Xu Hướng 9/2023 # Huyết Khối Tĩnh Mạch: Bệnh Ẩn Chứa Nhiều Tai Biến Khó Lường # Top 13 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Huyết Khối Tĩnh Mạch: Bệnh Ẩn Chứa Nhiều Tai Biến Khó Lường # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Huyết Khối Tĩnh Mạch: Bệnh Ẩn Chứa Nhiều Tai Biến Khó Lường được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bình thường, máu sẽ tim bóp ra đi theo động mạch đến nuôi các cơ quan. Sau đó, sẽ về lại tim theo đường tĩnh mạch. Có ba loại tĩnh mạch chính: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên.

Huyết khối tĩnh mạch là hiện tượng có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch. Gây tắc nghẽn dòng máu đi về tim làm xuất hiện các triệu chứng tại chỗ và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khi cục máu đông di chuyển đến nơi khác.

Bài này chúng ta chủ yếu đề cập tới tĩnh mạch sâu. Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông, hay còn gọi là viêm tĩnh mạch có một số đặc điểm khác biệt hơn.

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể được coi là một tình trạng cấp cứu, do đó tình trạng này cần được đánh giá và xử lý nhanh chóng bởi bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn có một chút thời gian trước khi khám bệnh, YouMed sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để giúp bạn chuẩn bị với bài viết: “Huyết khối tĩnh mạch sâu: Cần làm gì trước khi khám bệnh?“

Có nhiều yếu tố khác nhau cấu thành nên sự hình thành của huyết khối, được khái quát bởi ba yếu tố quan trọng: Ứ trệ tuần hoàn, tăng đông, tổn thương tế bào lót ở trong mạch máu (tế bào nội mô).

Sự phối hợp của ba yếu tố này được ví như “kiềng ba chân” làm khởi phát quá trình đông máu và hình thành cục huyết khối lòng mạch. Tuy nhiên, mỗi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên mỗi cái “kiềng” này: 

2.1 Ứ trệ tuần hoàn

Nằm lâu, bất động kéo dài, sau phẫu thuật, suy van tĩnh mạch… 

2.2 Tăng đông

Phẫu thuật, bệnh lý ác tính, rối loạn chức năng đông máu, thai kỳ, đột biến gen …

2.3 Tổn thương lớp tế bào bên trong mạch máu

Phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng, xơ vữa,…

Dựa vào cái “kiềng ba chân” đã nói ở trên, những người có nguy cơ bị bệnh cao gồm có: 

Người già, lớn tuổi. 

Nằm bất động kéo dài, đặc biệt là sau phẫu thuật hoặc chấn thương. 

Phụ nữ mang thai, sau sinh.

Sử dụng thuốc ngừa thai kéo dài.

Mắc bệnh ác tính, tự miễn.

Hút thuốc lá. 

Suy tim.

Rối loạn tăng đông bẩm sinh.

Nếu khi khú trú tại chỗ, huyết khối có thể không gây triệu chứng gì đáng kể. Nhưng khi cục máu đông này lưu hành theo tĩnh mạch về tim phải,  và sau đó sẽ được tim bóp lên phổi, và có thể có nguy cơ gây thuyên tắc phổi. Một biến chứng cực kỳ nguy hiểm đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Đau nhức âm ỉ vị trí mạch máu. 

Sưng tấy, đỏ đau. 

Có thể sờ được mạch máu viêm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu triệu chứng thường ở chân và có phần mơ hồ hơn. Nhưng âm thầm và có nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn nếu biến chứng xảy ra. Một số dấu hiệu có thể thấy: 

Đau mức độ có thể thay đổi từ cảm giác nặng chân, tăng khi đi lại cho đến đau nhức dữ dội.

Sưng nề, quan sát sẽ có thể thấy sự khác biệt giữa hai chân.

Có thể đỏ da hoặc màu sắc bất thường. 

Sờ da vùng đó ấm nóng.

Khi có biến chứng, một số dấu hiệu cấp tính báo động có thể xuất hiện: 

Đột ngột khó thở dữ dội. 

