Xu Hướng 9/2023 # Cây Lưỡi Hổ: Vị Thuốc Trị Viêm Họng, Khàn Tiếng # Top 13 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Lưỡi Hổ: Vị Thuốc Trị Viêm Họng, Khàn Tiếng # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Lưỡi Hổ: Vị Thuốc Trị Viêm Họng, Khàn Tiếng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mô tả

Tên thường gọi: Hổ vĩ còn gọi là Hổ vĩ mép lá vàng hay Lưỡi cọp xanh, Duôi hỏ, Hổ vĩ lan, Kim biên hổ vĩ lan. Tên khoa học: Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Willd.) N.E. Brown, thuộc họ Bồng bồng (Dracaenaceae).

Cây thảo cao 30 – 50cm, thân rễ mọc bò ngang. Lá hình dải dài chìa ra từ gốc dày, cuống có vằn ngang, mép lá có viền vàng. Lá cây thường có màu xanh đậm, bóng. Hoa của cây màu trắng lục nhạt, dài khoảng 3cm đến 4cm, có 6 cánh thuôn và mềm mại. Hoa Lưỡi hổ khá mềm mại, ngược với sự cứng cáp của cây, tuy nhiên rất ít gặp hoa của loại cây này. Quả hình cầu màu vàng da cam.

Phân bố

Nguồn gốc cây xuất phát từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi, được trồng làm cảnh, nay trở thành cây hoang dại ở đồng bằng và vùng núi. Có thể trồng bằng thân rễ. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.

Bộ phận dùng

Dùng lá cây Lưỡi hổ để làm thuốc chữa bệnh.

Rễ chứa alcaloid sansevierin. Dịch lá tươi chứa acid aconitic, polifenol, steroit và ancaloit. Thân rễ khô và rễ chứa alcaloid và nhựa aloe-emodin.

Phân tính hoá thực vật chiết xuất lá Lưỡi hổ cho thấy sự hiện diện của các phytoconstituents như glycoside, saponin, flavonoid, terpenoit, alkaloid, tannin, anthraquinone và glycoside.

Thành phần alcaloid có trong dược liệu được ghi nhận là có thể tác dụng lên hệ tim mạch giống với digitalin nhưng không mạnh bằng.

Một số thành phần khác trong dược liệu như aloe-emodin, barbaloin và aloin có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp đều hơn.

Gel từ lá dược liệu có khả năng kháng khuẩn tương đối tốt, đặc biệt có thể đáp ứng với vi khuẩn lao.

Chiết xuất aethyl axetat của lá cây Lưỡi hổ ức chế sự phát triển của E. coli và S. aureus.

Vị thuốc được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị chua và tính mát.

Dược liệu được quy vào kinh Phế.

Công dụng: Giải độc, trừ thối mục sinh cơ, thanh nhiệt.

Chủ trị: Dược liệu thường được dùng để chữa ho do cảm mạo, khàn tiếng, viêm họng, viêm tai có mủ, bỏng, nhọt lở loét sinh độc, vấp ngã bị tổn thương…

Ngày dùng 6 – 12 g lá.

1. Viêm họng, khàn tiếng, ho

Chuẩn bị: 6 – 12g lá cây Lưỡi hổ cùng 1 ít muối hạt.

Thực hiện: Dược liệu cần được rửa sạch và thái nhỏ. Dùng nhai trực tiếp với muối hạt cho ra nước rồi nuốt chậm. Áp dụng 2 lần/ngày đều đặn đến khi triệu chứng dần thuyên giảm.

2. Viêm tai giữa có chảy mủ

Chuẩn bị: Một ít lá cây Lưỡi hổ.

Thực hiện: Làm sạch dược liệu và cho lên ngọn lửa than hơ đến khi héo dần. Đem giã nát rồi gạn lấy phần nước. Dùng nước thuốc này nhỏ 4 – 5 giọt vào trong tai. Thực hiện với tần suất 3 – 4 lần/ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm.

3. Bỏng

Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây Lưỡi hổ ở dạng tươi.

Thực hiện: Đem lá đi rửa sạch rồi cắt ngang. Lấy phần dịch gel trong lá để thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Thực hiện ngày 2 lần vào các buổi sáng và buổi tối. Duy trì đều đặn trong nhiều ngày.

4. Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Chuẩn bị: Khoảng 2 lá cây Lưỡi hổ tươi.

Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi nạo lấy phần gel bên trong. Pha với nước sôi ấm để uống mỗi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài liên tục trong 1 tháng.

5. Giúp làm dịu cơn hen suyễn

Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây Lưỡi hổ tươi.

Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch, cắt lấy phần gel bên trong lá. Sau đó hòa trong cốc nước sôi nóng. Ghé mũi gần miệng cốc để xông hơi. Dùng mỗi ngày 1 lần sẽ giúp khai thông đường thở rất tốt.

6. Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa

Chuẩn bị: 2 – 3 lá Lưỡi hổ tươi.

Thực hiện: Cần rửa sạch dược liệu với nước muối pha loãng. Sau đó cho vào máy ép lấy nước. Chỉ dùng khoảng 2 – 3 lần/tuần, kiên trì đến khi bệnh có xu hướng thuyên giảm.

7. Chứng khó tiêu, ợ hơi

Chuẩn bị: 1 nắm lá cây Lưỡi hổ tươi.

Thực hiện: Rửa sạch lá Lưỡi hổ rồi giã nát. Gạn lấy phần nước, loại bỏ bã. Uống mỗi ngày chỉ 1 lần duy nhất.

8. Viêm da

Chuẩn bị: Khoảng 3 lá Lưỡi hổ tươi.

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi thái nhỏ và cho vào cối giã nát. Chắt lọc lấy nước bỏ bã đi. Sau đó tiến hành vệ sinh vùng da tổn thương rồi thoa nước thuốc lên. Cần thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần.

Gà Bị Nấm Họng, Triệu Chứng, Cách Chữa &Amp; Thuốc Đặc Trị

Gà bị nấm họng không phải là một bệnh quá thường gặp nhưng bệnh này cũng là bệnh truyền nhiễm và rất nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của gà. Bệnh nấm họng có nguyên nhân từ nấm Candida albicans, khi gà bị nhiễm nấm nó ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa và hệ hô hấp khiến gà ủ rũ bỏ ăn và sụt cân. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn cách trị bệnh nấm họng để các bạn có thể xử lý ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh.

Gà bị nấm họng

Bệnh nấm họng ở gà là một bệnh truyền nhiễm ở gia cầm. Nguyên nhân gầy bệnh nấm họng là do nấm Candida albicans. Khi gà bị nhiễm nấm, loại nấm này sẽ xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa của gà và ký sinh bên trong khiến gà bị rối loạn tiêu hóa, ủ rũ, bỏ ăn. Bệnh này khá dai dẳng và nếu không kiên trì thì bệnh rất dễ tái phát lại do mầm bệnh chưa được diệt sạch.

Triệu chứng bệnh nấm họng ở gà

Khi gà bị nấm họng các bạn có thể thấy rất rõ triệu chứng ở miệng. Khi nhìn vào bên trong khoang miệng sẽ thấy ngay có những mảng bám màu trắng, nhìn sao trong họng (thực quản) sẽ thấy có những vết loét cùng mảng bám như ở khoang miệng. Để ý kỹ bạn sẽ thấy những con gà bị nấm họng sẽ có hơi thở có mùi hôi chứ không như những con gà bình thường. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể kể đến như gà ủ ru, mệt mỏi, kém ăn, sụt cân. Khi bệnh nặng gà sẽ bị suy kiệt mà chết.

Bệnh nấm họng không gây chết ngay mà bệnh rất dai dẳng đến khi gà suy kiệt mới chết. Nếu bạn mổ khám sẽ thấy bệnh tích rõ ràng hơn. Bệnh tích điển hình của bệnh nấm họng là thực quản bị loét, diều có mùi hôi chứa chất nhầy với những hạt nhỏ màu trắng, niêm mạc dạ dày sưng tấy, xuất huyết.

Cách chữa gà bị nấm họng

1. Cách chữa gà bị nấm họng bằng thuốc tím

Cách chữa này có thể coi như một kiểu chữa dân gian. Theo chia sẻ của nhiều người đã áp dụng thì dùng dao cạo nhẹ những chỗ bị nhiễm nấm trong miệng sau đó bôi thuốc tím (xanh methylen – thuốc hay dùng để bôi thủy đậu cho người) bôi vào chỗ bị nhiễm nấm. Làm như vậy vài ngày cho đến khi hết nấm thì thôi.

