Xu Hướng 9/2023 # Người Bị Mắc Cúm A Nên Ăn Gì Mau Khỏi Bệnh, Tăng Cường Sức Đề Kháng? # Top 16 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Người Bị Mắc Cúm A Nên Ăn Gì Mau Khỏi Bệnh, Tăng Cường Sức Đề Kháng? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Người Bị Mắc Cúm A Nên Ăn Gì Mau Khỏi Bệnh, Tăng Cường Sức Đề Kháng? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trên thực tế, virus cúm A cũng có nhiều chủng khác nhau. Đây là bệnh về đường hô hấp, từng gây ra đại dịch cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Do vậy, không nên chủ quan với căn bệnh hô hấp này.

Theo TS. BS Phạm Thị Bích Thủy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính do các chủng virus cúm A, cúm B, cúm C gây ra, bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ người này sang người khác. Trong đó, cúm A với các chủng như H1N1, H5N1, H7N9… là phổ biến hiện nay.

Bình thường, nếu bệnh nhẹ thì có thể nhanh hồi phục trong vòng 7 ngày. Một vài trường hợp bệnh nặng và gây biến chứng như viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi,…

Những đối tượng dễ mắc cúm nhất và dễ diễn biến nặng gây biến chứng là:

Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi: Đây là những trường hợp có sức đề kháng kém. Do đó, thường có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này và gặp biến chứng.

Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi cả bên ngoài lẫn bên trong, đồng thời cũng bị suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vậy, cơ thể thai phụ rất dễ nhiễm phải virus cúm A.

Người có bệnh lý mạn tính như tim mạch, bệnh về đường hô hấp và những người bị suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ nhiễm virus cúm A và gặp phải biến chứng cũng sẽ cao hơn so với người khỏe mạnh.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tiến triển nặng với các biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy tim và có nguy cơ tử vong cao.

Người mắc cúm A thường mệt mỏi và chán ăn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho quá trình hồi phục lâu hơn rất nhiều. Do đó bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, TS. BS Phạm Thị Bích Thủy lưu ý người bệnh cần phải bổ sung các loại thực phẩm sau:

Rau quả

Đối với người mắc bệnh cúm không gì tốt hơn các loại rau quả tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vừa tự nhiên, không tác dụng phụ vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Có thể kể đến một số loại rau củ và trái cây có màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, gấc, cà chua,…

Thực phẩm giàu vitamin C

Vốn là một chất chống oxy hóa, vitamin C có tác dụng giúp bảo vệ các tế miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại virus vào cơ thể. Vì vậy, bổ sung vitamin C hàng ngày khá quan trọng trong việc ngăn ngừa, giảm các triệu chứng do bệnh cúm gây nên.

Vitamin C thường có nhiều trong các loại rau củ như cà chua, bông cải xanh, xà lách… hay các loại trái cây gồm bưởi, cam, chanh…

Thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm có nhiều kẽm sẽ giúp hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch, giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng cũng như tăng cường sức đề kháng tương đối cao. Theo đó, kẽm thường có nguồn gốc động vật như sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn, sữa, trứng, cá, tôm, cua…

Một số nghiên cứu đã cho thấy, việc bổ sung kẽm sẽ làm giảm triệu chứng hay rút ngắn thời gian mắc bệnh cảm cúm.

Một số loại gia vị

Bên cạnh những thực phẩm kể trên, một số loại gia vị cũng có thể mang đến lợi ích rất tích cực cho các trường hợp đang mắc cúm A. Cụ thể:

Tỏi: Chứa nhiều allicin, hợp chất sulfur,… có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm. Khi ăn tỏi, các triệu chứng ho và nghẹt mũi sẽ được cải thiện đáng kể. Do đó, người bệnh nên bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày.

Gừng: Đối với những bệnh nhân mắc cúm, gừng cũng nên được bổ sung trong thực đơn mỗi ngày. Có thể kết hợp gừng trong các món cháo gà, canh gà hoặc bệnh nhân cũng có thể sử dụng trà gừng để cải thiện triệu chứng cúm.

Mật ong: Với tính kháng khuẩn cao, tăng cường sức đề kháng, mật ong cũng là loại thực phẩm có lợi với bệnh nhân cúm A. Có thể làm trà mật ong gừng, mật ong chanh tươi cùng nước ấm để giảm ho và giảm đau họng.