Đau ngực mỗi một lúc càng nặng hơn.

Xay xẩm, hoa mắt, ngất xỉu. 

Ho ra máu. 

Tuỳ vào triệu chứng, cơ địa, tiền căn huyết khối của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ xếp nhóm nguy cơ và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng huyết khối. Các phương tiện, xét nghiệm thường dùng nhất là D-dimer trong máu , siêu âm mạch máu và chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc (hay gọi là CT scan). 

Chủ yếu là ngăn ngừa biến chứng và trực tiếp tránh thuyên tắc phổi là quan trọng nhất. Nếu bệnh nền thúc đẩy tình trạng huyết khối nặng nề thì điều trị bệnh nền là chìa khoá cốt lõi. Trong điều trị cục máu đông, có thể sử dụng vớ hỗ trợ và thuốc khác nhau bao gồm thuốc kháng đông, thuốc tiêu sợi huyết, các phương pháp can thiệp nội mạch có thể được cân nhắc tuỳ theo mức độ bệnh và tình trạng đáp ứng thuốc.

Thay đổi lối sống tích cực: Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá. 

Kiểm soát cân nặng, thường xuyên vận động thể dục thể thao. 

Tránh nằm/ngồi bất động kéo dài, đặc biệt là đối tượng lớn tuổi. Khi ở trên các phương tiện ngồi lâu như tàu hoả, máy bay, nên thỉnh thoảng đi lại nhẹ nhàng.

Vận động nhẹ nhàng, vừa sức sau phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cố gắng không để đôi chân của bạn “nằm yên” quá lâu.

Huyết khối tĩnh mạch là một bệnh lý không còn xa lạ. Bệnh có thể rất nguy hiểm khi dẫn tới thuyên tắc phổi. Quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh, tránh để máu bị “ứ trệ” đặc biệt ở chi dưới. Thay đổi lối sống tích cực là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, không chỉ với trường hợp này mà còn nhiều bệnh lý của nhiều cơ quan khác.

5 Món Ăn Sáng Tăng Đường Huyết Cực Mạnh, Ăn Nhiều Gây Biến Chứng

Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, điều này lại càng đặc biệt hơn với người mắc bệnh tiểu đường.

Không chỉ cung cấp năng lượng bắt đầu ngày mới, bữa điểm tâm sáng còn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tiểu đường. Theo các chuyên gia, bỏ bữa sáng sẽ dễ bị kháng insulin và gây tăng cân, khiến khả năng kiểm soát đường huyết bị giảm đi.

Dù biết là không được bỏ bữa sáng nhưng câu hỏi “sáng nay ăn gì?” luôn là vấn đề khó giải đáp với bệnh nhân tiểu đường. Bởi chúng ta cần lựa chọn, xem xét những món ăn sáng vừa bổ dưỡng, ngon miệng mà lại không làm tăng đường huyết.

Tiếc là nhiều người vẫn đang 5 món làm lượng đường trong máu tăng cực mạnh như sau, cần bỏ gấp kẻo bệnh nặng thêm.

Bữa sáng với bệnh nhân tiểu đường là vô cùng quan trọng, tốt nhất đừng bỏ bữa.

5 món ăn sáng làm tăng đường huyết nhanh, làm nặng bệnh tiểu đường

1. Ngũ cốc có đường

Ngũ cốc nhìn chung là tốt với sức khỏe vì chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, tuy nhiên nó lại không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể, loại thực phẩm này chứa khá nhiều tinh bột làm tăng đường huyết, nếu lỡ ăn phải các loại ngũ cốc nhiều đường lại càng gây hại hơn.

Tốt nhất bệnh nhân tiểu đường cần tránh ăn ngũ cốc vào bữa sáng. Nếu vẫn muốn dùng, hãy lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt không đường, đọc kỹ thành phần trên bao bì trước khi mua.

Tuy nhiên, hãy thay thế ngũ cốc bằng yến mạch ngâm sữa chua qua đêm, càng ăn ít ngũ cốc lại càng tốt cho người tiểu đường.

