Bạn đang xem bài viết Ngó Sen: Vị Thuốc Quý Của Làng Quê Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngó sen còn được gọi là ngẫu tiết có tên khoa học là Nodus Nelumbinis Rhizomatis.
Là phần thân rễ của cây sen nằm ngập trong bùn, có dạng hình trụ đường kính khoảng 3cm, lớp vỏ ngoài dai màu nâu nhạt, phía trong mềm xốp màu trắng hồng, mặt cắt có nhiều khoang rỗng xếp theo hình nan hoa. Ngó sen khi lớn sẽ phát triển thành những lá có cuống dài.
Cây sen tên khoa học là Nelumbo nucifera – Họ Sen (Nelumbonaceae);
Cây sen là một loài cây thân thảo, sống dưới nước. Rễ cây sen (ngó sen) sống ở dưới mặt nước, vùi sâu xuống bùn. Thân cây hình trụ, màu xanh lục. Lá sen mọc ra từ thân cây, lá tỏa tròn, cuống dài, màu xanh lục, lá sen mọc trên mặt nước, mặt trên của lá sen không thấm nước.
Hoa sen to, có màu trắng hoặc màu hồng, có nhiều nhị màu vàng. Các lá noãn rời gắn lên ở mỗi đế hoa, sau này noãn phát triển thành quả. Mỗi quả có chứa một hạt, mỗi hạt có một chồi nhỏ ở giữa, là tâm sen.
Cây sen mọc khắp nơi ở Việt Nam, thường trong các đầm, hồ, ao. Cây thường ra hoa quanh năm.
Thành phần hóa họcNgó sen có thành phần hóa học chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, araginin, trigonellin, vitamin C, vitamin A, vitamin B, chất xơ và tanin.
Theo Y học hiện đại Cung cấp nhiều chất dinh dưỡngTrong dược liệu này có chứa nhiều asparagin, là một loại amino acid không tự sản xuất được trong cơ thể. Hoạt chất này có vai trò quan trọng trong chu trình tổng hợp glycoprotein và protein.
Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh Bảo vệ ganArginin (hay arginine) có trong dược liệu này là một axit amin cần thiết, tham gia vào quá trình tổng hợp protein và chu trình tạo ra ure ở gan giúp giải độc amoniac ở người bệnh gan.
Sử dụng thường xuyên ngó sen giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng thải độc của gan. Từ đó, giảm các triệu chứng do các bệnh về gan như: vàng da, vàng mắt, táo bón, suy giảm chức năng gan, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…
Chữa táo bónNgó sen chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều thực phẩm này giúp tăng thể tích chất trong lòng ruột, tăng co bóp và làm sạch đường ruột, giúp điều trị táo bón, từ đó ngăn ngừa bệnh trĩ.
Bảo vệ dạ dàyTrong một nghiên cứu gần đây được tiến hành ở Trung Quốc, người ta ghi nhận rằng dịch chiết ngó sen có tác dụng thúc đẩy quá trình lành vết loét dạ dày trên chuột.
Tăng cường hệ miễn dịchLoại dược liệu này chứa nhiều Vitamin C. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo của tế bào, giúp tế bào sửa chữa những tổn thương, tăng khả năng chống chịu với tác nhân có hại. Sử dụng dược liệu này thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch
Chống lão hóaKhông những thế vitamin C có trong là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản sinh collagen, tạo độ đần hồi, dẻo dai, liên kết giữa các mô, chống lão hóa.
Ổn định huyết ápChất asparagine trong ngó sen có vai trò như một chất lợi tiểu, giúp điều hòa lượng dịch thể trong lòng mạch, giúp ổn định huyết áp.
Bổ máuTrong y học cổ truyền, ngó sen thường được dùng như mọt vị thuốc cầm huyết, bổ huyết nên nó có tác dụng bổ máu.
Làm đẹp daNhờ tác dụng giải độc gan nên ngó sen sẽ giúp quá trình thanh lọc cơ thể diễn ra hiệu quả hơn, giúp da dẻ được hồng hào, sáng mịn.
Tác dụng theo Y học cổ truyềnNgó sen có vị ngọt, hơi chát, tính mát, bình, không có độc. Dùng để thu liễm, cầm máu, tráng dương, an thần.
Dân gian thường sử dụng ngó sen trong các bài thuốc cầm máu, bổ huyết, điều kinh.
Ép lấy nước uống, trị ngộ độc cua, cá.
Ép với mía tươi uống: trị cảm cúm, trúng nắng, sốt cao, khát nước, vật vã.
Ép lấy nước uống cùng vài lát gừng tươi: trị nôn dai dẳng.
Hầm canh: bổ dưỡng cơ thể, kích thích tiêu hóa.