Cách điều trị cho người mắc bệnh cúm chủ yếu là giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra như đau nhức cơ thể, sốt, đau đầu,… Cứ như vậy, bệnh nhân cần được chăm sóc và chữa trị đến khi không còn triệu chứng và khỏi bệnh.

Đây là bệnh có khả năng truyền nhiễm nên người chăm sóc cho bệnh nhân cần phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình tiếp xúc, và cũng cần phải cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm cho người khác. Bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế, trong các trường hợp cần ra khỏi nhà để mua thuốc hay đi khám,… Ngoài ra, khi chăm sóc cho người bệnh, chúng ta cũng phải thường xuyên rửa tay trước và sau khi tiếp xúc bằng xà phòng diệt khuẩn.

Để bệnh nhân được nghỉ ngơi trong điều kiện môi trường thông thoáng, phòng ở thoáng khí, hạn chế dùng máy lạnh. Mặc áo quần thoáng rộng, thoải mái, dễ chịu.

Nên súc miệng, họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hằng ngày để diệt khuẩn.

Nếu bệnh nhân sốt cao chúng ta có thể chườm mát, uống thuốc để hạ sốt như paracetamol theo hướng dẫn. Nếu có dấu hiệu sốt kéo dài, tức ngực, buồn nôn, ho nhiều, ho có đờm… chúng ta cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra, chữa trị.

Cùng với cách chữa trị và chăm sóc, thành phần dinh dưỡng cũng góp vai trò quan trọng trong việc bình phục và khỏi bệnh của người mắc bệnh cúm. Họ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn, hay ăn không ngon miệng,…

Nguồn: Theo trang Báo Sức Khỏe Và Đời Sống

Mua xà bông kháng khuẩn tại 7-Dayslim để bảo vệ sức khoẻ:

7-Dayslim

Bé Bị Sốt Nên Ăn Cháo Gì Để Nhanh Khỏi?

1. Cháo đậu xanh

Khi bạn hỏi những người lớn tuổi có kinh nghiệm “Bé bị sốt nên ăn cháo gì?”. Chắc hẳn câu trả lời của họ là cháo đậu xanh nên được lựa chọn đầu tiên. Bởi món cháo này có tính mát, vị thanh đạm nên rất thích hợp để giúp cơ thể giải nhiệt không chỉ ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng thế.

Nếu phân tích sâu hơn, cháo đậu xanh chứa nhiều protein và axit amin có tác dụng sản sinh kháng thể miễn dịch nhằm nâng sức đề kháng giúp bé chống chọi với bệnh tật. Đó là lý do vì sao người ta chọn cháo đậu xanh là món ăn giải cảm “số một”.

Cách nấu cháo đậu xanh

– Nguyên liệu: 30g đậu xanh, 1 dẻ sườn lợn, 20g đường, một chút gạo tẻ, hành lá.

– Thực hiện: Ninh nhừ sườn lợn và lọc lấy nước. Lấy nước này đun gạo tẻ cho tới khi chín nhừ. Đậu xanh sau khi xay thành bột thì cho gạo tẻ ninh nhừ vào và khuấy đều. Đun lửa nhỏ đến khi gần chín thì nêm nếm gia vị và cho một chút hành lá vào và nhấc nồi xuống.

Đợi đến khi cháo nguội dần cho bé thưởng thức 2 lần trong ngày. Hãy cho bé ăn 3 – 4 ngày liên tục để bé nhanh lấy lại sức.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng đậu xanh

Đậu xanh được sử dụng trong nhiều món ăn ngon vào mùa hè nhờ công dụng giải nhiệt, dùng dể nấu chè hay nấu cháo để thanh lọc cơ thể. Không chỉ thế giá trị dinh dưỡng đậu xanh còn rất cần thiết cho cơ thể và có tác dụng…

2. Cháo lá tía tô

Vì sao món cháo này là câu trả lời tiếp theo cho vấn đề bé bị sốt nên ăn cháo gì? Bởi theo dân gian lá tía tô có tính ấm, vị cay chữa tiêu đờm, hạ sốt ở trẻ nhỏ rất hay. Món cháo lá tía tô trở thành bài thuốc hạ sốt cực kỳ hiệu quả.

