Bạn đang xem bài viết Độc Đáo Ngôi Chùa Giữa Trời Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Một Cột Thủ Đức – Nam Thiên Nhất Trụ, một địa điểm tâm linh thu hút nhiều khách tham. Giữa sự ồn ào, đông đúc của phố thị, Nam Thiên Nhất Trụ tự đứng sừng sững, uy nghiêm. Cùng với nhiều ngôi chùa khác ở thành phố Hồ Chí Minh, Nam Thiên Nhất Trụ tự là một trong những công trình kiến trúc đẹp, mang đậm nét độc đáo của đời sống văn hóa, tinh thần người dân thành phố.
Lịch Sử Chùa Một Cột Thủ ĐứcChùa Một Cột Thủ Đức được xây dựng năm 1958 bởi Hòa thượng Thích Trí Dũng, phỏng theo hình ảnh chùa Diên Hựu – chùa Một Cột ở Hà Nội. Đến năm 1977, ngôi chùa được hoàn tất và được gọi tên Nam Thiên Nhất Trụ như hiện nay.
Trong bia ký Nam Thiên Nhất Trụ có ghi: Lý do bấy lâu nay nhân dân miền Nam chỉ là “nghe tiếng mà chưa thấy”, do đó ngôi chùa Nhất Trụ này được xây dựng với mục đích vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh để nhân dân miền Nam chiêm ngưỡng. Ngôi chùa được dựng lên không quyên góp tiền bạc của ai, không lệ thuộc vào một dân xã nào, chỉ do Hòa thượng Thích Trí Dũng và đệ tử tục danh Đỗ Thị Vinh (pháp danh Đức Hiển) hiệp công, hiệp sức, xuất tài, xuất lực tạo lập nên.
Kiến Trúc Chùa Một CộtTừ khi xây dựng, trụ trì đã phỏng theo kiến trúc, kiểu dáng của ngôi chùa có thời nhà Lý thế kỉ XI. Các kiến trúc từ kèo, xuyên, mái ngói… đến những đường nét hoa văn bài trí cũng như cách bố trí thờ phượng giống như ngôi chùa gốc ở Hà Nội chỉ khác về chất liệu.
Khuôn viên chùa rộng khoảng 1ha luôn thoáng mát, yên tĩnh và thanh tịnh cho những ai đến tham quan, cúng viếng, như được hoà mình vào những cảnh vật tĩnh lặng nơi đây và xua đi những ồn ào, phiền muộn trong cuộc sống.
Nhìn từ trên cao, bạn có thể thấy rõ phía ngay sau cổng chùa đó chính là hồ Long Nhãn được trồng hoa sen và nuôi cá. Chùa Một Cột nằm ở giữa hồ.
Tổng thể Nam Thiên Nhất Trụ bao gồm: Chùa Một Cột dựng giữa hồ Long Nhãn, Chánh điện, các tôn tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Di Lặc, Quan Âm Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát, Nhà tưởng niệm Hòa thượng Thích Trí Dũng, Tăng đường,…
Hàng tháng, cứ ngày Mùng một và Rằm là chùa có nhiều người dân tới đây đặt hoa, khấn vái cầu mong những điều bình an cho gia đình. Bên cạnh đó, khu chùa có kiến trúc rất đẹp và xanh mát nên mỗi lần tới đây là trong lòng cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm.
Ngày nay, Nam Thiên Nhất Trụ tự ghi dấu nhiều thăng trầm lịch sử và hình thành một nét văn hóa ở phương Nam, trở thành di tích lịch sử được nhiều người lui tới. Đến với chùa Một Cột Thủ Đức, du khách, phật tử sẽ vừa tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, vừa thả hồn theo tiếng chuông mõ ngân vang. Trút bỏ hoàn toàn những g ánh nặng của cuộc sống xô bồ, cảm nhận tâm hồn mình như lạc vào cõi thần thiên Phật pháp.
Đường đi Chùa Một Cột Thủ ĐứcĐịa chỉ chùa Một Cột Thủ Đức:
Địa chỉ: số 100 Đặng Văn Bi, P. Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức
Giờ mở cửa chùa Một Cột Thủ Đức tham khảo: 08:00 – 18:00
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Sự Độc Đáo Ở Ngôi Chùa Ve Chai
Chùa Linh Phước Đà Lạt – điểm đến tâm linh không chỉ của người dân địa phương, mà còn là điểm hút khách thập phương bởi kiến trúc độc lạ, được xây dựng từ hàng triệu mảnh ve chai nên chùa còn được gọi là Chùa Ve Chai.