Hầm canh với đậu xanh: trị đau mắt đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt do viêm kết mạc.
Hầm với đại táo: hỗ trợ tiêu hóa, dùng cho người ốm dậy, trị chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu.
Trị chảy máuNgó sen đã sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc ngày 1 thang và uống
Trị đái ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu cấpSinh địa 20g, hoạt thạch 16g; cam thảo sao 6g, đương quy 6g, tiểu kế, mộc thông, ngó sen, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi mỗi vị 12g;. Sắc ngày 1 thang, uống
Trị sốt xuất huyếtLá sen, ngó sen, cỏ mực, rau má mỗi vị 30g; bông mã đề 20g. Sắc ngày 1 thang, uống; nếu có xuất huyết thì tăng lá sen và ngó sen lên 40 – 50g.
Trị rong huyếtQuy bản nướng 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g; hoàng cầm, ngó sen, a giao, sơn chi, địa du mỗi loại 12g; địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc ngày 1 thang, uống
Trị hư lao, trong đờm lẫn máu, kiêm cả hư nhiệtDùng bài Tam tiên ẩm: tiên mao căn 120g, tiên tiểu kế 60g, tiên ngẫu tiết 120g. Sắc ngày 1 thang, uống
Tác dụng mát huyết, cầm máu.
Nên hạn chế dùng ngó sen dạng ống do dễ nhiễm ký sinh trùng. Ở những người hay đau dạ dày, hội chứng kích thích đường ruột thì hạn chế dùng. Vì ngó sen chứa nhiều chất xơ khi ăn nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Còn Không Những Làng Quê Việt Nam Thơ Mộng Tựa Miền Cổ Tích?
Miền quê Việt Nam, là gợi đến làng cổ Đường Lâm đầy hoài niệm, là miền Tây Bắc “mỗi bước vàng theo đồng lúa chín” đầy mê mị và những yếu tố đặc trưng của làng quê Việt như cây đa, bến nước, sân đình…
Khi cảm thấy quá ngột ngạt và bí bách với cuộc sống ồn ào, chen chúc nơi phồn hoa thành thị, thì một làng quê yên bình với cảnh sắc thơ mộng, yên bình chính là điểm đến thú vị dành cho bạn. Nhắc đến miền quê Việt Nam, là gợi đến làng cổ Đường Lâm đầy hoài niệm, là miền Tây Bắc “mỗi bước vàng theo đồng lúa chín” đầy mê mị… Dù đã trải qua biết bao thế hệ nhưng những nơi ấy vẫn giữ được đầy đủ những yếu tố đặc trưng của làng quê Việt như cây đa, bến nước, sân đình…
Qua lăng kính nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia, bạn mới chỉ “tham quan” được những giếng nước phủ rêu xanh ngắt, những đứa trẻ bì bõm tắm ao làng, những chị những mẹ tuốt lúa giữa cánh đồng bất tận… Hãy thử một lần mắt thấy tai nghe trải nghiệm cái đẹp mộc mạc, đơn sơ mà đầy “sắc” ấy. Ở nơi đây, không có những quảng trường nhộn nhịp, những phố xá mua sắm sầm uất, nhà hàng lung linh ánh nến với sơn hào hải vị, những quán cà phê xập xình tiếng nhạc, ở nơi đây chỉ có cái yên bình, trầm mặc nhuốm màu lên không gian.
Vẻ đẹp đơn sơ mà đầy mê mị – Ảnh : Quynh Anh
Lên vùng núi cao Tây Bắc, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh sắc đẹp như mơ của những ngôi làng của đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây. Bản làng nơi đây đã từng là nguồn cảm hứng khơi dậy biết bao sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ ca, nghệ sĩ.
Những nếp nhà đơn sơ bên ruộng lúa – Ảnh: Cao Phong Vu
Khung cảnh yên bình đến nao lòng – Ảnh: Huntergol
Phố Cáo, một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn là một điểm đến khó có thể bỏ qua khi tới Hà Giang với vẻ đẹp yên bình, đặc trưng của vùng cao nguyên đá. Đặt chân tới đây, du khách sẽ bị thu hút bởi những ngôi nhà đất vàng óng đầy mê hoặc dưới ánh nắng mặt trời, những gương mặt bầu bĩnh, ửng hồng vì nẻ pha chút nhấm nhem bùn đất của đám trẻ thơ…
Nét thơ ngây, đáng yêu của em bé vùng cao – Ảnh: Cao Anh Tuan
Chăn trâu giúp bố mẹ – Ảnh : sưu tầm
Giữa cảnh sắc núi rừng của cao nguyên phía bắc Tổ quốc, Phố Cáo ẩn mình đầy bình dị, hiền hòa sau những rặng núi cao. Ở Phố Cáo là cánh đồng tam giác mạch trải dài tít tấp tới ngút tầm mắt, là những ngôi nhà đất giản dị, chẳng cần gạch đá, bê tông nhưng vẫn vững vàng trải qua bao ngày mưa giông, nắng gió.