Cách làm:

– Lá tía tô sau khi rửa sạch thì cho nước vào sắc.

– Đến khi nước gần cạn, bỏ xác sạch và lấy nước đó tiếp tục nấu cùng gạo.

– Nấu đến khi cháo đặc vừa phải thì nêm nếm và tắt bếp.

Món cháo này nên cho bé ăn khi còn nóng để nhanh toát mồ hôi, giải cảm.

3. Cháo gà

Cháo gà có đặc tính kháng viêm hữu hiệu. Ăn cháo gà khi nóng là cách giảm sốt, giảm cảm lạnh hiệu quả ở trẻ nhỏ.

Nguyên liệu nấu cháo: 1 chén gạo tẻ, 50g hạt sen tươi, 1/2 con gà, hành lá, gia vị cần thiết.

Thực hiện:

– Gà luộc chín, gỡ và xé thịt nhỏ, phần xương cho vào nồi ninh nước để tăng độ ngọt.

– Gạo và hạt sen cho vào nước dùng của gà để nấu cháo.

– Nêm nếm gia vị, đến khi gần chín thì cho hành lá thái nhỏ vào và tắt bếp.

– Múc ra bát nhỏ và cho bé thưởng thức ngay khi còn nóng để giải cảm.

Cách nấu cháo gà bí đỏ cho bé ăn dặm

Thời kì ăn cháo của bé đặc biệt quan trọng, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có trong cháo bằng cách thay đổi thực phẩm nấu cháo cho bé thường xuyên. Món cháo thịt gà bí đỏ bổ dưỡng cho bé yêu là một trong số…

Bé bị sốt nên ăn cháo gì? Hãy thực hiện ngay 1 trong 3 món cháo bổ dưỡng trên bổ sung vào chế độ ăn khi bé đang sốt. Cơ thể bé bị sốt thường rất mệt mỏi và luôn buồn ngủ. Vì vậy các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số nguyên tắc ăn uống trong quá trình chăm sóc con nhỏ: uống đủ nước, ăn món ăn dạng lỏng, tăng cường vitamin và muối khoáng, ăn nhiều bữa và tránh ăn những món chiên xào nhiều dầu mỡ kẻo ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đang non nớt của bé.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Bệnh Zona Thần Kinh Kiêng Gì Để Mau Khỏi, Ít Để Lại Sẹo?

Bệnh zona mọc mụn nước gây tự ti cho người mắc bệnh. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu bệnh zona thần kinh kiêng gì để mau khỏi, ít để lại sẹo nhé!

Bệnh zona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng da do các virus thần kinh Varicella zoster gây ra, điển hình nhất là những cục mụn nước mọc lên chi chít khiến người mắc bệnh cảm thấy tự ti vẻ bề ngoài của mình. Trong bài viết này, Bách hoá XANH sẽ gợi ý đến bạn bệnh zona thần kinh kiêng gì để mau khỏi, ít để lại sẹo nhé!

Qua sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các loại thực phẩm sau đây là những thực phẩm mà người mắc bệnh zona thần kinh nên kiêng ăn:

Ngũ cốc tinh chế

Khác với ngũ cốc nguyên hạt tự nhiên, những loại ngũ cốc đã qua tinh chế đều có hàm lượng tinh bột, đường bên trong rất lớn, việc này sẽ khiến chỉ số đường huyết trong cơ thể tăng cao nếu bạn ăn quá nhiều ngũ cốc tinh chế.

Khi nồng độ đường huyết cao, đường sẽ cùng với chất lỏng trong cơ thể kết hợp lại làm rối loạn điện giải. Đây là cơ hội để virus cũng như vi khuẩn gây ra bệnh zona phát triển mạnh và tăng khả năng nhiễm trùng ngày càng nhiều.

Có các loại ngũ cốc tinh chế gồm: Gạo trắng, bánh mì trắng, bột mì trắng, các loại ngũ cốc pha sẵn,…Tuy nhiên, cơ thể thiếu tinh bột sẽ trở nên mệt mỏi, không có năng lượng, vì vậy bạn có thể dùng gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt,…để không ảnh hưởng bệnh mà còn có thể bổ sung tinh bột.

