Xu Hướng 9/2023 # Nhồi Máu Mạc Treo Nguy Hiểm Ra Sao? # Top 16 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nhồi Máu Mạc Treo Nguy Hiểm Ra Sao? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhồi Máu Mạc Treo Nguy Hiểm Ra Sao? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhồi máu mạc treo là một bệnh cấp cứu ngoại khoa. Điều này có nghĩa rằng tình trạng này cần phải được phẫu thuật cấp cứu để điều trị. Nhồi máu mạc treo cấp tính khá nguy hiểm. Ngoài thể bệnh cấp tính còn có nhồi máu mạc treo mạn tính. Khi tình trạng thiếu máu ruột kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng, sụt cân.

Nhồi máu mạc treo gây giảm hay ngưng hẳn dòng máu tới ruột

Nhồi máu mạc treo cấp

Đối với thể bệnh cấp tính, bệnh có thể có các biểu hiện:

Đau đột ngột dữ dội vùng bụng

Cảm giác mắc đi cầu đột ngột

Sốt

Buồn nôn và nôn

Đau bụng dữ dội, đột ngột là một dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo bạn nên nhập cấp cứu

Nhồi máu mạc treo mạn

Các biểu hiện của thể bệnh mạn là:

Đau bụng kéo dài, khởi phát khoảng 30 phút sau ăn

Cơn đau nặng dần, kéo dài khoảng hơn 1 giờ đồng hồ

Cơn đau thường biến mất trong khoảng từ 1 đến 3 giờ

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ

Cả hai thể bệnh cấp và mạn tính đều gây ra tình trạng giảm tưới máu đến ruột non. Đối với nhồi máu mạc treo cấp, nguyên nhân thường gặp là do cục máu đông. Cục máu đông này thường được tạo ra ở tim.

Thể bệnh mạn tính có thể là do xơ vữa mạch máu làm hẹp lòng mạch. Mảng xơ vữa tích tụ dần qua thời gian làm hẹp dần lòng mạch. Các triệu chứng xuất hiện khi lượng máu tới ruột bị giảm đáng kể.

Mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch máu, cản trở dòng máu tới ruột

Nếu không được điều trị, nhồi máu mạc treo cấp tính có thể gây ra:

Nhiễm trùng huyết. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm. Khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm trùng tạo ra do sự thiếu máu ruột, có thể phóng thích nhiều hóa chất trung gian. Những hóa chất trung gian này có thể làm tổn thương và suy đa tạng.

Tổn thương ruột không hồi phục. Việc giảm hoặc mất hẳn dòng máu tới ruột có thể làm ruột bị hoại tử.

Gây tử vong. Những biến chứng kể trên là rất nghiêm trọng, và đều có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với thể bệnh mạn tính:

Sợ ăn uống. Cơn đau xuất hiện dai dẳng và kéo dài sau khi ăn khiến bệnh nhân sợ và không muốn ăn.

Sụt cân không chủ ý. Do không dám ăn hay tiêu hóa thức ăn kém. Có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Xuất hiện nhồi máu mạc treo cấp. Các triệu chứng của nhồi máu mạc treo mạn tính có thể kéo dài, tiến triển dần. Một lúc nào đó mạch máu bị tắc hoàn toàn, thể bệnh cấp sẽ gây ra tình trạng rất nguy hiểm.

Bác sĩ có thể nghĩ đến nhồi máu mạc treo nếu như bạn có cơn đau bụng xuất hiện sau ăn, khiến bạn chán ăn và sụt cân. Việc xác định được tình trạng hẹp mạch máu mạc treo có thể giúp xác nhận chẩn đoán.

Ngoài ra, một số xét nghiệm cũng được làm. Có thể kể đến như:

Chụp mạch máu. Bạn có thể được chụp CT scan mạch máu, MRI mạch máu hoặc X quang bụng. Các xét nghiệm này giúp đánh giá mạch máu nuôi ruột có bị hẹp hay không. Việc sử dụng chất cản quang có thể giúp tăng giá trị của xét nghiệm.

Siêu âm Doppler. Xét nghiệm không xâm lấn này giúp ước đoán dòng máu chảy tới ruột. Từ đó giúp xác định mạch máu có bị hẹp hay tắc nghẽn hay không.

Siêu âm doppler giúp ích cho việc chẩn đoán nhồi máu mạc treo

Nếu tình trạng nhồi máu mạc treo là cấp tính, bạn sẽ cần được phẫu thuật cấp cứu. Bác sĩ sẽ mổ để giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạch máu mạc treo. Đôi khi phần ruột bị tổn thương sẽ được cắt bỏ tùy vào khả năng phục hồi.

Cách điều trị nhồi máu mạc treo cấp là phẫu thuật cấp cứu

Nếu nhồi máu mạc treo là mạn tính, bạn có thể không cần phải phẫu thuật cấp cứu. Tuy nhiên, bạn cần được làm một thủ thuật để nong lòng mạch máu nuôi ruột rộng ra. Kỹ thuật này có thể được thực hiện với một loại bóng chuyên dụng để nong lòng mạch, giúp giải quyết tình trạng hẹp mạch máu.

Phẫu thuật đặt stent cũng có thể được cân nhắc. Stent cũng có chức năng nong chỗ mạch máu bị hẹp.

Tạm kết

Thiếu Máu Cơ Tim Có Nguy Hiểm Không?

Thiếu máu cơ tim hay còn gọi đầy đủ là bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tình trạng này xảy ra khi lượng máu tới nuôi tim không đủ so với nhu cầu của cơ tim. Điều này làm xuất hiện các triệu chứng và làm suy giảm khả năng hoạt động của bệnh nhân.

Thiếu máu cơ tim trước tiên gây hạn chế vận động hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh nhân dễ mệt, dễ đau ngực hơn. Nhưng bên cạnh đó, khi bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu cơ tim thì nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ cũng là hai vấn đề cần liên tục chú ý. Mảng xơ vữa có thể gây tắc hoàn toàn động mạch vành gây nên nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch não gây ra đột quỵ (cụ thể là nhồi máu não).

