao và thẳng tắp bên trên con phố, treo thêm vô số lồng đèn được làm từ vải với dáng hình trụ cùng sắc vừa đủ nổi bật. So với phố Hàng Mã, màu sắc đèn lồng ở phố Phùng Hưng có phần dịu dàng hơn, chủ yếu là sắc vàng, tím nhạt, cam pha với gam màu trắng tinh khiết.

Không gian lãng mạn của Hà Nội vào mùa thu. Ảnh:yeu_quai_mom_rong

Khi màn đêm buông xuống, hàng quán bên đường lên đèn cũng là lúc con phố lồng đèn ở Hà Nội này trở nên lung linh, huyền ảo hơn bao giờ hết. Du khách và người dân địa phương nô nức về đây đi dạo, chụp ảnh và chuyện trò rôm rả cả một góc đường.

Phố Phùng Hưng đẹp cả ngày lẫn đêm. Ảnh:dattaynhaukhapthegian

Mỗi chiếc lồng đèn đều được thắp sáng, tỏa ra thứ ánh sáng ấm áp. Trong không gian đêm mùa thu mát mẻ, vẻ đẹp của phố lồng đèn Phùng Hưng càng trở nên huyền ảo hơn bao giờ hết. Đến đây, bạn có thể hòa vào dòng người đi dạo, chụp vài bức ảnh đẹp hoặc tìm một quán nhỏ bên đường để ngắm vẻ đẹp của tuyến phố này.

Kinh nghiệm khám phá con phố Phùng Hưng

Không chỉ là địa điểm chơi trung thu ở Hà Nội mà thường ngày, phố Phùng Hưng cũng là nơi dạo chơi, check in được yêu thích ở Hà Thành. Bạn có thể khám phá con phố này cả ngày lẫn đêm, vào bất kỳ thời gian nào rảnh rỗi.

Càng về đêm, cảnh sắc càng lung linh huyền ảo. Ảnh: thisstug_

Ghé đây vào ban ngày sẽ có ít du khách hơn so với ban đêm, bạn có thể đi dạo dưới hàng cây xanh rợp bóng, chụp choẹt cùng các tác phẩm bích họa đẹp trải dài từ đầu đến cuối phố. Mỗi tác phẩm với một ý tưởng, một nét đẹp riêng, hứa hẹn mang đến nhiều ảnh check in sống ảo ấn tượng.

Những chiếc đèn lồng lấp lánh sắc màu. Ảnh:thovu1409

Còn vào ban đêm, đặc biệt là vào mùa Trung thu, đi dạo phố Phùng Hưng là điều rất tuyệt. Dù đi cùng gia đình người thân hay bạn bè thì bạn cũng đều có thể tận hưởng một đêm hội trăng rằm lãng mạn ở đây.

Đến đây vào ban ngày, bạn có thể sống ảo cùng phố bích họa. Ảnh:mymyaries

Bạn cần lưu ý rằng phố Phùng Hưng hoàn toàn miễn phí, nếu bạn đi xe sẽ tốn thêm chi phí gửi xe máy. Tuy nhiên nơi này rất đông, kể cả ngày lẫn đêm. Vì thế sẽ thật khó để chụp ảnh lúc vắng người. Bạn chỉ có thể tranh thủ đến đây vào buổi sáng sớm, chưa có ai đi dạo phố.

Con đường rất thơ giữa lòng Hà Nội. Ảnh:Thời Đại

Ngoài ra, nếu muốn chụp ảnh sống ảo đẹp, bạn nên diện trang phục nổi bật và chuẩn bị máy ảnh, điện thoại có camera tốt để chụp được ảnh chất lượng, lấy nét tốt và dễ dàng xóa phông, làm mờ những hình ảnh không cần thiết.

Đến Hà Nội thời điểm này, bạn nhớ đến phố Phùng Hưng. Ảnh:iOne

Những điểm vui chơi Trung thu khác ở Hà Nội

Ngoài phố lồng đèn Phùng Hưng, Hà Nội còn rất nhiều điểm vui chơi Trung thu khác mà bạn có thể cập nhật để vi vu cùng gia đình, bạn bè. Trong đó, phố Hàng Mã là điểm đến không thể không nhắc đến.

Phố Hàng Mã đang là con phố sôi động bậc nhất Hà Thành dịp Trung thu. Ảnh:Infonet

Phố Hàng Mã được xem là “thiên đường đèn lồng” với rất nhiều cửa hàng kinh doanh lồng đèn mỗi dịp Trung thu về. Từ những ngày đầu tháng tám âm lịch, nơi đây đã rất tấp nập du khách đến tham quan, mua sắm và chụp ảnh.

Bạn có thể mua lồng đèn hoặc đến đây chụp ảnh sống ảo. Ảnh:We25

Chỉ cần dạo một vòng phố Hàng Mã là bạn đã có ngay một bộ ảnh mừng Trung thu đẹp lung linh. Ngoài ra, bạn còn có thể tham quan, mua các loại lồng đèn đẹp để trang trí nhà cửa hoặc tăng cho con cháu trong nhà.

Phố đi bộ Hồ Gươm cũng là nơi lý tưởng để chơi Trung thu. Ảnh:Tintuconline

Điểm vui chơi Tết Thu tiếp theo mà bạn có thể vi vu chính là phố đi bộ Hà Nội quanh hồ Gươm. Vào tháng tám âm lịch, phố đi bộ được thắp sáng bởi những chiếc lồng đèn trang trí đủ sắc màu sặc sỡ. Ngoài ra, nơi đây còn diễn ra nhiều chương trình ca múa nhạc phục vụ đêm rước đèn.

Aeon Mall Hà Đông là nơi sống ảo được giới trẻ Hà Thành yêu thích. Ảnh: Kênh 14

Ngoài ra ở Hà Nội còn nhiều điểm vui chơi Trung thu khác như trung tâm thương mại Aeon Mall, Time City và Royal City, Bảo tàng dân tộc học. Đây đều là loạt điểm đến thú vị, hứa hẹn mang đến một mùa Trung thu ý nghĩa cho mọi nhà.

Ngọc Anh

Đăng bởi: Tình Nguyễn Thị

Từ khoá: Phố lồng đèn Phùng Hưng đã lấp lánh ánh đèn, bạn check in chưa?

Đèn Lồng Huyền Ảo Tại Địa Điểm Du Lịch Hội An

Nội dung chính

Thành phố Hội An một địa điểm du lịch hấp dẫn, nơi không chỉ có cảnh đẹp mê hoặc lòng người mà còn được biết đến với những nét văn hoá, với thú chơi đèn lồng có từ xa xưa. Đèn lồng Hội An lung linh và huyền ảo đến diệu kì, là linh hồn của thương cảng nghìn năm này.

Đèn lồng phố Hội (ảnh sưu tầm)

Đèn lồng – nét văn hóa truyền thống muôn đời

Trải qua hàng trăm năm, qua bao thời đại hưng thịnh rồi suy vong, nhưng gần như độc nhất vô nhị trong lịch sử, du lịch Hội An vẫn lưu giữ nguyên vẹn cả một quần thể di tích cổ phong phú và đa dạng. Đèn lồng xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, song song với sự phát triển của lịch sử loài người, tuy nhiên ít được biết đến vì trước kia, người dân dùngđèn lồng chủ yếu trong việc thắp sáng và trang trí, nhưng riêng ở Hội An từ xưa tới nay, nghệ thuật làm đẹp với đèn lồng rất được quan tâm và đèn lồng làmột trong những nét văn hóa đặc trưng của Hội An.