Các thực phẩm nhiều đường

Đường sẽ giúp tinh thần và cơ thể bạn giải phóng năng lượng tiêu cực, tuy nhiên việc sử dụng các thực phẩm nhiều đường là điều tối kị với bệnh zona.

Bởi vì trong các loại thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,… sẽ khiến đường huyết tăng nhanh, từ đó khiến các vết thương vùng da bị zona lâu lành hơn, gây khó khăn trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể, đặc biệt là các vitamin.

Ngoài các loại bánh kẹo, bạn cũng nên hạn chế những loại trái cây chứa nhiều đường như nho, hồng, việt quất, xoài, mít,… để tránh sự phát triển của virus và lây lan các vùng nhiễm trùng trên da.

Các thực phẩm cay nóng

Đồ cay nóng sẽ khiến cơ thể bị kích ứng, nóng trong người, từ đó khiến người mắc bệnh zona thấy ngứa ngáy nhiều ở vùng da bị tổn thương, điều này xuất phát bởi các chất làm cay tự nhiên có trong thực phẩm.

Đồ uống có cồn

Các tế bào bạch cầu trong cơ thể được tạo ra để giúp cơ thể chống và ngăn chặn lại các yếu tố gây bệnh, việc sử dụng rượu, bia hay các đồ uống có nồng độ cồn cao sẽ khiến các tế bào bạch cầu này bị tổn thương và giảm lại hiệu suất bảo vệ ban đầu của nó.

Ngoài ra, các đồ uống có cồn sẽ khiến việc lưu thông máu bên trong cơ thể bị chậm lại, từ đó sẽ khiến các vết thương chậm lại quá trình tái tạo và làm lành.

Thực phẩm chứa gelatine

Gelatine là chất kết dính quen thuộc được sử dụng để làm kẹo, rau câu, thạch,… với thành phần chủ yếu trong gelatine là carrageenan, đường,…sẽ tạo điều kiện cho virus gây bệnh zona là Varicella Zoster phát triển trong các dây thần kinh của cơ thể và tăng khả năng nhiễm trùng càng cao.

Thực phẩm nhiều chất béo

Thực phẩm nhiều chất béo như đồ hộp, thức ăn nhanh, các đồ ăn chiên rán,…chứa nhiều dầu mỡ, chất béo cũng như các chất bảo quản công nghiệp không tốt cho sức khoẻ.

Đặc biệt là lượng dầu mỡ sẽ khiến cơ thể hấp thụ vitamin và chất khoáng kém, từ đó sẽ làm sức đề kháng suy giảm và khiến virus sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là với bệnh zona ở quanh vùng mắt.

Thực phẩm chứa acid amin Arginine

Acid amin Arginine được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm giàu protein như thịt gà, yến mạch, hạt bí, đậu nành, chocolate,...tuy nó được coi là 1 acid amin tốt cho hệ tim mạch, nhưng đối với bệnh zona, thì Arginine lại là tác nhân tạo nên sự phát triển của virus VZV.

Người bệnh zona khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa acid amin Arginine sẽ bị tăng khả năng phát ban các mụn nước lên bề mặt da và khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.

Thực phẩm để lại sẹo

Những người mắc bệnh zona nên tránh xa những thực phẩm để lại sẹo nếu không muốn tình trạng nặng hơn. Những thực phẩm cần tránh như thịt gà, thịt bò, nếp, rau muống, trứng, đồ hải sản. Đây đều là những thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và  có khả năng hình thành sẹo lồi.

Những người mắc bệnh zona nên bổ sung vào cơ thể những loại thực phẩm giàu chất kẽm, lysine, vitamin C, nhóm vitamin B như vitamin B6, vitamin B12,…để giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng và điều trị vết thương nhanh hơn.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất giúp sinh trưởng các tế bào trong cơ thể và tạo ra khả năng miễn dịch, cũng như hạn chế các virus, vi khuẩn gây bệnh. Để nạp kẽm vào cơ thể, bạn nên ăn các loại hải sản như cua, tôm, cá, cũng như thịt bò, các loại hạt chia, hạt lanh,…