Ngoài ra, thiếu máu cơ tim cũng là yếu tố thuận lợi dẫn tới suy tim.

Động mạch nuôi các tế bào cơ tim, giúp tim duy trì chức năng co bóp bình thường là động mạch vành. Nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu cơ tim là do hẹp lòng động mạch vành. Các nguyên nhân có thể làm hẹp động mạch vành:

Xơ vữa động mạch: thường gặp nhất.

Co thắt động mạch vành.

Huyết khối làm bán tắc/tắc động mạch vành.

Có tình trạng tăng nhu cầu oxy cơ tim

Vận động cường độ mạnh, thời gian kéo dài.

Tăng nhịp tim do hồi hộp, căng thẳng, stress.

Cơ thắt động mạch vành do thuốc, do thay đổi thời tiết.

Biểu hiện điển hình: cơn đau thắt ngực

Vị trí đau lói ở giữa ngực, phía sau xương ức.

Cảm giác đau có thể nặng ngực như có gì đè lên ngực, hoặc như siết chặt.

Mức độ đau có thể rất thay đổi từ âm ỉ nặng ngực cho đến đau nhiều hoặc dữ dội.

Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, cánh tay trái.

Bệnh nhân có thể kèm theo buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi.

Đau giảm khi nghỉ ngơi.

Lưu ý là đây là triệu chứng đau ngực điển hình, nhất là do xơ vữa động mạch. Không phải tất cả các cơn đau ngực đều giống hệt như vậy. Trong các trường hợp bán tắc động mạch vành do huyết khối, triệu chứng đau có thể xảy ra đột ngột và thời gian cơn đau kéo dài thay đổi hơn. Nếu huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành sẽ làm hoại tử cơ tim, và gây là bệnh cảnh nhồi máu cơ tim.

Những người có yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Các nguy cơ bao gồm:

1. Yếu tố không thay đổi được

Tuổi: Càng cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh.

Giới tính: Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, nhưng nữ đã mãn kinh cũng có khả năng mắc bệnh tăng đáng kể.

Di truyền:

Người có thành viên trong gia đình bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ sớm (Nam < 55 tuổi, Nữ < 65 tuổi) là tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

2. Yếu tố có thể thay đổi được

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là điều kiện thuận lợi thúc đẩy bệnh lý tim mạch khác. Trong đó có bệnh mạch vành, bệnh van tim và suy tim.

Rối loạn mỡ máu: Rối loạn lipid máu, hay được gọi thông dụng là “Mỡ máu”. Là rối loạn về cholesterol máu, điều này làm xơ vữa động mạch xảy ra dễ hơn.

Đái tháo đường: Đái tháo đường gây nhiều rối loạn khác nhau. Không chỉ là trên tim mạch mà còn nhiều cơ quan quan trọng khác.

Rượu bia quá mức.

Hút thuốc lá.

Thừa cân, kéo phì.

Lối sống lười vận động.

Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng của bệnh, bệnh kèm theo, chức năng gan, thận mà bác sĩ sẽ cho chỉ định phù hợp. Điều đầu tiên có ích là thay đổi lối sống để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Các thuốc dùng trong điều trị thiếu máu cơ tim thường là phối hợp kiểm soát huyết áp, lipid máu, kháng đông, đau ngực,…

Một số trường hợp, chỉ định can thiệp mạch vành có thể được cân nhắc. Phương pháp can thiệp là:

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Can thiệp động mạch vành qua da.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch là điều quan trọng cần làm:

Duy trì cân nặng hợp lí, tập thể dục vừa phải đều đặn.

Hạn chế thức ăn nhiều muối, thức ăn đóng hộp.

Không lạm dụng rượu bia.

Ngưng hút thuốc lá.

Những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu cần uống thuốc đều đặn và duy trì liên tục, không tự ý bỏ thuốc.

Thiếu máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch rất thường gặp trong dân số. Biểu hiện nổi bật của bệnh là cơn đau thắt ngực. Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống, có thể thúc đẩy tới  suy tim và tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Do đó, bệnh cần được kiểm soát tích cực. Thay đổi lối sống lành mạnh và điều trị các bệnh nền khác theo đúng chỉ định là cách đơn giản nhất để có thể chung sống hoà bình với thiếu máu cơ tim.

Ong Đốt Có Nguy Hiểm Không?

Ong đốt là tai nạn thường thấy trong cuộc sống. Ngoài đau đớn, nó có thể gây tử vong nếu bạn bị dị ứng với nọc độc của chúng. Sau khi xử trí vết thương bị ong đốt, cần theo dõi và phát hiện các triệu chứng cấp tính để chữa trị kịp thời. Nếu bạn từng bị ong đốt và có bất kỳ phản ứng dị ứng nào, bạn có nguy cơ cao bị sốc phản vệ. Đây là phản ứng nặng đe dọa đến tính mạng.

Thành phần chính của nọc độc gây đau và ngứa ở người gồm: melittin; histamine và các amin sinh học khác.

Nọc độc của ong có tính axit. Cho nên những sản phẩm chứa chất kiềm thường được khuyến nghị để vô hiệu hóa nọc độc như:

Muối

Baking soda

Giấm

Kem đánh răng

Đất sét

Tỏi

Hành tây

Aspirin.

Amoniac: như các chất tẩy rửa, thường được đề xuất là cách làm sạch da ngay lập tức và loại bỏ nọc độc dư thừa

Mồ hôi (cũng chứa một lượng nhỏ amoniac) có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Tuy nhiên, vài trường hợp việc vô hiệu hóa vết chích không có hiệu quả. Vì nọc độc được tiêm dưới da và sâu vào các mô, nơi mà chất kiềm bôi tại chỗ không thể đạt được quá trình trung hòa.

Hầu như luôn có phản ứng cục bộ như: đỏ, sưng, ngứa và đau sau bị ong đốt.

Đau: Các vết chích có thể đau trong vài giờ

Sưng và ngứa: có thể kéo dài trong một tuần. Cần giữ vùng bị chích không trầy xước vì nó sẽ chỉ làm tăng ngứa và sưng. Nếu sưng kéo dài hơn một tuần hoặc có diện tích lớn hơn 7-10 cm, bạn cần được chăm sóc y tế.