Nghề làm đèn lồng Hội An có lẽ xuất hiện cùng thời gian phố thị phát triển nhất vào khoảng thế kỷ thứ 15, cùng lúc với những thương điếm, hội quán, những ngôi nhà ở được xây cất lên, Chùa Cầu được xây dựng nhờ vào bàn tay khéo léo của những người thợ Kim Bồng – Hội An. Phải chăng nghề làm đèn lồng đã ra đời bởi nó là một phần không thể thiếu được trong quần thể kiến trúc nhà kiểu Hoa, Nhật ở Hội An.

Gian hàng cổ bán đèn (ảnh sưu tầm)

Nhiều người cho rằng đèn lồng có mặt ở Hội An là do những dòng họ Châu, La, Thái… xuất phát từ Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông bên Trung Quốc sang nước ta sinh sống và làm ăn ở phố cổ Hội An đã sử dung những chiếc đèn lồng cho đỡ nhớ quê hương xa xôi cách trở. Ngồi uống trà, lắng tai nghe các cụ già có tuổi và am hiểu về đèn lồng ở Hội An kể lại rằng: Hội An xưa có ông tổ làm đèn lồng với tên thường gọi là Xã Đường, ngày đó được tôn là thợ mã chuyên làm đầu lân, lồng đèn cho những đêm hội hay các cuộc thi đấu hay thi làm đèn, vào những dịp đặc biệt, phú quý lắm người dân phố Hội An mới có chiếc đèn lồng to viết chữ Hán hoặc vẽ tranh thuỷ mặc treo trước cổng nhà.

Đèn lồng – màu sắc phố Hội về đêm

Mỗi lần đưa mắt ngắm nhìn những ánh đèn lồng mờ ảo, lung linh ấy, tâm hồn con người lại trào dâng một nỗi niềm khó tả, sự say mê đến ngơ ngẩn quyện hòa cùng cảm giác yên bình, thư thái đến ngỡ ngàng như đang lạc vào chốn thần tiên, huyền ảo, nhưng có lẽ da diết hơn cả là sự nuối tiếc, dường như náo nhiệt của cuộc sống hiện đại đã “nuốt trôi” tất cả, để giờ đây chỉ còn lại một góc nhỏ như một phần hoài niệm không thể lãng quên.

Rất nhiều du khách Việt Nam và quốc tế đã gọi Hội An là phố đèn lồng – đặc sản Hội An, không phải tự nhiên mà họ gọi vậy. Đèn lồng luôn được treo cao trước mỗi hiên nhà hay trước những hội quán, nhà hàng, cửa hiệu, ai đi qua cũng phải ngước ánh mắt lên theo dõi, nó là nét duyên thầm của phố Hội, là sự quy tụ, chắt lọc tinh tế của những tinh hoa văn hóa từ nhiều quốc gia đến Việt Nam từ thế kỷ trước, là biểu tượng của phố cổ Hội An như chính tâm hồn người Hội An lặng lẽ, bình dị lại vừa cao sang.

Đèn lồng đa dạng kiểu dáng, màu sắc điểm tô cho phố Hội (ảnh sưu tầm)

Đặc biệt hơn cứ đến ngày hội, lễ tết là người dân lại làm đèn thủ công để treo trong bầu không khí nhộn nhịp tấp nập, trước là làm để trang trí trong gia đình, sau đó để bán. Làm đèn lồng đã trở thành một nét riêng biệt của phố Hội, chuyên làm đèn thủ công hay vẽ trang trí đèn lồng ở các khách sạn hay treo ở nơi thờ tổ tiên của các gia đình.Đèn lồng có mặt ở hầu hết các con phố ở Hội An như khoác lên cảnh vật một màu sắc thật riêng, thật độc đáo.

Dạo quanh phố phường Hội An khi màn đêm buông xuống, khi những màn sương mỏng giăng mắc lên cảnh vật, cũng là lúc những ánh đèn mờ ảo của đèn lồng được thắp lên, thay thế ánh đèn điện, giống như một thứ ánh sáng diệu kì được thắp sáng lên cho một miền đất của những con người thanh lịch, mến khách, đem ánh sáng sẻ chia cho những du khách từ phương xa tới, đưa họ ngược trở về quá khứ để sống trong không khí các loại hình văn nghệ dân gian và lễ hội của người xưa. Phố đêm, ánh nến bên sông Hoài quanh năm ôm ấp phố Hội, nét kiến trúc cổ kính lúc ẩn lúc hiện, lúc tỏ lúc mờ và tiếng rao đêm… tất cả tuyệt vời mà không văn thơ nào có thể miêu tả hết cái đẹp đi vào sâu tận tâm hồn ấy.

Du lịch Hội An – Con đường đèn lồng về đêm lung linh (ảnh sưu tầm)

Nghề làm đèn lồng truyền thống

Nếu như may mắn đến Hội An vào đúng dịp trung thu, du khách sẽ được chứng kiến những chiếc lồng đèn phong phú được thắp lên, tạo cho phố cổ Hội An một vẻ đẹp khác thường.Chiếc đèn lồng là sản phẩm hoàn toàn được tạo nên qua những bàn tay khéo léo của con người mà không phải qua một phương tiện máy móc công nghiệp hiện đại nào, chính điều đó đã hấp dẫn du khách. Những năm trở lại đây, đèn lồng Hội An đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu, đem lại nguồn kinh tế ổn định cho những nghệ nhân làm đèn an tâm tiếp tục tâm huyết gắn bó với nghề.

Nghề làm đèn lồng đã trải qua 400 năm tuổi, trải qua biết bao sóng gió lịch sử, bao thăng trầm của thời gian thì dường như vẫn còn nguyên vẹn, vẫn đủ sức mê hoặc lòng người.

Nguyên liệu để làm đèn lồng chủ yếu là dùng tre và vải lụa là chính. Tùy vào màu sắc, chất liệu vải mà đèn mang ý nghĩa khác nhau. Nếu như màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, thì màu vàng là niềm tươi vui, màu gấm huyết dụ kiêu sa đài các, thì sắc xanh đem lai niềm hi vọng cùng sức sống tràn trề, nếu màu hồng tượng trưng cho sự ngọt ngào, thân thương đến dễ mến thì màu tím lai gợi lên sự thủy chung son sắt như chính con người nơi đây.

Chứa đựng những giá trị nghệ thuật sâu sắc (ảnh sưu tầm)

Quy trình làm đèn gồm 2 giai đoạn, tre ngâm kĩ 10 ngày bằng nước muối để chống muối mọt làm hư hại sau này, sau đó đem đi phơi khô, chẻ ra, vót mỏng thành thành nan. Nan được gắn vào hai vòng gỗ, hai đầu kết nối lại, bọc lại bằng vải xoa hoặc lụa tơ tơ tằm, thao tác bọc vải đòi hỏi người thợ phải thật sự khéo léo, để lựa theo hình dáng khung. Người Hội An thích dùng vải bọc đèn được lựa chọn từ những tấm lụa được chuyển từ các làng lụa tới mà đặc biệt là lụa Hà Đông với chất liệu tốt, kiểu dáng đa dạng, hoa văn phong phú, cho ánh sáng chân thực mà vẫn đảm bảo độ lung linh. Khâu cuối cùng là làm đẹp cho đèn, gắn tua màu và trang trí mỹ thuật.