Tuy nhiên có một lưu ý đó là nếu cơ địa bạn là người dị ứng hải sản, thì bạn không nên hải sản để tránh việc cơ thể bị dị ứng nhé.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là loại vitamin C giúp cơ thể tạo ra các protein trong hệ miễn dịch, cũng như là chất chống oxy hoá để tăng cường bảo vệ cho cơ thể và ngăn chặn lại các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp tế bào vùng da bị tổn thương được tái tạo lại nhờ tác dụng chống oxy hoá và chống viêm vốn có của vitamin C. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các thực phẩm như ớt chuông, cam, chanh, kiwi, dâu, súp lơ,…

Thực phẩm giàu vitamin B

Nhóm vitamin B như vitamin B6 và vitamin B12 sẽ giúp hệ miễn dịch, hệ thần kinh của cơ thể được bảo vệ, đồng thời tăng cường khả năng làm lành các vết thương.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B mà bạn nên bổ sung như khoai lang, khoai tây, chuối, sữa và sữa chua, các loại cá và sò,…

Thực phẩm giàu lysine

Thực phẩm giàu lysine như trứng, sữa, các loại đậu, cá,… giúp ức chế sự phát triển của virus VZV, cũng như làm tăng khả năng đề kháng cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm giàu protein

Protein là chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với các tế bào bạch cầu và hoạt động chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nạp đầy đủ protein là điều tất yếu để hệ miễn dịch và sức đề kháng được khoẻ mạnh.

Các thực phẩm giàu protein mà người mắc bệnh zona nên ăn là các loại hạt đặc biệt là hạt óc chó, rau xanh, súp lơ, sữa, quả bơ, gạo lứt, bắp,…

Không nên đắp đậu xanh, gạo nếp lên vùng da nổi mụn

Đậu xanh, gạo nếp vốn lành tính cũng như là một trong những phương pháp điều trị dân gian. Tuy nhiên, khi đắp đậu xanh và gạo nếp lên da, thì vi khuẩn bám vào đậu xanh sẽ khiến da nhiễm trùng, từ đó khiến vùng da bị tổn thương trở nặng hơn.

Không nên kiêng gió, kiêng nước quá mức

Trong quá trình mắc bệnh zona, việc kiêng ra gió, kiêng nước quá mức sẽ khiến da bị bí và tích tụ nhiều bụi bẩn và sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển. Ngoài ra, việc làm này cũng khiến người bị bệnh cảm thấy nóng bức và khó chịu, tinh thần không được thoải mái.

Vì thế, thay vì kiêng nước, kiêng gió quá mức, người bệnh zona hãy vệ sinh sạch sẽ các vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý theo chỉ định bác sĩ. Ngoài ra cũng nên mặc đồ thoải mái để tránh việc các mụn nước bị va chạm và bị vỡ.

Không nên gãi ngứa

Việc mụn nước mọc lại và chất dịch bên trong nó sẽ khiến làn da của bạn bị ngứa và rất khó chịu, tuy nhiên việc gãi ngứa sẽ khiến các vết mụn nước này vỡ ra, các vùng xung quanh nó sẽ bị lây lan và nhiễm trùng, điều này càng khiến bệnh zona không thể nào chữa trị dứt điểm được.

Thay vì gãi ngứa, bạn hãy nhẹ nhàng che chắn các mụn nước cũng như cố gắng không để ý đến cơn ngứa để bệnh có thể được chữa trị nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ một tinh thần thoải mái, sinh hoạt giờ giấc có khoa học, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị bệnh cũng như vùng da chưa bị nhiễm trùng, đặc biệt là luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hay các chất bôi cho da nhé!

Nguồn: Bệnh viện đa khoa MEDLATEC

7-Dayslim

Bệnh Chàm Là Gì? Kiêng Gì Và Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh Nhất?

Bệnh chàm còn có tên gọi khoa học là Eczema ý chỉ những tổn thương là mụn nước. Trong dân gian, người ta còn gọi bệnh này bằng cái tên là chàm tổ đỉa, do vì chúng thường lặp đi lặp lại nhiều lần khiến da sần sùi, đi kèm những lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa.

Theo khoa học, chàm là bệnh lý viêm da cấp và mãn tính diễn biến phức tạp và xảy ra ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Một số đối tượng dễ mắc chàm như:

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu.

Trẻ chơi trong môi trường bẩn, không vệ sinh sạch sẽ.

Các đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa.