Ngũ cốc nguyên hạt thì rất tốt, nhưng ngũ cốc nhiều đường ngọt thì không.

Ngũ cốc nguyên hạt thì rất tốt, nhưng ngũ cốc nhiều đường ngọt thì không.

2. Các loại thịt chế biến sẵn

Nhiều người vẫn thích ăn sáng bằng xúc xích, lạp xưởng… vì nghĩ chúng không có tinh bột nên không lo tăng đường huyết. Tuy nhiên đây lại là quan điểm sai lầm.

Loại thực phẩm này đã bị biến đổi thông qua quá trình ướp muối, lên men, xông khói… để bảo quản lâu hơn. Chúng chứa quá nhiều phụ gia như đường, muối và các hóa chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo Toby Smithson – chuyên gia về tiểu đường tại Mỹ chia sẻ, vào bữa điểm tâm thì bạn chỉ nên ăn trứng thay vì các loại thịt chế biến sẵn. Ăn trứng sẽ giúp bổ sung protein mà không lo nạp thêm chất béo như xúc xích.

Kết hợp thêm với một ít rau xanh, bạn sẽ vừa ngừa tiểu đường mà còn giảm cân, phòng bệnh tim.

Các loại thịt chế biến sẵn chưa bao giờ tốt với sức khỏe, tốt nhất nên hạn chế.

3. Bánh mì, bún, phở…

Do dễ dàng và thuận tiện trong việc ăn uống, nhiều người đã quen với việc ăn bánh mì vào bữa sáng. Tuy nhiên theo chuyên gia Toby nhận định, bánh mì được làm từ tinh bột nên khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucose, khiến đường huyết tăng mạnh mất kiểm soát.

Cũng như bánh mì, các sợi bún hay phở đều làm từ tinh bột, khi ăn thường xuyên sẽ làm tăng đường huyết và làm bệnh tình nặng thêm.

Nếu muốn ăn, hãy cắt giảm lượng bún và phở trong bát còn 1/4 so với bình thường và tăng gấp đôi thịt. Đồng thời đừng quên ăn kèm thêm rau xanh và tráng miệng bằng hoa quả.

Bún hay phở đều làm từ tinh bột, nếu ăn thì nên giảm bớt và tăng cường thịt, rau.

4. Sữa chua có hương vị

Sau bữa ăn sáng, rất nhiều người có thói quen ăn 1 hũ sữa chua để cải thiện tiêu hóa. Vốn dĩ việc này rất tốt nhưng nếu ăn nhầm sữa chua có hương vị, đường huyết sẽ tăng cao và làm bệnh nặng thêm.

Nguyên do là vì loại thực phẩm này chứa rất nhiều hương liệu và chất tạo ngọt, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Người tiểu đường nên mua các loại sữa chua không đường, không vị sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Khi ăn nên thêm vào một chút trái cây tươi vào, vừa giúp no lâu lại còn dưỡng da, nâng cao hệ tiêu hóa.

Sữa chua có hương vị chứa rất nhiều đường và chất tạo ngọt, cần tránh sớm.

Sữa chua có hương vị chứa rất nhiều đường và chất tạo ngọt, cần tránh sớm.

5. Nước ép trái cây

Một số loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng nước ép trái cây lại không như vậy. Khi ép trái cây thành nước, chất xơ và vitamin đã trôi theo phần bã bị lọc đi, chỉ còn lại phần nước chứa nhiều đường. Chưa kể nếu uống nước trái cây đóng hộp thì lượng đường này còn gấp mấy lần bình thường.

Với người tiểu đường, cần phải đảm bảo ăn trái cây tươi nguyên chất chứ đừng uống nước ép. Sau bữa sáng hãy dùng trái cây tươi tráng miệng, vừa giúp cải thiện hơi thở mà còn hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Một vài loại trái cây phù hợp với bệnh nhân tiểu đường thường là bưởi, cam, dâu tây, táo, lê, quả anh đào…

Nước ép trái cây hầu như không còn chất xơ nữa, người tiểu đường không nên dùng.

Vậy buổi sáng bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?

