Bạn đang xem bài viết Làng Vua Lửa Plei Ơi Và Huyền Tích Gươm Báu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở Việt Nam, duy chỉ có miền đất Tây Nguyên đến cuối thế kỷ XX vẫn tồn tại ông vua bằng xương bằng thịt. Dẫu không ngai vàng, quân lính, không có pháp trị mà chỉ mang tính chất thần quyền nhưng sự chi phối của vua lửa trong đời sống tâm linh vẫn rất lớn.
Khu di tích vua lửa.
Ông Trịnh Thiết, Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ cho biết tháng 4 vừa rồi, làng Ơi (Plei Ơi) thuộc xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội cầu mưa của Yang Pơtao Apui (vua lửa). Trước đó Plei Ơi, ngôi làng các vua lửa sinh sống cũng đã được Bộ VH-TT công nhận là di tích lịch sử – văn hóa.
Anh Rơmah Thuyn, Phó Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ, hiện sinh sống ở làng Ơi, cho biết, gần đây UBND huyện Phú Thiện đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất và tôn tạo quần thể di tích. Lễ cầu mưa vang bóng một thời lại được tái hiện ở Plei Ơi.
Huyền tích gươm báu
Truyền thuyết về thanh gươm, theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, xưa kia anh em T’dia và T’diêng rèn từ một hòn đá ở núi Hàm Rồng, một miệng núi lửa khổng lồ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) về phía nam khoảng 10 cây số. Khi rèn xong, thanh gươm bằng đồng cứ đỏ rực, nhúng vào ghè ghè cạn, nhúng xuống suối suối khô, nhúng xuống sông sông hết nước… cuối cùng phải nhúng bằng máu các nô lệ thì thanh gươm mới nguội.
TS Nguyễn Thị Kim Vân, Giám đốc Bảo tàng Gia Lai, cho rằng, các tộc người ở Tây Nguyên từng là nạn nhân của những cuộc xung đột triền miên giữa Lâm Ấp và Phù Nam, Chiêm Thành và Chân Lạp nên phải lùi sâu vào những vùng núi cao, hẻo lánh, cách biệt với thế giới bên ngoài. Cũng vì vậy mà họ biết đến nghề rèn khá muộn. Đến khi những công cụ rèn đầu tiên xuất hiện với nhiều tính năng ưu việt so với trình độ săn bắt hái lượm, phát đốt chọc tỉa lúc bấy giờ, thanh gươm được gán cho yếu tố thần linh.
Trong đời sống của người Tây Nguyên thuở sơ khai khi con người hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên, lửa là yếu tố quan trọng nhất và vai trò chính của vua lửa là dùng “gươm thần” để cầu mưa, cũng là một thứ thiết yếu đối với loài người. Bởi thế họ cho rằng “gươm thần” mang sức mạnh huyền bí và bất khả xâm phạm. Một khi gươm đã được “phong thần” thì phải tìm người xứng đáng để giữ gươm bởi theo người Jrai ai sở hữu linh vật này có thể nói chuyện, truyền đạt ý nguyện của dân làng với thần linh và ngược lại. Vì thế những người giữ gươm cũng được thần thánh hóa, gọi là Pơtao Apui (vua lửa).
Cổng làng vua lửa
Thanh gươm được cất giấu rất kỹ ở một nơi đặc biệt mà ngoại trừ vua lửa và phụ tá, không ai được đặt chân đến, kể cả một số người có trách nhiệm của huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Đó là đỉnh núi Chư Tao Yang cao 209m, nổi bật giữa đồng lúa mênh mông, xanh mướt. Trên đỉnh núi có một hang đá được tạo bởi 3 viên đá xếp chồng lên nhau. Dưới khe đá là cửa hang nhỏ hẹp chỉ một người chui lọt. Và để đến được nơi giấu gươm còn phải chui qua hai ngách hang nữa.
“Nơi ấy có thể giữ sự thanh tịnh, uy nghiêm cho gươm, tránh xa những xô bồ chốn trần tục. Người xưa truyền lại rằng nếu ai dám xâm nhập ngọn núi thiêng này sẽ bị phát điên hoặc có tai họa khác giáng xuống đầu”, ông Rơ Lan Hieo, phụ tá của 2 đời vua lửa cuối cùng kể. Anh Rơmah Thuyn cũng cho biết từ nhỏ đã nghe người già trong làng nói rằng trên núi có đặt thanh gươm quý của Pơtao Apui. Không ai dám leo lên núi vì sợ Yàng (trời) quở trách. Đám trẻ chăn bò nổi tiếng cứng đầu, nghịch ngợm nhưng cũng không bao giờ dám để bò lên núi gặm cỏ. “Vì Chư Tao Yang đã ăn sâu vào tiềm thức người dân như là vùng cấm địa nên lâu nay cây cối trên núi mới xanh tươi, rậm rạp thế này”, Chủ tịch xã Ayun Hạ Trịnh Thiết nói.
Nổi tiếng khắp Đông Dương
Theo TS Vân, vua lửa được đánh giá là có uy tín, ảnh hưởng về mặt thần quyền cả một khu vực rộng lớn. Hầu hết các dân tộc ở Tây Nguyên, Lào và Campuchia đều biết đến Pơtao Apui. Một số tài liệu nghiên cứu khác ghi nhận, dưới thời nhà Nguyễn, mỗi khi hay tin có vua lửa mới, các quan ở Phú Yên (tiếp giáp Gia Lai) đều cử người lên thăm và tặng một số vật phẩm. Đáp lại, vua lửa cũng gửi tặng những vật phẩm của núi rừng như ngà voi, sáp ong.