Lồng đèn để đáp ứng nhu cầu trước ánh mắt của khách du lịch phải làm nhanh, đẹp và xếp lại được để du khách mang đi tiện lợi. Lồng đèn ngày xưa thường làm to, được bọc vải tốt, trang trí cầu kì, chứa đựng vấn đề triết lý nhân sinh hoặc những rung động tâm hồn, cảm xúc của người vẽ, nay đã được thay bằng những nét vẽ đơn giản hơn hoặc thêu bằng máy, thậm chí chỉ dùng vải lụa dệt các loại hoa chìm hoa nổi. Những chiếc đèn lồng cầu kỳ hơn sẽ được chế tác từ gỗ quý giá trị cao, chạm trổ cầu kỳ, công phu chỉ được trưng bày ra trong đêm hội hoađăng tại thành phố.

Đèn lồng treo trước hiên nhà hàng(ảnh sưu tầm)

Đến với thành phố du lịch Hội An du khách sẽ có thêm những kỷ niệm đẹp không thể quên, những khám phá và hiểu biết quý giá về chiếc đèn lồng Hội An. Vẻ đẹp hút hồn của những chiếc đèn lồng đã làm xiêu lòng bao khách du lịch từng đặt chân đến đây. Đèn lồng Hội An đa dạng, phong phú nhiều mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc để bạn được thỏa sức ngắm nhìn và cũng có thể mua về làm kỉ niệm hay làm quà tặng.

Đăng bởi: Trần Duyên

Từ khoá: Đèn lồng huyền ảo tại địa điểm du lịch Hội An

Cách Lắp Đèn Năng Lượng Mặt Trời Đúng Chuẩn

Cách lắp đèn năng lượng mặt trời đang được nhiều người tìm hiểu, bởi loại đèn này đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam ngày nay. Đây cũng được xem là giải pháp xanh, tiết kiệm nhiên liệu cho trái đất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng nắm bắt được cách sử dụng cũng như lắp đặt loại đèn này.

Vì thế ngày hôm nay bài viết sẽ giúp mọi người tìm hiểu về cách lắp đèn năng lượng mặt trời đúng nhất nhanh nhất dành cho các gia đình cũng như những người có nhu cầu sử dụng hiệu quả nhất và tiết kiệm năng lượng điện nhất có thể.

1. Hướng dẫn cách lắp đèn năng lượng mặt trời đúng nhất và nhanh nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng đèn năng lượng mặt trời khác nhau như đèn năng lượng mặt trời bằng đèn pha led, đèn năng lượng mặt trời bằng đèn đường,… Mỗi loại đèn sẽ có những cách lắp đặt khác nhau, cách sử dụng khác nhau không phải bất cứ ai cũng nắm bắt được.

Để giúp mọi người có thể tự lắp đặt đèn tại nhà, chúng tôi hướng dẫn lắp đặt như sau:

1.1 Cách lắp đèn pha led năng lượng mặt trời trên thị trường

Loại đèn năng lượng mặt trời bằng pha led được thiết kế rất đơn giản, không quá nhiều chi tiết kèm theo nên rất dễ lắp đặt cũng như sử dụng. Cách lắp đèn rất đơn giản, chỉ với 2 bước như sau:

Bước 1: Lắp đặt tấm pin của đèn

Để có thể sử dụng đèn năng lượng mặt trời cần lắp đặt tấm pin tại những vị trí khuất gió, và theo hướng nghiêng xuống để tấm pin có thể hấp thụ được năng lượng từ ánh sáng mặt trời nhiều nhất.

Người dùng chỉ cần cố định thanh đỡ pin thật chắc chắn lên bề mặt để đặt tấm pin lên. Sau đó điều chỉnh tấm pin đúng vào hướng mặt trời để hấp thụ ánh nắng mặt trời tốt nhất có thể . Cuối cùng chỉ cần cố định lại bằng ốc vít là đã xong.

Bước 2: Lắp đèn năng lượng mặt trời

Bước cuối cùng để hoàn thiện đèn năng lượng mặt trời đó chính là lắp đèn. Cách lắp đặt đèn cũng không kém phần đơn giản. Bạn chỉ cần xác định vị trí của đèn, sau đó thực hiện cố định bằng ốc vít và điều chỉnh gốc độ thích hợp để mang lại nguồn năng lượng nhiều nhất có thể.

Bước 3: Kết nối tín hiệu

Để đèn năng lượng mặt trời có thể hoạt động thì người dùng cần kết nối dây cáp với tấm pin và đèn led. Người dùng chỉ cần kết nối đường dây và có thể bắt đầu sử dụng và điều khiển đèn năng lượng mặt trời từ xa.

1.2 Cách lắp đèn đường pin rời năng lượng mặt trời

Bước 1: Cố định cán đèn

Đầu tiên cần phải lắp đặt bóng và cán đèn. Bạn chỉ cần kết nối hai bộ phận này bằng khớp nối sau đó siết chặt ốc là đã  xong. Hãy làm thật chắc chắn để đảm bảo cán không bị rơi ra trong quá trình sử dụng.

Bước 2: Lắp pin

Để thực hiện lắp pin thì cần phải cố định thanh đỡ tấm pin lên bề mặt thật chắc chắn bằng ốc vít. Sau đó đặt tấm pin lên và điều chỉnh bề mặt tấm pin hướng về ánh sáng mặt trời để hấp thụ năng lượng.

Bước 3: Kết nối pin và bóng đèn

Kết nối pin và bóng đèn bằng cách dây kết nối giúp đèn có thể hoạt động bình thường. Sau cùng người dùng chỉ cần cố định đèn tại vị trí thích hợp và điều khiển sử dụng theo mong muốn của mình.

2. Các lưu ý khi lắp đặt đèn năng lượng mặt trời 

Lưu ý khi lắp đèn năng lượng mặt trời nhất định bạn phải biết để mang lại hiệu quả và tiết kiệm thời gian thực hiện:

Vị trí lắp đặt : Không thực hiện lắp đặt đèn tại những vị trí nguy hiểm như gần bóng đèn cao áp, gần các khu vực dễ cháy nổ,…

Kết nối: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để kết nối đèn năng lượng mặt trời đúng cách để sử dụng có hiệu quả.

Cố định pin chắc chắn: Đây là một lưu ý mà bất cứ ai cũng cần phải lưu ý tránh đèn bị rơi rót, lung lay do các tác động ngoại lực như gió, mưa,….

Bảo dưỡng đèn đúng cách: Trong quá trình sử dụng cần phải bảo dưỡng đèn đúng cách để tránh tình trạng đèn bị hư hỏng, hay trục trặc không đáng có. Khiến người dùng tốn kém chi phí.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của pin: Để tránh tình trạng trục trặc đèn hay đứt dây,… thì người dùng cũng nên thường xuyên kiểm tra đèn để khắc phục kịp thời khi có sự cố.

Tai sử dụng đèn: Đèn năng lượng mặt trời có thể tái sử dụng sau khi bị hư hỏng hoặc không sử dụng nữa. Nên người dùng cần lưu ý để tránh lãng phí.