Nhìn chung, bữa điểm tâm của bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm các thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc và chất béo lành mạnh với sức khỏe. Ngoài ra, nên hạn chế các thực phẩm được khuyến cáo sử dụng khi bị tiểu đường, đặc biệt là 5 loại thực phẩm trên.

Bệnh nhân tiểu đường nên thử các món sau cho bữa sáng an toàn:

– Ngâm bột yến mạch với sữa chua (hoặc sữa không đường) qua đêm, sáng dậy chỉ cần mang ra ăn là xong.

– Dùng bơ đậu phộng không đường kèm trái cây, cả hai món này sẽ kết hợp với nhau và kiểm soát lượng đường trong máu cực tốt.

– Ăn trứng kèm với các loại rau như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, cà chua… Món này vừa ít carbs, nhiều chất xơ và vitamin C giúp kiểm soát đường huyết tuyệt vời.

Buổi sáng bệnh nhân tiểu đường chỉ cần ăn yến mạch với sữa chua không đường là tốt.

Buổi sáng bệnh nhân tiểu đường chỉ cần ăn yến mạch với sữa chua không đường là tốt.

Theo Trí Thức Trẻ

Đăng bởi: Ân Trần

Từ khoá: 5 món ăn sáng tăng đường huyết cực mạnh, ăn nhiều gây biến chứng

Bệnh Mạch Vành Nên Ăn Gì?

Bệnh mạch vành nên ăn gì? là một trong những nỗi lo thường thấy ở những người đang mắc căn bệnh này. Bệnh mạch vành là căn bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ làm tắc nghẽn động máu dẫn đến hoại tử cơ tim – hay còn được gọi là nhồi máu cơ tim.

Chất béo

Theo nghiên cứu lâm sàng cho thấy, không phải bất kì người nào mắc bệnh tim mạch cũng đều phải hạn chế hấp thụ chất béo vào cơ thể. Lượng chất béo không gây ảnh hưởng đến bệnh tình của bệnh nhân mà là loại chất béo. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL – C), tạo điều kiện phát triển bệnh mạch vành. Tuy nhiên, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa lại là những loại chất béo rất tốt cho việc cải thiện nồng độ cholesterol, giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành.

Vì vậy, người mắc bệnh mạch vành cần chú ý phân biệt được đâu là chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và đâu là chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa để bổ sung lượng chất béo phù hợp cho cơ thể, giúp làm giảm sự phát triển của căn bệnh. Chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa thường có trong các loại thực phẩm như: quả óc chó, hạt ô liu, dầu đậu phộng, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô, cá, bơ và các loại hạt….

13 công dụng Omega 3 khiến bạn bất ngờ

Hiện nay trên thế giới ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh về lợi ích cũng như công dụng Omega 3 đối với sức khỏe. Không phải chất béo nào cũng gây hại cho cơ thể. Riêng đối với Omega 3 được công nhận là chất béo lành mạnh,…

Thực phẩm chứa nhiều protein, ít chất béo

Thực phẩm giàu protein và ít béo như thịt gia cầm, thịt nạc, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo cũng là những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh mạch vành nên bổ sung. Việc sử dụng nguồn protein thực vật thay cho động vật sẽ giúp làm giảm đáng kể lượng cholesterol và chất béo bão hòa.

Theo các nghiên cứu từ chuyên gia y tế, cá là một trong những loại protein ít béo có thể thay thế cho những loại thịt chứa nhiều chất béo. Cá thu, cá hồi, cá trích và cá mòi có chứa nhiều axit béo omega – 3, giúp làm giảm triglyceride (là một dạng chất béo) trong máu.

Ngoài ra, người bệnh mạch vành có thể tìm đến các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan,… cũng là một trong những thực phẩm giàu protein mà ít béo, không chứa cholesterol tuyệt vời.

Trái cây, rau quả

Bên cạnh chất khoáng và vitamin, các loại trái cây, rau quả còn cung cấp nhiều chất xơ, ít calo, giúp làm giảm cholesterol trong máu. Người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, trái cây và các loại trái cây, rau củ giàu chất chống oxy hóa (cà rốt, cải xoăn, ớt chuông, xà lách, quả việt quất, khoai lang…).