Chùa Linh Phước Đà LạtChùa Linh Phước được xây dựng vào năm 1949, đây là công trình do Chư Tăng và Phật tử tại địa phương khởi công, nhưng lúc bấy giờ chỉ là một ngôi chùa nhỏ, đơn sơ. Trãi qua nhiều lần trùng tu lại chùa và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Cho đến nay chùa đã trở thành một địa điểm nổi tiếng và và thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc “độc nhất vô nhị”.
Tổng thể ngôi chùa có các hạng mục chính gồm: Chánh điện, Tháp chuông, Điện Quan thế Âm, Long Hoa Viên và khu vực Nội viện là nơi ở của các tăng ni trong chùa.
Chùa ve chai Đà LạtChùa Linh Phước thường được gọi là Chùa Ve Chai bởi vì kiến trúc của chùa được xây dưng từ hàng triệu mảnh vật liệu bỏ đi như mảnh chai, mảnh sảnh sứ. Cụ thể, từ cổng cho đến vào trong chùa đều được đính kết kỳ công từ hàng triệu mảnh chai sành, gốm, sứ các loại với đủ màu sắc, kích cỡ và chất liệu khác nhau, tạo nên diện mạo bắt mắt.
Từ ngoài cổng, du khách có thể thấy được sự bề thế của ngôi chùa và du khách cũng không khỏi choáng ngợp với con rồng uốn lượn xung quanh tượng phật Di Lặc. Nó có chiều dài 49m với phần thân rồng được khảm từ hơn 12.000 vỏ chai.
Đối diện với Long Hoa Viên là Linh Tháp cao 36 mét, bao gồm 7 tầng được thiết kế kỳ công và trang trí bằng nhiều bức tượng bắt mắt. Vào năm 2008, Linh Tháp được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam.
Bên cạnh tháp Linh Tự là điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Điện thờ gồm ba tầng, cũng được trang trí bằng sành sứ. Ở giữa điện là tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát trong nhà bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam, cao 17 m.
Không những vậy, tại chùa Linh Phước còn có tượng Bồ tát Quán Thế Âm được đính kết kỳ công từ 650.000 bông hoa bất tử khá nổi tiếng. Một hạng mục khác mà ai cũng muốn một lần chiêm ngưỡng ở chùa Linh Phước là công trình Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam. Công trình tái hiện lại Kinh Vu Lan Bồn, mô tả cảnh ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ qua các tầng ngục, tận mắt chứng kiến vô vàn cảnh hình phạt tội nhân.
Du khách đến lễ chùa ngoài tìm kiếm không gian tâm linh, yên tĩnh còn có cơ hội chụp được những bức hình đẹp bên cạnh các bức tường khảm ve chai độc đáo, nhiều màu sắc.
Từ chùa, du khách có thể nhìn toàn cảnh đồi núi xung quanh. Khung cảnh nên thơ, đậm chất phố núi với các đồi thông. Vì vậy, chùa Linh Phước còn được coi là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp tại Đà Lạt.
Hoàng hôn buông xuống, ngôi chùa bao phủ không khí tĩnh mịch trong làn khói hương của Phật tử bốn phương. Ráng chiều trải dài trên mái chùa, chạm tới các mảnh sành, sứ khiến ngôi chùa trở nên thật bề thế. Sau một ngày dạo chơi khắp Đà Lạt, thưởng thức nét hoàng hôn bình yên tại chùa Ve Chai là trải nghiệm mà du khách nên thử.
Chùa Linh Phước ở đâu ?5
/
5
(
1
bình chọn
)
Độc Đáo Ngôi Chùa Đứng Vững Nghìn Năm Bên Mép Đá Vàng
Chùa Kyaikhtiyo (còn được gọi là chùa Đá Vàng) nằm ở bang Mon, cách Yangon khoảng 200 km về hướng đông bắc, là một trong những địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng nhất ở Myanmar. Ngoài ra, ngôi chùa còn được biết vì kiến trúc đặc biệt. Ảnh: Mocca Travels.
Theo ngôn ngữ Môn, từ “Kyaik” có nghĩa là chùa, “yo” là ngự trên đầu của nhà ẩn sĩ. Trong tiếng Pali, “hti” nghĩa là một nhà ẩn sĩ. Do vậy, Kyaikhtiyo hàm ý chỉ ngôi chùa trên đầu của nhà ẩn sĩ. Chùa Kyaikhtiyo xây dựng vào năm 574 trước Công nguyên, được xem như một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á. Ảnh: Chanbrotherstravel, Whatsupasia.
