Xu Hướng 9/2023 # Hở Van Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 15 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hở Van Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hở Van Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hở van tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến nhất. Bệnh thường gây cho chúng ta nhiều lo lắng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này. Do đó, việc trang bị cho mình những thông tin cơ bản về hở van tim để nhận biết và điều trị đúng đắn là rất cần thiết.

Thông thường, tim của chúng ta có những van để đảm bảo cho dòng máu đi một chiều. Nhờ đó mà việc đưa máu đi khắp nơi để nuôi cơ thể vận hành trơn tru. Có 4 loại van tim ở người bình thường: 

Hai lá

Ba lá

Động mạch chủ

Động mạch phổi

Trong bệnh hở van tim, các van này vì một lý do nào đó mà không đóng kín được, khiến dòng máu bị “phụt ngược trở về”. Điều này gây “quá tải” máu cho lần bóp kế tiếp, tạo gánh nặng và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho tim.

Cấu trúc của van tim có nhiều phần. Bất thường của một trong những những thành phần đó có thể làm bệnh xảy ra. Các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm: 

1. Thấp tim

Hở van có thể xuất hiện sau thấp khớp, thấp tim.

2. Bẩm sinh

Các khiếm khuyết bẩm sinh của hệ tim mạch có thể là nguyên nhân của bệnh. Thông thường sẽ có nhiều bất thường khác đi kèm thêm. Bệnh thường biểu hiện ở van động mạch chủ và được phát hiện sớm khi còn nhỏ. 

3. Thoái hoá

Cấu trúc các thành phần của van có thể bị suy giảm khi bệnh nhân lớn tuổi. 

4. Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

Gây tổn thương các cấu trúc của van.

Hở van tim biểu hiện nhiều triệu chứng tuỳ thuộc vào mức độ hở và diễn tiến, ảnh hưởng lên chức năng của tim.

Mức độ nhẹ thường không triệu chứng. Mức độ hở nặng và kéo dài có thể biểu hiện:

Hay mệt mỏi, khó thở, đặc biệt là khi tăng cường vận động.

Hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh. 

Rối loạn nhịp.

Choáng váng khi thay đổi tư thế.

Đau ngực, từ âm ỉ nặng ngực cho tới đau nhói nhiều. 

Phù, dễ thấy ở chân.

Huyết khối ở các cơ quan.

Ho ra máu.

Bệnh hở van tim mạn khi hở nhẹ hoặc trong thời gian đầu thì có ít triệu chứng. Nhưng theo thời gian, chức năng của tim sẽ giảm dần dẫn đến suy tim mạn, đặc biệt là trên những bệnh nhân có các bệnh tim khác kèm theo như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành… 

Đồng thời, những bệnh nhân hở van tim sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khác như: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…

Trong các trường hợp hở van cấp tính, bệnh nhân có thể có những triệu chứng rất nghiêm trọng như truỵ tim mạch, tụt huyết áp, ngất, thậm chí là tử vong.

1. Nội khoa 2. Chống tăng huyết áp

Mục đích:

Ổn định mỡ máu.

Kiểm soát đường huyết.

Kháng đông, tránh huyết khối gây nghẽn mạch.

3. Ngoại khoa

Nếu hở van nặng, ảnh hưởng cuộc sống, dự đoán có thể gây suy tim cao hoặc không xử lý được bằng các phương pháp cải thiện lối sống và nội khoa, chỉ định ngoại khoa có thể được bác sĩ cân nhắc. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm của cá nhân có bệnh và nguyên nhân dự gây bệnh.

Phương pháp can thiệp bao gồm những cách như phẫu thuật sửa van, phẫu thuật thay van…

Nhìn chung, bệnh không di truyền. Các nguyên nhân thường gặp nhất của hở van tim là do thấp tim, thoái hoá… Những trường hợp này do yếu tố môi trường hoặc diễn tiến tự nhiên theo tuổi. 

Tuy nhiên, cũng có một phần nhỏ các bệnh lý tim mạch bẩm sinh mà hở van tim là một trong những biểu hiện của bệnh đó. 

Chế độ ăn của người bệnh này không có gì đặc biệt hơn những bệnh nhân tim mạch khác. Bệnh nhân cần:

Bổ sung thêm rau xanh, trái cây.

Các loại ngũ cốc, các loại hạt.

Ăn những loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích chứa nhiều chất béo có lợi.

Giảm muối ăn.

Tránh thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ.

Hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol như da và nội tạng động vật.

Không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu…

Thức uống có gas, đồ ngọt cũng là những thứ nên hạn chế.