Ngoài ra, người bệnh mạch vành cần chú ý hạn chế lượng muối trong mỗi bữa ăn hàng ngày của mình và tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, thịt, dầu cọ và các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như khoai tây chiên, gà rán, quẩy nóng, thịt rán, bánh cookies…

Khi mắc bệnh tim mạch nên ăn gì thì tốt nhất?

Bệnh tim mạch là bệnh nguy hiểm và chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến bệnh. Vậy thì khi mắc bệnh tim mạch nên ăn gì thì tốt nhất để giảm thiểu hậu quả cũng như ngăn ngừa bệnh. Người bệnh ung thư kiêng ăn gì để tránh gây…

Bệnh mạch vành nên ăn gì đã là nổi ám ảnh của người mắc bệnh mạch vành trong suốt thời gian qua. Phần lớn, người bệnh chỉ biết kiêng cử tất cả các loại chất béo, kiêng thịt, kiêng cá,… chỉ ăn trái cây và rau củ đạm bạc mỗi ngày, khiến nhiều người không quen cảm thấy thèm ăn nhưng lại không dám ăn, gây nên tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, tâm trạng buồn chán, stress tạo điều kiện cho bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Do đó, với những thông tin cung cấp trên về người bệnh mạch vành nên ăn gì cũng như không nên ăn gì, người bệnh giờ đây chỉ cần chú ý loại bỏ những thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là có thể an tâm ăn uống thoải mái.

Ngoài ra, người bệnh cần phải chú ý có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và đời sống, tinh thần.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Huyết Giác: Vị Thuốc Bí Ẩn Chữa Ứ Máu

Các vị thuốc thảo dược Đông Y xưa nay đa phần được biết tới như là rễ, thân hay lá, hoa, quả của một loài thực vật nào đó. Tuy nhiên, trong bài viết này, sẽ giới thiệu về một vị thuốc kì lạ mà thành phần dùng làm thuốc của nó là chất gỗ màu đỏ đặc biệt, chỉ xuất hiện trên thân cây già cỗi mục nát do một loài sâu hay nấm nào đó mà khoa học còn chưa tìm ra. Đó chính là Huyết giác. Vị thuốc Huyết giác này được ghi trong y văn có công dụng trị ứ máu, chấn thương máu tụ bầm không tan. Cụ thể về công dụng và cách dùng của Huyết giác, xin mời tìm hiểu trong bài viết sau của bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư.

Vị thuốc Huyết giác, tên khoa học là Lignum Dracaenae. Là lõi gỗ phần gốc thân có chứa chất màu đỏ đặc biệt, đã phơi hay sấy khô của cây Huyết giác, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae).

1.1. Cây Huyết giác

Tên gọi khác là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. 

Đây là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 1,5m, có thể tới 2 – 3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh. 

Lá hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi, mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo. Thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn.

Cụm hoa mọc thành chùm dài. Hoa tụ từng 2 – 4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt.

Quả mọng hình cầu. Khi khô có màu đen, hạt hình cầu, đường kính 6 – 7cm.

Mùa hoa quả: tháng 2 – 5.

Loài cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Phải những cây già, đã chết và đổ nát mới có gỗ. Những cây đã thành huyết giác có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, mùi vị không có gì đặc biệt. Trong những chỗ màu đỏ có cảm tưởng như do một loài sâu nào đục khoét gây ra.

1.2. Vị thuốc Huyết giác

Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát.

2.1. Thu hái

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loại nấm này gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Khả năng thu mua huyết giác hằng năm của ta có thể lên tới 20 – 30 tấn. Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Huyết giác hiện nay được thu mua để dùng trong nước và xuất sang Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được đông y Trung Quốc dùng làm gì, với tên là gì. Tên huyết giác chỉ là tên các nhà đông y Việt nam thường dùng mà thôi.