2. Cách chữa bệnh nấm họng bằng rau ngót và thuốc tưa lưỡi

Cũng có một số người nuôi gà chọi chia sẻ cách chữa gà bị nấm họng bằng rau ngót và thuốc tưa lưỡi của trẻ em. Cách làm cũng rất đơn gian, rau ngót giã nát vắt lấy nước cốt. Dùng thuốc tưa lưỡi cho trẻ em NYST pha vào nước rau ngót. Dùng khăn chấm vào nước rau ngót sau đó lau sạch khu vực bị nấm, thậm chí lau cả trong họng của gà sẽ có tác dụng tốt nhất. Duy trì làm như vậy 3 – 5 ngày thấy nấm không còn nữa là được.

3. Cách chữa gà bị nấm họng bằng thuốc kháng sinh

Nhiều chuyên gia nông nghiệp thường đưa ra phác đồ điều trị bệnh nấm họng đó là dùng các loại thuốc chuyên trị nấm họng kết hợp với vitamin tổng hợp, Gluco-KC và điện giải để giúp gà tăng sức đề kháng, nhanh hồi phục hơn. Các loại thuốc trị nấm họng cho gia cầm cũng có bán khá nhiều ở các tiệm thuốc thú y nhưng cũng có thể dùng một số loại thuốc trị nấm ở người (mua tại tiệm thuốc tây) để cho gà uống cũng có hiệu quả rất tốt như Nystatin. Các bạn dùng thuốc này theo liều lượng 1 viên/ 2kg gà/ ngày pha vào nước cho gà uống trong 5 – 7 ngày.

Như vậy, với những thông tin ở trên cũng như cách chữa gà bị nấm họng chắc các bạn cũng không thắc mắc về bệnh này nữa phải không. Nếu gà nhà bạn đang bị nấm họng thì có thể áp dụng ngay 1 trong những cách trên, nếu số lượng ít bạn có thể áp dụng cả 3 cách nhưng nếu số lượng nhiều thì bạn nên áp dụng cách 3 là dùng thuốc kháng sinh chuyên trị nấm sẽ tốt hơn.

Chân Bầu: Vị Thuốc Trị Giun, Sán

Cây Trâm bầu hay Chân bầu là cây thuốc dân gian thường dùng để trị giun sán cho người và gia súc. Mời quý độc giả tìm hiểu về cây thuốc này, cách sử dụng trong trị giun, cũng như các tác dụng của nó trong các nghiên cứu khoa học qua bài viết sau.

Chân bầu còn có nhiều tên gọi khác như Chưn bầu, Chưng bầu, Tim bầu, Săng kê, Song re. Tên khoa học là Combretum quadrangulare Kurz., thuộc họ Bàng.

Cây nhỡ hay cây to, có thể cao đến 12m, vỏ màu xám. Cành non có 4 cạnh, mép có rìa mỏng, có lông màu trắng bạc.

Lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay hơi nhọn, gốc thuôn. Hai mặt lá đều có lông, nhất là ở mặt dưới. Cụm hoa mọc ở nách lá và đầu cành, gồm nhiều hoa nhỏ.

Quả có 4 cánh mỏng. Hạt hình thoi, có rìa. Mùa hoa quả vào tháng 9 – 11.

Chân bầu phân bố ở Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Campuchia. Tại Việt Nam, cây này thấy ở Quảng Nam đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Côn Đảo và Phú Quốc. Cây mọc hoang rải rác khắp nơi vùng nước ngọt, nước mặn và đất phèn, thường được trồng lấy củi. Trâm bầu rất dễ trồng, không kén đất, nước ngập không chết, có nơi phát triển thành rừng.

2.1. Bộ phận dùng

Dùng hạt, rễ, hoặc lá trong điều trị. Thu hái quả vào tháng 1 – 2, đem phơi khô, lấy hạt. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm.

2.2. Thành phần hoá học

Trong hạt có tanin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,… Trong thành phần acid béo có acid palmitic (5,91%), acid linoleic (2,31%). Dầu Trâm bầu dùng trong công nghiệp xà phòng và tổng hợp các chất tẩy rửa. Ngoài ra có thể dùng để ăn nếu được tinh luyện kỹ ngay sau khi lấy dầu ra và loại bỏ độc tố.