Núi Chư Tao Yang, nơi cất giấu “gươm thần”
Mỗi khi có dịch bệnh, mất mùa đói kém…, không chỉ đồng bào Jrai và Ba Na ở Gia Lai mà cả các tỉnh lân cận như Phú Yên, Đắk Lắk cũng tìm đến Plei Ơi để rước vua lửa về cúng Yàng giải hạn. Họ tin rằng nhờ có sức mạnh của vị thần ẩn trong thanh gươm mà các Pơtao Apui có nhiều khả năng đặc biệt, quan trọng nhất là chuyển hạn thành mưa. Tương truyền nhiều lần các vua lửa đã hô mưa gọi gió giúp dân làng thoát khỏi hạn hán khốc liệt. “Thực tế thì các Pơtao Apui rất giàu kinh nghiệm sống, am hiểu thiên nhiên và có khả năng thiên bẩm dự đoán thời tiết”, TS Vân đúc kết.
“Mặc dù có thế lực và rất được tôn sùng nhưng vua lửa cũng chỉ lấy một vợ và sinh sống như người bình thường. Hàng ngày vua cùng với các phụ tá như chúng tôi phải đi rẫy, săn thú, hái rau rừng để sống”, Rơ Lan Hieo hồi tưởng. Khuôn mặt người phụ tá của vua trông gầy gò khắc khổ, da nhăn nheo, mái tóc bạc gần hết, đôi tay chai sần với nhiều vết sứt sẹo sau bao năm đánh vật với cái cuốc, cái cày…
Già Rơ Lan Hieo kể rằng, nhiều vị vua lửa tiếp nối nhau sinh sống ở Plei Ơi để gìn giữ thanh gươm thần cất giấu trên núi Chư Tao Yang. Theo tài liệu của Sở VH-TT tỉnh Gia Lai, cũng vì sự hiện diện của thanh gươm trên núi mà toàn bộ các nóc nhà ở làng Ơi đều quay lưng về hướng Bắc, mặt xoay ra hướng Nam, trái ngược với những ngôi làng khác của người Jrai. Bởi người làng Ơi quan niệm rằng làm nhà theo hướng núi, nơi cất giấu gươm thần thì sức mạnh của nó sẽ làm cho dân làng đau ốm.
Vua lửa Siu Luynh khi còn sống
Vị vua lửa thứ 14 Siu Luynh mất vào năm 1999 và từ đó đến nay vị trí này vẫn để ngỏ. Theo quy định chỉ những người mang họ Siu mới được nối ngôi, trong khi con cái của ông đều theo họ mẹ. Như vậy em ruột hoặc một người nào đó mang họ Siu có thể kế tục “vương vị” này nhưng chẳng ai chịu “ứng cử”. Một số người trong dòng họ Siu tâm sự, mười mấy năm nay nhà nước đã xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ để tưới mát cho vùng đất này; con mương lớn của làng Ơi lúc nào cũng ăm ắp nước nên chẳng cần phải cúng kiếng cầu mưa nữa, do đó mà uy lực của vua lửa cũng không còn nhiều, trong khi đã làm vua thì phải kiêng khem nhiều lắm.
“Pơtao Apui không được ăn các loại thịt ếch, nhái, bò, chó”, Rơmah Thuyn cho biết. “Tại sao phải kiêng?”, tôi hỏi. “Mình không rõ lắm, chỉ nghe ông bà bảo rằng nếu không thể kiêng cữ trong việc ăn uống sẽ làm ô uế thanh gươm. Có lẽ do bò cày ruộng, ăn nó thì không có ai cày, còn ếch, nhái báo tin sắp có mưa”, Rơmah Thuyn trả lời. Ông Rơ Lan Hieo cũng khẳng định các vua phải kiêng khem nghiêm ngặt lắm vì sợ bị Yàng trách phạt, nguy hiểm tới tính mạng.
Lo ngại rằng lễ hội cầu mưa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Jrai bị mai một nên thời gian gần đây chính quyền địa phương và ngành văn hóa đã cho phục dựng. Già Rơ Lan Hieo được mời điều hành lễ cúng bởi ông là người duy nhất biết điều khiển “gươm thần”, khấn vái thần linh để cầu xin những điều tốt lành cho dân làng. “Gươm thần” cũng đã được chuyển vào nhà để gươm trong khu di tích dưới chân núi.
Một số nhà dân tộc học nhận định huyền tích lừng lẫy nhất Tây Nguyên chính là câu chuyện về “gươm thần” của Pơtao Apui. Nhiều thế kỷ qua, các vị vua lửa vẫn tồn tại trong lòng người Jrai cùng niềm tin về sự linh thiêng của thanh gươm được giấu kín như một báu vật để giữ cho cuộc sống được bình yên, không xảy ra thiên tai địch họa.
Theo Kim Anh (Tiền phong)
Đăng bởi: Nhất Lê
Từ khoá: Làng vua lửa Plei Ơi và huyền tích gươm báu
Khám Phá Vẻ Đẹp Huyền Bí Của “Báu Vật” Ngũ Hành Sơn
Quần thể Ngũ Hành Sơn gây ấn tượng cho du khách bởi hệ thống hang động tuyệt đẹp có giá trị về cảnh quan lẫn văn hóa, lịch sử. Một trong số đó chính là động Tàng Chơn.
Động Tàng Chơn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tác phẩm điêu khắc về văn hóa Chăm Pa đặc sắc, đồng thời chứa đựng những chứng tích lịch sử hết sức quý giá của mảnh đất Đà Nẵng. Nên nếu có dịp du lịch Đà Nẵng du khách hãy dành chút thời gian tham quan và khám phá những nét đặc sắc của động.
1. Động Tàng Chơn ở đâu?Động Tàng Chơn nằm ngay sau chùa Linh Ứng thuộc ngọn Thuỷ Sơn (quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn). Từ thế kỷ XII người Chăm đã sinh sống tại quần thể này và dùng nơi đây để thờ tự thần linh. Đến thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), sau khi người Chăm rút về Phan Rang, động lại được những người Việt định cư trong vùng tái phát hiện và thờ Phật.
Tên gọi động Tàng Chơn tại Đà Nẵng có ý nghĩa rất đặc biệt. “Tàng” tức là kho tàng, “Chơn” tức là chân lý, một phần của “Chân-Thiện-Mỹ”. Vua Minh Mạng đã đặt tên như vậy ý chỉ “nơi chứa kho báu”,có tiền cũng không mua được kho tàng bên trong.