Khoảng 2% dân số, một quá mẫn cảm có thể phát triển sau khi bị chích, tạo ra một phản ứng nghiêm trọng hơn khi bị đốt lại sau đó. Sự nhạy cảm này có thể xảy ra sau một lần chích hoặc sau một loạt vết chích nơi chúng phản ứng bình thường. Một người bị dị ứng cao có thể bị sốc phản vệ từ một số protein trong nọc độc, có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.

Chúng ta thường bị đốt bởi ong mật, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng. Trong đó chỉ có ong mật là để lại ngòi ong sau khi chích.

Sơ cứu tại chỗ khi bị ong đốt

Đối với ong mật chích, bước đầu tiên cần loại bỏ ngòi càng nhanh càng tốt.. Càng để lâu, nó sẽ giải phóng nhiều nọc độc và gây đau đớn hơn cho bệnh nhân. Cần lấy bỏ ngòi cắm trên da bằng cách dùng một cái nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng một vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi.

Rửa sạch vết thương bằng nước, xà phòng

Đắp miếng gạc ẩm, lạnh hoặc quấn đá lạnh vào khăn sạch rồi chườm lên vết đốt để giảm đau và sưng.

Thoa các sản phẩm chứa chất kiềm như: Muối, baking soda, giấm, kem đánh răng, tỏi, hành tây, tinh dầu oải hương, aspirine lên vết đốt

Điều trị thuốc

Uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau khi cần thiết. Một loại thuốc gây tê tại chỗ có chứa benzocaine sẽ tiêu diệt cơn đau nhanh chóng

Ngứa và sưng có thể được giảm bớt bằng thuốc kháng histamine hoặc kem steroid, tinh dầu bạc hà

Nếu bạn có tiền sử dị ứng với nọc độc trước đó. Bạn cần uống một loại thuốc kháng histamine như diphenhydramine hoặc loratadine càng sớm càng tốt. Các thuốc này thể làm chậm phản ứng phản vệ, nhưng sẽ không đảo ngược nó. Nếu bạn được kê toa epinephrine dưới dạng EpiPen tự tiêm luôn mang theo trong người và sử dụng theo chỉ dẫn.

Nếu đã hơn 10 năm kể từ lần chích ngừa uốn ván cuối cùng của bạn. Bạn hãy tiêm thuốc trong vòng vài ngày tới

Uống nhiều nước và nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát

Khi có các dấu hiệu của phản ứng phản vệ sau:

Phản ứng da như nổi mày đay, đỏ bừng, ngứa khắp cơ thể

Sưng môi, lưỡi, mặt, họng

Khó thở hay khò khè

Da tái nhợt, Chóng mặt, choáng váng, hoặc tụt huyết áp

Mạch nhanh, yếu

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy

Bên cạnh đó, bạn nên đến cơ sở y tế trong các trường hợp sau:

Bị ong đốt nhiều hơn 10 vết, nhưng không có bằng chứng về phản ứng dị ứng,. Khi đó, bạn cần được theo dõi kéo dài ở bệnh viện để phát hiện và xử trí biến chứng kịp thời. Vì ngay cả những người ít dị ứng nhất cũng sẽ gặp rắc rối khi được cung cấp đủ nọc ong

 Khi bị chích bên trong miệng hoặc cổ họng, bạn cũng nên  tới cơ sở y tế để theo dõi can thiệp kịp thời

Mang thiết bị bảo hộ: đầu đội mũ, đeo găng tay, mặc quần áo kín và dày khi đi vào những nơi nguy hiểm có nhiều ong. Tránh mặc quần áo sáng màu, màu sắc sặc sỡ

Sử dụng thuốc chống côn trùng

Không nên dùng các loại dược phẩm có mùi thơm ngọt trên người khi đi vào vùng có nhiều ong.

Không trêu chọc, phá các tổ ong

Khi bị ong đốt, hãy bình tĩnh và từ từ bước ra khỏi khu vực. Không nên dùng tay hay cây xua đuổi, đánh đập chúng

Sau khi bị ong đốt, hãy cố gắng tránh xa phạm vi hoạt động của chúng. Những con ong giải phóng một mùi hương khi gặp nguy hiểm để thu hút những con ong khác. Ví dụ như ong mật giải phóng pheromones khiến những con ong khác gần đó đến để tấn công kẻ thù.

Hội Chứng Cushing Do Thuốc Có Nguy Hiểm Không?

Cortisol là một loại hormone của lớp giữa tuyến vỏ thượng thận. Nồng độ cortisol trong máu thay đổi tùy thời điểm trong ngày. Thông thường nồng độ cortisol cao hơn vào buổi sáng và thấp nhất vào ban đêm. Ở những người làm việc ban đêm thì nhịp sinh học này sẽ đảo ngược lại.

Chức năng chính của cortisol là kích thích tế bào sản xuất glucose từ protein và acid béo. Ngoài ra nó còn giúp kiểm soát huyết áp. Cortisol chống lại căng thẳng và giảm phản ứng viêm cũng như phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định cho nhiều bệnh lý khác nhau. Một số loại bệnh lý điển hình cần sử dụng như: Viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, lupus, hen phế quản, phế quản mãn tính tắc nghẽn, dị ứng,…

Tác dụng phụ nặng nề nhất của Corticoid là hội chứng Cushing. Ngoài ra nhóm thuốc này cũng làm tăng đường huyết, huyết áp và ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương của người bệnh. Trên thị trường Corticoid được sản xuất ở nhiều dạng dùng khác nhau như dạng viên, dạng hít, dạng tiêm truyền, dạng bôi ngoài da,…

Hội chứng Cushing do thuốc hay hội chứng Cushing ngoại sinh là trường hợp lạm dụng Corticoid liều lượng cao trong thời gian dài dẫn đến dư thừa lượng cortisol trong cơ thể. Theo số liệu y khoa hàng năm hội chứng Cushing ngoại sinh là trường hợp thường gặp trên lâm sàng hơn. Lý do vì đặc tính kháng viêm của Corticoid quá tốt nên thường bị lạm dụng trong việc sản xuất thuốc tân dược, dược liệu hay dạng bôi ngoài da không rõ nguồn gốc.