Hở van tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến nhất. Trường hợp cấp tính có thể rất nguy hiểm, gây truỵ tim mạch và đe doạ tính mạng của người bệnh. Điều trị hở van tim cần phối hợp nhiều yếu tố, trong đó phải cải thiện lối sống, điều trị bệnh nền và ngừa biến chứng suy tim. Phẫu thuật sửa van hay thay van có thể được cân nhắc trong những trường hợp nhất định dưới chỉ định của bác sĩ tim mạch.

Bệnh Cúm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Cúm là bệnh gì?

Các chủng virus cúm hiện nay

Có 4 chủng virus cúm được ký hiệu là A, B, C, D. Trong đó chủng cúm A và B thường gặp ở người, cúm C gây bệnh nhẹ và thường không có triệu chứng, trong khi đó cúm D ảnh hưởng đến gia súc và không gây bệnh ở người.

Cúm A

Cúm B

Cúm B không được chia thành các phân týp, tuy nhiên nó có thể được chia làm 2 dòng là dòng B/Yamagata và dòng B/Victoria. Chủng cúm B cũng là một dạng cúm dễ gây bệnh ở người với tỷ lệ 25% số ca nhiễm cúm mùa hàng năm. Cúm B chỉ lây truyền từ người sang người, bệnh cúm B có khả năng lây lan rất mạnh, có thể gây thành dịch nhưng ít có nguy cơ trở thành đại dịch. Dù vậy, bệnh vẫn có thể có tác động nguy hiểm đến sức khỏe trong trường hợp diễn tiến nghiêm trọng.

Cúm C

So với 2 chủng cúm A và B, chủng cúm C ít gặp hơn, ít nguy hiểm hơn và không có những triệu chứng lâm sàng điển hình. Bệnh do cúm C không có khả năng bùng phát thành dịch ở người.

Cúm D

Các giai đoạn phát triển của bệnh cúm

Thông thường, các triệu chứng bị cúm có thể xuất hiện và khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh cúm kéo dài gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Một đợt cúm thường xảy ra theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn khởi phát (ngày thứ 1 – 3): Các triệu chứng cúm đột ngột xuất hiện bao gồm sốt, nhức đầu, đau và mỏi cơ, ho khan, đau họng, nghẹt mũi.

Giai đoạn hồi phục (ngày thứ 8 trở đi): Các triệu chứng giảm dần, cơn ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài 1 – 2 tuần tiếp theo.

Nguyên nhân gây bệnh cúm

Virus cúm (Influenza virus) chính là nguyên nhân gây bệnh cúm ở người, virus cúm tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh, bao gồm mũi, cổ họng và phổi. Theo nghiên cứu dịch tễ, các chủng virus cúm có khả năng biến đổi liên tục theo chu kỳ hàng năm, do đó tỷ lệ trẻ em và người lớn lây nhiễm với các chủng cúm mới có thể lên tới 90% (1).

Các dấu hiệu, triệu chứng cúm thường gặp

Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh cúm và cảm lạnh do triệu chứng cúm và cảm lạnh tương đồng với nhau. Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm là đau họng, sổ mũi và hắt hơi (giống với cảm lạnh) thì bệnh cúm còn có các dấu hiệu cảnh báo như sau:

Cảm giác ớn lạnh;

Đau đầu, chóng mặt;

Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực;

Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn).

Bệnh cúm có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm virus rất cao trong cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ lớn bùng phát thành đại dịch. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo trẻ em và người lớn nên chủ động phòng tránh và ngăn chặn nguồn lây virus cúm cho người khác. Vậy bệnh cúm có lây không? Bệnh cúm lây qua đâu? Thông thường, virus cúm lây truyền nhanh chóng từ người sang người chủ yếu qua 2 đường:

Lây qua dịch tiết đường hô hấp: Triệu chứng phổ biến ở những người nhiễm cúm là ho và hắt xì. Tuy nhiên, khi hắt xì và ho, người bệnh sẽ tạo điều kiện cho virus trong cơ thể bắn ra ngoài theo tuyến nước bọt. Với khả năng tồn tại dai dẳng, virus cúm có thể phát tán rộng trong không khí với phạm vi 2m. Do đó, người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần, trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh cúm có thể bùng phát vào bất kỳ mùa nào trong năm, đỉnh điểm là vào tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11. Song song đó, các triệu chứng như sổ mũi, đau nhức cơ thể cũng sẽ nặng nề hơn vào mùa lạnh do không khí ẩn chứa nhiều nguồn vi khuẩn khác. Do đó, khi thời tiết trở lạnh, trẻ em và người lớn nên chủ động dự phòng bằng vắc xin, giữ ấm cơ thể và ngăn chặn mọi nguồn lây nhiễm để hạn chế khả năng bị bệnh.