2. Cách di chuyển tới động Tàng Chơn Ngũ Hành Sơn Đà NẵngQuần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ khoảng 11km, lộ trình rất dễ đi:
Di chuyển bằng xe máy/ô tô: Từ cầu Rồng du khách di chuyển về hướng bờ Đông sông Hàn, rẽ vào đường sông Ngô Quyền (Quốc lộ 14B) và tiếp tục chạy theo hướng Nam. Khi tới vòng xoay cầu Trần Thị Lý cứ đi thẳng vào đường Ngũ Hành Sơn, đến đường Lê Văn Hiến là sẽ tới được khu danh thắng;
Di chuyển bằng xe bus: Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng xe bus vì lộ trình dễ đi, chi phí rẻ lại an toàn. Chỉ cần bắt chuyến xe bus Đà Nẵng – Hội An (30 phút/chuyến) với giá vé chỉ khoảng 15.000 VNĐ/người.
3. Khám phá động Tàng Chơn ở Đà Nẵng – bảo vật quý dãy Ngũ Hành SơnĐộng Tàng Chơn được chia làm 5 hang động khác nhau: hang Tam Thanh, hang Thiên Long, hang Cham Pa, hang A Di Đà và hang Bàn Cờ Tiên. Đây được xem là những báu vật mà có tiền cũng không mua được:
Hang Tam Thanh: lối vào hang sáng sủa có 2 tượng Hộ Pháp dựng hai bên, nền lát gạch Chăm rải rác. Xưa kia đây là nơi thờ 3 vị thần bất tử của người Chăm là: Thượng Thanh, Ngọc Thanh và Thái Thanh. Ngày nay đã thay thế bằng pho tượng Phật Thích Ca nhập ngồi thiền và nhập Niết bàn bằng đá.
Hang Thiên Long: Bước vào cửa hang rộng rãi thoáng mát, du khách có thể cảm nhận được luồng gió mát rượi thổi vào. Làn gió này thổi vào từ nơi thông với hang Gió, Thiên Long Cốc khiến gió mát lùa vào các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.
Hang Chăm Pa (hang Chiêm Thành): là nơi thờ các vị thần với điêu khắc Chăm Pa đặc trưng. Bên trong còn thờ Linga và Yoni đề cao sự sinh sôi, nảy nở, phồn thực.
Hang Bàn Cờ Tiên: nơi đây có một phiến đá hình vuông gọi là Bàn cờ. Tương truyền kể rằng xưa kia các vị thần tiên thường xuống đây đánh cờ đàm đạo, bàn cờ này đánh bất phân thắng bại nên gọi là hang Bàn Cờ Tiên.
Không chỉ sở hữu hệ thống hang động hùng vĩ, giàu giá trị văn hóa – lịch sử, Đà Nẵng còn nhiều địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng khác như: cầu Vàng Đà Nẵng, bãi biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà,.. và thưởng thức hàng loạt món đặc sản Đà Nẵng “ngon lạc lối” như: bánh xèo, bún mắm nêm, hải sản Đà Nẵng,…
Để thỏa sức thăm thú và khám phá những điểm đến nổi bật ở thành phố du lịch sôi động này, bạn nên cân nhắc lưu trú tại một địa điểm có vị trí thuận lợi, dịch vụ tận tâm, chu đáo và nhiều tiện ích đa dạng.
Hệ thống khách sạn/resort Vinpearl tại Đà Nẵng gồm Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng, Vinpearl Luxury Đà Nẵng và Melia Vinpearl Danang Riverfront đều là những lựa chọn hoàn hảo cho du khách.
Đăng bởi: Cù Khắc Huy
Từ khoá: Động Tàng Chơn Đà Nẵng – Khám phá vẻ đẹp huyền bí của “báu vật” Ngũ Hành Sơn
Làng Nấm Đà Lạt – Ngôi Làng Cổ Tích Mang Nhiều Điều Thú Vị
Làng nấm Đà Lạt – Ngôi làng cổ tích mang nhiều điều thú vị
Làng nấm Đà Lạt là một khu du lịch canh nông vô cùng mới lạ, nơi đây trở thành nơi nghiên cứu, nuôi trồng, thử nghiệm nhiều giống nấm bản địa và ngoại nhập, phù hợp với khí hậu tự nhiên mát mẻ và trong lành quanh năm của Đà Lạt. Dưới sự chăm sóc theo hướng hữu cơ, làng nấm Đà Lạt đã cho ra đời những cây nấm giàu dinh dưỡng, hoạt chất, ngọt lành, được giới sành ăn đặc biệt yêu thích.
Làng nấm Đà Lạt được ví như khu vườn cổ tích, khi mọi thứ xung quanh đều nhỏ bé, xinh xắn với rất nhiều loại rau và nấm. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều mới lạ và thú vị mà khu làng đem lại, những trải nghiệm mà bạn khó có thể bắt gặp ở nơi nào khác.
Ảnh: FB Làng nấm Đà Lạt
Đến với làng nấm bạn như bước vào một thế giới mới, nơi bạn có thể trải nghiệm tham quan các trang trại nấm với quy mô đa dạng khác nhau. Trang trại nấm chính là nơi bạn được chiêm ngưỡng những loại nấm hữu cơ đẹp, ngon, giàu dinh dưỡng với nhiều loại kích cỡ và màu sắc khác nhau, ngoài nấm tươi, bạn còn được thưởng thức nhiều thành phẩm khác từ nấm như: snack nấm, nấm chiên giòn, nấm xào rất ngon.
Ảnh: Fb Làng Nấm Đà Lạt
Một góc của làng nấm Đà Lạt thơ mộng, yên bình. Ảnh: @toanla_alex.
Ảnh: FB Làng nấm Đà Lạt
Tận dụng được vẻ đẹp thiên nhiên trời phú, con người nơi đây đã khéo léo gây dựng nên nhiều khu du lịch thu hút khách thập phương tới tham quan đông đúc. Nổi bật là làng nấm Đà Lạt xuất hiện ở vùng ngoại thành trong không gian thoáng đãng với diện tích rộng lớn, thiết kế khoa học đẹp mắt và trồng rất nhiều loài nấm quý để mọi người tìm hiểu.