Thông tin địa chỉ cửa hàng và cách thức liên hệ để mua hàng:

Công ty TNHH Truyền Thông Kỹ Thuật Ment

Hotline: 0365.730.312

Mã số thuế: 3301688593

Trụ sở: Toà nhà Ment đường Số 4 Đường số 2, An cựu City, Thành phố Huế

Zalo: Khoa (

0365730312

)

Nước Dừa – ‘Vị Cứu Tinh’ Trong Ngày Đèn Đỏ

Trong nước dừa có nhiều hoạt chất bổ dưỡng cho cơ thể như: 0,3% Protein; 0,2% chất béo; 4,7% đường (đặc biệt là glucose, fructose) và các chất khoáng như Ca, Na, K, L, P, Fe cùng nhiều loại Vitamin C, Vitamin E…Uống nước dừa mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh sỏi thận và tăng cường hệ miễn dịch.

Đặc biệt, nước dừa còn là một “thần dược” trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Không chỉ tốt cho sức khỏe, uống nước dừa còn giúp bạn có một làn da trắng mịn, một vóc dáng thon gọn. Ngoài ra, uống nước dừa trong ngày đèn đỏ còn giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt.

Uống bia vào những ngày đèn đỏ lợi hay hại?

Công dụng của việc uống nước dừa trong kì kinh nguyệt

Trước khi đến ngày kinh nguyệt, chị em phụ nữ thường có một số triệu chứng như đau lưng, tức ngực, luôn cảm thấy khó chịu trong người,…Lúc này uống nước dừa sẽ giúp giảm các hội chứng này.

Bạn tuyệt đối không nên uống lạnh để tránh tử cung bị hàn gây đau bụng kinh.

Không chỉ trước mà trong chu kì kinh nguyệt chị em phụ nữ cũng có thể uống nước dừa. Các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong nước dừa sẽ giúp tử cung được điều hòa, co bóp nhẹ nhàng hơn khiến giảm bớt các cơn đau thắt trong ngày đèn đỏ.

Nếu có một dự định gì đó mà bị cản trở vì lo sợ trùng ngày “đèn đỏ” thì bạn cũng có thể uống nước dừa để kinh nguyệt được đả thông. Đây là một phương pháp rất hay cho chị em phụ nữ nào đang muốn ngày đèn đỏ đến sớm hơn chu kì bình thường.

Cách dùng băng vệ sinh không bị tràn trong những ngày đèn đỏ

Một số lưu ý khi uống nước dừa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các chị em phụ nữ có thể dùng nước dừa trong kì kinh nguyệt, nhưng chỉ nên uống 1 lượng nhất định trong ngày. Lý do là trong nước dừa có chứa nhiều calorie và chất béo, nếu uống quá nhiều có thể dẫn tới đầy bụng, nâng cao cảm giác tương đối khó chịu trong ngày “đèn đỏ”. Đặc trưng là cho các chị em gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt.

Mặc dù nước dừa rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Bạn chỉ nên uống tối đa 2 ly mỗi ngày, nếu như vượt quá mức quy định bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng như cơ thể bị lạnh, đầy bụng, ăn uống khó tiêu, giảm khả năng phản xạ,…

Uống nước vào sáng sớm được xem là tốt cho cơ thể. Bởi trong thành phần nước dừa có chứa acid lauric, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho quá trình trao đổi chất

Nếu trong ngày đèn đỏ mà chị em uống nước dừa nhưng vẫn thấy đau bụng thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Bởi vì nước dừa chỉ là một nguyên liệu để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt thôi chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Advertisement

Bạn sẽ quan tâm:

Chu kỳ kinh nguyệt và những sự thật thú vị!

Những thực phẩm không nên ăn trong ‘ngày đèn đỏ’

Các loại đồ uống trong ngày “đèn đỏ”

Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp chị em phụ nữ vượt qua ngày “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng hơn.

97 Đường Phan Đình Phùng, Thành Phố Huế

Huế  Toạ lạc bên bờ sông An Cựu, tại số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Nơi đây không chỉ là một điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan, Cung An Định còn mang đến cho du khách một trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ.

(Nguồn ảnh: Trường Bùi)

Đây là một trong 13 cung điện của Hoàng đế triều Nguyễn, được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1823. Khi đến Cung An Định, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ kính và tinh tế của cung điện. Đây là nơi hoàng đế triều Nguyễn tiếp đón các đại sứ nước ngoài và tổ chức các buổi lễ trọng đại. Cung được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển Hoa Kỳ, pha trộn với nét đẹp kiến trúc truyền thống Việt Nam. Tại đây, du khách có cơ hội khám phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của đất nước.

Bên trong có khá nhiều phòng ngủ, phòng khách, hành lang, sảnh đón khách với những chi tiết được chạm khắc hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Đây cũng là nói lưu trữ nhiều vật dụng trang trí, đồ nội thất và các tác phẩm nghệ thuật quý giá.

(Nguồn ảnh: Phạm Trang)

Ngoài việc thưởng thức các kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về văn hoá và phong cách sống của những người hoàng tộc triều Nguyễn. Hầu hết các hướng dẫn viên địa phương đều có thể cung cấp cho bạn thông tin và lịch sử chi tiết về Cung An Định.

Các phòng trong Cung An Định được thiết kế theo phong cách cổ điển của triều đình ngày xưa. Phòng lớn nhất trong cung là phòng họp chính, được sử dụng để tiếp khách hoặc tổ chức các cuộc họp chính trị. Phòng này có diện tích rộng và được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc, tranh ảnh và đồ trang trí sang trọng.

Hơn nữa, cung còn có các phòng ăn riêng biệt với thiết kế sang trọng để đón khách và tổ chức các bữa tiệc. Các phòng ăn được trang trí với các bức tranh, đồ trang trí và các đồ dùng ăn uống cổ điển.

(Nguồn ảnh: Báo Nhân dân)

Tuy nhiên, khi đến đây, bạn nên lưu ý một số quy định về bảo vệ di sản văn hóa, chẳng hạn như không được sử dụng đèn flash khi chụp ảnh và không được đem theo đồ ăn uống hay hút thuốc lá trong khu vực cung điện.

Nếu bạn là một tín đồ của phim ảnh thì không thể không biết bộ phim “Gái già lắm chiêu V” được khởi quay tại Huế, đặc biệt là có các cảnh quay tại cung An Định mà khi công bố, khán giả sẽ ồ ạt kinh ngạc vì sự thay đổi của nó bởi đằng sau cung là khu vườn Bạch Trà Viên – bối cảnh lớn trong phim, được ê-kíp sản xuất lên kế hoạch xây dựng, chăm chút kỹ lưỡng cách ngày bấm máy tận 5 tháng.

(Nguồn ảnh: Bazaar Viet Nam)

Hiện nay, giá vé của điểm di tích cung An Định được áp dụng thống nhất cho du khách quốc tế và Việt Nam. Gồm giá vé người lớn là 50.000 đồng/người/lượt và trẻ em dưới 12 tuổi hoặc thấp hơn 1,4m được miễn phí.

By: HГ  HГ

Đăng bởi: Lê Đặng Trúc Quỳnh

Từ khoá: Một thuở vàng son Cung An Định – 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế

Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về Chiếc Đèn Ông Sao 2 Dàn Ý &Amp; 8 Bài Thuyết Minh Về Chiếc Đèn Trung Thu

Dàn ý thuyết minh về Chiếc đèn ông sao Dàn ý 1

I. Mở bài: Giới thiệu

Làm đồ chơi: Chiếc đèn ông sao.