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc có một vị thuốc tên gọi là Huyết rồng. Tuy nhiên vị thuốc này chiết xuất từ nhựa của cây Huyết giác Dracaena cochinchinensis và được đông lại thành khối cứng chứ không tồn tại ở dạng gỗ như Huyết giác của ta.

2.2. Bào chế

Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng, thái lát và phơi hay sấy khô.

Theo nghiên cứu sơ bộ của Việt Nam, huyết giác không chứa chất nhựa.

Chỉ biết trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, aceton, acid, không tan trong ête, clorofoc và benzen. Với kiềm, màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam (Bộ môn Dược liệu và thực vật Trường đại học Dược Hà nội, 1961).

Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ, thấy chất tan trong rượu với nồng độ 1/270 có tác dụng giãn mạch.

Nghiên cứu mới về loài cây này hiện không tìm thấy.

5.1. Công dụng

Giảm đau, tam máu ứ, sinh ra máu mới.

Chủ trị: Dùng uống chữa chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh.

Dùng ngoài: Vết thương cháy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền miệng.

5.2. Liều dùng

Ngày dùng từ 8g đến 12g, phối hợp trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống.

6.1. Chữa vết thương ứ huyết, bầm tím

Dùng Huyết giác 10g, rễ cốt khí củ 10g, rễ cỏ xước 10g, rễ lá lốt 10g, bồ bồ 10g, dây đau xương 3g, cam thảo nam 8g, mã đề 6g. Sắc nước uống.

Kết hợp dùng huyết giác ngâm rượu với địa liền, thiên niên kiện, đại hồi, bột long não, quế chi để xoa bóp ngoài.

6.2. Thuốc bổ máu

Lấy Huyết giác 100g, Hoài sơn 100g, Hà thủ ô 100g, Quả tơ hồng 100g, Đỗ đen sao cháy 100g, Vừng đen 30g, Ngải cứu 20g, Gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột, trộn với mật làm thành viên. Ngày dùng 10 – 20g. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm A giao: công dụng bổ máu, an thai của da lừa.

Phụ nữ có thai không nên dùng.

Tóm lại, Huyết giác có công dụng trị ứ máu, vết thương dụng dập máu tụ không tan. 

Sốt Xuất Huyết Có Nguy Hiểm Không? Các Biến Chứng Sốt Xuất Huyết

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết (Dengue) là bệnh lây truyền do muỗi, chủ yếu được tìm thấy ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ gây sốt cao và có các các triệu chứng tương tự cúm. Thể nặng của bệnh có thể gây chảy máu nghiêm trọng, giảm huyết áp đột ngột (sốc), suy tạng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Mỗi năm trên toàn thế giới có hàng triệu trường hợp nhiễm sốt xuất huyết, phổ biến nhất ở Đông Nam Á, Châu Mỹ Latinh, các đảo phía Tây Thái Bình Dương và Châu Phi.

Hiện nay, ở những địa phương thường xảy ra bệnh sốt xuất huyết, cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh thực hiện các bước để giảm số lượng muỗi và tránh bị muỗi đốt.

Trong một số trường hợp, bệnh sốt xuất huyết có thể rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Đây được gọi là sốt xuất huyết nặng hoặc sốt xuất huyết Dengue nặng.

Những người đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết trước đây được cho là có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng nhất nếu họ bị nhiễm lại.

Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi

Sốt xuất huyết thể nặng

Bệnh nhân bước vào giai đoạn nặng thường khoảng 3 đến 7 ngày sau khi phát bệnh. Trong giai đoạn quan trọng đó, một phần nhỏ bệnh nhân có thể có các triệu chứng xấu đi đột ngột.

Sốt xuất huyết nặng là một biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong do rò rỉ huyết tương, tích tụ dịch, chảy máu nghiêm trọng, suy hô hấp hoặc suy cơ quan.

Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

Đau bụng nặng.

Nôn mửa liên tục.

Thở nhanh.

Chảy máu mũi, răng hoặc nướu.

Mệt mỏi, bồn chồn.

Gan to, đau.

Nôn hoặc đại tiện ra máu.