Các dấu hiệu của hội chứng Cushing do thuốc có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ dư thừa cortisol. Đa phần các dấu hiệu này tương tự như hội chứng Cushing nội sinh.

Tăng cân.

Mặt tròn bất thường.

Xuất hiện bướu trâu.

Vết rạn da màu hồng và tím trên da bụng, đùi, vú và chân tay.

Da mỏng, dễ bị bầm tím

Mụn.

Dấu hiệu mà phụ nữ mắc hội chứng Cushing do thuốc có thể gặp phải

Chứng rậm lông.

Kinh nguyệt không đều hoặc không có.

Dấu hiệu ở nam giới mắc hội chứng Cushing do thuốc có thể gặp phải

Giảm ham muốn tình dục.

Giảm khả năng sinh sản.

Rối loạn cương dương.

Một vài dấu hiệu khác

Mệt mỏi nghiêm trọng.

Yếu cơ.

Trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh.

Mất kiểm soát cảm xúc.

Khó khăn về nhận thức.

Tăng huyết áp..

Đau đầu, nhiễm trùng, sạm da.

Xương dễ gãy.

Trẻ em tăng trưởng kém.

Điểm giống nhau: Đều có nguyên nhân là do dư thừa cortisol trong cơ thể

Điểm khác nhau: Hội chứng Cushing do thuốc gây ra một số triệu chứng nặng nề hơn hẳn là đục thủy tinh thể dưới bao sau, hoại tử vô mạch, tăng áp lực nội sọ,…

Ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc bệnh nhân đang và đã dùng. Từ đó các loại thuốc này sẽ được phân loại và tư vấn sử dụng hợp lý, đặc biệt là nhóm thuốc Corticoid.

Xét nghiệm nước tiểu

Mẫu nước tiểu của người bệnh sẽ được nhân viên y tế thu thập trong 24 giờ. Sau đó mẫu phẩm này sẽ được kiểm tra để xác định nồng độ cortisol của cơ thể trong một ngày.

Kiểm tra nước bọt

Theo nhịp sinh học bình thường, ban đêm lượng cortisol của cơ thể sẽ có nồng độ thấp nhất. Vì vậy tại thời điểm này mẫu nước bọt của bệnh nhân sẽ được thu thập và kiểm tra. Nồng độ cortisol cao bất thường nghĩa là bệnh nhân đang mắc phải hội chứng Cushing

Test DST qua đêm

Bệnh nhân được uống 1 mg dexamethasone lúc 23 giờ đêm. 8 giờ – 9 giờ sáng hôm sau bác sĩ sẽ đo nồng độ Cortisol trong máu. Đây là phương pháp thường dùng nhất hiện nay.

Điều trị hội chứng Cushing do thuốc được thực hiện bằng cách giảm nồng độ cortisol trong cơ thể. Liều lượng Corticoid có thể giảm dần trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng và có thể ngưng sử dụng. Một số bệnh nhân không thể ngưng sử dụng thuốc này thì có thể cân nhắc giảm liều hoặc lựa chọn phương pháp điều trị thay thế.

Tuy nhiên bất kỳ sự thay đổi nào đối với việc sử dụng corticoid bệnh nhân cần phải được tư vấn và giám sát thực hiện của bác sĩ. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể.

Một số khía cạnh khác của hội chứng này cần được điều trị bằng các loại thuốc bổ sung, Những người mắc phải hội chứng Cushing ngoại sinh có nguy cơ loãng xương, gãy xương nên cần được bổ sung các nhóm thuốc điều trị xương khớp là cần thiết. Đối với bệnh nhân trầm cảm cần được giới thiệu đến bác sĩ tâm lý để điều trị song song.

Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống để tránh tăng cân và lượng đường trong máu cao. Tập thể dục thường xuyên và tự thực hiện các biện pháp chăm sóc để tránh căng thẳng cho cơ thể cũng được bác sĩ khuyến khích.

Top 10 Vùng Đất Nguy Hiểm Nhất Thế Giới

Contents

Hồ Nyos, Cameroon

Cách đây 25 năm một đám mây carbon dioxide (CO2) lan tỏa từ hồ Nyos ở Cameroon bất ngờ ập xuống những ngôi làng quanh hồ, làm chết hơn 1.700 người. Đến hôm nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao khí độc lại thoát ra từ hồ.

Đối với người dân làng Nyos, thì ngày thứ năm là một ngày quan trọng vì có phiên chợ. Hàng nghìn người đổ về đây để mua bán và gặp gỡ bà con, bạn bè. Ngày 21/8/1986 cũng là ngày thứ năm. Không khí ở làng Nyos hết sức rộn ràng vì năm nay cả làng được mùa ngô. Không một ai trong làng nhận thấy chỉ cách làng độ 3km, một sự gì đó lạ thường đang diễn ra. Cho đến 8 giờ 30 phút hôm đó họ bỗng nghe thấy tiếng sùng sục.

Sau này các nhân chứng kể lại, tiếng gầm réo kéo dài độ vài chục giây đồng hồ, mọi người chạy vội ra khỏi những túp lều tranh và nhìn trừng trừng về phía hồ. Trước mặt họ là một cột nước khổng lồ, những đám khói trông tựa mây trắng ùn ùn đùn lên từ mặt hồ. Hàng nghìn con bò bị chết. Sự kiện thiên nhiên xảy ra quá đột ngột tại hồ Nyos chỉ ít phút nhưng hậu quả khôn lường.

Vào thời khắc đó gió thổi khá mạnh, khoảng 70 km/giờ, đám mây từ hồ lan tỏa ra rất nhanh và bao phủ nhiều làng quê thanh bình. Những đám mây này chính là khí CO2 đậm đặc, nặng hơn không khí vì thế người dân sống ở ven hồ hoàn toàn không có cơ hội thoát thân. Những người đàn ông vừa mới đây còn trò chuyện vui vẻ với nhau giờ ngã gục xuống, nhiều người cảm thấy như không còn có chân tay, trẻ em bị ngưng thở, chim từ trên trời rơi xuống đất.

Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ đã có tới trên 1.700 người bị chết ngạt. Mười ngày sau người ta vẫn tìm thấy xác chết trong trong vòng 10km quanh hồ. Hàng nghìn đại gia súc bị chết. Một số người bị hôn mê kéo dài, có người sau mãi 36 tiếng đồng hồ mới hồi tỉnh.

Đảo Bắc Sentinel, Ấn Độ

Đảo Bắc Sentinel hay Sentinel là một đảo của Quần đảo Andaman và Nicobar, nằm trong Vịnh Bengal. Đây là nơi sinh sống của tộc người Sentinel, một bộ tộc từ chối, đôi khi vô cùng thô bạo, với bất cứ sự tiếp xúc nào từ thế giới bên ngoài. Tộc người này là một trong những bộ tộc cuối cùng trên thế giới gần như chưa bị tác động bởi nền văn minh hiện đại. Do vậy, có rất ít thông tin được biết về hòn đảo.

Trên danh nghĩa thì hòn đảo thuộc huyện South Andaman, là một phần của lãnh thổ liên bang Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Trên thực tế, các nhà chức trách Ấn Độ chấp thuận nguyện vọng được trao quyền tự quyết của những người dân trên đảo và giới hạn quyền hạn của họ trong việc tự giám sát; dân đảo còn được cho phép giết những người không phải thuộc bộ tộc mà không bị xét xử. Vì vậy, có thể cho rằng hòn đảo là một lãnh thổ có chủ quyền nằm dưới sự bảo hộ của Ấn Độ.

Đảo có diện tích khoảng 59,67 km2, được bao quanh bởi các rạn san hô, không có chỗ neo tự nhiên. Cây cối bao phủ hầu như toàn bộ hòn đảo, chỉ trừ phần bờ biển hẹp bao quanh đảo. Đảo có địa hình cao dần từ bờ biển vào trong, đạt đến 122 m ở khu vực giữa đảo. Thềm san hô nở rộng từ 0,5 đến 0,8 hải lý tính từ bờ. Cách 600 m về đông nam đảo này còn có một cù lao nhỏ được gọi là cù lao Constance, nằm tại ngay mép san hô.

Vụ động đất và sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 đã làm thay đổi mảng kiến tạo bên dưới hòn đảo, nâng nó cao thêm 1-2 m. Nhiều mảng san hô trở nên lộ thiên và biến thành đất khô ráo hoặc các đầm phá cạn, giúp bành trướng đảo thêm khoảng 1 km về các hướng tây và nam, nối liền đảo lớn với cù lao Constance.

Dallol, Etiopia

Nằm ở vị trí thấp hơn so với mực nước biển khoảng 130 mét, Dallol – núi lửa trên cạn thấp nhất thế giới – là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Ethiopia. Nơi đây thu hút rất đông du khách đến tham quan vì cảnh tượng xung quanh của nó vô cùng độc đáo và khác lạ.

Dallol là miệng núi lửa phun trào tại phần đất lún Danakil ở Ethiopia. Nó được hình thành trong suốt quá trình phun trào của núi lửa vào năm 1926. Du khách có thể nhận thấy nhiều miệng núi lửa tương tự khác lấm chấm những lớp muối trắng cũng nằm trong khuôn viên núi lửa Dallol. Vùng đất xa xôi này có nhiệt độ trung bình hàng năm là 34oC (cao nhất trái đất). Nhìn thoáng qua Dallol trông rất giống với vùng suối nước nóng nổi tiếng của công viên Đá Vàng ở Mỹ nhưng diện tích của nó trải rộng hơn nhiều.

Đến đây, du khách sẽ thực sự bị cuốn hút bởi vẻ đẹp ấn tượng của một vùng đất lạ kỳ với sắc màu rực rỡ của màu đỏ thẫm pha lẫn màu xanh lá cây, vàng và trắng được tạo nên từ các lớp muối, ao nước và dòng suối khoáng nóng bốc hơi. Bản phối màu đa sắc này là thành quả của hợp chất muối kali được tạo màu bởi sunfua, clorua và ôxit có trong lớp vỏ địa chất ở nơi đây.

Manaus, Brazil

Manaus là một thành phố Brasil, thủ phủ của Bang Amazonas và trung tâm tài chính chủ yếu, doanh nghiệp và phát triển kinh tế của miền Bắc Brasil. Nó là một thị trấn lịch sử và bến cảng, nằm ở trung tâm của khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Nó nằm ở hợp lưu của những người da Negro và Solimões.

Đây là một trong những thành phố nổi tiếng nhất Brasil trên toàn thế giới, chủ yếu là đối với tiềm năng của họ cho du lịch và du lịch sinh thái, mà làm cho các điểm đến du lịch thành phố lớn thứ mười ở Brasil. Manaus thuộc trung và vi trùng tên Amazonense Trung tâm.Điều đáng chú ý đối với di sản văn hóa và kiến trúc của nó, với rất nhiều ngôi đền, cung điện, bảo tàng, nhà hát, thư viện và các trường đại học. Nó nằm ở cực bắc của đất nước, km 3490 của thủ đô quốc gia, Brasília.

Thành phố Manaus là một trong những cảng chính phục vụ cho việc phát triển khu vực lưu vực sông Amazon. Thành phố này xuất khẩu các sản phẩm như cao su, gỗ. Các sản phẩm và ngành nghề chính gồm: lọc hóa dầu, xà phòng, hóa chất, thực phẩm chế biến, du lịch. Thành phố này được người Bồ Đào Nha lập năm 1669 và đã là một thành phố bùng nổ phát triển ngành cao su từ năm 1890 đến năm 1920.