Theo truyền thuyết, Đức Phật trong lần xuống hạ giới đã tặng một sợi tóc cho vị ẩn sĩ tên TaikTha. TaikTha đã giữ gìn sợi tóc của Phật một cách cẩn thận. Trước khi qua đời, ông trao sợi tóc lại cho người con nuôi là vua với mong muốn: “Hãy cất giữ xá lợi này trong một hòn đá có hình dáng như đầu của vị ẩn sĩ”. Ảnh: OutdoorTrip.
Vua Tissa với sự giúp đỡ của các thần linh đã tìm đến hòn đá nằm trên đỉnh núi Kyaikhtiyo và xây một ngôi chùa trên đó để thờ cúng xá lợi Phật. Người ta tin rằng, nhờ có sợi tóc của Đức Phật, hòn đá này nằm yên trên một vị trí cheo leo hiểm hóc hàng nghìn năm qua. Để đến được chùa, du khách phải leo bộ bằng chân trần theo đường núi. Ngoài ra, bạn có thể thuê kiệu 4 người khiêng với giá 15 USD/người. Ảnh: Alexia__travel, Kanokkornwon.
Lệ phí tham quan ngôi chùa khoảng 7 USD. Chùa Kyaikhtiyo cao 7,3 m, nằm trên rìa của tảng đá hình quả trứng khổng lồ, cách mực nước biển 1.100 m. Nhìn từ xa, ngôi chùa trông như chiếc vương miện lấp lánh, chênh vênh trên đỉnh núi Kyaikhtiyo mà chỉ cần ai đó chạm vào cũng có thể rơi xuống sườn núi ngay lập tức. Ảnh: Clumsycynthia.
Theo thời gian, lượng người hành hương tới đây ngày càng nhiều. Nơi đây là địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng thứ 3 ở Myanmar, sau chùa Shwedagon và Mahamuni. Theo tín ngưỡng Phật giáo, chỉ nam nhân được lại gần, tiếp xúc với tảng đá. Phụ nữ không được phép lại gần, chỉ được đứng ở ban công bên ngoài và sân dưới của tảng đá. Ảnh: Saikwonkham, I3ouquet.
Ngôi chùa Kyaikhtiyo có nhiều tượng Phật và chuông vàng. Trong đó, một số tượng được khảm bằng hàng nghìn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương. Vào ngày rằm hàng năm, lễ hội thắp nến thường được diễn ra ở đây. 9.000 ngọn nến sẽ được thắp sáng về đêm trong khuôn viên sân dưới của ngôi chùa. Ảnh: Harukovsky_jp.
Theo Zing
Đăng bởi: Phương Thảo Dương
Từ khoá: Độc đáo ngôi chùa đứng vững nghìn năm bên mép đá vàng
Độc Đáo Hồ Trăng Lưỡi Liềm Giữa Sa Mạc Gobi
Sa mạc Gobi nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh. Những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.
Cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàng khoảng 6km, ốc đảo hồ trăng lưỡi liềm tọa lạc giữa sa mạc Gobi, tựa như một tấm lụa mềm mại xua tan cái nóng cực độ của mảnh đất khắc nghiệt miền Tây xứ Trung Hoa.
Theo các tài liệu lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm, nơi này có người tới sinh sống. Những người đầu tiên phát hiện ra nó chính là các thương nhân Ả Rập đi thông thương buôn bán qua con đường tơ lụa, nối liền phương Đông huyền bí với phương Tây phát triển.
Xét trên khía cạnh địa chất học, ốc đảo này được hình thành nhờ mạch nước ngầm dồi dào dưới lòng đất. Cùng với đó, nhờ có ảnh hưởng của chế độ gió đặc biệt mà cát xâm lấn ốc đảo luôn bị thổi dạt lại về phía những cồn cát cao tới 250m xung quanh đó.
Từ trên cao nhìn xuống, ốc đảo trông giống như đôi mắt của một thiếu nữ đẹp, trong sáng và đầy đam mê với đôi lông mày cong xanh ngọc. Đó chính là hồ hình trăng lưỡi liềm, một nét đặc trưng tạo nên danh tiếng của địa danh này.
Hồ trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp là nguồn nước chính cho cư dân sống trong thành phố Đôn Hoàng.
Ốc đảo trăng lưỡi liềm nổi tiếng với một bề dày văn hóa khá lâu đời: đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân trên con đường tơ lụa huyền thoại. Đồng thời, nó cũng nằm trên tuyến hành trình về với cõi Phật của các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi.