Một góc Phố Cáo, Hà Giang – Ảnh: Rian Trần
Phб»‘ CГЎo mГ№a hoa cбєЈi – бєўnh: Thu HГ
Dù chỉ cách trung tâm Đồng Văn vài chục phút chạy xe, nhưng Phố Cáo không ồn ào, náo nhiệt mà vẫn giữ riêng mình nét nguyên sơ như thuở ban đầu. Chợ phiên Phố Cáo là nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa cuả các đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây, phiên chợ thường họp từ tờ mờ sáng mỗi tuần một ngày, thu hút rất nhiều du khách bởi sự đông vui, nhộn nhịp.
Phiên chợ sớm Phố Cáo – Ảnh : sưu tầm
“Quê hương em miền duyên hải, vùng đất xanh biển cả mênh mông” là câu ca quen thuộc của biết bao người con vùng sông nước nơi đây. Đến đây, du khách vừa có thể đắm mình trong những cánh đồng lúa bát ngát, dạo quanh làng xóm ngắm nhìn những người nông dân chất phác đang “chân lấm tay bùn” với công việc đồng áng. Không chỉ vậy, ta còn có thể tận hưởng cảnh quan hùng vĩ của vùng rừng núi hoang sơ, hay vùng vẫy đắm mình bơi lội trong những bãi biển thơ mộng.
Khung cảnh quen thuộc miền duyên hải – Ảnh: Ngoc Khanh
Làng quê Trung Bộ mang nét đặc trưng riêng với những rặng tre xanh rì sống dai dẳng giữa miền đất khô cằn bởi tác động của nắng mưa gió bão. Cái nắng miền Trung gay gắt như thiêu như đốt, còn cái mưa nơi đây lại dai dẳng mãi cả một mùa.
Vùng biển Hà Tĩnh lúc hoàng hôn – Ảnh: Tran Toan
Làng quê Nam Bộ không chia thành các thôn mà lại chia thành nhiều xóm nhỏ : xóm vá lưới, xóm giăng câu, xóm tráng bánh…. Phiên chợ thường nhật của người dân miền Nam cũng có nét khác biệt đặc trưng so với các vùng miền khác, đó là chợ nổi. Từng chiếc ghe, chiếc thuyền chở đầy ắp nào thịt cá, hoa quả qua con sông dài rộng văng vẳng tiếng người rao bán, huyên náo tiếng người mua buôn…
Chợ nổi và văn hóa sông nước – Ảnh: sưu tầm
Hoàng hôn rủ bóng dưới bức tranh Châu Đốc – Ảnh: sưu tầm
Vùng sông nước mênh mông – Ảnh : sưu tầm
Với sự phát triền ngày một lớn mạnh của đất nước thì những hình ảnh “thôn quê” ấy có thể sẽ chỉ còn là một phần kí ức với ông, với cha ta. Nhưng quên sao được những cây cầu bắc ngang qua sông, những cánh đồng lúa bạt ngàn xa tít mù tắp, những con đường vắng vẻ ngập trong ánh nắng khi thì le lói khi thì chói chang rực rỡ ấy… Bởi hình ảnh những làng quê ở Việt Nam từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn mỗi người con đất Việt, nó còn đi sâu vào trong từng lời ca, câu thơ. Ắt hẳn, theo một cách nào đó, nó sẽ vẫn còn vẹn nguyên và sống mãi trong trái tim mỗi người con đất Việt.
Đăng bởi: Hồn Của Đá
Từ khoá: Còn không những làng quê Việt Nam thơ mộng tựa miền cổ tích?
Top 7 Các Loại Cây Thuốc Nam Quý Có Tác Dụng Chữa Bệnh Ở Việt Nam
Cà gai leo còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù,…có tên khoa học là Solanum procumbens. Cà gai leo có tác dụng ổn định, tăng cường chức năng gan. Rễ cây có chứa ancaloit, glycoancaloit,… giúp ngăn chặn quá trình xơ gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan.
Bạn có thể dùng cà gai leo sắc nước uống hằng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cà gai leo.
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, còn có tên gọi khác là thất diệp đảm, ngũ diệp sâm,…
Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến. Bên cạnh đó, nó còn giúp ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn, giúp bệnh nhân sau phẫu thuật nhanh phục hồi. Nó còn có tác dụng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và tăng hệ miễn dịch của cơ thể.