Nếu có các triệu chứng này, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao trong vòng 1 đến 2 ngày tiếp theo, tránh biến chứng và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, việc giám sát chặt chẽ cũng nên được thực hiện trong suốt giai đoạn dưỡng bệnh.

Sốt cao, mệt mỏi là tình trạng thường gặp ở người nhiễm sốt xuất huyết

Các biến chứng khác của sốt xuất huyết

Bệnh não: Trong những năm gần đây, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể gặp các biến chứng thần kinh trên diện rộng. Bệnh não Dengue có thể do phù não, xuất huyết não, hạ natri máu, thiếu oxy, suy gan và thận. Theo các nhà nghiên cứu, biến chứng thần kinh xảy ra trong 0,5 – 6% các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Tất cả họ đều bị sốt, nhức đầu và đau cơ dữ dội trong 2-3 ngày đầu tiên. Sau đó xuất hiện các cơn co giật và thay đổi tri giác. [1]

Co giật: Co giật do sốt thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và hầu hết gặp trong khoảng 24 giờ đầu khởi phát sốt. Bệnh nhân có thể bị run toàn thân, rung giật nhãn cầu, rung giật cơ dọc trục lặp đi lặp lại, mất điều hòa dáng đi,…

Tổn thương gan: Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tăng men gan từ nhẹ đến trung bình nhưng rất hiếm khi xảy ra biến chứng suy gan cấp và vàng da. Tổn thương gan thường biểu hiện bằng sự gia tăng nồng độ alanin aminotranferase và aminotransferase aspartate, nồng độ albumin thấp và các thông số đông máu bị rối loạn.

Các biến chứng hiếm gặp khi nhiễm virus sốt xuất huyết như: viêm phổi, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng,…

Một số biến chứng nghiêm trọng khác mà người nhiễm sốt xuất huyết có thể gặp phải nếu không được điều trị kịp thời

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi bị sốt xuất huyết thể nhẹ bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng. Tuy nhiên khi có các biểu hiện của các biến chứng nặng, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Nếu ở trong các trường hợp sau và có xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sốt xuất huyết bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám:

Bệnh nhân sống một mình.

Nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng.

Trẻ sơ sinh.

Gia đình không thể theo dõi bệnh nhân sát sao.

Người thừa cân, béo phì.

Phụ nữ có thai.

Người trên 60 tuổi.

Người mắc bệnh mạn tính.

Bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng cần phải được chăm sóc y tế

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Phương pháp phân lập virus: Virus có thể được phân lập từ máu trong vài ngày đầu nhiễm bệnh. Phương pháp phản ứng chuỗi polymerase-polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) được coi là chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu thiết bị chuyên dụng và đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản. Virus cũng có thể được phát hiện bằng cách thử nghiệm một protein do virus tạo ra, được gọi là NS1. Xét nghiệm này tương đối nhanh, có sẵn và chỉ mất khoảng 20 phút để xác định kết quả, đồng thời không yêu cầu kỹ thuật hoặc thiết bị phòng thí nghiệm chuyên dụng.

Phương pháp huyết thanh học: Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym (ELISA), có thể xác nhận bệnh nhân đã từng nhiễm bệnh bằng việc phát hiện các kháng thể chống sốt xuất huyết. Kháng thể IgM có thể phát hiện được khoảng 1 tuần sau khi nhiễm

Advertisement

khoảng 3 tháng.

Bệnh nhân sẽ được lấy máu để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Các bệnh viện điều trị sốt xuất huyết uy tín

Tại TP HCM: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện quận,…

Tại Hà Nội: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

Bị sốt xuất huyết bao lâu sẽ khỏi

Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt thông thường

Nguồn: Mayoclinic, Pubmed, Who, NHS

Nguồn tham khảo

Neurological complications of dengue fever: Experience from a tertiary center of north India

Những Nhà Thờ Đá Nguyên Khối Bí Ẩn Ở Ethiopia

Nằm ở vùng Amhara của Ethiopia, cách thủ đô Addis Ababa khoảng 600 km về phía bắc, có một thị trấn nổi tiếng nhưng đầy bí ẩn tọa lạc trên độ cao 2.500 m so với mực nước biển được gọi là Lalibela. Tại trung tâm của thị trấn này là một Di sản Thế giới gồm 11 nhà thờ được chạm khắc từ đá nguyên khối.