II. Thân bài:

a) Nguyên vật liệu:

1. Chuẩn bị:

10 thanh tre hoặc trúc có chiều dài bằng nhau, dày từ 5mm đến 1cm đc vót nhẵn.

5 que tre (trúc) dài từ 8cm đến 10cm, tùy đèn to hay nhỏ, dày độ 5mm.

Giấy bóng màu

Dây để buộc.

b) Cách làm:

* Cách thực hiện:

Làm khung

Lấy 10 thanh tre có chiều dài bằng nhau, buộc 5 thanh vào nhau thành hình sao 5 cánh như vậy được 1 đôi hình sao 5 cánh.

Lưu ý: Trước khi buộc, vót mỏng hai đầu tiếp giáp nhau của 2 thanh tre và buộc ít vòng dây để sau còn buộc tiếp.

Ráp 2 hình sao lại với nhau và buộc chặt ở 5 đầu cánh sao.

Lấy que tre ngắn gắn ở 5 gốc của cánh sao, ta sẽ được khung của đèn.

* Dán giấy vào khung

Cắt giấy bóng theo đúng hình tam giác các cánh ngôi sao và hình ngũ giác ở giữa.

Dán giấy lên đèn, chừa khoảng phía dưới cho nến vào và khoảng phía trên để làm chỗ thông hơi.

III. Kết bài: Lời nhận xét:

Làm đồ chơi là 1 trong những hoạt động kĩ thuật trong nhà trường giúp các em học sinh tính khéo léo, sáng tạo và mang lại niềm vui lao động.

Dàn ý 2

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn ông sao

2. Thân bài

– Nguồn gốc: Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên

– Xuất phát từ nguồn cảm hứng: Hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời cao

– Cách làm đèn ông sao:

Chuẩn bị 10 que tre có độ dài bằng nhau, buộc chặt vào nhau để tạo khung cho chiếc đèn có dạng ngôi sao 5 cánh.

Sử dụng tiếp 4 que tre dài bằng nhau nhưng ngắn hơn 5 que ban đầu đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng.

Sau khi tạo khung, lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và giấy kính nhiều màu dán lên.

Lấy tua rua dán xung quanh đèn để trang trí cho bắt mắt và cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.

– Nơi bày bán nhiều đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến là phố Hàng Mã

– Giá thành một chiếc đèn ông sao: 15000 – 50000 đồng

– Khẳng định đèn ông sao là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết Trung thu trên khắp mọi miền đất nước.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đèn ông sao trong đời sống văn hóa truyền thống của đất nước và nêu suy nghĩ của bản thân.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 1

Đêm nay dưới ánh trăng rắm hòa cùng ánh đèn hoa rực rỡ, chúng em lại được náo nức chung vui tết trung thu cùng các bạn nhi đồng và các anh chị thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước.Với chiếc lồng đèn lung linh màu sắc, chúng em xin được cùng tô điểm cho mái trường thân yêu thêm màu sắc rực rỡ của lễ hội trăng rằm.

Vì thế lớp 3/1 chúng em đến với lễ hội trăng rằm đêm nay chiếc lồng đèn mang hình ngôi sao truyền thống.

Chúng em chọn hình ngôi sao để làm lồng đèn vì ai cũng biết hình ngôi sao chúng là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em, đó cũng là đoàn kết chung lồng của tập thể lớp 3/1, chúng em cùng chung tay làm nên chiếc lồng đèn này.

Bốn cánh ngôi sao chúng em sử dụng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn chúng em trang trí màu vàng nhằm biểu trưng niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để hôm nay chúng em có được cuộc sống thanh bình.

Mặc dù vui hân hoan là thế nhưng chúng em vẫn không quen lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không. Đó là nhờ công học tập của các cháu” Nên mặt trước lồng đèn của chúng em có trang trí dòng chữ “Trung thu nhớ Bác” và ảnh Bác Hồ để tưởng nhớ công lao to lớn của người vị cha già của dân tộc. Những cánh sen hồng tượng trưng cho sự thánh thiện, thanh khiết luôn cố gắng vươn lên để đến được nơi tươi sáng nhất giống như con người Việt Nam

Mặt sau lồng đèn chúng em trang trí hình huy hiệu măng non với dòng chữ thi đua học tốt thể hiện cho lớp chúng em như những búp măng non đua đua nhau vươn lên chăm ngoan học giỏi. Xung quanh lồng đèn chúng em trang trí dây kim tuyến và những cánh hoa nhiều màu rực rỡ tạo cho nồng đèn thêm phần lộng lẫy.

Chiếc đèn ông sao gắn với tuổi thơ của ỗi người trong ngày vui tết thiếu nhi.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 2

Hẳn nhắc đến Trung thu không thể không nhắc đến những chiếc đèn ông sao. Chúng dường như là hình ảnh in sâu trong ký ức mỗi người gọi về tuổi thơ. Bởi mỗi mùa Rằm tháng 8 đến, là trẻ con ai cũng háo hức có được chiếc đèn để dạo chơi cùng bạn bè.

Từ thời xưa đến tận bây giờ, chiếc đèn ông sao truyền thống này luôn được tự tay các bậc phụ huynh làm cho con chơi. Bởi cách làm đèn ông sao này rất đơn giản, đảm bảo ai cũng có thể làm thành công.

Nguyên liệu cần có:

Que tre

Dây buộc

Keo dán

Giấy bóng màu

Bút, thước

Cách làm đèn ông sao

Đầu tiên, bạn trẻ các mảnh tre thành 5 que cho 1 mặt của ông sao và 10 que cho 2 mặt. Bạn chẻ 4 que ngắn khoảng 15cm để đỡ cho 2 mặt của ông sao.

Rồi bạn tạo ra 2 ông sao từ các thanh tre đã vót (nhẵn) sẵn, bằng nhau, buộc chặt các góc để thành hình ông sao như thế này.

Bước này, bạn lấy 2 ngôi sao vừa tạo ở bước trước, sau đó dùng dây buộc các đầu ngôi sao lại. Tiếp tục, bạn trẻ thêm 4 que ngắn có độ dài bằng nhau, cho vào phần giao giữa các ngôi sao để dựng chúng lên thành hình 3d.

Cuối cùng, bạn dùng giấy màu tùy thích dán lên trên bề mặt thanh tre, chỗ vừa được quết hồ trước đó. Nhưng nếu bạn dùng loại giấy màu trong suốt như này để khi thắp nến vào chúng sẽ cháy lung linh.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 3

Đèn ông sao là một trong những món đồ chơi truyền thống, quen thuộc của thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung, là nét đặc trưng riêng biệt của Trung thu nước ta.

Đèn ông sao được dùng trong dịp tết Trung thu. Không ai biết chính xác nguồn gốc hay thời điểm ra đời của loại đèn này. Theo các già làng, đèn ông sao mô phỏng từ những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời xung quanh mặt trăng. Tết Trung thu là Tết “mặt trăng”, trăng bước vào giai đoạn to tròn đẹp nhất trong năm. Do đó, các phụ huynh thường làm đèn dạng hình ngôi sao cho các cháu bé để đêm rằm sẽ “tùng rinh” khắp làng. Việc này cũng gần giống như một hình thức lễ rước mặt trăng.