Với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được mệnh danh là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Đến đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.
Sâu hơn trong thành phố, người ta cũng có thể khám phá những ngôi chùa lớn xây dựng vào thời nhà Hán, hệ thống công trình dân sinh kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, vẫn giữ lại được những nét tinh tế.
Gần đó là hang động Mạc Cao thuộc thành phố Đôn Hoàng, nơi có những bích động với niên đại từ thế kỉ thứ tư, được phỏng đoán là do các nhà sư mang theo Phật giáo xuống trung nguyên truyền thụ để lại. Địa danh này cũng là nơi lưu truyền rất nhiều những câu chuyện hay truyền thuyết bí ẩn trong văn hóa người Trung Hoa.
Người dân trong ốc đảo trăng lưỡi liềm sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Nguồn nước ngầm từ hồ trăng chính là nguồn tưới tiêu, sinh hoạt duy nhất của cư dân bản địa trong nhiều thế kỉ liền. Nó đã tạo nên vẻ trù phú và đẹp lạ thường của thiên đường lạc lối giữa những đụn cát mênh mông.
Tuy nhiên, hiện nay, dân số ở đây đã tăng lên gần gấp đôi, từ 100.000 lên 180.000 người, tạo sức ép vô cùng nặng nề lên nguồn nước từ hồ trăng lưỡi liềm.
Một nguyên nhân khác nữa khiến mực nước hồ sụt giảm một cách nghiêm trọng là sự phát triển nông nghiệp quá mức, tận khai thác của cư dân địa phương. Trong vòng 30 năm qua, hồ đã cạn dần nước, tụt sâu xuống tới 7,62m. Độ sâu trung bình cũng chỉ còn 0,9 – 1,3 m mà thôi.
Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy vẻ đẹp nơi ốc đảo với chính sách Ba cấm: không đào giếng mới, không tăng thêm đất nông nghiệp mới và không nhập cư.
Đăng bởi: Diệu Hiền
Từ khoá: Độc đáo hồ trăng lưỡi liềm giữa sa mạc Gobi
Top 10 Ngôi Chùa Việt Nam Đẹp Nhất
Việt Nam là nơi quy tụ của nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Nếu bạn muốn cầu an hay tìm chốn thanh tịnh, đừng bỏ qua những ngôi chùa Việt Nam đẹp nhất sau.
Chùa Trấn Quốc, Hà NộiĐược coi là một trong những ngôi chùa Việt Nam đẹp nhất, chùa Trấn Quốc, với 1500 năm lịch sử là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng dưới thời vua Lý Nam Đế (541 – 547) bên bờ sông Hồng. Khi hoàn thành, chùa có tên là chùa Khai Quốc. Sau nhiều lần đổi tên và di dời, đến cuối thế kỷ 17, chùa được vua Trần Hy Tông đặt tên là Trấn Quốc và tọa lạc trên hòn đảo duy nhất nằm ở phía đông Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ ngày nay.
Nét độc đáo đầu tiên của chùa Trấn Quốc chính là cổng vào chùa. Có một con đường cong mềm mại dẫn đến chùa. Đi qua cổng chùa, du khách chỉ cần đi theo con đường lát gạch đỏ duy nhất là đến được kiến trúc bên trong, bao gồm chính điện ở giữa.
Hành lang tiếp tục được nối dài bởi hương án và thượng điện, phía sau là lầu chuông. Điểm nổi bật của chùa Trấn Quốc là khu tháp mộ độc đáo phía sau chùa với nhiều ngôi tháp cổ được xây dựng từ thế kỷ 18. Trong đó, nổi bật nhất chính là tòa tháp hình hoa sen 11 tầng cao 15m, được xây dựng vào năm 1998. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa. Trong mỗi ô đều có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Trên đỉnh tháp có tượng đá Cửu Phẩm Liên Hoa.
Chùa Cao Đài, Tây NinhChùa Cao Đài hoàn thành xây dựng vào năm 1955. Niềm tin của những người theo Đạo Cao Đài là tất cả các tôn giáo đều giống nhau, đều hướng tới lòng khoan dung trên khắp thế giới. Đức Phật, Muhammad, Khổng Tử, Chúa Giê-su, Jeanne d’Arc và Julius Cesar đều được thờ tại ngôi chùa Việt Nam này.