Đối tượng nào dễ bị cúm?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, bệnh dễ gặp nhất ở những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu như:

Trẻ em: Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cúm mùa. Với những trẻ mắc bệnh lý nền như suyễn, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan – thận… thì nguy cơ mắc cúm và biến chứng đặc biệt cao, do đó trẻ em luôn là đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc xin cúm đầy đủ và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Biến chứng bệnh cúm

Bệnh cúm có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm thông thường, do đó rất nhiều người chủ quan, xem nhẹ, không điều trị hoặc điều trị trễ khi bệnh chuyển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm đường hô hấp như viêm phổi, suy hô hấp. Cúm còn là khởi nguồn của viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… nếu không được điều trị kịp thời.

Phụ nữ mang thai nếu nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất nguy hiểm. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể, do đó nếu người mẹ mắc cúm trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai hoặc thai lưu.

Chẩn đoán, xét nghiệm cúm

Bệnh cúm có thể được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, tuy nhiên rất khó để phân biệt dấu hiệu bị cúm với các bệnh do các tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác.

Để chẩn đoán, xác định người bệnh nhiễm virus cúm cần dựa vào các các xét nghiệm virus học như nuôi cấy virus, phát hiện acid nucleic (PCR, RT-PCR) hay huyết thanh chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp X-quang phổi để đánh giá mức độ tổn thương do virus cúm gây ra.

Điều trị bệnh cúm

Điều trị tại nhà

Người nhiễm cúm cần được nghỉ ngơi cho đến khi hạ sốt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và chú ý uống nhiều nước. Sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt, người bệnh có thể sử dụng để vệ sinh họng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng.

Cần vệ sinh mũi sạch sẽ để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý, sau khi thực hiện vệ sinh mũi xong cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh tình trạng lây lan bệnh.

Dùng thuốc

Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc điều trị đặc hiệu, chẳng hạn như Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir (Relenza) có công dụng làm giảm triệu chứng của cúm và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Dinh dưỡng cho người bệnh cúm

Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp với thể trạng. Khi bị cúm nên lưu ý:

Ăn thực phẩm dễ nuốt: Khi cơ thể bị cúm, người bệnh thường không có cảm giác thèm ăn, lúc này cháo, súp hay các thực phẩm loãng sẽ giúp người bệnh dễ ăn mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.

Ăn thực phẩm nhiều kẽm: Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như tôm, hàu, thịt bò, sò, ngũ cốc, yến mạch,… giúp người bệnh cúm chóng phục hồi sức và cải thiện hệ miễn dịch.

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cũng có không ít những thực phẩm gây hại và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cúm. Người bệnh nên tránh một số sản phẩm sau:

Các thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn chiên xào gây khó tiêu, dễ khiến người bệnh buồn nôn. Hơn nữa, những thực phẩm này không chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Các thực phẩm cứng sẽ có khả năng gây khó tiêu và làm nặng thêm các cơn ho, đau họng, vì vậy bệnh nhân cúm cũng nên tránh xa.

Phòng ngừa bệnh cúm

Để chủ động phòng cúm, người dân nên thực hiện các biện pháp:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng đồng thời vệ sinh mũi, họng bằng nước muối thường xuyên.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ nếu không thật sự cần thiết.

Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

Hiện nay, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ vắc xin phòng cúm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn như vắc xin Influvac (Hà Lan), GC Flu (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam) phòng được 3 chủng cúm, gồm 2 chủng cúm A (A/H1N1, A/H3N2), 1 chủng cúm nhóm B (Yamagata hoặc Victoria). Đặc biệt, VNVC tự hào là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam triển khai tiêm rộng rãi vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng được 4 chủng cúm nguy hiểm nhất hiện nay là chủng 02 cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 02 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).

Đặc biệt theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc giảm nhu cầu thở máy ở những bệnh nhân COVID-19 đã từng chủng ngừa cúm, cũng như tỷ lệ nhập viện thấp hơn và thời gian nằm viện cũng giảm ở những những người đã được tiêm chủng vắc xin cúm trước đây. Chúng ta đang ở giữa một mùa cúm, mà nó lại đang xảy ra trong bối cảnh của một đại dịch COVID toàn cầu, gây thêm căng thẳng cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như tạo ra mối nguy cơ tiềm ẩn cho việc đồng nhiễm COVID-19 và cúm.

Bệnh cúm có thể lây lan mạnh và trở thành “sát thủ” cho cả gia đình, cộng đồng khi mùa đông đến. Giữa thời điểm Covid-19 đang tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát trên toàn cầu, trẻ em và người lớn cần chủ động chủng ngừa cúm đúng lịch, đủ liều để gia tăng miễn dịch dị hợp, giảm nguy cơ đồng nhiễm cúm mùa và Covid-19 trong cùng một thời điểm.

Bệnh Trĩ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị – Hạ Mến

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ nội (internal hemorrhoids) hình thành ở niêm mạc hậu môn và phần dưới trực tràng

Mức độ phổ biến của bệnh trĩ?