Đèn ông sao là một loại đèn lồng làm thủ công rất quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam. Để làm ra một chiếc đèn ông sao cần nhiều công phu và đòi hỏi người làm phải khéo tay. Đầu tiên, người thợ chẻ các mảnh tre thành 10 que tre gắn thành 2 hình ngôi sao. Sau đó, người thợ lấy 2 ngôi sao vừa tạo dùng dây buộc các đầu ngôi sao lại. Chẻ thêm 4 que ngắn có độ dài bằng nhau, cho vào phần giao giữa các ngôi sao để dựng hai mặt ngôi sao căng phồng lên. Cố định các mối giao. Sau khi khung ngôi sao được gắn lại chắc chắn, tiếp tục lấy keo phết lên bề mặt thanh tre của từng cánh sao. Cuối cùng, người thợ dùng giấy màu tùy thích dán lên trên bề mặt thanh tre, tức là những chỗ vừa được dán keo. Loại giấy dùng trong đèn ông sao truyền thống là giấy bóng kính màu trong suốt để khi thắp nến vào sẽ cho màu sắc lung linh. Ngoài ra, có thể cắt thêm giấy thành những đường viền đẹp để dán lên phần cánh của các ngôi sao.

Hình ảnh những chiếc đèn ông sao dường như đã in sâu trong ký ức mỗi người, nó gọi về kí ức tuổi thơ với niềm háo hức có được chiếc đèn để trông trăng. Trung thu xưa, mỗi dịp Rằm tháng tám, các ông bố bà mẹ lại rục rịch vót tre, mua nến làm cho mấy đứa nhỏ chiếc đèn ông sao đón Trung thu. Những em bé cầm những chiếc đèn xanh đỏ, lung linh nối đuôi nhau đi quanh sân đình cùng hát vang bài ca “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên):

Những hình ảnh thân thuộc đó cho thấy vị trí không thể thay đổi của chiếc đèn ông sao trong đời sống tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, việc sử dụng đèn ông sao có phần yếu thế hơn so với các mặt hàng đèn lồng khác, nhất là đèn lồng nhựa xuất xứ từ Trung Quốc. Khắp các cửa hàng tạp hóa trong những ngày Trung thu đa phần là đèn nhựa, gần như không còn thấy bóng dáng chiếc đèn ông sao nữa. Nếu có nơi nào còn bán đèn ông sao thì chỉ Hàng Mã (Hà Nội) song số lượng rất ít. Phần là do giá thành đèn công nghiệp rẻ hơn. Do giá rẻ nên nhiều khả năng lồng đèn Trung Quốc được sản xuất từ nhựa kém chất lượng, chứa nhiều thành phần kim loại nặng có thể ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với trẻ em. Phần nữa vì thị hiếu thay đổi. Đèn lồng nhựa thường màu sắc, cách trang trí bắt mắt, thường gắn thêm đèn nhiều màu và âm thanh vui nhộn nên trẻ em thích thú hơn. Do đó, người làm đèn ông sao ít dần, nghề làm đèn lồng thủ công cũng theo đó mai một dần. Tuy vậy, mỗi dịp Trung thu đến, đâu đó vẫn có hình ảnh chiếc đèn sao năm cánh được bày bán thành từng gian nhỏ đẹp mắt và thi thoảng lại có vài em nhỏ ngắm nghía, lựa chọn cho mình một chiếc đèn ông sao vừa ý.

Mỗi quốc gia Á Đông đều đón Trung thu vào ngày 15/8 (âm lịch) và chọn cho mình một loại đèn lồng mang đặc sắc riêng của dân tộc. Con người Việt Nam luôn chọn đèn ông sao làm dấu hiệu bản sắc của mình!

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 4

Cứ mỗi khi Tết trung thu về trên khắp phố xá cho đến các con đường nhỏ như lại xuất hiện rất nhiều những đồ chơi của trẻ em. Một trong số những trò chơi đó ta không thể không kể đến những chiếc đèn ông sao – một thứ trò chơi được thiếu nhi ưa chuộng nhất

Trung thu đến những khúc ca như cứ vang ngân lên đó chính là câu:

Quả thực ta như thấy được rằng cũng đã từ lâu rồi thì ta như thấy được hình ảnh của chiếc đèn Trung thu hình ngôi sao năm cánh dường như cũng đã được xem là món đồ không thể thiếu đối với trẻ em trong dịp Tết trung thu ngày trước và cho đến ngày nay nữa. Không thể phủ nhận được rằng, ngày nay thì mỗi trẻ em cũng không hề thiếu những đồ chơi đẳng cấp, hiện đại, Các đồ chơi tuy nhiều cũng như có nhiều trò chơi hiện đại nhưng dường như những chiếc đèn ông sao vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với thiếu nhi chúng em.

Để mà có thể làm nên chiếc đèn lồng khoe sắc trong ngày hội trăng rằm ngày hôm nay thì người làm cũng phải trải qua nhiều công đoạn. Các công đoạn để làm ra những chiếc đèn ông sao này cũng thật đơn giản và cũng thật là dễ kiếm được. Những ngôi sao này thì tất cả chúng em đã tận dụng những loại chất liệu có sẵn trong thiên nhiên chẳng hạn như trúc và một vài chất liệu nhân tạo là giấy kiến, keo, và không thể kể đến đó chính là cùng với những đôi bàn tay nhỏ bé của chúng em đã sáng tạo thêm cho chiếc đèn lồng của mình. Thế rồi người nhìn cũng như đã thấy được rất rõ những họa tiết xinh xinh dưới sự chỉ dẫn tận tình của bố mẹ và cả thầy cô nữa.

Ta không thể nào có thể phủ nhận được một chiếc đèn ông sao năm cánh cũng giống như những vì sao đang lấp lánh trên trời cao. Thực sự cứ những ngày mà vào đêm trăng rằm tháng tám. Nếu như, ta mà thấy được ở bên trong lồng đèn là một vì sao tinh tú của đất trời thì bên ngoài là một vầng trăng tròn nó dường như cũng đã lại thật là đầy đặn đang mở mắt tròn xoe đón chào một ngày hội tuyệt đẹp cho thiếu nhi và cho ngày đoàn viên chúng ta.

Thế rồi cứ mỗi khi mà chúng ta mà lại như nhìn lên trời cao, chúng ta có thể thấy vầng trăng xinh đẹp, đồng thời với đó cũng chính là cùng những vì sao soi lấp lánh soi sáng cả bầu trời bao la. Có lẽ rằng, ta như cũng đã còn dưới trần gian này vầng trăng, ngôi sao của chúng em được thắp bằng ngọn đèn nhỏ xinh của tuổi thơ chứa đựng bao mơ ước cho tương lai của chúng em.

Không nói đâu xa thì thực sự nó cũng chính là một tia lửa ấm áp, tia lửa lòng của chúng em thể hiện sự kính trọng với truyền thống của ông cha ta ngày xưa, Một tia lửa nhỏ bé nhưng cũng đã đủ sức để có thể làm sáng lên những sắc màu của cuộc sống để chúng em tung tăng dạo chơi trên khắp phố phường. Thế rồi ta như thấy được khi vào đêm hội đèn. Đồng thời, ta cũng đã thấy ngọn lửa nhỏ trong chiếc đèn ông sao dường như nó cũng là một tia lửa hy vọng rằng năm sau chúng em lại có một ngày hội tưng bừng náo nhiệt như năm nay vậy đó.