Xem người theo Đạo Cao Đài cầu nguyện là một trong những hoạt động chính khi đến thăm chùa. Họ phải mặc áo choàng dài màu trắng đối với tín đồ giáo dân, hoặc mặc màu vàng, xanh lam hoặc đỏ đối với linh mục. Khi lễ bái, phụ nữ ngồi bên trái, nam giới ngồi bên phải và tất cả các tín đồ ngồi trật tự thành hàng. Công trình này là sự kết hợp của thiết kế phương Đông, Tân Gothic và Baroque. Toàn bộ không gian được trang trí lộng lẫy bao gồm rắn hổ mang bảy đầu, cột rồng quấn và trần nhà màu xanh da trời.
Chùa Bái Đính, Ninh BìnhĐiều giúp chùa Bái Đính trở thành một trong những ngôi chùa Việt Nam đẹp nhất là có rất nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á… Trải qua gần 1.000 năm, chùa vẫn tồn tại ở đó như một minh chứng cho sức sống bền bỉ của đạo Phật trong đời sống người Việt. Chùa Bái Đính cổ cũng là một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở vùng đất Cố đô, có giá trị tâm linh và danh lam thắng cảnh quan trọng.
Kiến trúc chùa Bái Đính đặc trưng với hình khối lớn, mang đậm dấu ấn phương Đông. Ngôi chùa Việt Nam này được làm từ nhiều vật liệu địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ Tứ Thiết, ngói tráng men Bát Tràng… Điểm tham quan chính của chùa Bái Đính là cổng Tam Quan, gác chuông, các điện Quan Âm, Pháp Chủ và Tam Thế. Để đến điểm tham quan, bạn phải trải qua một chặng đường khá dài, chủ yếu là cầu thang bộ. Đây là cách thể hiện lòng kiên nhẫn và mong muốn được đặt chân đến cõi tịnh độ của con người.
Chùa Thiên Mụ, HuếMột trong những ngôi chùa Việt Nam đẹp nhất là chùa Thiên Mụ, được xây dựng vào năm 1601 dưới thời vua Nguyễn Hoàng. Dù trải qua bao biến cố lịch sử, nhưng cho đến nay Thiên Mụ vẫn xứng danh ngôi chùa cổ nhất đất kinh đô với vẻ đẹp giữ nguyên từ thuở ban sơ.
Biểu tượng gắn liền với hình ảnh chùa Thiên Mụ là Phước Duyên. Đây là tòa tháp cao 21m gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước ngôi đền. Mỗi tầng đều có tượng Phật. Bên trong có một cầu thang xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất, nơi đặt tượng Phật bằng vàng.
Ngoài tháp Phước Nguyên, ngôi chùa Việt Nam này còn có các công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Thế Âm, cổng tam quan, mộ tháp… cùng bia đá, chuông đồng. Bên cạnh đó, chùa lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc. tượng Tam Thế Phật hay những phòng trưng bày, câu đối ở đây đều ghi dấu những giai đoạn vàng son của chùa Thiên Mụ. Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ với lối kiến trúc cổ kính đã góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm hữu tình, trang nghiêm và linh thiêng.
Chùa Ngọc Hoàng, TP. Hồ Chí MinhNgôi chùa Việt Nam này vốn là điện thờ Ngọc Hoàng do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào đầu thế kỷ 20 theo lối kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, mọi người vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ được làm theo kiểu chùa người Hoa với họa tiết trang trí đẹp mắt. Chùa xây bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí viền mái, các góc đắp tượng gốm nhiều màu. Bên trong chùa có ba cung điện, Trong đó chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Huyền Thiên Bắc Đế cùng các thiên binh, tướng quân.
Chùa Hương, Hà NộiNgôi chùa Việt Nam này được xây dựng với quy mô lớn vào khoảng cuối thế kỷ XVII, sau đó bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp năm 1947. Vào năm 1988, chùa được Hòa thượng Thích Viên Thành cho khởi công xây dựng lại. Chùa Hương không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được mệnh danh là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Nam Á.
Chùa Hương – Hà Nội là điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương. Đền Trình, chùa Hương Tích, đền cửa Vòng, chùa Giải Oan, động Tiên Sơn thuộc quần thể chùa Hương, là những địa điểm tham quan không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, lễ hội chùa Hương đầu xuân mang những giá trị tâm linh đặc sắc trong văn hóa người Việt. Mùng 6 tháng Giêng là ngày khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hội, hàng triệu phật tử và du khách thập phương 4 tỉnh sẽ nô nức trẩy hội chùa Hương.