Cây đan sâm hay còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn,… có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge. Đan sâm phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới.
Đan sâm có khả năng làm giãn động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Nó còn được dùng để chữa phong thấp khớp sưng tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.
Hà thủ ô có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc bổ, giúp điều trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc. Trong hà thủ ô đỏ có chứa lecithin, có tác dụng bổ tim, giúp cải thiện chuyển hóa chung, anthraglycosid trong hà thủ ô đỏ giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng.
Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas, có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu bổ gan thận. Hà thủ ô trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hoạt động của hệ đường ruột, giúp lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cân.
Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
Sâm cau hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, thần kinh suy nhược, giúp bạn tăng cường chức năng sinh lý của nam và nữ giới. Nó còn giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sức khỏe.
Cây mật gấu còn gọi là hoàng liên ô rô, mã hồ. Cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.
Bên cạnh đó, nó còn giúp mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu. Khi dùng lâu dài, nó còn giúp chữa bệnh béo phì và bệnh gút.
Cây ráy gai có tên khoa học là Lasia spinosa, còn có tên khác là sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt,… Ở Việt Nam, ráy gai phân bố ở khắp các vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
Ráy gai dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan. Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.
Chọn mua mật ong nguyên chất tại chúng tôi để trị ho:
Vừng: Vị Thuốc Chữa Bệnh Quý Cho Người Nghèo
Vừng có tên khoa học Sesamum orientale L., thuộc họ Vừng (Pedaliaceae).
Còn gọi là Mè, Du tử miêu, Cự thắng tử, Chi ma, Bắc chi ma, Hồ ma.
Đây là loại cỏ nhỏ, thân nhiều lông, cao chừng 0,6m, sống hằng năm. Lá mọc đối, đơn, không có lá kèm, nguyên, có cuống.
Hoa trắng mọc đơn độc ở kẽ lá, lưỡng tính, không đều, có cuống ngắn. Đài hơi hợp ở gốc. Tràng hình ống loe ra thành hai môi. Môi dưới gồm 3 thùy, môi trên 2 thùy, 4 nhị, 2 to, 2 nhỏ, 2 lá noãn. Đầu nhụy có 2 núm, bầu có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô chứa một dãy dọc nhiều noãn.
Quả nang dài, 4 ô mở thành 4 mảnh. Nhiều hạt nhỏ màu vàng hay nâu đen. Lá mầm chứa nhiều dầu.
Vừng được trồng khắp nơi trong nước để lấy hạt và xuất cảng. Vào các tháng 7, 8, 9, người ta cắt toàn cây về phơi khô đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất.
Vừng đen hay vàng đều dùng làm thuốc được, nhưng thường chỉ hay dùng Vừng đen làm thuốc. Còn dầu thì ép từ Vừng đen hay vàng đều dùng được.
Hạt chứa 40 – 55% dầu, 5 – 6% nước, 20 – 22% chất protein, 5% trong đó có: 1,7mg đồng, 1% canxi oxalate, 6,3 – 8,8% chất không có nito, pentozan, lexitin, phytin, cholin.
Dầu Vừng chứa khoảng 12 – 16% acid đặc (7,7% acid panmitic; 4,6% acid stearic; 0,4% acid arachidic), 75 – 80% acid lỏng (trong đó có 48% acid oleic; 30% acid linoleic và 0,04% acid lignoxeric).
Trong dầu Vừng, Villelavecchia và Fabris còn phân tích được chất sesamin C20H18O6 với tỉ lệ chừng 0,25 – 1%. Ngoài ra còn khoảng 0,1% chất sesamol, một phenol có công thức C7H6O3.
Vừng vị ngọt, tính bình, không độc, quy kinh phế, tỳ, can, thận, có tác dụng ích can, bổ thận, bổ huyết, nhuận táo. Đây là thuốc tư dưỡng cường tráng, chủ trị thương phòng, hư nhược, bổ ngũ tạng, ích khí lực, đầy tuỷ não, bền gân cốt. Thuốc thường dùng cho người già hoặc trẻ em hay bệnh lâu ngày. Ngoài ra, người ta thường dùng nấu với muối chì và các vị thuốc khác làm thuốc cao dán nhọt. Vừng là vị thuốc bổ âm mạnh.
Lá có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng ích khí, bổ não tuỷ, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.
Hoa Vừng ngâm vào nước đắp lên mắt làm mát mắt, dịu đau.
Nước sắc lá và rễ Vừng dùng làm thuốc mọc tóc và giữ cho tóc được đen lâu.
Dầu Mè còn gọi là Ma du, có tính lương huyết, trị ghẻ. Dùng nấu cao chữa ghẻ lở ngoài da làm mau lành vết thương.