Ai có khả năng mắc bệnh trĩ?

Bạn có nhiều khả năng bị trĩ hơn nếu bạn

Rặn trong khi đại tiện

Bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính

Ăn những thực phẩm ít chất xơ

Đang có thai

Thường xuyên khuân vác đồ vật nặng

Biến chứng của bệnh trĩ là gì?

Những khối máu đông (blood clots) trong búi trĩ ngoại

Da thừa hậu môn (skin tag) – khi một cục máu đông trong một búi trĩ ngoại vỡ để sót lại da thừa

Trĩ nghẹt – khi các cơ quanh hậu môn ngăn máu cung cấp cho một búi trĩ nội bị sa ra ngoài hậu môn

Thiếu máu

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng của bệnh trĩ là gì?

Nếu bạn bị trĩ ngoại (external hemorrhoids), có thể bạn sẽ:

Bị ngứa hậu môn

Đau rát hậu môn, đặc biệt khi ngồi

Rặn, cọ xát hoặc rửa quá nhiều quanh hậu môn có thể làm những triệu chứng này nặng hơn. Với nhiều người, các triệu chứng trĩ ngoại biến mất trong vòng vài ngày.

Chảy máu trực tràng – máu nhạt dính trên phân, trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu sau khi đi đại tiện

Một búi trĩ rơi ra ngoài hậu môn thì gọi là sa búi trĩ

Mặc dù trĩ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng ở hậu môn, nhưng không phải triệu chứng hậu môn nào cũng có nguyên nhân do búi trĩ. Một số triệu chứng bệnh trĩ tương tự với các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Ví dụ như, chảy máu trực tràng có thể là một dấu hiệu của các bệnh về ruột như là bệnh Crohn, viêm loét đại tràng (ulcerative colitis) hoặc ung thư ruột kết hay ung thư trực tràng.

Khi nào tôi nên đến khám bác sĩ?

Bạn nên khám bác sĩ nếu:

Bị chảy máu trực tràng

Nguyên nhân gây ra trĩ?

Nguyên nhân gây ra các búi trĩ là do:

Ngồi bồn cầu trong thời gian dài

Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính

Các mô đỡ ở hậu môn và trực tràng bị suy yếu theo quá trình lão hóa

Mang thai

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh trĩ bằng cách nào?

Bác sĩ có thể thường xuyên chẩn đoán được bệnh trĩ dựa trên tiền sử bệnh của bạn và khám trực tiếp. Bác sĩ có thể chẩn đoán trĩ ngoại bằng cách kiểm tra vùng quanh hậu môn. Để chẩn đoán được trĩ nội, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám trực tràng bằng ngón tay và có thể thực hiện vài phương pháp để khám bên trong hậu môn và trực tràng của bạn.

Tiền sử bệnh

Bác sẽ sẽ yêu cầu bạn cung cấp tiền sử bệnh của bản thân cũng như miêu tả các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các thói quen ăn uống, thói quen đi vệ sinh, dùng thuốc xổ (enema) và thuốc nhuận tràng (laxative) và các bệnh hiện bạn đang mắc phải.

Khám trực tiếp

Nổi cục (lump) hoặc sưng tấy không

Búi trĩ nội rơi ra ngoài hậu môn gọi là sa trĩ

Són phân (stool) hoặc chất nhầy (mucus)

Kích ứng da

Nứt hậu môn (anal fissures) — một vết nứt nhỏ ở hậu môn có thể gây ngứa ngáy, đau đớn hoặc chảy máu

Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám trực tràng bằng ngón tay để:

Kiểm tra độ mềm, kiểm tra xem có máu, có búi trĩ nội, và có nổi các cục (lumps) hoặc các khối (masses) không

Các phương pháp chẩn đoán

Nội soi trực-kết tràng ống cứng. Nội soi trực tràng cũng giống với nội soi, ngoại trừ việc bác sĩ dùng một dụng cụ gọi là ống soi trực tràng để xem niêm mạc hậu môn và phần dưới ruột kết. Bác sĩ sẽ cẩn thận khám các mô niêm mạc trực tràng và vùng dưới ruột kết để tìm các dấu hiệu của các vấn đề ở đường tiêu hóa dưới và bệnh về ruột. Bác sĩ thực hiện nội soi khi bạn đến khám tại phòng khám hoặc ở một trung tâm ngoại trú. Hầu hết bệnh nhân không cần gây tê.

Bác sĩ có thể sẽ chẩn đoán trĩ nội trong khi thực hiện các phương pháp khám các bệnh về đường tiêu hóa khác hoặc các lần khám định kỳ trực tràng và ruột kết. Những phương pháp này bao gồm nội soi ruột kết (colonoscopy), nội soi trực tràng ống mềm (flexible sigmoidoscopy).