Chùa Giác Lâm, TP. Hồ Chí MinhNgôi chùa Việt Nam này do cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng vào mùa xuân năm 1744, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu, chùa có tên là Sơn Căn (sơn là, căn là gò cạn), sau gọi là Cẩm Sơn vì chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn.
Chùa Giác Lâm hiện nay có kiến trúc hình chữ Tam gồm ba dãy nhà nối nhau: chánh điện, giảng đường và bái đường (còn gọi là nhà Ông Giám). Chánh điện Giác Lâm với kiểu dáng truyền thống của một ngôi đình truyền thống dân gian hai chái, bốn cột chính hoặc tứ trụ. Bên trong dinh khá rộng và sâu và có 56 cây cột lớn được chạm khắc công phu.
Chùa Một Cột, Hà NộiChùa Một Cột là điểm tham quan không thể bỏ qua của mọi du khách. Theo lịch sử Việt Nam, đây là một trong những ngôi chùa Việt Nam đẹp nhất , được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049.
Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo “có một không hai”. Hình dáng chùa như một bông sen nở trên mặt nước – loài hoa tượng trưng cho sự thuần khiết và cao quý của đạo Phật. Vì vậy, mọi người vẫn quen gọi là Liên Hoa Đài. Toàn bộ không gian chùa tọa lạc trên cột đá dưới hồ Linh Chiểu. Trụ gồm 2 khối đá nhưng được gắn kết khéo léo tạo nên kiến trúc độc đáo cho ngôi chùa. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý. Thiết kế mái ngói được uốn cong khéo léo với những đường nét hoa văn vô cùng tinh xảo. Điểm tô ở đó là chi tiết rồng, biểu tượng của uy quyền thần thánh, mang đậm giá trị nhân văn và thể hiện khát vọng cùng trí tuệ của con người.
Để lên đến chùa, bạn sẽ phải bước qua 13 bậc thang nhỏ làm bằng gạch. Trên cầu thang đặt những tấm bia đá giới thiệu sơ lược về lịch sử của chùa.
Bên trong chùa có tượng Phật Bà Quan Âm trang trí tinh xảo. Thiết kế tượng Phật mô phỏng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông, hình ảnh Phật bà Quan Âm ngồi trên đài sen tỏa sáng. Xung quanh chùa là hồ Linh Chiểu được bao bọc bởi những bức tường gạch thấp.
Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Một Cột còn là đỉnh cao của triết học phương Đông. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không gian chùa là sự kết hợp hài hòa của triết lý âm dương. Chùa được xây dựng theo hình vuông, tượng trưng cho khía cạnh âm. Trong khi đó, cột chống đỡ ngôi đền là một vòng tròn biểu tượng cho khía cạnh dương. Đó chính là sự giao hòa của trời – đất, sinh – tử, âm – dương.
Chùa Keo, tỉnh Thái BìnhTheo tìm hiểu của Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình, ngôi chùa Việt Nam này có nguồn gốc xa xưa từ chùa Nghiêm Quang Tự. Nơi đây được xây dựng trên đất làng Keo vào năm 1061 đời vua Lý Thánh Tông. Trải qua gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính độc đáo của ngôi chùa Việt Nam. Hàng năm, lễ hội Đền Keo được tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng.
Các công trình kiến trúc chính của quần thể chùa gồm tam ngoại quan, tam quan nội, khu chùa Phật, chùa Ông Hộ, tòa ống muống, tòa tam bảo, đền Thánh và tòa Giá roi, hai dãy hành lang phía Đông và phía Tây, cuối cùng là gác chuông. Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa Keo là gác chuông, một tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ Việt Nam thời Lê. Tháp được xây dựng trên nền gạch vuông cao 11m, 3 tầng, được liên kết với nhau bởi những ngọn núi.
Chùa Linh Ứng, Đà NẵngChùa Linh Ứng được xây dựng từ tháng 07/2014 với diện tích lên đến 20 ha. Ngôi chùa Việt Nam này nằm ở độ cao 693m so với mặt nước biển. Chùa nằm giữa núi Sơn Trà, có hình dáng giống như một con rùa. Từ vị trí này, bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làn nước biển trong xanh và tận hưởng gió biển trong lành. Linh Ứng Tự là một quần thể gồm nhiều công trình gồm nhà tổ, thiền viện, thư viện, chánh điện, giảng đường.
Chùa Linh Ứng được xây dựng theo phong cách hiện đại kết hợp với nét truyền thống vốn có của các ngôi chùa Việt Nam. Phần chính điện có mái ngói cong, những cột trụ vững chắc được chạm khắc hình rộng bao quanh. Cả một quần thể công trình được xây dựng với quy mô hoành tráng trong khuôn viên chùa.