Với 2 triệu người, Manaus không có tỷ lệ tội phạm cao như một số đô thị khác ở Brazil, nhưng có một lý do khác khiến thành phố này nằm trong danh sách những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới này. Nằm ngay giữa rừng nhiệt đới Amazon, Manaus nằm bên bờ sông Amazon, nơi sinh sống của một số sinh vật nguy hiểm. Bơi hoặc chèo trên sông có nghĩa là bạn đang tự dâng mình cho loài cá piranha, anacondas, lươn điện và các động vật giết người khác.

Naples, Ý

Naples là thành phố lớn thứ ba của Ý sau Roma và Milano và là thủ phủ của vùng Campania. Năm 2023, khoảng 967.069 dân sống bên trong phạm vi thành phố và vùng đô thị xung quanh nó là nơi cư ngụ của 3.115.320 người. Khu vực đô thị đang tiếp tục được mở rộng của nó là vùng đô thị lớn thứ hai hoặc thứ ba tại Ý.

Được những người Hy Lạp định cư đầu tiên vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, Napoli là một trong những khu đô thị lâu đời nhất có mặt con người sinh sống trên thế giới. Vào thế kỷ thứ 9 TCN, một thuộc địa có tên Parthenope được thiết lập trên hòn đảo Megaride mà sau này được tái lập thành Neápolis vào thế kỷ 6 TCN.

Thành phố từng là một phần thuộc Magna Graecia tức “Đại Hy Lạp”, đóng vai trò quan trọng trong việc giao thoa gắn kết giữa xã hội Hy Lạp và La Mã, trở thành trung tâm văn hóa chiến lược dưới sự cai trị của người La Mã. Thành phố từng là kinh đô của Công quốc Napoli (661-1139), sau đó là Vương quốc Napoli (1282 – 1816) và cuối cùng là Vương quốc Hai Sicilia cho đến khi thống nhất nước Ý vào năm 1861.

Một trong những thành phố lớn nhất của Ý, Naples nổi tiếng với kiến trúc tuyệt đẹp và ẩm thực ngon không cưỡng nổi; Thật không may, thành phố cũng được gọi là một trong những địa điểm tử thần lớn nhất thế giới. Lý do rất đơn giản – cả thành phố nằm trên ngọn núi lửa khổng lồ Campi Flegrei. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bất kỳ vụ phun trào nào của núi lửa đều có thể giết chết hàng triệu người dân sống trong khu vực này.

Sanaa, Yemen

Sana’a là thành phố lớn nhất tại Yemen và là trung tâm của tỉnh Sana’a. Về mặt hành chính thì thành phố không phải một phần của vùng, mà tạo nên một khu riêng gọi là “Amanat Al-Asemah”. Theo hiến pháp Yemen, Sana’a là thủ đô của đất nước, dù trụ sở của chính phủ công nhận quốc tế đã được chuyển về Aden sau cuộc đảo chính Yemen 2014–15. Aden đã được tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi tuyên bố là thủ đô tạm thời vào tháng 3 năm 2023.

Sana’a là một trong những thành phố có dân cư trú liên tục cổ nhất thế giới. Ở độ cao khoảng 2.300 mét, đây cũng là một trong các thủ đô cao nhất thế giới. Dân số của thành phố là chừng 1.937.500. Phố cổ Sana’a, một di sản văn hóa thế giới UNESCO, có phong cách kiến trúc riêng biệt, được thể hiện nổi bật ở những tòa nhà đa phần trang trí bởi những họa tiết hình học. Trong cuộc xung đột diễn ra năm 2023, bom rơi trúng vùng Phố cổ này và gây thiệt hại. Trong khu vực này còn có Al Saleh, nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thành phố.

Thủ đô của Yemen, Sanna nổi tiếng với nhiều thứ như là một trong những thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất trên thế giới hoặc là một trong những thành phố thủ đô cao nhất thế giới với độ cao 2.300 m (7.500 ft). Thật không may, Sanna cũng là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên Trái đất do các vụ đánh bom liên tục, ám sát và các vụ khủng bố bất ngờ.

Guatemala

Guatemala, tên chính thức Cộng hoà Guatemala là một quốc gia tại Trung Mỹ, ở phần phía nam Bắc Mỹ, giáp biên giới với México ở phía tây bắc, Thái Bình Dương ở phía tây nam, Belize và Biển Caribe ở phía đông bắc, và Honduras cùng El Salvador ở phía đông nam.

Chính trị Guatemala dựa trên hình thức cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Guatemala vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống đa đảng phái. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp do cả chính phủ và Đại hội Cộng hoà đảm nhiệm. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Quốc hội Guatemala gồm 80 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 4 năm.

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (DCG); Đảng Tiến bộ quốc gia (PAN); Phong trào Giải phóng dân tộc (MLN); Đảng Dân chủ xã hội (PSD); Đảng Cách mạng (PR); Mặt trận Cộng hòa Guatemala (FRG); Liên minh Dân chủ (UD).

Guatemala nổi tiếng với tỷ lệ tội phạm cao, nhưng đây không phải là lý do duy nhất mà quốc gia Trung Mỹ này lọt vào danh sách của chúng tôi. Vị trí và địa hình của nó khiến Guatemala dễ gặp phải ít nhất ba loại thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất bao gồm: động đất, bão và lở đất. Theo số liệu thống kê vào năm 1976, một trận động đất mạnh 7,5 độ đã giết chết 23.000 người ở đây.

Syria

Syria tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria, là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới.

Nước Syria hiện đại được thành lập như một vùng ủy trị của Pháp và giành được độc lập tháng 4 năm 1946, như một nhà nước cộng hòa nghị viện. Giai đoạn hậu độc lập khá bất ổn, và nhiều cuộc đảo chính quân sự và các âm mưu đảo chính đã làm rung chuyển đất nước trong giai đoạn 1949–1970. Syria đã ở dưới một Luật Khẩn cấp từ năm 1962, hoàn toàn ngừng mọi việc bảo vệ hiến pháp cho các công dân và hệ thống chính phủ của nó bị coi là phi dân chủ.