2.3. Tác dụng

Hạt và rễ đều có tác dụng trị giun. Rễ chữa các vết thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.

Người ta thấy dịch chiết toàn bộ hạt Trâm bầu có tác dụng diệt giun tốt hơn từng thành phần riêng rẽ, tác động lên giun đũa và giun kim.

3.1. Kinh nghiệm sử dụng

Hạt được dùng trị giun sán cho người và gia súc. Chất nhầy ở vỏ và canh non, rễ cũng có tác dụng trị giun, nhất là đối với giun đũa và giun kim.

Lương y Việt cúc dùng Trâm bầu trừ phong thấp, chữa sốt rét rừng và trị đau bụng. Lá sao sắc uống cầm tiêu chảy.

Ở Thái Lan, rễ được dùng trị giun và các vết thương, lá được dùng trị đau cơ.

3.2. Kinh nghiệm sử dụng hạt Chân bầu trong trị giun

Ðể trị giun đũa, giun kim, dùng hạt đem nướng rồi kẹp qua Chuối chín, nhai nuốt. Người lớn dùng 10 – 15 hạt (14 – 20g), trẻ em tuỳ tuổi 5 – 10 hạt (7 – 14g). Uống liền trong 3 ngày.

Hoặc dùng quả Trâm bầu phối hợp với lá Mơ tam thể, lượng bằng nhau, cắt nhỏ hai thứ trộn đều, thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói.

Người ta còn chết viên thuốc từ cao Trâm bầu, bột hạt Trâm bầu phối hợp với bột lá Muồng trâu để trị giun đũa.

4.1. Nghiên cứu trên các chất chiết xuất từ hạt

Các chất chiết xuất từ hạt Trầm bầu có tác dụng kháng khuẩn. Tác dụng này thể hiện trên nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh thường gặp như nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng ngoài da. Người ta so sánh tác dụng của hạt Trâm bầu lưu giữ qua các năm với chiết xuất của nó. Nghiên cứu đưa đến gợi ý ta có thể dùng trực tiếp hạt để diệt khuẩn mà không cần tinh chế. Đồng thời hạt có thể được sử dụng trong vài năm nếu chúng được giữ trong điều kiện kín gió và khô ráo.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ hạt Trâm bầu còn thể hiện tác dụng kháng các vi nấm gây bệnh. Gợi ý tiềm năng trong điều trị các nhiễm nấm cơ hội ở bệnh nhân nhiễm vi rút HIV hoặc bệnh nhân lao.

Chiết xuất từ hạt Trâm bầu thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên nhiều mô hình chuột tổn thương gan thông qua các cơ chế kháng viêm, chống oxy hóa. Nó cũng ức chế các tế bào ung thư gan.

Nghiên cứu thấy Combretin là một alkaloid chiết xuất từ hạt Trâm bầu, có tác dụng chống dòng tế bào ung thư gan, ung thư đại tràng.

Trên mô hình chuột viêm da dị ứng, người ta thấy chiết xuất hạt Trâm bầu làm giảm các tổn thương bệnh lý trên da.

4.2. Nghiên cứu trên các chất chiết xuất từ lá

Chiết xuất từ lá Trâm bầu cũng thể hiện tác dụng chống ung thư, nó có tác dụng diệt các tế bào ung thư phổi, chống di căn. Qua đó hứa hẹn một loại thuốc mới trong điều trị ung thư phổi.

Tóm lại, hạt, lá, rễ Chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị các ký sinh trùng đường ruột. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng trị giun của nó. Ngoài ra còn cho thấy chiết xuất từ hạt và lá Trâm bầu có tác dụng kháng sinh, kháng nấm, chống ung thư, bảo vệ tế bào gan,… Tuy nhiên các nghiên cứu về Trâm bầu chưa nhiều, cần thận trọng khi sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn.

Bác sĩ Lê Ngọc Bảo

Top 8 Thuốc Trị Rệp Sáp Hiệu Quả Nhanh Nhất Cho Cây Trồng

Rệp sáp thường tấn công trên nhiều loại cây như hoa hồng, sắn, cà phê… Mặc dù có thể xử lý dễ dàng bằng các thuốc đặc trị hoặc sử dụng thuốc sinh học hay thuốc tự chế. Nhưng nhìn chung phải xử lý sớm để không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng.