Điều trị

Tôi có thể điều trị bệnh trĩ bằng cách nào?

Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc bổ sung chất xơ như là psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel)*

Không rặn khi đi đại tiện

Không ngồi bồn cầu trong thời gian dài

Ngồi trong bồn tắm nước ấm, còn gọi là sitz bath, vài lần một ngày để giúp giảm đau

*Lưu ý: trong bất cứ nội dung nào nói đến việc dùng thuốc bạn cần có sự chấp thuận của bác sĩ, chú thích của biên tập viên.

Không làm giảm triệu chứng sau một tuần

Gây ra tác dụng phụ như là khô da quanh hậu môn hoặc phát ban nổi mẩn

Bác sĩ điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Bác sĩ điều trị bệnh trĩ bằng các thủ thuật tại phòng khám hoặc trong trung tâm khám ngoại trú hoặc ở bệnh viện.

Điều trị tại phòng khám gồm có các bước sau:

Liệu pháp chích gây xơ cứng (Sclerotherap). Bác sĩ tiêm một loại dung dịch hóa chất vào trong búi trĩ nội, dung dịch này này làm hình thành mô sẹo. Mô sẹo ngăn máu đi tới búi trĩ, thường làm teo đi búi trĩ.

Quang điện tia hồng ngoại (Infrared photocoagulation). Bác sĩ dùng một công cụ chiếu ánh sáng hồng ngoại vào một búi trĩ nội. Nhiệt do ánh sáng hồng ngoại tạo ra làm hình thành mô sẹo, ngăn máu đi tới búi trĩ và thường sẽ làm teo đi búi trĩ.

Điều trị tại trung tâm ngoại trú hoặc bệnh viện bao gồm:

Thủ thuật cắt trĩ (Hemorrhoidectomy). Bác sĩ, thường là bác sĩ phẫu thuật, có thể thực hiện thủ thuật cắt trĩ để loại bỏ những búi trĩ ngoại cỡ lớn và các búi trĩ nội sa ngoài khi các biện pháp điều trị khác không có tác dụng. Bác sĩ sẽ gây mê cho bạn khi điều trị bằng phương pháp này.

Đôi khi cũng cần điều trị các biến chứng bệnh trĩ.

Tôi có thể phòng bệnh trĩ bằng cách nào?

Bạn có thể phòng bệnh trĩ bằng cách

Uống nước hoặc các chất lỏng khác không chứa cồn mỗi ngày theo khuyến nghị của chuyên gia chăm sóc sức khỏe

Không rặn khi đại tiện

Tránh thường xuyên nâng vác nặng

Thói quen ăn uống, chế độ ăn kiêng và dinh dưỡng

Tôi nên ăn gì nếu bị trĩ?

Bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo bạn ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ hơn. Ăn những thực phẩm nhiều chất xơ có thể làm phân mềm hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể hơn và có thể hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh trĩ. Uống nước và các loại chất lỏng khác như là nước ép hoa quả và các món súp loãng, có thể giúp chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn có tác dụng hơn. Tư vấn với bác sĩ về lượng chất lỏng bạn nên uống mỗi ngày dựa trên sức khỏe và mức độ hoạt động cũng như nơi bạn ở.

Thực phẩm giàu chất xơ Thực phẩm và lượng khẩu phần Lượng chất xơ Hạt ngũ cốc ⅓‒¾ cup(*) cám nhiều xơ, ngũ cốc dạng ăn sẵn 9,1-14,3 g 1‒1¼ cup vụn lúa mỳ, ngũ cốc ăn sẵn 5,0-9,0 g 1½ cup mỳ spaghetti nguyên cám, nấu chín 3,2 g 1 bánh muffin cám yến mạch cỡ nhỏ 3,0 g Trái cây 1 quả lê cỡ vừa, ăn cả vỏ 5,5 g 1 quả táo cỡ vừa, ăn cả vỏ 4,4 g ½ cup quả mâm xôi 4,0 g ½ cup quả mận hầm 3,8 g Rau củ ½ cup đậu Hà Lan xanh, nấu chín 3,5-4,4 g ½ cup rau củ hỗn hợp, nấu chín từ rau củ đông lạnh 4,0 g ½ cup cải rổ, nấu chín 3,8 g 1 củ khoai lang cỡ vừa, nướng cả vỏ 3,8 g 1 củ khoai tây cỡ vừa, nướng cả vỏ 3,6 g ½ cup bí mùa đông, nấu chín 2,9 g Đậu hạt ½ cup đậu thận trắng (navy beans), nấu chín 9,6 g ½ cup đậu pinto, nấu chín 7,7 g ½ cup đậu tây (kidney beans), nấu chín 5,7 g

(*): cup là đơn vị dung tích thường dùng trong ăn uống tại Hoa Kỳ, 1 cup xấp xỉ 240ml.