Đăng bởi: Thúy Đình Nguyễn
Từ khoá: Top 10 ngôi chùa Việt Nam đẹp nhất
Độc Đáo Những Món Bánh Có Cặp Có Đôi Của Việt Nam
Có những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam mà mỗi khi nhắc đến bánh này người ta lại không thể không nhắc đến loại bánh kia tựa như một định lý vậy.
Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà còn là một nét văn hóa tự nhiên được hình thành trong cuộc sống mà ở mỗi một vùng miền lại có những món ăn đặc trưng không thể hòa lẫn. Đặc biệt, trong số đó phải kể đến những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời mỗi khi nhắc đến.
Bánh chưng – bánh dàyNhững món bánh có cặp có đôi của Việt Nam luôn gắn liền với nhau mỗi khi nhắc đến. Ảnh: afamily
Đây là hai loại bánh đã quá quen thuộc trong số những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam. Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Đây được coi là hai loại bánh lâu đời nhất của Việt Nam, gắn với truyền thuyết cúng trời đất của người Việt từ xa xưa.
Đây là hai loại bánh đã quá quen thuộc với người Việt. Ảnh: voca
Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất, còn bánh dày thì có hình tròn tượng trưng cho trời. Vào dịp Tết Nguyên đán, việc gói, nấu và cúng bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Thậm chí với nhiều gia đình, chúng không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất, còn bánh dày thì có hình tròn tượng trưng cho trời. Ảnh: 95loduc
Có lẽ vì chiếc bánh Chưng tượng trưng cho đất, nên phải có đầy đủ cỏ cây hoa lá, muông thú muôn loài…, vì thế nhân bánh truyền thống luôn phải có đủ cả gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn và gói bằng lá dong. Khi cúng hay biếu, người Việt thường tặng cả cặp bánh chứ không bao giờ để lẻ.
Vào dịp Tết Nguyên đán, việc gói, nấu và cúng bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Ảnh: place
Bánh dày hay còn gọi là bánh giầy có màu trắng tinh khiết làm từ gạo nếp giã mịn, nặn thành miếng tròn đầy đặn thường dùng để tế trời cầu mong thời tiết thuận lợi.
Ngày nay, do khó bảo quản lâu nên người ta không hay làm bánh giầy nữa, mà bánh chưng và bánh dày thường chỉ xuất hiện cùng nhau ở lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc vẫn làm món bánh này trong các dịp như tết địa phương, thờ cúng việc quan trọng.
Bánh dày hay còn gọi là bánh giầy có màu trắng tinh khiết. Ảnh: youtube
Tuy nhiên, nếu bạn muốn vẫn có thể thưởng thức ở Hà Nội và TP HCM như một thức ăn sáng bình dân với một miếng giò chả kẹp vào giữa hai tấm bánh giá từ 10.000 đồng một phần.
Bánh trôi – bánh chayTừ lâu bánh trôi, bánh chay đã trở thành một trong những món ăn truyền thống, là nét đẹp văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt Nam. Và trong số các món bánh có cặp có đôi của Việt Nam, bánh trôi và bánh chay là hai món thường xuất hiện cùng nhau nhất.
Từ lâu bánh trôi, bánh chay đã trở thành một trong những món ăn truyền thống. Ảnh: traveline
Trước đây, hai loại bánh này chỉ xuất hiện trong trên mâm cúng ngày tết Hàn thực, mỗi loại bánh bày theo số lẻ 3 hoặc 5 bát chứ không bày theo số chẵn. Nhưng đến nay, chúng đã trở thành một thức quà vặt phổ biến không chỉ ở miền Bắc mới có mà ở miền Trung và miền Nam cũng có rất nhiều phiên bản hấp dẫn khác nhau phù hợp với đặc trưng của từng vùng.
Bánh trôi và bánh chay cũng là hai món thường xuất hiện cùng nhau nhất. Ảnh: Delightfulplate
Hai thức bánh đều được làm từ bột nếp dẻo và nặn thành hình tròn. Bánh trôi có nhân đường phèn, được ve thành viên nhỏ xếp tròn trên đĩa, rồi rắc một ít vừng lên trên. Còn bánh chay thì có kích thước lớn hơn bên trong là nhân đậu xanh, khi ăn người ta thường cho vào chén rồi để ngập trong nước đường nấu với gừng thơm lừng có vị ngọt thanh chứ không hề bị gắt.