Ảnh: @dolphinsuperbaby
Bên cạnh đó, khi đến làng nấm bạn còn được tìm hiểu về các quy trình trồng trọt chuyên nghiệp, tham quan luôn cả vườn rau chuẩn vệ sinh và tươi mát. Trong trang trại cũng có khu trồng rau – toàn bộ đều là thực phẩm hữu cơ sạch tươi ngon cung cấp cho làng nấm, người dân trong vùng; là nơi để các bạn trẻ học tập, nghiên cứu về các loại nấm, các loại rau hoa hữu cơ, giun đất, cào cào, châu chấu, thỏ ăn cỏ,…
Ảnh: Fb Làng Nấm Đà Lạt
Không chỉ nghe giới thiệu về nấm mà mọi người còn được thử mùi vị của từng loại, tìm hiểu về quy trình sản xuất thực phẩm sạch và được hướng dẫn cách làm một số món ăn ngon từ nấm. Đặc biệt là du khách có thể đăng ký thưởng thức buffet nấm, súp nấm, chả giò nấm, xôi nấm, nấm xiên thịt nướng, lẩu bò nấm, tempura nấm…; uống trà nấm linh chi. Nấm ở đây được nuôi dưỡng bởi các nguồn dinh dưỡng tự nhiên nên chất lượng vượt trội hơn hẳn.
Địa chỉ: Làng nấm Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ thuộc đường Cam Ly, thôn Măng Lin, phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Giờ mở cửa: 7h30 đến 17h.
Giá vé: 80k/người.
Đăng bởi: Ngô Hoàng Lâm
Từ khoá: Làng nấm Đà Lạt – Ngôi làng cổ tích mang nhiều điều thú vị
Khám Phá Những Điều Thú Vị Tại 6 Vườn Quốc Gia Ở Kyushu: Món Quà Của Núi Lửa Và Những Khu Rừng Huyền Bí!
Những cảnh quan thiên nhiên được tuyển chọn! Vườn quốc gia ở Nhật Bản là gì?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những điểm nổi bật và cách để bạn tận hưởng 6 vườn quốc gia ở Kyushu. Qua đó, bạn sẽ hiểu được đặc trưng của từng khu vực và tham khảo cho hành trình khám phá Kyushu sắp tới của mình.
Vườn quốc gia Saikai (Nagasaki) – Công viên biển năng động với 400 hòn đảo! Diện tích: 24.646 ha. Lượng người tham quan hàng năm: khoảng 4,35 triệu ngườiĐây là một khu vườn quốc gia ven biển nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nagasaki, trải dài từ quần đảo Kujukushima ở Sasebo đến đảo Hiradojima và quần đảo Goto. Khu vườn này rất rộng lớn với 400 hòn đảo lớn nhỏ được chia thành hai khu vực là “Khu vực Hirado/ Kujukushima” trên đất liền và “Khu vực quần đảo Goto” trên biển. Đường bờ biển phức tạp theo kiểu cửa cắt khía ở Wakamatsu Seto với nhiều hòn đảo kết nối với nhau rất phức tạp. Nước biển xanh ngắt, vô số hòn đảo và cây cối xanh thẫm tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và cho bạn tận hưởng một thiên nhiên vô cùng năng động. Đặc biệt hơn, bạn có thể quan sát được khung cảnh tuyệt vời của đảo Kujukushima từ đài quan sát Ishidake – địa điểm quay bộ phim Hollywood “The Last Samurai”.
Vườn quốc gia Unzen Amakusa (Nagasaki, Kumamoto, Kagoshima): Trải nghiệm mô hình của tự nhiên và năng lượng của trái đất Diện tích: 28.279 ha. Lượng người tham quan hàng năm: khoảng 6,5 triệu ngườiVườn quốc gia Unzen là một trong những khu vườn đầu tiên được chỉ định là vườn quốc gia ở Nhật Bản. Sau đó, khu vực Amakusa được thêm vào để trở thành Vườn quốc gia Unzen-Amakusa như hiện nay. Vườn quốc gia này nằm ở phía Trung Tây của Kyushu, nằm giữa 3 tỉnh Nagasaki, Kumamoto và Kagoshima.
Khu vực Unzen hấp dẫn khách tham quan bởi cảnh quan núi lửa Unzen-dake, được tạo bởi hơn 20 ngọn núi như núi Fugen-dake, núi Myoken-dake,… Bạn có thể dễ dàng tận hưởng một chuyến đi tắm suối nóng trong ngày ở thị trấn Unzen Onsen trên sườn đồi. “Daikyokan (tiếng hét lớn)” – nơi bạn có thể nghe thấy âm thanh dữ dội của sự phun trào núi lửa là địa điểm du lịch nổi tiếng trên các trang mạng xã hội và chắc chắn bạn không thể không ghé qua nơi này khi đến Unzen Jigoku. Bạn có thể trải nghiệm sức nóng của jigoku (địa ngục) tại khu vực nghỉ chân “Unzen Jigoku Ashimushi”. Hiện tại, ở Unzen Onsen, những khu vực thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lây nhiễm Covid-19 sẽ được gắn biểu tượng “UNZEN Safety” để du khách có thể phân biệt và tìm một nơi an toàn cho bản thân mình.
Vườn quốc gia Aso Kuju (Oita, Kumamoto): Tận mắt chiêm ngưỡng miệng núi lửa hiếm có trên thế giới Diện tích: 72.678 ha. Lượng người tham quan hàng năm: khoảng 21,21 triệu ngườiNúi Aso có miệng núi lửa lớn nhất thế giới (khoảng 18km theo hướng Đông Tây và khoảng 25km theo hướng Bắc Nam) và dãy núi Kuju gồm các cụm núi lửa nằm ở phía Bắc là nơi sở hữu vườn quốc gia Aso Kuju nằm ở trung tâm Kyushu với đồng cỏ rộng lớn, thoai thoải. Nếu đến núi Aso, bạn không thể bỏ qua chuyến tham quan miệng núi lửa Nakadake. Đây sẽ là hành trình vô cùng đặc biệt bởi việc quan sát miệng núi lửa là chuyện hiếm có trên thế giới. Nếu núi lửa đang “ngủ yên”, du khách có thể thoải mái tham quan miệng núi lửa màu xanh ngọc bích đã phun trào dữ dội.