Liều: ngày uống 10 – 25ml làm thuốc bổ, muốn nhuận và tẩy, tăng liều lên tới 40 – 60g.
Vừng đen: ngày có thể dùng 12 – 25g dưới dạng thuốc viên, thuốc bột hay thuốc cao.
Chống chỉ định: tiêu lỏng không dùng.
5.1. Tăng huyết ápVừng đen, Hà thủ ô, Ngưu tất, các vị bằng nhau tán nhỏ, dùng mật vo thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10g.
5.2. Lợi sữaVừng đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hằng ngày.
5.3. Ghẻ chốc ngứa daHạt Mè 10g; Đương quy 6g; Thổ bối mẫu 4,5g; Liên kiều 4,5g. Rễ Thược dược thứ đỏ, củ Kim cương, Hà thủ ô, hoa Dây mối đều 10g. Mộc thông, Cam thảo 3g. Sắc uống.
5.4. Đại trường táo tiện không thôngHạt Mè, Bạch truật mỗi thứ 10g, tán bột uống.
5.5. Trẻ con đi cầu nhầy máu lỵDùng dầu Vừng 5g hay 10g tuỳ theo tuổi hoà với mật ong cho uống.
5.6. Người già gầy, suy nhượcMè đen (10 – 100g), Đậu đen (10-20g), lá Dâu (10 – 20g), Cốc nha (10 – 50g), sắc uống. Cân nhắc làm hoàn mật uống lâu dài.
5.7. Bỏng nước sôi nhẹMè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu Mè lên vết bỏng.
5.8. Cháo vừngVừng đen 6g sao thơm để riêng, gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho Vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ăn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Sen Nhật Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam?
1 Yên, 1 Sen hay 1 Man Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam là câu hỏi, băn khoăn của rất nhiều người dự định du lịch, du học hay xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Giới thiệu về đơn vị tiền tệ Nhật Bản
Yên Nhật chính là đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản. Đây là loại tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối sau đồng USD và đồng Euro.
Tên tiếng Anh là: JAPANESE YEN.
Viết tắt là JPY.
Ký hiệu: ¥
Đồng tiền Yên có 2 hình thức: Tiền kim loại và tiền giấy.
Tiền Kim Loại bao gồm: Đồng 1 Yên, đồng 5 Yên, đồng 10 Yên, đồng 50 Yên, đồng 100 Yên và đồng 500 Yên.
6 mệnh giá đồng Yên bằng tiền kim loại
Tiền Giấy: Gồm tờ 1000 Yên, tờ 2000 Yên, tờ 5000 Yên và tờ 10000 Yên.
Ba tờ tiền giấy 10000¥, 5000¥ và 1000¥
Cũng giống như các loại đồng tiền khác trên thế giới. Giá Yên Nhật hay Man Nhật cũng sẽ có biến động tăng hay giảm phụ thuộc vào nền kinh tế Nhật Bản và thế giới. Vì thế việc thường xuyên cập nhật tình hình tỷ giá đồng Yên tại Ngân hàng Việt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các giao dịch tài chính.
Man Nhật là tiền gì? Bằng bao nhiêu Yên?
Yên Nhật là đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật, vậy tại sao lại có Lá, Sen, Man Nhật? Thực tế, các thuật ngữ này xuất phát từ cách gọi của các bạn thực tập sinh, du học sinh Nhật Bản.
Về mặt giá trị Sen và Man (Lá) có giá trị cao hơn Yên. Cách quy đổi tỷ giá 1 Man Nhật (1 Lá) ra Yên Nhật hay Sen Nhật cũng như quy đổi ra tiền Việt rất đơn giản, cụ thể như sau:
1 Sen Nhật = 1.000 Yên Nhật
1 Man Nhật = 10.000 Yên Nhật
1 Man Nhật = 10 Sen Nhật
1 Lá = 1 Man = 10 Sen = 10.000 Yên Nhật
Man Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
Hiện nay, theo tỷ giá mua vào mới nhất được tham khảo từ Sở giao dịch NHNN ngày 07/07/2023 thì:
1 Yên (JPY) = 164,00 Đồng (VND)
Như vậy, chúng ta có thể tính được giá Man và giá Sen Nhật như sau:
1 Sen Nhật = 1000 Yên Nhật = 163.998,78 VND
2 Sen Nhật = 327.997,57 VND
1 Man Nhật = 1.639.987,85 VND
5 Man Nhật = 8.199.939,25 VND
10 Man Nhật = 16.399.878,49 VND
20 Man Nhật = 32.799.756,98 VND
50 Man Nhật = 81.999.392,45 VND
100 Man Nhật = 163.998.784,90 VND
Lưu ý: Số tiền quy đổi trên có thể thay đổi liên tục theo ngày dựa theo biến động tỷ giá đồng Yên.