Người nhạy cảm với thời tiết và dễ bị kích ứng khi có tác động từ bên ngoài

Có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm da cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh này

Kiêng hải sản

Các loại hải sản như: Tôm, cua, mực, ghẹ,.. là những thực phẩm người bị chàm nên kiêng ăn đầu tiên. Trong những loại hải sản này chứa nhiều đạm dễ khiến hệ miễn dịch hiểu lầm là tác nhân có hại, từ đó khiến cơ thể sản sinh histamin – một chất gây hiện tượng nổi mẩn đỏ và ngứa trên da.

Kiêng nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo không bão hòa, gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của cơ thể ảnh hưởng đến quá trình thải độc của gan. Từ đó, làm những tổn thương da trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, tình trạng viêm ngứa sẽ lan rộng hơn.

Kiêng thịt gà

Thịt gà là thức ăn không những người bị chàm nên kiêng mà cả những người đang có bệnh lý khác về da cũng nên kiêng ăn. Bởi vì thịt gà làm cho vết thương dễ bị thâm sẹo về sau.

Hơn nữa thịt gà còn khiến người bị chàm bị ngứa ngáy, bứt rứt dẫn đến người bệnh sẽ dùng tay gãi nhiều gây xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm nhiễm trùng da.

Kiêng thức ăn cay nóng, dầu mỡ

Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến kích thích tuyến bã nhờn hoạt động từ đó gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng viêm nặng hơn.

Kiêng thực phẩm nhiều đường, muối

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường sẽ khiến đường huyết tăng, gây hiện tượng quá mẫn khiến các dị ứng bị kích thích mạnh hơn. Các vết mụn nước sẽ nổi lên nhiều hơn và chảy dịch vàng làm chậm quá trình phục hồi da.

Trong khi đó, các thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm kích thích dây thần kinh ngoại biên khiến tình trạng ngứa ngáy tăng nhiều hơn. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều muối cũng làm gan khó đào thải hết độc tố từ đó làm nổi nhiều mẩn đỏ

Kiêng thực phẩm chế biến sẵn

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, bánh mì, lạp xưởng,… sẽ làm tăng lượng đạm và khoáng chất trong cơ thể. Những điều này sẽ làm kích thích phản ứng viêm khiến tình trạng nặng hơn.

Kiêng sữa và sản phẩm từ sữa

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, bánh mì, lạp xưởng,… sẽ làm tăng lượng đạm và khoáng chất trong cơ thể. Những điều này sẽ làm kích thích phản ứng viêm khiến tình trạng nặng hơn.

Kiêng đồ uống có cồn và chất kích thích

Đồ uống có cồn và chất kích thích sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm đường ruột bị tổn thương. Sức đề kháng cũng theo đó mà suy giảm gây nên tình trạng bệnh kéo dài.

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin A

Những thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho người bị bệnh chàm. Vitamin A có tác dụng hạn chế quá trình viêm, tăng sản xuất kháng thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch và đẩy lùi bệnh nhanh hơn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: Cà rốt, đu đủ, dưa hấu đỏ,…

Vitamin B

Vitamin B giúp phát triển quá trình trao đổi chất, tăng phân chia và phát triển tế bào đặc biệt là tế bào da. Cung cấp đầy đủ vitamin sẽ khiến quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: Chuối, bơ, cà chua, bí đỏ,…

Vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, tái tạo collagen, giúp các vết sẹo nhanh lành từ đó làm bệnh nhanh thuyên giảm hơn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Ổi, kiwi, chanh, cam,…

Vitamin E

Vitamin E giúp chống oxy hóa, bảo vệ da trước các tác nhân gây bệnh đồng thời dưỡng ẩm làm mềm da. Bạn có thể bổ sung vitamin này qua các thực phẩm như: Hạt hướng dương, giá đỗ,…

Thực phẩm giàu Omega-3

Các loại thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm: Cá hồi, cá chép, cá ngừ,… có khả năng giảm viêm, giảm ngứa và giảm nổi mụn nhọt giúp tăng cường phục hồi da.