Em rất vui khi được có một chiếc đèn trung thu đi chơi ngày trung thu. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng bố mẹ. Và nếu như học giỏi em sẽ bảo bố mua cho em một chiếc đèn ông sao đẹp như năm nay bố mua.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 5

“Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh” đó là lời bài hát ” Chiếc đèn ông sao” được hát nhiều nhất trong đêm trung thu. Nhắc đến đèn ông sao, đây là đồ chơi quen thuộc của trẻ em trong đêm trăng Rằm tháng 8. Trẻ con sẽ được đi rước đèn, phá cỗ ngắm trăng sáng. Chiếc đèn ông sao là vật không thể thiếu trong lễ rước đèn đó.

Trước tiên, về nguồn gốc, không rõ đồ vật này do ai chế tạo ra đầu tiên và bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, chiếc đèn ông sao lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời xanh quanh mặt trăng. Đèn ông sao là vật dụng được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn trọng của người làm. Để làm ra được một chiếc đèn ông sao đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên. Loại giấy được dán lên thanh tre là giấy bóng nhiều màu, có độ bóng nhưng đa phần chúng ta thấy được giấy bóng này có màu đỏ. Cuối cùng, họ lấy những tua rua dán xung quanh đèn ông sao. Chắc chắn không thể thiếu cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.

Chiếc đèn ông sao đã đồng hành cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào gần đến những ngày trung thu, rất nhiều những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng được bày bán ở khắp mọi nơi, trông chúng thật lung linh và bắt mắt. Hồi đó, mỗi đứa trẻ có một chiếc đèn ông sao hoặc một cây đèn cù, vừa đi vừa hát quanh xóm rất vui vẻ. Ngày nay, nhiều loại đồ chơi vào dịp trung thu được bày bán khắp nơi nhưng ở thủ đô Hà Nội, phố Hàng Mã là dãy phố bày bán đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân truyền thống nổi tiếng của cả nước với những chiếc đèn được làm vô cùng bắt mắt, mang đậm nét văn hóa Việt Nam mỗi dịp Trung thu đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc đèn đầy màu sắc ở các cửa hàng tạp hóa nhưng với số lượng ít hơn. Giá thành dao động của một chiếc đèn ông sao từ 15 000 – 50 000 đồng tùy độ to nhỏ. Có thể thấy chiếc đèn ông sao có mặt ở khắp mọi nơi và in sâu vào tiềm thức của mọi người vào dịp lễ đặc biệt này.

Đèn ông sao đã trở thành món quà tinh thần của biết bao nhiêu trẻ nhỏ. Nó mãi mãi là thứ đồ chơi mang ý nghĩa nhất vào ngày Tết đoàn viên này.

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 6

Câu ca dao ấy của cha ông ta đã gợi nên trong mỗi người về Tết trung thu – Tết đoàn viên. Đây không chỉ là dịp để gia đình đoàn tụ mà đó còn là ngày trẻ em được vui hội trăng rằm và có lẽ bởi vậy, vào ngày này, trẻ con thường có rất nhiều đồ chơi mới, đặc biệt không thể thiếu đó chính là đèn ông sao. Đèn ông sao không chỉ đẹp, gần gũi mà cách làm ra nó cũng có rất nhiều điều thú vị, độc đáo.

Chiếc đèn ông sao truyền thống có hình sao vàng năm cánh, là một hình ảnh quen thuộc chúng ta vẫn thường thấy trên lá cờ Tổ quốc. Mỗi dịp rằm tháng tám, bố mẹ, ông bà lại thường làm những chiếc đèn ông sao để con em mình có thể chơi hội rằm vì những vật liệu để làm nó rất đơn giản, dễ tìm. Để có thể làm một chiếc đèn ông sao theo kiểu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản như thanh tre để làm khung cho chiếc đèn, dây kẽm, keo dán, giấy bóng kính màu hoặc giấy gói quà tùy theo sở thích của mỗi người. Ngoài ra, chúng ta có thể chuẩn bị thêm giấy màu, bút màu, thước,… để trang trí chiếc đèn của mình thật đẹp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu kể trên là ngay lập tức chúng ta có thể bắt đầu làm một chiếc đèn ông sao được trang trí theo sở thích của mình.

Làm một chiếc đèn ông sao truyền thống không phải là công việc quá khó song nó đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người làm. Để làm ra chiếc đèn ông sao, trước hết, cần làm khung của chiếc đèn. Chúng ta dùng tre đã chuẩn bị, chẻ ra là mười thanh nhỏ hơn có độ dài bằng nhau, độ dài của thanh tre này tùy thuộc vào kích thước của chiếc đèn mà bạn mong muốn. Ngoài ra, chúng ta cùng cần chuẩn bị bốn thanh có chiều dài từ 5-8 xăng-ti-mét để chống hai mặt của chiếc đèn. Sau khi đã chẻ ra, bạn dùng dao vót để được bề mặt nhẵn bóng. Sau khi đã có được mười thanh trẻ nhẵn với kích thước mong muốn, bạn dùng dây kẽm buộc năm trong số mười thanh tre ấy thành một hình ngôi sao và làm tương tự với số thanh tre còn lại là chúng ta đã có hai mặt của chiếc đèn.

Tiếp đó, chúng ta buộc hai hình ngôi sao ấy lại với nhau bằng dây kẽm và dùng bốn thanh tre nhỏ hơn đã được chuẩn bị vào phần giao nhau giữa giữa các ngôi sao để chúng có thể tạo thành hình 3D. Sau khi đã hoàn thành phần khung của chiếc đèn, chúng ta dùng keo và giấy bóng kính hoặc giấy màu đã được chuẩn bị dán lên bề mặt ngôi sao theo ý thích của bản thân. Và với những bước đơn giản như vậy là bạn đã có thể có một chiếc đèn ông sao theo ý muốn của mình. Đồng thời, để chiếc đèn được đẹp hơn bạn có thể trang trí lên các cánh của ngôi sao những hình ảnh ngộ nghĩnh mà bạn thích. Thêm vào đó, để thuận lợi trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể làm thêm một chiếc cán cầm tay cho chiếc đèn ông sao và gắn những cây nến xinh xinh vào trong nó.

Việc làm một chiếc đèn ông sao để vui chơi trong đêm hội trăng rằm không phải là một công việc khó khăn phức tạp, chỉ với những bước đơn giản là chúng ta đã có thể tạo ra nó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý khi làm đèn để có một chiếc đèn thật đẹp. Trước hết, những thanh tre để làm khung đèn cần phải được vót nhẵn để tránh bị đứt tay hay làm rách lớp giấy bóng kính. Thêm vào đó, giấy được dán lên khung đèn cần có màu sắc bắt mắt và phải được dán chắc chắn, có độ phẳng, căng để trông chiếc đèn thêm đẹp hơn.

Advertisement

Tóm lại, chiếc đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của mỗi đứa trẻ mỗi dịp tết Trung thu. Để làm ra một chiếc đèn ông sao không quá cầu kì, tốn kém song nó lại có ý nghĩa đặc biệt. Chiếc đèn ông sao ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người, là nơi lưu giữ những kỉ niệm ngọt ngào, ấm áp trong những tháng ngày tuổi thơ bên gia đình ấm áp, đúng như có ai đó đã từng nói rằng “Thật kì lạ khi ta không nhớ trung thu năm ngoái nhưng ánh sáng lấp lánh của chiếc đèn ông sao tuổi thơ cứ lưu luyến mãi trong tim.”