Khi trồng các loại cây lấy quả, đặc biệt là cây trái có múi thường bị bệnh rệp sáp tấn công nụ và trái. Chúng làm cho trái không phát triển, hút hết chất dinh dưỡng, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Nếu phát hiện bệnh muộn thì trái không thể thu hoạch được nữa. Chính vì vậy bà con nông dân nên chú ý chăm sóc cây trồng, phòng và trị bệnh càng sớm càng tốt

Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus citri, chúng ký sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt các cây ăn trái có múi, tiêu, cà phê… Theo khoa học nghiên cứu chúng có thể gây bệnh cho hơn 70 họ cây khác nhau.

Rệp cái trưởng thành có hình bầu dục, không có cánh, kích thước dài 2,5-5mm, ngang 2-3mm. Toàn thân có màu hồng phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài.

Vòng đời của rệp sáp cái là 115 ngày từ ngày trứng nở đến ấu trùng và nở thành rệp.

Rệp đực nhỏ hơn, dài 1mm, màu xám nhạt, vòng đời khoảng 27 ngày.

Những con rệp sáp gây hại mỗi lần đẻ trứng khoảng 200-250 quả, đặc biệt sinh sôi phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, thời tiết nắng nóng tỉ lệ trứng nở rất cao, lên đến 91%. Lúc này trị rệp sáp sẽ khó khăn.

Giai đoạn ký sinh:

Rệp tập trung giữa gốc cây và mặt đất hoặc ở những khe, rãnh trên rễ cây phần nằm dưới mặt đất sau đó đến phần rễ bên. Chúng gây hại cho rễ từ khi còn non khiến cây chết hoàn toàn.

Khi rệp tập trung mật độ cao cây biểu hiện rõ nhất là chuyển sang màu vàng vì không có dưỡng chất.

Giai đoạn trưởng thành:

Rệp sáp xuất hiện trên lá, cuống hoa, khi hoa nở hình thành quả chúng sẽ hút nhựa ở cuống, làm trái nhỏ kém phát triển. Nếu tập trung nhiều sẽ làm chết cành.

Nhìn chung rệp sáp là loài ký sinh ăn tạp gây hại nặng nề cho cây cối.

Chuẩn bị môi trường điều kiện đất, nước, không khí, chất dinh dưỡng cho cây trước khi trồng cây là điều rất quan trọng. Cải tạo đất, xới cày ải phơi khô để những mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đối với mảnh đất từng bị rệp sáp tấn công thì phải thu gom tiêu hủy cây cành lá bị bệnh trước khi trồng cây mới.

Trường hợp khi trồng cây bị rệp sáp tấn công phải xử lý càng sớm càng tốt, cụ thể như sau:

Không trồng cây xen kẽ với cây dễ bị rệp sáp tấn công.

Khi cây bị bệnh dùng vòi nước áp suất cao, tia nước mạnh để xịt xoáy loại bỏ những ổ bệnh bám trên cây.

Sử dụng thiên địch như ong, kiến vàng, bọ rùa để xử lý rệp.

Thường xuyên dọn dẹp vườn quanh đãng để cây phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Bên cạnh cách xử lý thủ công, phòng trừ thì bắt buộc vẫn phải dùng đến thuốc đặc trị rệp sáp đặc dụng.

Pha 30ml nước rửa chén với 500ml nước tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh, nước lạnh là nước ở nhiệt độ bình thường. Cho vào bình xịt và lắc đều để tạo bọt.

Phun trực tiếp lên những chỗ có rệp sáp sao cho ướt lá là được, phun vào 17h chiều hiệu quả nhất. Thường thì sau 1 lần phun thì rệp sáp đã bị giệt rồi. Nếu chưa sạch hết, bạn có thể phun lại lần nữa.

Thường thì người ta dùng nước rửa chén Mỹ Hảo sẽ có hiệu quả hơn, nhưng các loại khác vẫn dùng được.

Ưu điểm của việc dùng nước rửa chén giệt rệp sáp là chi phí rẻ, dễ làm, làm nhanh và an toàn. Sau khi phun, nước rửa chén sẽ khô lại tạo thành một lớp màng bao lấy rệp sáp, khiến chúng nhanh chóng chết do thiếu dưỡng khí.