1 Man bằng 10.000 Yên Nhật
Giá Man tại các ngân hàng hiện nay
Dựa trên Tỷ giá Yên Nhật được công bố rộng rãi trên website các ngân hàng và cách quy đổi 1 Man = 10000 Yên Nhật. Ngân hàng Việt xin đưa ra bảng tỷ giá tham khảo đối tiền Man Nhật như sau:
Ngân hàngMua tiền mặtMua chuyển khoảnBán tiền mặtBán chuyển khoảnABBank158,86159,50168,30168,81ACB163,13163,95168,15168,15Agribank161,52161,67168,15Bảo Việt159,52169,32BIDV160,07161,03168,60CBBank160,66161,46166,48Đông Á159,30162,50166,40165,90Eximbank164,12164,61168,59GPBank162,34HDBank161,86162,53166,16Hong Leong159,78161,48166,55HSBC159,76160,91166,81166,81Indovina160,26162,08165,66Kiên Long170,57172,27177,99Liên Việt159,69160,49171,07MSB161,53159,57167,22168,52MB158,80160,80168,93169,43Nam Á159,17162,17165,71NCB160,60161,80166,70167,50OCB160,59162,09166,67166,17OceanBank159,69160,49171,07PGBank161,25166,68PublicBank159,00161,00170,00170,00PVcomBank161,38159,77169,04169,04Sacombank161,93162,43167,48166,98Saigonbank161,18161,99167,54SCB159,80160,90169,30168,30SeABank158,92160,82168,42167,92SHB159,89160,89166,39Techcombank157,23160,38169,46TPB157,91161,33168,81UOB158,81160,45167,16VIB160,50161,96166,23165,73VietABank160,48162,18165,33VietBank161,92162,41166,33VietCapitalBank160,21161,83171,01Vietcombank159,72161,33169,09VietinBank160,62160,62168,57VPBank159,69160,69167,20VRB160,07161,03168,60Đơn vị tính: 10000 Đồng/1 Man
Nắm rõ tỷ giá đồng Yên Nhật giúp bạn chủ động trong các giao dịch tài chính.
Đổi tiền Nhật ở đâu uy tín?
Đổi tiền Việt sang tiền Nhật
Để đổi tiền Việt sang Yên Nhật hay Man Nhật, bạn nên đến đổi tiền trực tiếp tại các ngân hàng sẽ đảm bảo uy tín nhất. Bạn hãy theo dõi kỹ bảng tỷ giá ở trên để so sánh tỷ giá mua vào bán ra của các ngân hàng để lựa chọn giá tốt nhất.
Đổi tiền Nhật sang tiền Việt
Mặc dù khách hàng rất dễ để mua tiền Nhật. Tuy nhiên việc đổi tiền Nhật sang tiền Việt lại rắc rối hơn một chút, nhất là với giao dịch lớn. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn xác nhận có đi sang Nhật hay không, thông qua: Vé máy bay, giấy báo nhập học của các trường bên Nhật đối với du học sinh, hợp đồng xuất khẩu lao động… lúc này khách hàng mới được giao dịch với số lượng lớn. Còn nếu muốn đổi ngay tại Nhật thì khách hàng chỉ cần mang hộ chiếu là đủ.
Hỏi đáp khi quy đổi tiền Man Nhật
Mua tiền Man Nhật ngân hàng nào giá thấp nhất?
Theo Tỷ giá đồng Yên Nhật mới nhất, Đông Á Bank là ngân hàng bán ra đồng Yên giá thấp nhất trong các ngân hàng. Cụ thể, 1 Yên giá 168đ, tương đương 1.680.000đ/1Man.
Bán tiền Man Nhật ngân hàng nào giá cao nhất?
Khi bạn cần bán Man, bạn nên quan tâm ngân hàng nào mua vào giá cao nhất. Hiện tại mua tiền mặt, ngân hàng có giá cao nhất là VietBank với giá 1.682.200đ/Man. Còn mua chuyển khoản, ngân hàng SCB có giá mua cao nhất ở mức 1.720.000đ/Man.
Đổi tiền Man ở tiệm vàng có bị phạt không?
Hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Các đại lý thu đổi ngoại tệ hợp phát thường có bảng ghi rõ là đại lý thu đổi ngoại tệ và tên ngân hàng ủy nhiệm. Bạn nên kiểm tra kỹ trước khi giao dịch.