Do các cuộc xung đột bạo lực đang diễn ra, Syria liên tục được xếp hạng trong số các quốc gia nguy hiểm nhất thế giới trong những năm qua. Cư dân của đất nước bị chiến tranh tàn phá này đã trải qua các cuộc bắn phá các khu dân cư, thiếu thốn lương thực và chăm sóc y tế, bao vây kéo dài và thậm chí còn tấn công bằng vũ khí hóa học.

Hồ Natron, Tanzania

Hồ Natron, Tanzania mang vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi như máu, khi các sinh vật bước đến đều bị hóa đá đầy bí ẩn. Nằm ở phía Bắc Tanzania, Natron không khác gì hồ tử thần trên trái đất. Nguyên nhân của hiện tượng hiếm thấy này là nồng độ kiềm trong hồ quá cao khiến cho những loài vật không may sảy chân rớt xuống hồ bị phân hủy và vôi hóa. Khi mực nước hồ hạ thấp, các xác động vật dạt vào bờ, trên mình phủ một lớp muối. Với mặt hồ rộng lớn và sáng như gương, không khó để hình dung vì sao những con vật nhỏ kém may mắn trượt chân sa mình xuống hồ.

“Thủ phạm” gây ra hiện tượng trên hồ Natron là ngọn núi lửa một triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai ở phía nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt khác với muối trong nước biển thông thường.

Xác các con vật được bảo quản quá tốt, hình dáng sống động của chúng vẫn được giữ nguyên, bọc trong những lớp xi măng bằng muối. Sinh vật sống một khi chìm trong hồ sẽ bị phân hủy trong thời gian rất ngắn. Có lẽ bởi vậy mà xác của chúng vẫn giữ nguyên hình dáng như khi còn sống. Nick Brandt, một nhiếp ảnh gia đam mê động vật hoang dã dựng lại xác ướp các con vật và ghi lại những bức ảnh sống động như khi chúng còn sống.

Ngoài hiện tượng phân hủy động vật ghê rợn thì hồ Natron cũng mang một vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi như máu tạo bởi các loài vi khuẩn đặc biệt.

Đảo rắn, Brazil

Thế giới có nhiều vùng đất mới mẻ, thú vị. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu con người cũng có thể đặt chân đến thám hiểm hay thăm thú. Đảo Ilha da Queimada Grande – Đảo rắn là một trong những địa danh như vậy. Hòn đảo thuộc địa phận Brazil, nằm phía Nam Đại Tây Dương này hiện được xem là nơi nguy hiểm nhất thế giới, đến mức cấm tuyệt đối con người được bén mảng tới.

Trước đây, hòn đảo này mang tên “Đảo Cháy” do ngư dân đã có gắng chiếm bờ biển bằng cách đốt rừng và đuổi động vật hoang dã vào trong rừng sâu, nhưng với sự hiện diện của vô vàn loài rắn độc, nơi đây được biết đến nhiều hơn với tên“Đảo rắn”.

Những thông tin trên được công bố từ chính quyền hoặc những nhà báo, nhà thám hiểm có can đảm đến tận nơi để tìm hiểu. Sau khi biết về những nơi đáng sợ này, bạn có nhận ra ta thật may mắn khi được sống ở Việt Nam không?

Đăng bởi: Tân Phạm Phú

Từ khoá: Top 10 Vùng đất nguy hiểm nhất thế giới

Top 10 Sân Bay Nguy Hiểm Nhất Trên Thế Giới

Top 10 sân bay nguy hiểm nhất trên thế giới

1. Sân bay Princess Juliana (SXM)

Sân bay Princess Juliana (SXM) là sân bay chính trên đảo Saint Martin của Caribe. Đây là sân bay nổi tiếng có đường nay rất ngắn, chỉ vừa đủ cho các máy bay nặng. Do vị trí địa hình khá gồ ghề và trắc trở nên Sân bay Princess Juliana (SXM) buộc phải xây dựng sát bãi biển Maho, nơi có hàng ngàn du khách tắm biển và nghỉ dưỡng.

Sân bay Princess Juliana (SXM) nơi nguy hiểm nhất thế giới

2. Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB)

Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB) là một sân bay trên đảo Saba của vùng biển Caribbean của Hà Lan. Đây là một sân bay nguy hiểm nhất trên thế giới với đường băng cực ngắn, chỉ dài 400 mét, hai bên một là những ngọn đồi cao, và cả những vách đá cheo leo hướng xuống phía biển. Tuy chưa có những vụ tai nạn nguy hiểm nhưng sân bay này chỉ có một hướng duy nhất để đáp xuống đường băng nên được xem là sân bay nguy hiểm của thế giới bởi con đường hạ cánh của nó khá trắc trở mà nhiều phi hành gia đã dành cho nó một từ là “đường băng khó đỡ”.

Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB) thử thách lớn với nhiều phi công

Đối với những chặng bay hạ cánh tại sân bay này đòi hỏi phi hành gia phải là người thật sự có kinh nghiệm dày dặn và có kỹ thuật cao thì mới có thể đối phó với những địa hình hiểm trở của các dãy núi gió mạnh, và hạ cánh một cách chính xác ở đường băng dài 400m giáp biển. Đây là một trong những đường băng được xếp hạng là có độ nguy hiểm nằm ở top 10 của thế giới.

3. Sân bay Ice Runway (NZIR)

Sân bay Ice Runway (NZIR) là một trong những đường băng nguy hiểm nhất thế giới nằm ở Nam Cực. Đây là một đường băng hoàn toàn bằng đá, và hiện nay có một vài chỗ nứt khá nặng do trọng tải của máy bay. Mặc khác, đây là sân bay duy nhất tại Nam cực, nên tất cả các chuyến bay đến đây đều hạ cánh tại sân bay này. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho Ice Runway (NZIR) bị xuống cấp nghiêm trọng. Nam cực khá lạnh, vì thế đường băng sẽ có tuyết và dẫn đến tình trạng trơn trượt, đòi hỏi người phi công phải có một tay lái khá chuyên nghiệp thì mới có thể hạ cánh một cách chuẩn xác nhất trong đường bay 400 m.