Nakadake được gọi là nóc nhà của Kyushu, có đỉnh núi được nhuộm hồng bởi hoa đỗ quyên trong khoảng 1 tháng từ cuối tháng 5 và được tô điểm rực rỡ bởi lá đỏ vào mùa thu. Ngoài ra, cách miệng núi lửa gồ ghề khoảng 3km là đồng cỏ yên bình và tươi tốt Kusasenri. Tùy từng mùa, nơi đây có thể trở nên nhộn nhịp với khách du lịch và những đàn bò thư thái gặm cỏ, đây cũng là nơi bạn có thể trải nghiệm cưỡi ngựa. Bạn vẫn có thể đảm bảo khoảng cách với mọi người, không phải lo lắng vấn đề lây nhiễm vi rút, thoải mái hít thở sâu và tận hưởng thiên nhiên kỳ vĩ. Trên thực tế, đồng cỏ này đã được đốt cháy hàng trăm năm nay để ép cho các cây cỏ không phát triển thành rừng. Vào tháng 3 hàng năm, người dân thường tổ chức lễ đốt cỏ ở Aso như một hoạt động thông báo mùa xuân đến.
Vườn quốc gia Kirishima Kinkowan (Kagoshima, Miyazaki): Phước lành và đức tin của ngọn núi lửa đang hoạt động Diện tích: 36.586 ha. Lượng người tham quan hàng năm: khoảng 12,08 triệu ngườiĐây cũng là một trong những khu vườn đầu tiên được chỉ định là vườn quốc gia ở Nhật Bản. Vườn quốc gia này nằm ở phía Nam Kyushu, bao gồm khu vực Kirishima (tỉnh Miyazaki) và khu vực vịnh Kinkowan (tỉnh Kagoshima).
Khu vực Kirishima được cấu thành bởi dãy 20 ngọn núi lửa lớn nhỏ với trung tâm là núi Kirishima. Một vài trong số chúng vẫn đang hoạt động, chẳng hạn như núi Shinmoedake đã gây ra một vụ phun trào quy mô lớn vào năm 2011, hay núi Hinamori-yama, núi Karakuni-dake – những ngọn núi bạn có thể leo lên được. Ngoài ra, nếu không thích leo núi, bạn có thể đi bộ đường dài trong rừng chim hoang dã của hồ miệng núi lửa Miike. Chưa hết, khu vực này còn có ngôi đền linh thiêng Kirishima Jingu ở Nam Kyushu – nơi có khoảng 1,5 triệu người đến thăm hàng năm và là một địa điểm tâm linh từng xuất hiện trong thần thoại Nhật Bản.
Mặt khác, trung tâm của khu vực Kinkowan là Sakurajima – biểu tượng của Kagoshima, nơi vẫn xảy ra những vụ phun trào núi lửa nhỏ mỗi ngày. Những đợt phun trào này là điều rất đang để quan sát. Thêm một điểm hấp dẫn nữa là bạn có thể dễ dàng đến đây bằng phà từ thành phố Kagoshima trong khoảng 15 phút. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng bạn sẽ muốn trải nghiệm tắm cát nóng tự nhiên trên bãi cát ấm áp của Ibusuki. Đây sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị vì bạn khó có thể bắt gặp ở nơi nào khác trên thế giới.
Vườn quốc gia Yakushima (Kagoshima): Khu rừng bí ẩn với hành trình xuyên thời gian vĩnh cửu Diện tích: 32.553 ha. Lượng người tham quan hàng năm: khoảng 260.000 ngườiDi sản thiên nhiên thế giới Yakushima là một hòn đảo cách mũi Sata – cực Nam của Kyushu 60km về phía Nam, và toàn bộ khu vực đảo Kuchinoerabu cách Yakushima khoảng 12 km về phía Tây Tây Bắc được chỉ định là khu vực vườn quốc gia.
Yakushima nổi tiếng với những cây tuyết tùng Yakusugi hơn 1.000 năm tuổi. Trong số đó, cây tuyết tùng Jomon lớn nhất được cho là có tuổi đời từ 2.000~7.200 năm và mang một sức mạnh năng lượng kì bí. Để có chuyến đi đến cây tuyết tùng Jomon, bạn cần khởi hành từ sáng sớm và mất khoảng 10 giờ di chuyển cả đi và về. Ngày nay, các con đường núi đã được tu sửa khá tốt nên dù là ngưới mới bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm trước thử thách này.
Vườn quốc gia quần đảo Amami (Kagoshima): Tận hưởng thiên nhiên cận nhiệt đới Diện tích: 42.181 ha. Lượng người tham quan hàng năm: khoảng 670.000 ngườiNgoài ra, nếu bạn thích những mô hình sống động được tạo hóa ban tặng cho nơi đây thì hang động Fucha (hang sóc) trên đảo Okinoerabu-jima là điểm đến không thể bỏ qua. Đây là một hang động nằm trên vách đá dựng đứng được tạo ra bởi những cơn sóng dữ dội làm xói mòn những rạn san hô nhô cao, và những cơn sóng dữ có thể thổi vào hang từ 20 – 70 m.
Ngoài ra, biển xanh và bãi cát trắng tinh của Yurigahama (đảo Yoron) là một cảnh tượng hiếm gặp chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống vào mùa hè nên nó được gọi là “Maboroshi no hama” (bãi biển ảo ảnh). Truyền thuyết nói rằng bạn sẽ trở nên hạnh phúc nếu bạn nhặt được số lượng hạt cát hình ngôi sao bằng số tuổi của bạn. Vậy tại sao bạn không thử làm điều đó khi đến đây?