Như vậy, Ngân hàng Việt đã thông tin đầy đủ đến bạn đọc về tỷ giá quy đổi 1 Sen Nhật và 1 Man Nhật sang tiền Việt Nam. Mong rằng bài viết sẽ có ích đối với bạn.
4.5/5 – (17 bình chọn)
Khám Phá ‘Grand Canyon Của Việt Nam’: Núi Cao Cát Đảo Phú Quý
Núi Cao Cát đảo Phú Quý nổi tiếng với những vách đá uy nghi, sừng sững được ví von như ‘Grand Canyon của Việt Nam’ chắc chắn sẽ mang đến gợi ý du lịch Bình Thuận mới mẻ dành cho du khách.
Nếu bạn và người thân là người yêu mến khám phá các địa danh gắn liền với thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng tại mảnh đất Bình Thuận thì nhất định đừng bỏ lỡ tọa độ núi Cao Cát đảo Phú Quý để có cho mình nhiều trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn cũng như thoải mái tận hưởng bầu không khí biển đảo trong lành, an yên.
Núi Cao Cát đảo Phú Quý – Điểm đến “độc – lạ” cho những tâm hồn đam mê khám pháNếu bạn là người yêu mến khám phá các địa danh gắn liền với thiên nhiên thì đừng bỏ lỡ núi Cao Cát đảo Phú Quý. Ảnh: cher_pm
Núi Cao Cát nằm trên địa phận đảo Phú Quý hay còn được biết đến với những cái tên như cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ, là một hòn đảo nhỏ trực thuộc tỉnh Bình Thuận và nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km. Ngọn núi ấn tượng này sở hữu độ cao khoảng 106m so với mực nước biển và trên đỉnh núi là nơi ngôi chùa cổ Linh Sơn tọa lạc, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm tham quan du lịch mới mẻ đến với du khách thập phương.
Núi Cao Cát là địa điểm du lịch lý tưởng dành cho các vị khách yêu mến trải nghiệm khám phá thiên nhiên. Ảnh: cuongkhiiNgọn núi ấn tượng này sở hữu độ cao khoảng 106m so với mực nước biển và trên đỉnh núi là nơi ngôi chùa cổ Linh Sơn tọa lạc. Ảnh: changamy0520
Địa điểm du lịch Bình Thuận này được nhiều du khách ví von như ‘Grand Canyon của Việt Nam’ nhờ sở hữu những vách núi đá uy nghi, sừng sững vô cùng ấn tượng được bao bọc bởi thảm thực vật xanh và vẫn giữ nguyên vẹn được nét đẹp nguyên sơ vốn có do chưa chịu quá nhiều tác động của các dịch vụ du lịch hiện đại. Đến với núi Cao Cát đảo Phú Quý, bạn và người thân sẽ có cơ hội trải nghiệm ngắm cảnh từ trên cao, hòa mình vào không gian thiên nhiên thanh bình cũng như thoải mái check-in với những vách núi độc – lạ vô cùng hấp dẫn.
Phương tiện di chuyển đến đảo Phú QuýĐể đến được núi Cao Cát đảo Phú Quý, du khách có thể xuất phát từ Hà Nội với nhiều phương tiện khác nhau như máy bay, tàu hỏa, xe giường nằm…hoặc xuất phát từ Sài Gòn với nhiều lựa chọn phương tiện thuận lợi hơn như tàu hỏa, xe giường nằm, xe máy…
Cách duy nhất di chuyển ra đảo Phú Quý là đến cảng Phan Thiết để bắt tàu. Ảnh: maiphuong.pyyy_
Từ Phan Thiết, du khách chỉ có một cách duy nhất di chuyển ra đảo Phú Quý là đến cảng Phan Thiết để bắt tàu với các lựa chọn bao gồm 4 tàu thường, 1 tàu trung tốc và 1 tàu cao tốc đi đảo. Trong đó, với tàu thường, bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng cho mỗi chiều đi và với tàu cao tốc thời gian được rút ngắn chỉ còn khoảng 3 tiếng.
Du khách di chuyển đến núi Cao Cát có thể lựa chọn xe máy để tự do trong quá trình khám phá và giá thuê xe máy trên đảo dao động từ 100.000 – 120.000 VND/ngày tùy vào loại xe.
Trải nghiệm các hoạt động du lịch hấp dẫn tại núi Cao Cát đảo Phú Quý Chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên từ trên caoDu khách đến với núi Cao Cát đảo Phú Quý chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội trekking lên đỉnh núi và chọn cho mình một vị trí tại các vách đá uy nghi để phóng tầm mắt ra xa và chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng tại mảnh đất Bình Thuận.