Sân bay Ice Runway (NZIR) nguy hiểm đáng để lưu ý

4. Sân bay Gibraltar (GIB)

Sân bay Gibraltar (GIB) được đánh giá có độ nguy hiểm nhất thế giới

5. Sân bay quốc tế Toncontin (TGU)

Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) là một sân bay dân sự nằm cách trung tâm Tegucigalpa, Honduras khoảng 6km. Đây là một sân bay được đánh giá là nguy hiểm nhất nhì trên thế giới. Cất cánh và hạ cánh tại sân bay này được xem là thử thách lớn đối với những phi cơ, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) gần khu dân cư

Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) nằm trên một địa hình đồi núi, đường băng khá ngắn. Bên cạnh đó, sân bay này có một đường băng nhựa duy nhất có độ cao 1.005 m, so với những sân bay khác thì Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) có đường băng khá hạng hẹp. Trong khi đó, mật độ các chuyến bay trong ngày khá cao, việc hạ cánh, cất cánh, sắp xếp lịch trình cũng khó khăn không kém.

6. Sân bay Madeira (FNC)

Sân bay Madeira (FNC) là sân bay quốc tế nằm trong quần đảo Bồ Đào Nha và được khánh thành vào tháng 7 năm 1964 với vỏn vẹn một đường băng dài 1.600m. Sân bay này có đặc điểm địa hình khá phức tạp, với một bên là núi và bên kia là sát biển.

Chính vì thế mà nó được mệnh danh là sân bay nguy hiểm nhất châu Âu. Tiêu biểu cho một vụ tại bạn của chiếc máy bay Boeing 727 đã gặp tại nạn vào nằm 1977 khiến 131 người thiệt mạng. Hầu hết các chuyến bay đến tới Bồ Đào Nha đều hạ cánh tại sân bay này. Vì nổi tiếng là đất nước thể thao, du lịch hàng đầu thế giới nên Bồ Đào Nha vẫn liên tục thu hút lượng đông du khách mua vé máy bay đến đây vào mỗi năm.

Sân bay Madeira (FNC) nguy hiểm thuộc Bồ Đào Nha

7. Sân bay Lukla (LUA)

Sân bay Lukla (LUA) là một sân bay nhỏ thuộc thị trấn Lukla, Nepal. Sân bay này được xem là một trong những thử thách lớn đối với các phi công khi họ phải thực hiện hạ cánh và cất cánh tại một nơi nổi tiếng nguy hiểm như thế này. Với đường băng ngắn và hẹp, các điểm cất/ hạ cánh nằm bên một vỉa đá bên dưới là vực sâu hun hút.

Sân bay Lukla (LUA) – nổi tiếng khắp thế giới về độ nguy hiểm

Sân bay này có duy nhất một đường băng bằng nhựa chiều dài 420m và chỉ có thể tiếp nhận được chiếc máy bay cỡ nhỏ với sức chứa 20 người. Với độ dốc 12%, máy bay khi cất/ hạ cánh phải thực hiện bay quanh mỏm núi và hạ cánh theo kiểu leo dốc.

Các phi công khi thực hiện chuyến bay này phải hết sức khéo léo để máy bay có thể tiếp đất một cách an toàn bên cạnh vách đá dựng đứng. Việc hạ cánh chỉ cần tính sai khoảng từ 1m – 2m có thể dẫn đến tình trạng máy bay trượt qua hàng rào rồi đâm xuống núi. Và nghiêm trọng hơn nếu phi công không điều khiển đúng vận tốc thì máy bay sẽ rất dễ rơi xuống vực và gây tai nạn.

8. Sân bay Courchevel (CVF)

Sân bay Courchevel (CVF) nổi tiếng của nước Pháp về độ nguy hiểm. Với đường băng rất ngắn chỉ 537 m và có độ uốn võng 18,5 độ. CVF không trang bị hệ thống cất cánh và hạ cánh chính xác, nên trong các điều kiện mây và sương mù sẽ gây khá nhiều khó khăn cho phi công. Bên cạnh đó, vào những ngày của mùa đông thì hầu hết sân bay đều đóng băng nên mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên khá cao. Chính vì thế đòi hỏi người phi công phải thật sự khéo léo và giàu kinh nghiệm để có thể cất/ hạ cánh một cách an toàn nhất.

Sân bay Courchevel (CVF) – một trong những sân bay có đường băng ngắn khá nguy hiểm

9. Sân bay Barra (BRR)

Barra Airport (BRR) là một sân bay có quy mô nhỏ và đường băng ngắn nằm trong vịnh cạn rộng của Traigh Mhor ở phía bắc đầu của đảo Barra ở Outer Hebrides, Scotland và chính thức hoạt động vào năm 1936 . Hầu hết các chuyến bay đều sắp xếp theo lịch trình lên xuống của thủy triều vì sân bay này lấy bãi biển làm đường băng. Bãi biển ở đây cũng là một trong những điểm du lịch và nghỉ dưỡng lý tưởng của nhiều du khách. Đặc biệt đối với những người yêu thích hoạt động ngắm máy bay thì đây chính là nơi tốt nhất để lựa chọn. Tuy nhiên, cũng không ít những cảnh báo về tình trạng nhớt thải của máy bay rơi rớt gây nguy hiểm đến du khách.

Sân bay Barra (BRR) – sân bay gần biển nguy hiểm nhất thế giới

10. Sân bay Gustaf III (SBH)

Sân bay Gustaf III (SBH) là nơi công cộng sử dụng sân bay nằm trong làng St. Jean trên đảo Saint Barthélemy của vùng Caribê. Sân bay này phục vụ cho các máy bay thương mại khu vực nhỏ với sức chứa dưới 20 hành khách. Sân bay Gustaf III được xem là sân bay nguy hiểm là bởi nó có đường bằng khá ngắn, nằm ở dốc thoải và kết thúc là đường giáp biển.

Sân bay Gustaf III (SBH) – một trong những sân bay có địa hình hiểm trở

Đăng bởi: Mỹ Hạnh Nguyễn Thị

Từ khoá: Top 10 sân bay nguy hiểm nhất trên thế giới

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhồi Máu Mạc Treo Nguy Hiểm Ra Sao? trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!