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm hiểu cách bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ vào trong chế độ ăn uống của bạn.

Tôi nên tránh ăn gì nếu bị trĩ?

Phô mai

Khoai tây chiên

Kem

Thịt

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như là bánh mỳ kẹp xúc xích hot dogs và một số món ăn tối làm sẵn chỉ cần hâm nóng bằng lò vi sóng là ăn được.

(Theo Viện quốc gia về bệnh tiểu đường và tiêu hóa và bệnh thận, NIDDK, Hoa Kỳ – Người dịch: Trần Tuyết Lan, nhóm dịch: Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Khi Thiếu Vitamin A

Rối loạn hấp thu chất béo có thể gây thiếu vitamin A

Nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể thiếu vitamin A là chúng ta không hấp thu đầy đủ liều lượng vitamin A khuyến nghị hàng ngày. Những nguyên nhân gây ra điều đó có thể kể đến như sau:

– Do khẩu phần ăn thiếu vitamin A hoặc khẩu phần ăn thiếu chất béo, dẫn đến khó hấp thu vitamin A.

– Người bị rối loạn hấp thu chất béo: Vitamin A là vitamin tan trong chất béo, do đó những người bị rối loạn hấp thu chất béo có thể bị giảm hấp thu vitamin A và gây thiếu hụt. Những người có tình trạng ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất béo, chẳng hạn như bệnh rối loạn tiêu hóa, rối loạn ống mật, hội chứng ruột ngắn, bệnh tuyến tụy và xơ gan làm giảm khả năng hấp thu vitamin A. Để cải thiện sự hấp thụ vitamin A, những người này nên sử dụng các chế phẩm vitamin A tan trong nước.

– Thiếu sắt: Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể phân hủy và sử dụng vitamin A.

– Thiếu kẽm: Thiếu kẽm có thể gây ra các triệu chứng thiếu vitamin A. Dùng kết hợp vitamin A và các chất bổ sung kẽm có thể cải thiện được tình trạng này.

Thiếu vitamin A có thể gây mờ mắt, quáng gà, khô mắt

– Quáng gà, khô mắt, mờ mắt

– Dễ nhiễm trùng

– Kích ứng da, khô da, ngứa, tróc vảy

– Chậm phát triển

– Gây tăng sừng da và mụn trứng cá

– Theo WHO, thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa có thể phòng ngừa được ở trẻ em trên toàn thế giới.

– Thiếu vitamin A làm tăng mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm trùng như sởi và tiêu chảy.

– Làm tăng nguy cơ thiếu máu và tử vong ở phụ nữ mang thai và tác động tiêu cực đến thai nhi do làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

– Thiếu vitamin A có thể gây ra những khó khăn khi thụ thai và trong một số trường hợp có thể vô sinh

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A để điều trị thiếu vitamin A nhẹ

Advertisement

Việc điều trị các dạng thiếu vitamin A nhẹ chỉ cần bổ sung bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin A như: gan, lòng đỏ trứng, dầu cá, cà rốt, bí đỏ,…

Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn thêm thực phẩm chứa vitamin A kết hợp với việc uống thuốc bổ sung vitamin A.

Tình trạng thiếu hụt vitamin A là rất hiếm khi xảy ra vì vitamin A chứa trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Tuy nhiên nó vẫn có thể gặp phải ở một số người. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin A nào, chẳng hạn như quáng gà, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để có phương điều trị chuẩn xác.

Nguồn: Web MD

Tìm Hiểu Cảm Lạnh Là Gì: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

1. Cảm lạnh là gì

Đây là căn bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải. Nguyên do là bởi vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản.

2. Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp

Nguyên nhân

Bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Triệu chứng thường gặp

Sau khi cơ thể bị nhiễm virus khoảng 2 – 3 ngày, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của bệnh tác động lên các cơ quan xoang, mũi, họng, kéo dài từ 3 – 7 ngày. Trong khoảng 3 ngày đầu là khoảng thời gian dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất.

Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.

Ho.

Đau đầu, đau nhức cơ thể.

Hắt hơi.

Cảm thấy mệt mỏi trong người.

Người bệnh có thể bị sốt nhẹ khi nhiễm bệnh

Tuy bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, cảm lạnh sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để nhận được điều trị kịp thời nếu bệnh không thể tự khỏi.

3. Khi nào cần đến bệnh viện

Đối với người trưởng thành, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu sau khi điều trị bằng thuốc nhưng vẫn có các triệu chứng như:

Thường xuyên có hiện tượng khó thở, thở khò khè.

Đau họng và đau đầu nhiều, kéo dài.

Trường hợp trẻ em bị cảm lạnh, bạn nên lưu ý đến trẻ thường xuyên hơn, do bệnh ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn đối với người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có các triệu chứng sau:

Sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày.