Khu phức hợp được cho là có từ triều đại Zagwe dưới thời trị vì của vua Lalibela (1181 – 1221), người muốn thành lập một “Jerusalem mới” trên đất châu Phi mà tất cả người dân Ethiopia đều có thể tiếp cận được. Tên của các nhà thờ, cũng như đặc điểm của chúng, gợi nhớ đến những công trình ở Jerusalem như nhà thờ Golgotha và Lăng mộ của Adam.

Các nhà khảo cổ học đến nay đã biết nhiều về lịch sử của khu phức hợp, nhưng vẫn còn những câu hỏi chưa thể giải đáp, một trong số đó là cách chúng được xây dựng. Bằng cách nào mà người Ethiopia cổ xưa có thể tạo nên kỳ quan phức tạp này với những công cụ và kỹ thuật hạn chế vào thời điểm đó?

Nhà thờ St.George ở Lalibela, Ethiopia. Ảnh: Dmitry Chulov

11 nhà thờ đá nguyên khối của Lalibela được chia thành hai nhóm chính: nhóm phía bắc gồm 6 nhà thờ và nhóm phía nam gồm 4 nhà thờ. Nhà thờ còn lại, Bet Giorgis hay St. George, nằm riêng biệt, cách hai nhóm chính một đoạn ngắn.

Các nhà thờ được kết nối với nhau bằng một mê cung đường hầm và lối đi, mỗi nhà thờ có một thiết kế và cách bố trí độc đáo. Tất cả chúng đều đặc trưng bởi kiến trúc cắt đá ấn tượng, với một số cấu trúc có mặt tiền, cột và cổng vòm phức tạp. Nội thất cũng ấn tượng không kém với các tác phẩm chạm khắc tinh xảo, tranh bích họa và đồ tạo tác tôn giáo.

Khu phức hợp nhà thờ đá ở Lalibela là một trong những cấu trúc nguyên khối lớn nhất trên thế giới. Nhà thờ lớn nhất, Bet Medhane Alem, cao 10 m, dài 33 m và rộng 22 m. Biete Medhane Alem có nghĩa là “ngôi nhà của Đấng Cứu Rỗi thế giới”.

Nhà thờ Bet Medhane Alem ở Lalibela, Ethiopia. Ảnh: Wikipedia

Được chạm khắc từ đá cứng từ trên xuống dưới theo nhiều phong cách khác nhau, các nhà thờ ở Lalibela hiện vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian và là minh chứng cho kỹ năng và sự khéo léo của người Ethiopia cổ đại.

Truyền thuyết cho rằng các nhà thờ được đục đẽo trong 24 năm, nhưng theo các nhà khảo cổ học, điều này là không thể. Ngay cả ngày nay, việc hoàn thành công việc này bằng cách sử dụng mũi đục có đầu bằng thép carbon và lưỡi kim cương cũng là phi thường. Ngoài ra còn có nhiều điểm bất thường khác về việc xây dựng khu phức hợp. Ví dụ, lẽ ra phải có một khối lượng lớn đất và đá, thứ được loại bỏ từ xung quanh và bên trong các nhà thờ, nhưng không thể tìm thấy chúng ở đâu.

Advertisement

Các nhà thờ đá ở Lalibela được quản lý bởi cả Giáo hội và chính quyền Ethiopia trong nhiều thế kỷ. Đây là nơi sinh sống của một cộng đồng linh mục và tu sĩ, khiến nơi này trở thành địa điểm thu hút nhiều người hành hương để cử hành các ngày lễ lớn theo lịch Thiên Chúa giáo của người Ethiopia.

Đoàn Dương (Theo Ancient Origins)

Cập nhật thông tin chi tiết về Huyết Khối Tĩnh Mạch: Bệnh Ẩn Chứa Nhiều Tai Biến Khó Lường trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!