Du khách đến với núi Cao Cát đảo Phú Quý chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội trekking lên đỉnh núi. Ảnh: manhtienkhoi_
Từ đỉnh núi Cao Cát, du khách có thể quan sát được khung cảnh non nước hữu tình say đắm lòng người với những ngọn núi uy nghi, hùng vĩ được bao bọc bởi các cánh rừng xanh bạt ngàn, xa xa là đại dương trong lành, bao la cùng khu vực cảng Phú Quý nhộn nhịp khiến bất cứ ai chiêm ngưỡng cũng phải trầm trồ, choáng ngợp và cảm nhận được bầu không khí thanh bình, an yên nơi biển đảo xinh đẹp.
Lựa chọn một vị trí tại các vách đá uy nghi và phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng. Ảnh: h.btram
Đặc biệt, trên đỉnh núi là vị trí mà ngôi chùa cổ Linh Sơn tọa lạc nên du khách nhất định không nên bỏ lỡ tọa độ du lịch tôn giáo trên để có cơ hội tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc độc đáo và hòa mình vào không khí thanh tịnh mà nơi đây sở hữu.
Check-in với những vách núi uy nghiNhững vách đá uy nghi, sừng sững là điểm nhấn độc đáo mà núi Cao Cát sở hữu. Ảnh: linh.do503
Không phải tự nhiên mà núi Cao Cát đảo Phú Quý là được mệnh danh là ‘Grand Canyon của Việt Nam’ vì địa danh này sở hữu rất nhiều các vách đá sừng sững với dáng hình độc đáo đầy thu hút do trải qua tác động xói mòn của tự nhiên, hứa hẹn mang đến vô vàn background sống ảo mới mẻ, hấp dẫn dành cho các tín đồ đam mê “chụp choẹt”.
‘Grand Canyon của Việt Nam’ nổi tiếng với các vách đá sở hữu dáng hình độc đáo do trải qua tác động xói mòn của tự nhiên. Ảnh: tl_doris2811Không thiếu background sống ảo mới mẻ, hấp dẫn dành cho các tín đồ đam mê “chụp choẹt”. Ảnh: linh.do503
Ngoài ra, góc view đắt giá bắt trọng được toàn cảnh thiên nhiên núi rừng – biển cả từ trên cao cũng là một gợi ý lý tưởng để bạn cùng người thân tham khảo cho bộ ảnh du lịch Bình Thuận hấp dẫn.
Khám phá các địa điểm du lịch khác tại đảo Phú QuýGóc view đắt giá bắt trọn được toàn cảnh thiên nhiên núi rừng – biển cả từ trên cao. Ảnh: linh.do503Trải nghiệm tìm kiếm những góc sống ảo hấp dẫn và tận hưởng bầu không khí thanh bình tại núi Cao Cát. Ảnh: vhphuonglinh
Bên cạnh núi Cao Cát, đảo Phú Quý còn sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác được nhiều du khách săn đón cho hành trình vi vu của mình như bãi Triều Dương hay bãi Nhỏ – gành Hang là các tọa độ sở hữu nhiều bãi tắm đẹp, chùa Linh Quang với tuổi đời hơn 250 năm, Vạn An Thạnh – nơi lưu giữ gần 100 bộ xương cốt gồm cá voi, rùa da và được xem như một bảo tàng hải dương học với những bộ sưu tập ấn tượng về cá voi, ngọn hải đăng tại núi Cấm – nơi chiêm ngưỡng toàn cảnh đảo từ trên cao và khu “phong điện” khổng lồ với 3 chiếc quạt gió với mỗi cột có chiều cao khoảng 60m.
Đảo Phú Quý còn sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác được nhiều du khách săn đón. Ảnh: nkimtoxic
Các địa điểm du lịch ấn tượng trên đều hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm tham quan, khám phá mới mẻ, thú vị đến với du khách cũng như tạo điều kiện để các tín đồ đam mê sống ảo có thể thoải mái “tác nghiệp” cho bộ ảnh của mình.
Ghé thăm và trải nghiệm tham gia các hoạt động ngoài trời hấp dẫn gắn liền với thiên nhiên tại miền biển đảo. Ảnh: robertdat_258
Du khách nếu mong muốn khám phá địa danh gắn liền với thiên nhiên biển đảo thì nhất định đừng quên note lại tọa độ núi Cao Cát đảo Phú Quý để chuyến du lịch có thêm nhiều trải nghiệm hay hoạt động trải nghiệm mới mẻ và lôi cuốn.
Đỗ Hằng
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Đăng bởi: Đức Hoàng Nguyễn
Từ khoá: Khám phá ‘Grand Canyon của Việt Nam’: Núi Cao Cát đảo Phú Quý
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngó Sen: Vị Thuốc Quý Của Làng Quê Việt Nam trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!