Việc bảo tồn các vườn quốc gia ở Nhật Bản là thành quả và công sức của rất nhiều những con người khác nhau. Việc bẻ, chặt cây cối, săn bắt động vật và cho động vật ăn là hành vi bị nghiêm cấm trong các vườn quốc gia này. Ngoài ra, ở đây cũng không có khu vực vứt rác và bạn phải mang rác về nhà. Hãy đảm bảo tuân thủ các quy tắc khi bạn tận hưởng tất cả những điều kỳ diệu mà các công viên quốc gia đẳng cấp thế giới ở Kyushu mang lại. Đó cũng chính là cách bạn gìn giữ những món quà của tạo hóa cho thế hệ sau này.
Đăng bởi: Quyền Trần Quảng
Từ khoá: Khám phá những điều thú vị tại 6 vườn quốc gia ở Kyushu: Món quà của núi lửa và những khu rừng huyền bí!
Những Ngôi Làng Cổ Tích Cạnh Xứ Sở Ngàn Hoa Đà Lạt
Không chỉ mang trong mình những vẻ đẹp tự nhiên đầy huyền hoặc mà tạo hóa ban tặng, Đà Lạt còn hấp dẫn du khách bởi những ngôi làng, ngôi nhà nghỉ dưỡng đẹp như bước ra từ cổ tích. Đà Lạt – vùng đất cao nguyên được mệnh danh là xứ sở xương mù đầy mộng mơ và ảo diệu đang khẽ khàng chuyển mình sang mùa thu dịu dàng và nên thơ. Vào khoảnh khắc giao mùa xinh đẹp và đầy trữ tình của phố núi, sẽ thật tuyệt vời nếu du khách du lịch và dừng chân ở những ngôi làng đẹp như cổ tích của Đà Lạt.
Đà Lạt và những ngôi làng đẹp tựa cổ tích – Ảnh: Bình An Village Dalat
1. LÀNG BÌNH AN – NGÔI LÀNG YÊN AN NHƯ GIẤC MƠ CỔ TÍCHKhung cảnh nên thơ của “ốc đảo” Bình An trên hồ Tuyền Lâm thanh bình – Ảnh: Bình An Village Dalat
Làng Bình An là một khu resort nghỉ dưỡng nằm bên hồ Tuyền Lâm được xây dựng trên tổng thể kiến trúc phong cách Pháp kết hợp tinh tế với tinh hoa kiến trúc chắt lọc từ văn hóa địa phương. Ngôi làng này tựa như một ốc đảo nằm lạc lõng giữa thiên nhiên tươi đẹp và thanh bình của rừng thông xanh mát cùng hồ nước mênh mông. Cảnh quan ở làng Bình An tựa hồ bước ra từ một câu chuyện thần tiên nào đó rất nên thơ mà du khách sẽ không thể nào quên được.
Những ngôi nhà được xây dựng trên kiến trúc Pháp đặc trưng kết hợp kiến trúc truyền thống – Ảnh: Bình An Village Dalat
Vẻ đẹp cuốn hút của làng Bình An trong hoàng hôn – Ảnh: Bình An Village Dalat
Bản thân cái tên “Bình An” của ngôi làng này đã đem lại cho du khách cảm giác yên an như những ngôi làng trong các câu chuyện cổ tích thơ mộng. Thức dậy ở ngôi làng xinh đẹp này vào buổi sớm, đi dạo ven bờ hồ phẳng lặng và nghe tiếng chim hót véo von trên những nhành thông cao vút, du khách sẽ có một khoảng thời gian thư giãn vô cùng lý tưởng sau những lo toan bộn bề cuộc sống.
Từ khung cửa sổ những ngôi nhà xinh đẹp, bạn có thể ngắm cảnh quan thiên nhiên lãng mạn của Đà Lạt – Ảnh: Bình An Village Dalat
Du khách có thể thỏa thích dạo chơi trên con đường nhỏ ven bờ hồ – Ảnh: Bình An Village Dalat
2. MA RỪNG LỮ QUÁN – CHỐN LIÊU TRAI ĐẦY MÊ HOẶCLữ quán nằm lạc lõng chốn rừng xanh – Ảnh: Lê Bùi Thảo Nguyên
Ma Rừng lữ quán không hẳn là một ngôi làng, nó là một lữ quán với tên gọi bí ẩn và khung cảnh thiên nhiên đầy mê hoặc như chốn liêu trai kỳ bí. Lữ quán nằm sâu trong rừng Đạ Nghịt, Lạc Dương, cách Đà Lạt khá xa về hướng đi Thung Lũng Vàng. Bạn sẽ đi qua những con đường hoang vắng nằm lạc lõng giữa thiên nhiên ngoạn mục để đi đến một “thế giới” khác nơi lữ quán bí ẩn này. Khu lữ quán thuộc về một chủ sở hữu đã lớn tuổi và muốn trốn cuộc sống đô thị để tìm về “cày nhàn câu vắng” nơi rừng sâu bí hiểm.
Đường đi lên ngôi nhà màu tím mộng mơ – Ảnh: Tiến Đà Lạt
Điểm nhấn đặc biệt ở Ma Rừng lữ quán là ngôi nhà màu tím mộng mơ nằm ở lưng chừng núi. Ngôi nhà này đã từng là dấu chấm hỏi lớn đối với nhiều người vì khi bức ảnh chụp nơi đây được đưa lên mạng, rất nhiều người đã đi tìm kiếm vị trí của khung cảnh cổ tích ấy trong thành phố Đà Lạt mà không ra. Lữ quán nằm dưới một chân ngọn núi nhỏ, bên đường đi là con suối trong veo tạo nên một khung cảnh trữ tình mê hoặc nhiều du khách.
Dòng suối trong xanh và mát lành – Ảnh: Tiến Đà Lạt
Ngôi nhà màu tím bí ẩn như bước ra từ cổ tích – Ảnh: Tiến Đà Lạt
Đến tham quan chụp ảnh ở Ma Rừng lữ quán du khách sẽ không tốn phí, nhưng nếu muốn ở lại bạn chỉ tốn 100.000đ tiền phòng tập thể và 30.000đ cho những dịch vụ như lò nướng thịt, chén, bát, đũa,…Bên cạnh đó bạn cũng có thể thưởng thức bữa buffet sáng tầm 50.000đ và bữa trưa từ 100.000đ – 150.000đ và thưởng thức miễn phí rượu vang hoặc rượu cần thơm ngon.