Advertisement

giúp kiểm soát dầu nhờn trên da – một yếu tố làm bệnh chàm nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có tác dụng sản sinh tế bào mới, giúp phục hồi các thương tổn trên da. Ngoài ra, kẽm còn tăng cường hệ miễn dịch từ đó giúp bệnh mau khỏi hơn. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm như: Bột yến mạch, hạt bí,…

Vừa rồi, chúng tôi vừa giới thiệu sơ lược về bệnh chàm cũng như cách ăn uống như thế nào để hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Hy vọng bạn đã có được thêm nhiều thông tin hữu ích qua bài viết.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chọn mua các loại sữa tắm tại chúng tôi để làm sạch cơ thể:

Bị Nhiệt Miệng Nên Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?

Một số loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả

1. Các loại thuốc tây nên uống khi bị nhiệt miệng

1.1. Thuốc colchicine 0,6mg và prednisone

1.2. Thuốc kháng sinh

Nếu vết lở loét miệng lớn, sau khoản hơn 1 tuần nhưng không có dấu hiệu lành lại. Lúc này người bệnh phải kết hợp thêm thuốc kháng sinh spiramycin và metronidazol.

1.3. Thuốc kháng nấm

Nên kết hợp thuốc uống với các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng

1.4. Thuốc uống corticosteroid

Thuốc corticosteroid uống được sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài không khỏi. Loại thuốc này có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng, song lại có nhiều tác dụng phụ như: gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm cân, giòn xương, loét dạ dày….

1.5. Viên vitamin, sắt và kẽm

Nếu bị nhiệt miệng là do cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất, thì bạn có thể bổ sung thêm các nhóm dinh dưỡng này dưới dạng viên uống. Bạn nên uống các viên vitamin C, vitamin nhóm B, viên sắt, kẽm và axit folic, hoặc có thể uống các viên vitamin tổng hợp để nhanh chóng cải thiện sức khỏe, làm giảm triệu chứng bệnh nhiệt miệng.

Nhiệt miệng nên uống vitamin gì?

15 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

2. Bài thuốc chữa nhiệt miệng dân gian

2.1. Mật ong

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian

Mật ong có tính kháng chuẩn, chống viêm, ức chế và tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây nhiệt miệng; đồng thời giúp làm lành vết thương hiệu quả. Do đó, nguyên liệu này là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi bị nhiệt miệng. Đối với cách này, bạn chỉ cần ngậm một thìa mật ong khoảng 2 – 3 phút, rồi nuốt từ từ. Sau đó nên súc miệng lại bằng nước sạch.

2.2. Giấm táo

Giấm táo có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng. Trong giấm táo có chứa axit axetic có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời gia tăng số lượng các lợi khuẩn. Bạn chỉ cần lấy một ít giấm táo pha với nước ấm với tỷ lệ bằng nhau, sau đó dùng súc miệng hàng ngày khiến các vết loét nhanh chóng biến mất.

2.3. Bã trà

Đối với trị nhiệt miệng, bạn chỉ cần lấy túi trà sau khi hãm để đắp vào vết loét khoảng 5 – 10 phút.

2.4. Cà chua

Cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Để chữa nhiệt miệng, bạn hãy ép cà chua lấy nước để ngậm khoảng 5 – 10 phút. Sau đó nhổ bỏ, có thể súc miệng lại bằng nước sạch nếu muốn. Thực hiện mỗi ngày khoảng 4 lần để có được hiệu quả tốt nhất.

2.5. Cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi có tác dụng sát khuẩn rất tốt

2.6. Húng quế

Lá húng quế có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả nên rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần hái vài lá húng, rửa sạch và nhai kỹ, nhấp vài ngụm nước lạnh rồi nuốt. Mỗi ngày thực hiện khoảng 6 lần.

2.7. Rau ngót

Rau ngót có tính mát, giải nhiệt nên có tác dụng chữa nhiệt miệng khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá rau ngót, rửa sạch, giã nát và ép lấy nước. Sau đó, thêm chút mật ong vào nước ép rau ngót, lấy tăm bông thấm hỗn hợp trên và bôi trực tiếp lên vết loét.

Cách Lên Đồ Maloch: Tăng Cường Sức Mạnh Và Bền Bỉ

Maloch là một trong những vị tướng hấp dẫn trong game Liên Quân Mobile. Với khả năng tấn công mạnh mẽ và khả năng chống chịu đáng kinh ngạc, Maloch đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các game thủ. Tuy nhiên, để tận dụng hết tiềm năng của Maloch, việc lên đồ đúng cách là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách lên đồ Maloch để tăng cường sức mạnh và bền bỉ trong các vị trí Đấu Sĩ và Hỗ Trợ.