Bánh bò – bánh tiêuHai thức bánh đều được làm từ bột nếp dẻo và nặn thành hình tròn nhưng vẫn có chút khác biệt. Ảnh: vtimes
Bộ đôi bánh này là món quà vặt phổ biến ở miền Nam. Du lịch miền Nam bạn sẽ đễ dàng bắt gặp những hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng tiếng rao lanh lảnh “ai bánh bò, bánh tiêu đây” từ những chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy.
Bộ đôi bánh này là món quà vặt phổ biến ở miền Nam. Ảnh: picuki
Hai loại bánh có hình dáng, hương vị và cách chế biến không tương đồng. Bánh tiêu có thành phần chính từ bột mì, đường, men và được chế biến bằng cách chiên trong chảo dầu nóng. Khi chín, bánh vàng ruộm và phồng to, để ráo dầu ăn vừa mềm bên trong vừa giòn vỏ ngoài, ăn ngon nhất khi còn nóng. Còn bánh bò thì xốp dẻo làm từ bột gạo, nước, đường và men.
Hai loại bánh có hình dáng, hương vị và cách chế biến không tương đồng. Ảnh: vietravel
Tuy vậy chúng thường được bán và ăn cùng nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, thế là người ta lại sáng tạo thêm cách ăn mới chính là cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân đem đến một thức quà lạ miệng nhưng cũng rất ngon. Đây là món vặt được nhiều người chuộng ăn vì dễ ăn mà giá lại rất rẻ chỉ từ 1.000 – 3.000 đồng một cái.
Bánh cam – bánh còngTuy vậy chúng thường được bán và ăn cùng nhau. Ảnh: hochoichiase
Đối với nhiều người ở miền Tây Nam Bộ, hình ảnh những người bán rong đội trên đầu một rổ hay mâm chất đầy bánh cam, bánh còng màu óng cùng tiếng rao len lỏi tận từng con hẻm đã trở nên quen thuộc. Chỉ cần nghe tiếng rao ở đầu ngõ là bao đứa trẻ đã háo hức đợi mua cho bằng được để cùng ăn với chúng bạn.
Đối với nhiều người ở miền Tây Nam Bộ, bánh cam, bánh còng đã trở nên quen thuộc. Ảnh: yan
Hai loại bánh đều làm từ bột gạo và bột nếp rồi rán phồng lên cho đến khi có màu vàng nâu ngả cam, sau đó phủ một lớp mè và đường lỏng cho bóng, ngọt. Còn bánh còng tương tự, chỉ không có nhân. Ngoài ra, người ta còn chế biến thêm loại bánh cam áo bên ngoài là lớp đường cát trắng, nhưng lại không hấp dẫn bằng bánh cam đường mạch nha.
Hai loại bánh đều làm từ bột gạo và bột nếp rồi rán phồng lên. Ảnh: vietgiaitri
Sỡ dĩ có tên gọi như vây là do xuất phát từ hình dáng bên ngoài. Người ta thấy bánh cam tròn tròn với một màu vàng bắt mắt, nhìn không khác gì một trái cam nhỏ nên gán lên nó cái tên như vậy. Với bánh còng, nhìn hình dáng giống chiếc còng nên gọi luôn là bánh còng cho dễ nhớ.
Ngày nay, ngoài miền Tây thì bạn còn có thể bắt gặp bánh cam, bánh còng khi du lịch đến TP HCM và nhiều nơi khác. Ảnh: @nguyentuuyen41
Ngày nay, ngoài miền Tây thì bạn còn có thể bắt gặp bánh cam, bánh còng khi du lịch đến TP HCM, các tỉnh Tây Nguyên hoặc ở miền Bắc với tên gọi khác là bánh rán, được bán với giá rất rẻ chỉ khoảng 2.000 đồng – 5.000 đồng/cái. Nhưng dù là ở đâu, miền nào thì chúng vẫn luôn là món bánh có cặp có đôi của Việt Nam mà chẳng thể nào tách rời.
Chỉ với một vài món bánh có căp có đôi của Việt Nam nhưng cũng đủ để thấy được phần nào sự phong phú và độc đáo trong nền ẩm thực Việt Nam. Nếu như có cơ hội, bạn đừng quên thưởng thức những món bánh ấy để hiểu hơn về nét văn hóa ẩm thực của từng vùng miền trên mảnh đất hình chữ S này.
Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Loan
Từ khoá: Độc đáo những món bánh có cặp có đôi của Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Độc Đáo Ngôi Chùa Giữa Trời Nam trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!