Bình minh với nắng vàng lung linh ở lữ quán – Ảnh: Ma Rừng
3. LÀNG CÙ LẦN – VẺ ĐẸP THƠ MỘNG CỦA CHỐN RỪNG XANHCon đường nhỏ trong ngôi làng nhỏ xinh đẹp – Ảnh: Dalattrongtoi
Trong ráng chiều vàng vọt của mùa thu xứ sở sương mù, làng Cù Lần hiện lên đẹp tựa một bức tranh trữ tình đầy mê hoặc giữa thung lũng dưới chân núi Lang Biang. Ngôi làng nhỏ rộng khoảng 30 ha tồn tại từ thập niên 60 của thế kỷ trước với những ngôi nhà truyền thống của người K’Ho và loài Cù Lần quý hiếm ngày ngày sống bình yên trên những cây xanh trong ngồi làng nhỏ. Những chú Cù Lần ngơ ngác đôi mắt to tròn vắt vẻo trên những cành cây là hình ảnh thú vị mà bạn sẽ bắt gặp ở nơi này.
Những ngôi nhà truyền thống nằm yên trong màu hoa tím rịm mộng mơ – Ảnh: Dalattrongtoi
Vẻ đẹp nên thơ ở làng Cù Lần – Ảnh: Hai Dang photo
Hiện nay, làng Cù Lần được đưa vào phát triển du lịch và trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến Đà Lạt. Ngôi làng nhỏ mang vẻ đẹp thơ mộng giữa chốn rừng xanh lâu năm này là không gian lý tưởng để bạn dừng chân khám phá. Du khách có thể ở lại và tham gia các hoạt động gần gũi với thiên nhiên như leo núi, thả diều, bắt cá,…hoặc các chương trình đậm nét truyền thống như buổi lửa trại với vũ điệu cồng chiêng Tây Nguyên nổi tiếng.
Du khách trải nghiệm cuộc sống bình yên ở ngôi làng cổ tích – Ảnh: Tatu Drk
4. NHÀ ĐIÊN – CUỘC SỐNG HUYỀN HOẶC GIỮA KIẾN TRÚC ĐẦY MA QUÁIKiến trúc độc đáo này được xây dựng trên ý tưởng độc đáo của kiến trúc sư Hằng Nga – Ảnh: Crazy houses
Crazy houses – những ngôi nhà điên đầy ma quái nằm trong khu biệt thự Hằng Nga nổi tiếng hiện là điểm đến tham quan du lịch thu hút rất nhiều du khách mỗi ngày ở Đà Lạt. Nhà điên là một khu khách sạn đầy ấn tượng, dù không phải là một ngôi làng nhưng Nhà điên vẫn nằm trong danh sách “những ngôi làng cổ tích ở xứ sở sương mù” là vì vẻ đẹp ma quái đậm màu sắc cổ tích của kiến trúc những ngôi nhà. Du khách có thể đến tham quan từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc đặt phòng khách sạn để nghỉ ngơi trong khi du lịch Đà Lạt ngay trong những ngôi nhà cổ quái này.
Nhà điên đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều du khách ở Đà Lạt – Ảnh: Crazy houses
Bên trong gốc cây khổng lồ là một căn phòng rất đẹp – Ảnh: Crazy houses
Kiến trúc Crazy houses được kiến trúc sư Hằng Nga – con gái cố tổng bí thư Trường Chinh xây dựng dựa trên ý tưởng về những gốc cây và các phiến đá bị cưa cụt. Ý nghĩa của kiến trúc khu khách san này vừa là lời cảnh tỉnh về sự tàn phá môi trường của con người vừa thể hiện rằng con người rất kỳ diệu, họ có thể tạo nên cả một “tòa lâu đài” lớn huyền bí và đầy hấp dẫn từ sự cằn cỗi của thiên nhiên. Trang Business Insider của Mỹ đã từng đánh giá Crazy houses của Đà Lạt ở vị trí thứ 3 trong 20 phòng khách sạn kỳ lạ nhất thế giới.
Vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống nơi những ngôi nhà cổ quái – Ảnh: Crazy houses
Crazy house Đà Lạt
Đến Đà Lạt vào tháng 10 tròn trĩnh, khi thành phố đang khẽ khàng chuyển mình sang thu, du khách có thể thong thả khám phá những ngôi làng cổ tích ở xứ sở sương mù và tận hưởng mùa thu trong lành, nên thơ ở đây. Ở chốn mộng mơ này, bạn có thể an nhiên sống cuộc sống yên bình của mình và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Đăng bởi: Phương Bùi Thị
Từ khoá: Những ngôi làng cổ tích cạnh xứ sở ngàn hoa Đà Lạt
Còn Không Những Làng Quê Việt Nam Thơ Mộng Tựa Miền Cổ Tích?
Miền quê Việt Nam, là gợi đến làng cổ Đường Lâm đầy hoài niệm, là miền Tây Bắc “mỗi bước vàng theo đồng lúa chín” đầy mê mị và những yếu tố đặc trưng của làng quê Việt như cây đa, bến nước, sân đình…
Khi cảm thấy quá ngột ngạt và bí bách với cuộc sống ồn ào, chen chúc nơi phồn hoa thành thị, thì một làng quê yên bình với cảnh sắc thơ mộng, yên bình chính là điểm đến thú vị dành cho bạn. Nhắc đến miền quê Việt Nam, là gợi đến làng cổ Đường Lâm đầy hoài niệm, là miền Tây Bắc “mỗi bước vàng theo đồng lúa chín” đầy mê mị… Dù đã trải qua biết bao thế hệ nhưng những nơi ấy vẫn giữ được đầy đủ những yếu tố đặc trưng của làng quê Việt như cây đa, bến nước, sân đình…
Qua lăng kính nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia, bạn mới chỉ “tham quan” được những giếng nước phủ rêu xanh ngắt, những đứa trẻ bì bõm tắm ao làng, những chị những mẹ tuốt lúa giữa cánh đồng bất tận… Hãy thử một lần mắt thấy tai nghe trải nghiệm cái đẹp mộc mạc, đơn sơ mà đầy “sắc” ấy. Ở nơi đây, không có những quảng trường nhộn nhịp, những phố xá mua sắm sầm uất, nhà hàng lung linh ánh nến với sơn hào hải vị, những quán cà phê xập xình tiếng nhạc, ở nơi đây chỉ có cái yên bình, trầm mặc nhuốm màu lên không gian.