Trước khi đi vào chi tiết cách lên đồ Maloch, hãy hiểu tại sao việc này lại quan trọng. Lên đồ Maloch đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng hết tiềm năng của vị tướng này, tăng cường sức mạnh tấn công và khả năng chống chịu. Đồng thời, việc lên đồ phù hợp còn giúp bạn nhanh chóng phát triển trong trận đấu và trở thành một yếu tố quan trọng trong đội hình.

Khi lên đồ cho Maloch ở vị trí Đấu Sĩ, bạn cần tập trung vào việc tăng cường sức mạnh và sự bền bỉ của anh ta. Một số trang bị và cách lên đồ Maloch phù hợp gồm:

Gươm Bất Diệt: Trang bị này giúp tăng sức mạnh tấn công của Maloch, đồng thời cũng cung cấp một lượng kháng bạo không nhỏ.

Áo Giáp Vô Hình: Đây là trang bị giúp tăng cường khả năng chống chịu của Maloch, giúp anh ta tồn tại lâu hơn trong trận đấu.

Giáp Vỡ: Trang bị này cung cấp sức mạnh và khả năng chống chịu, giúp Maloch trở thành một mũi đâm đáng gờm trong đội hình.

Gươm Lưỡi Cưa: Trang bị này giúp tăng cường khả năng gây sát thương của Maloch, đặc biệt là với các đòn đánh liên tiếp.

Mũi Tên Xanh: Đây là trang bị giúp tăng cường tốc độ đánh của Maloch, giúp anh ta tung ra những đòn đánh nhanh chóng và hiệu quả.

Vũ Khí Thiên Hà: Trang bị này giúp tăng khả năng xuyên giáp của Maloch, giúp anh ta gây sát thương mạnh mẽ hơn cho đối thủ.

Khi chọn lên đồ cho Maloch ở vị trí Hỗ Trợ, bạn cần tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ cho đồng độMột số trang bị và cách lên đồ Maloch phù hợp gồm:

Gươm Hắc Ám: Trang bị này giúp Maloch tăng cường sức mạnh và khả năng chống chịu, đồng thời cũng giúp đồng đội gần anh ta tăng sức mạnh.

Hộp Quỷ: Đây là trang bị giúp Maloch hỗ trợ đồng đội bằng cách làm giảm sát thương của kẻ địch.

Giáo Sứ: Trang bị này cung cấp khả năng hồi máu cho Maloch và đồng đội, giúp họ duy trì sức mạnh trong trận đấu.

Áo Giáp Thánh: Trang bị này giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Maloch, giúp anh ta trở thành một bức tường không thể xuyên thủng.

Mũ Giả Kim: Đây là trang bị giúp tăng cường khả năng phòng thủ và khả năng hồi máu của Maloch, giúp anh ta tồn tại lâu hơn trong trận đấu.

Để chọn trang bị phù hợp cho Maloch, bạn cần xem xét vai trò của anh ta trong đội hình và tập trung vào tăng cường sức mạnh hoặc khả năng chống chịu.

Tùy thuộc vào cách chơi và cách lên đồ của bạn, Maloch có thể tập trung vào độ bền để trở thành một người hùng khó bị hạ gục hoặc tập trung vào sát thương để trở thành một vũ công đáng gờm.

Việc mua trang bị phòng thủ cho Maloch phụ thuộc vào chiến thuật và cách chơi của bạn. Nếu bạn muốn anh ta trở thành một người hùng bất khả xâm phạm, việc mua trang bị phòng thủ là một lựa chọn tốt.

Với việc lên đồ Maloch đúng cách, bạn sẽ tận dụng hết tiềm năng của vị tướng này và tăng cường sức mạnh và bền bỉ trong trận đấu. Dựa trên vị trí Đấu Sĩ và Hỗ Trợ, bạn có thể lựa chọn cách lên đồ phù hợp để tận dụng tối đa khả năng của Maloch. Hãy thử áp dụng những gợi ý trong bài viết này và trở thành một Maloch vô địch trong Liên Quân Mobile.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Bị Mắc Cúm A Nên Ăn Gì Mau Khỏi Bệnh, Tăng Cường Sức Đề Kháng? trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!