Các triệu chứng ở trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng lên.

Chán ăn, mệt mỏi.

Đau tai, đau đầu.

4. Phương pháp điều trị

Cảm lạnh là một bệnh lý không phức tạp, cách điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách hỉ mũi, đẩy các chất nhờn, nước mũi ra ngoài để ngăn chặn chúng xâm nhập sâu hơn, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Vệ sinh miệng và họng bằng cách súc miệng 2 – 4 lần/ngày bằng nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm dịu cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.

Uống trà gừng, trà chanh mật ong ấm giúp cải thiện tình trạng bệnh

5. Các biện pháp phòng tránh

Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng, đồ dùng trong nhà được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.

Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống khoa học, rèn luyện thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Rửa tay thường xuyên ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn

Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, gây ra cảm giác mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Tuy có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định nhưng người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể gây ra các biến chứng, đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy đến bệnh viện khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Cúm A/H5N1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị &Amp; Cách Phòng Ngừa

Cúm A/H5N1 là gì?

Kể từ năm 1997, sự bùng phát của cúm A/H5N1 đã làm gây nhiễm và giết chết hàng chục triệu gia cầm. Cúm A/H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý khi có cảnh báo một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) để tạo thành một chủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) cảnh báo: Mầm bệnh H5N1 đang tiếp tục gia tăng ở các khu vực lưu hành. H5N1 có thể gây ra nhiều hơn một đại dịch cúm. 11 ổ dịch H5N1 đã được báo cáo trên toàn thế giới vào tháng 6 năm 2008 tại 5 quốc gia (Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Việt Nam) đã đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng và thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế.

Nguyên nhân gây bệnh cúm A/H5N1

Virus cúm A/H5N1 lây truyền bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư. Tuy nhiên, do có đề kháng với virus nên các loài chim di cư không hề bị bệnh; nhưng lại dễ dàng cảm thụ với các loài gia cầm được nuôi để lấy thịt như gà, vịt… Đây là nguyên nhân chính gây nên các đợt dịch cúm gia cầm.

Phương thức lây nhiễm cúm A/H5N1

Virus cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh (bao gồm cả phân và lông). Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua các phương thức sau:

Lây từ người với người qua đường hô hấp, do nước bọt của người nhiễm virus khi ho, hắt hơi.

Do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền chính.

Ăn thịt hoặc các sản phẩm của gia cầm không được nấu chín kỹ như tiết canh, trứng, thịt tái…

Thời gian ủ bệnh cúm A/H5N1

Virus cúm A/H5N1 thường trải qua thời kỳ để ẩn náu và phát tán ra môi trường xung quanh. Thời kỳ ủ bệnh của cúm A/H5N1 dài hơn thời kỳ ủ bệnh của các loại cúm mùa thông thường khác, có thể kéo dài từ 2-8 ngày hoặc kéo dài đến 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: giết mổ hoặc sử dụng các sản phẩm từ gia cầm nhiễm virus như thịt, trứng hoặc gián tiếp tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh. Đây là khoảng thời gian virus H5N1 tiềm ẩn trong cơ thể bệnh nhân, chưa phát tán và chưa có dấu hiệu, chỉ chờ cơ hội bùng phát.

Tuy nhiên, việc phơi nhiễm nhiều lần với virus dẫn đến việc khó xác định chính xác thời kỳ ủ bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị, thời kỳ ủ bệnh của cúm A/H5N1 là 7 ngày áp dụng cho các điều tra và theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh cúm A/H5N1

Sốt cao liên tục trên 38 độ C, thấy người mệt mỏi, choáng váng đầu óc, có thể rét run.

Ho, thường ho khan, đau ngực, ít gặp triệu chứng viêm long đường hô hấp trên… Khó thở, thở nhanh, tím tái.

Các triệu chứng khác: Đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.

X-Quang phổi: Tổn thương thâm nhiễm lan toả một bên hoặc hai bên, tiến triển nhanh.

Bệnh cúm A/H5N1 có thể diễn tiến nặng lên dẫn đến viêm phổi với các triệu chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Hiếm gặp hơn, bệnh nhân cúm A/H5N1 sẽ có thêm triệu chứng viêm kết mạc. Tùy vào từng giai đoạn và thể trạng khác nhau, các triệu chứng của cúm A/H5N1 sẽ khác nhau.

Địa chỉ tiêm phòng vắc xin ngừa cúm uy tín

Các giai đoạn phát triển của bệnh

Giai đoạn khởi phát:

Bệnh nhân đột ngột bị sốt cao trên 38 độ, đau nhức, mệt mỏi khắp toàn thân, xảy ra tình trạng chán ăn, uể oải. Đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo người bệnh sắp bước vào một giai đoạn bùng phát dữ dội của bệnh cúm A/H5N1 với nhiều biến chứng phức tạp.