Vẻ đẹp đơn sơ mà đầy mê mị – Ảnh : Quynh Anh
Lên vùng núi cao Tây Bắc, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh sắc đẹp như mơ của những ngôi làng của đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây. Bản làng nơi đây đã từng là nguồn cảm hứng khơi dậy biết bao sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ ca, nghệ sĩ.
Những nếp nhà đơn sơ bên ruộng lúa – Ảnh: Cao Phong Vu
Khung cảnh yên bình đến nao lòng – Ảnh: Huntergol
Phố Cáo, một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn là một điểm đến khó có thể bỏ qua khi tới Hà Giang với vẻ đẹp yên bình, đặc trưng của vùng cao nguyên đá. Đặt chân tới đây, du khách sẽ bị thu hút bởi những ngôi nhà đất vàng óng đầy mê hoặc dưới ánh nắng mặt trời, những gương mặt bầu bĩnh, ửng hồng vì nẻ pha chút nhấm nhem bùn đất của đám trẻ thơ…
Nét thơ ngây, đáng yêu của em bé vùng cao – Ảnh: Cao Anh Tuan
Chăn trâu giúp bố mẹ – Ảnh : sưu tầm
Giữa cảnh sắc núi rừng của cao nguyên phía bắc Tổ quốc, Phố Cáo ẩn mình đầy bình dị, hiền hòa sau những rặng núi cao. Ở Phố Cáo là cánh đồng tam giác mạch trải dài tít tấp tới ngút tầm mắt, là những ngôi nhà đất giản dị, chẳng cần gạch đá, bê tông nhưng vẫn vững vàng trải qua bao ngày mưa giông, nắng gió.
Một góc Phố Cáo, Hà Giang – Ảnh: Rian Trần
Phб»‘ CГЎo mГ№a hoa cбєЈi – бєўnh: Thu HГ
Dù chỉ cách trung tâm Đồng Văn vài chục phút chạy xe, nhưng Phố Cáo không ồn ào, náo nhiệt mà vẫn giữ riêng mình nét nguyên sơ như thuở ban đầu. Chợ phiên Phố Cáo là nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa cuả các đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây, phiên chợ thường họp từ tờ mờ sáng mỗi tuần một ngày, thu hút rất nhiều du khách bởi sự đông vui, nhộn nhịp.
Phiên chợ sớm Phố Cáo – Ảnh : sưu tầm
“Quê hương em miền duyên hải, vùng đất xanh biển cả mênh mông” là câu ca quen thuộc của biết bao người con vùng sông nước nơi đây. Đến đây, du khách vừa có thể đắm mình trong những cánh đồng lúa bát ngát, dạo quanh làng xóm ngắm nhìn những người nông dân chất phác đang “chân lấm tay bùn” với công việc đồng áng. Không chỉ vậy, ta còn có thể tận hưởng cảnh quan hùng vĩ của vùng rừng núi hoang sơ, hay vùng vẫy đắm mình bơi lội trong những bãi biển thơ mộng.
Khung cảnh quen thuộc miền duyên hải – Ảnh: Ngoc Khanh
Làng quê Trung Bộ mang nét đặc trưng riêng với những rặng tre xanh rì sống dai dẳng giữa miền đất khô cằn bởi tác động của nắng mưa gió bão. Cái nắng miền Trung gay gắt như thiêu như đốt, còn cái mưa nơi đây lại dai dẳng mãi cả một mùa.
Vùng biển Hà Tĩnh lúc hoàng hôn – Ảnh: Tran Toan
Làng quê Nam Bộ không chia thành các thôn mà lại chia thành nhiều xóm nhỏ : xóm vá lưới, xóm giăng câu, xóm tráng bánh…. Phiên chợ thường nhật của người dân miền Nam cũng có nét khác biệt đặc trưng so với các vùng miền khác, đó là chợ nổi. Từng chiếc ghe, chiếc thuyền chở đầy ắp nào thịt cá, hoa quả qua con sông dài rộng văng vẳng tiếng người rao bán, huyên náo tiếng người mua buôn…
Chợ nổi và văn hóa sông nước – Ảnh: sưu tầm
Hoàng hôn rủ bóng dưới bức tranh Châu Đốc – Ảnh: sưu tầm
Vùng sông nước mênh mông – Ảnh : sưu tầm
Với sự phát triền ngày một lớn mạnh của đất nước thì những hình ảnh “thôn quê” ấy có thể sẽ chỉ còn là một phần kí ức với ông, với cha ta. Nhưng quên sao được những cây cầu bắc ngang qua sông, những cánh đồng lúa bạt ngàn xa tít mù tắp, những con đường vắng vẻ ngập trong ánh nắng khi thì le lói khi thì chói chang rực rỡ ấy… Bởi hình ảnh những làng quê ở Việt Nam từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn mỗi người con đất Việt, nó còn đi sâu vào trong từng lời ca, câu thơ. Ắt hẳn, theo một cách nào đó, nó sẽ vẫn còn vẹn nguyên và sống mãi trong trái tim mỗi người con đất Việt.
Đăng bởi: Hồn Của Đá
Từ khoá: Còn không những làng quê Việt Nam thơ mộng tựa miền cổ tích?
Cập nhật thông tin chi tiết về Làng Vua Lửa Plei Ơi Và Huyền Tích Gươm Báu trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!