Thuyết minh về Chiếc đèn ông sao – Mẫu 7

Mình nhớ ngày còn bé, mỗi lần trung thu là ở trường mình các lớp đều tổ chức thi đèn lồng. Những lớp lớn thì học sinh tự làm, lớp nhỏ thì bố mẹ làm cho. Hồi ấy ở chỗ mình không có đèn làm sẵn như bây giờ. Đèn thường được làm rất đẹp và cầu kỳ, đủ các hình thù: ô tô, máy bay, xe tăng của con trai, cá, thỏ, đèn ông sao của con gái. Nhiều nhà cầu kỳ còn làm cả đèn kéo quân! Tất cả đem đến trường để chấm giải rồi đúng đêm rằm liên hoan phá cỗ ở trường, rước đèn quanh các phố. Những đêm trung thu đấy mới đúng nghĩa là những đêm trung thu thật là hạnh phúc của tuổi thơ mà mình không bao giờ quên được.

Theo quan niệm của người xưa cho rằng mọi thứ trong đêm Rằm Trung thu đều phải sáng. Đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cá chép… có thể tương hỗ ánh sáng với trời đất nên được treo rất nhiều.

Nhớ lại những ngày Trung Thu thuở nhỏ, lũ trẻ chúng tôi thường náo nức, quây quần bên nhau, chuẩn bị những thứ đồ chơi dành cho đêm Trung Thu. Đó là những chiếc đèn lồng, những chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc sặc sỡ…..

Vót 10 thanh tre cật dài bằng nhau, ở đầu thanh tre cắt lõm vào một chút để là mối buộc. Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau thật cân đối. Buộc hai mặt này với nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng dây thép nhỏ. Cắt 5 khúc tre nhỏ để là thanh chống tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc ấy để bản to làm chỗ đặt nến. Chống các khúc tre nhỏ tạo độ dày cho đèn. Dùng giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu dán kín các mặt của hình ông sao, nhớ để chừa một lỗ hổng ở mặt dưới để bỏ nến vào.

Trang trí các mặt tùy ý thích. Dùng một que làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây trên đỉnh để treo. Thắp nến bên trong là đã có một cái đèn lồng xinh xắn. Trẻ con thường rất thích xem bố mẹ làm đèn và tham gia vào trang trí theo ý của chúng.

(Chiếc đèn ông sao – Phạm Tuyên)

Chiếc đèn ông sao làm từ những cây tre thân thuộc và giấy bóng kính đơn giản thế nhưng lại là món quà rất mong chờ của tuổi thơ khi mỗi mùa Trung Thu về. Và cảm giác hạnh phúc ùa về là khi được thắp sáng ngọn nến dẫn lối chú cuội cùng ca hát dưới ánh trăng rằm.

Tết Trung Thu của các bé Việt Nam cũng được báo hiệu bởi chiếc lồng đèn đủ màu sắc được làm từ những nguyên liệu giản dị nhưng nhiều kỷ niệm. Tất cả đều là đèn của bé, do bé tự vẽ lên theo trí tưởng tượng đáng yêu của mình. Mong muốn các bé con sẽ luôn có được Trung Thu ý nghĩa theo cách riêng của mình để lúc nào bé con cũng nhớ về Trung Thu tuổi thơ ý nghĩa và hạnh phúc.

Có thể nói rằng, những thứ bên cạnh chúng ta mới là thứ đáng để chúng ta trân trọng, đó chính là giá trị của cuộc sống. Thậm chí, đó là những điều thuộc về xưa cũ nhưng nó vẫn hiện diện trong tâm trí chúng ta. Mỗi lần chúng ta nhắc lại là để nhớ để thương. Một chiếc đèn ông sao đó không chỉ là cả tuổi thơ mà đó là tình cảm của các thế hệ với nhau. Vào dịp trung thu mọi người quân quầy bên nhau, tâm sự và kể thật nhiều chuyện thú vị cho nhau nghe.

Thuyết minh cách làm đèn ông sao

Nhắc đến đèn lồng chơi Trung thu hẳn ai cũng nhớ ngay đến chiếc đèn ông sao năm cánh rực rỡ sắc màu được làm từ que tre và giấy bóng kính. Từ xa xưa, đèn ông sao đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết Trung thu của trẻ em Việt Nam. Thay vì đi mua, bạn có thể tự làm chiếc đèn ông sao thật đẹp mắt bằng những bước đơn giản sau đây.

Nguyên liệu gồm có:

10 que tre nhỏ dài 25 – 30cm

5 que tre nhỏ dài 5cm

Thanh que làm cán đèn

Hồ dán

Giấy bóng kính nhiều màu

Giấy màu trang trí

Dây hoặc thép buộc

Bút, thước, kéo

Cách làm đèn ông sao:

Bước 1:

Bạn cần 10 que tre dài để làm 5 cánh sao và 5 que ngắn khoảng 5cm để làm que đỡ giữa 2 mặt của ngôi sao.

Bạn có thể thay đổi chiều dài của các thanh tre theo kích cỡ đèn ông sao mà bạn mong muốn. Nhưng lưu ý là các thanh tre luôn phải dài bằng nhau để chiếc đèn được cân xứng.

Xếp 5 que tre dài vào nhau để tạo thành hình ngôi sao, sau đó dùng dây hoặc thép buộc các thanh que lại để cố định. Buộc ở 5 đỉnh ngôi sao và phần hình ngũ giác ở giữa.

Làm tương tự với 5 que tre dài còn lại để có hình ngôi sao thứ hai.

Bước 2:

Để 2 hình ngôi sao chồng khít lên nhau rồi buộc cố định ở 5 đỉnh của hai ngôi sao. Phải đảm bảo các mối nối thật chắc để các thanh tre không bị tung ra.

Dùng 5 que tre ngắn lồng vào giữa hai ngôi sao tại 5 góc của hình ngũ giác để tạo độ phồng ở giữa.

Buộc dây cố định cho chắc chắn.

Bước 3:

Dùng hồ dán, keo hoặc băng dính 2 mặt để dính giấy bóng kính vào thân tre làm thành ngôi sao hoàn chỉnh. Cắt bỏ những phần giấy thừa bên ngoài.

Bạn có thể dán mỗi cánh một màu để ngôi sao trông lung linh hơn. Chú ý giấy bóng kính phải được kéo thật căng thì đèn lồng ngôi sao của bạn mới đẹp.

Nếu muốn chiếc đèn lồng của mình rực rỡ hơn, bạn có thể cắt những chi tiết nhỏ bằng giấy bìa màu dán lên các cánh sao để trang trí.

Bước 4:

Cố định thanh que vào đèn để làm thành cán đèn ông sao. Gắn nến vào bên trong là bạn đã có một chiếc đèn ông sao lung linh, rực rỡ trong đêm Trung thu rồi.

Chỉ với các thao tác đơn giản, trong vòng 15 phút là bạn đã có thể tự làm chiếc đèn ông sao trang trí đêm Trung thu rồi. Bạn có thể dạy các bé cách làm lồng đèn để các em hiểu hơn về ngày tết Trung thu truyền thống của dân tộc.

Nếu bạn muốn tổ chức các hoạt động vui chơi Trung thu cho các em nhỏ thì trò làm lồng đèn ông sao cũng là một trò chơi thú vị và bổ ích.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phố Lồng Đèn Phùng Hưng Đã Lấp Lánh Ánh Đèn, Bạn Check In Chưa? trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!