Giai đoạn toàn phát:

Sốt cao liên tục kéo dài. Do ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương, người bệnh gần như lâm vào tình trạng như hôn mê, có dấu hiệu rối loạn ý thức, giảm trí nhớ không tốt, không còn tỉnh táo. Người trở nên vô cùng mệt mỏi đau rát họng. Người bệnh sốt cao còn xảy ra hiện tượng da nóng, đỏ.

Xuất hiện cơn ho, thường ho khan, một số ho có đờm.

Ngay khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Biến chứng của cúm A/H5N1

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, người mắc cúm A/H5N1 sẽ có diễn tiến nặng chỉ sau nửa ngày nếu không điều trị kịp thời. Virus cúm A/H5N1 khiến người bệnh bị suy đường hô hấp cấp dẫn đến thiếu oxy và gây ra tổn thương đến các phủ tạng quan trọng, đây là nguyên nhân chính gây tử vong.

Bội nhiễm đường hô hấp: Các cơ quan hô hấp như phế quản, phổi, tai – mũi – họng bị những loại vi khuẩn như haemophilus influenza, liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng… gây bội nhiễm, tổn thương nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

Suy đa tạng: Trong trường hợp không phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, bệnh có khả năng diễn biến nhanh gây suy đa tạng. Các bộ phận như gan, thận, não… bị ảnh hưởng. Hệ miễn dịch suy yếu đồng thời do số lượng bạch cầu giảm. Giai đoạn này người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, xuất hiện tình trạng tiêu chảy dẫn đến hạ đường huyết.

Điều trị cúm A/H5N1

Chia sẻ về phương pháp điều trị bệnh cúm A/H5N1 ở người, bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết thêm, khi nghi ngờ hoặc bị nhiễm cúm A/H5N1, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm trong phòng điều hòa. Nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn các đồ dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng và uống nhiều nước. Tránh ăn đồ ăn lạnh ảnh hưởng tới họng và lâu khỏi bệnh. Hiện nay, người mắc cúm A/H5N1 đang được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus Oeltamivir (Tamiflu) để điều trị. Trong trường hợp Oeltamivir không có hiệu quả, các cơ quan y tế khuyến cáo nên sử dụng Zanamivir (Relenza). Tất cả các loại thuốc khi sử dụng đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Các trường hợp ho khan, ho có đờm, đau cơ khớp… người bệnh chỉ nên điều trị bằng thuốc Codein nếu cần thiết theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Những ca nhiễm cúm A/H5N1 tiến triển nặng, có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định dùng corticosteroid.

Phòng ngừa cúm A/H5N1

Bác sĩ Chính khẳng định, nếu một người không may nhiễm cúm A/H5N1, người này không tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hằng năm, thì khả năng cao sẽ có sự phối hợp giữa virus cúm A/H5N1 với các virus cúm khác, tạo ra các chủng virus mới có độc tính cao, lây từ người sang người, khiến dịch bệnh bùng phát với diễn biến phức tạp.

Để hạn chế diễn tiến nặng gây ra bởi cúm A/H5N1, đồng thời phòng được nhiều chủng cúm nguy hiểm khác như cúm A (H1N1, H3N2) và một số cúm B, tiêm vắc xin cúm là biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất.

Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cúm (cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B) với giá thành cạnh tranh, cam kết bình ổn giá trên toàn hệ thống gồm:

Vắc xin cúm Vaxigrip (Pháp)

Vắc xin cúm GC Flu (Hàn Quốc)

Vắc xin cúm Ivacflu (Việt Nam)

Hệ thống VNVC luôn hướng đến sự tiện lợi cho tất cả Quý khách hàng, làm việc từ 7h30-17h tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và chủ nhật. VNVC luôn sẵn sàng hỗ trợ thắc mắc, lo lắng của khách hàng thông qua tổng đài phục vụ 24/7 qua số điện thoại 028.7300.6595 hoặc fanpage VNVC – Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.

Với nguồn vắc xin đa dạng, được nhập khẩu chính hãng từ các đơn vị sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, quy trình tiêm chủng khép kín 5 bước khoa học với đầy đủ tiện nghi như phòng khám, phòng tiêm cao cấp, khu vui chơi trong nhà rộng rãi, khu vực sảnh chờ thoáng mát, phòng cho con bú, phòng thay bỉm tã miễn phí, wifi, nước uống sạch, sạc điện thoại, giữ xe… miễn phí. VNVC đang trở thành điểm tiêm chủng uy tín, hiện đại và tin cậy hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Gọi tổng đài: 028.7300.6596

Inbox cho fanpage: VNVC – Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn

Đăng ký vắc xin thông qua website chính thức.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hở Van Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!