Có nhiều cách chế biến thuốc lào thành dung dịch trị rệp sáp, tuy nhiên mình chỉ hướng dẫn cách đơn giản nhất và nhanh nhất những vẫn đảm bảo độ hiệu quả.

Bạn lấy 500g thuốc lào ngâm với 1 lít nước sôi trong vòng 24-48 tiếng. Khi dùng thì lọc bỏ bã, pha thêm nước đủ ấm 30 độ và 10-30ml nước rửa chén để phun lên chỗ bị rệp sáp tấn công.

Thuốc lào chữa chất kiềm thực vật như Nicotin, Nornicotin, lại có tính cay nóng nên rất hiệu quả trong việc trị rệp sáp.

Khi rệp xuất hiện với mật độ dày có thể sử dụng thuốc trị rệp sáp sinh học Movento 150OD, Anboom 40EC hay một số loại thuốc có tính lưu dẫn có hoạt chất Imidacloprid hoặc Chlopyrifos để phun hàng ngày.

Một số loại thuốc khác như:

Applaud 10WP có công dụng đặc trị rệp sáp, rầy nâu trên các loại cây rất hiệu quả. Tác động của thuốc ngăn cản quá trình lột xác của ấu trùng, làm giảm sự đẻ trứng, gây cho con bệnh bị mất nước và chết.

Mospilan 3EC đặc trị bệnh rệp sáp trên cây cà phê rất hiệu quả.

Wellof 330 EC chứa hai hoạt chất Chlopyrifos Ethyl + Fipronil là 330g/lít và Wellof 3GR, có khả năng trị bệnh theo 4 con đường: tiếp xúc – vị độc – xông hơi – lưu dẫn.

Termicide 40EC có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (min 94%) đặc trừ rệp sáp trên cây cà phê, tác động của thuốc qua cách tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi; không có tính nội hấp.

Mãnh hổ 750 (Vk.Sudan 750EC) có thành phần là Alpha-cypermethrin 50 g/lít và Chlorpyrifos Ethtyl 700 g/lít để đặc trị rệp sáp hại cà phê.

Dragon 585EC chứa các hoạt chất Cypermethrin 5.5%, Chlorpyriphos Ethyl 53% và Chất phụ gia 41.5%. Nên pha với dầu khoáng Sk Enspray 585EC hoặc Butyl để tăng hiệu quả.

Marshal 200SC chứa hoạt chất Carbosulfan 200g/l để chuyên trị rệp sáp hại cà phê, đục thân, rầy nâu hại lúa.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc, những con rệp sáp có thể dễ dàng nhận thấy trên cây trồng nên tùy vào mật độ của chúng mà sử dụng thuốc khi đến ngưỡng nhất định.

Tuân thủ nguyên tắc khi đến ngưỡng tức là mức độ bằng này con sẽ làm giảm năng suất cây trồng. Không dùng tràn lan làm ảnh hưởng đến thiên địch, côn trùng có lợi.

Khi hòa thuốc nên thêm với dung dịch gì đó cho sâu chết nhanh. Với rệp sáp nhiều người pha cùng xà phòng hoặc nước rửa chén để lớp sáp trên mình rệp dễ phá vỡ.

Tuy nhiên điều này lại phản tác dụng vì xà phòng có tính kiềm gây ra phản ứng bất lợi. Tốt nhất nên pha loãng với 1 nước sau đó mới pha với lượng nước nhiều.

Trị rệp sáp cần phun đẫm lá và cả gốc để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.

Thuốc Dimonium – Thuốc Điều Trị Tiêu Chảy Hiệu Quả

Thuốc Dimonium được biết đến phổ biến với tác dụng điều trị tiêu chảy, đau do bệnh thực quản – dạ dày – tá tràng, đại tràng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc Dimonium.

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi gói Dimonium có chứa:

Dioctahedral Smectite hàm lượng 3g

Các tá dược khác vừa đủ 1 gói.

Dạng bào chế : Hỗn dịch uống .

2 Tác dụng – Chỉ định của thuốc Dimonium 2.1 Tác dụng của thuốc Dimonium

Dimonium có thành phần chính là Dioctahedral Smectite, đây là Silicat Nhôm và Magnesi tự nhiên. Chất này có độ quánh dẻo cao, khả năng hấp phụ và bám dính tốt dó đó sẽ hình thành nên một lớp màng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa.  Nó tương tác với Glycoprotein ở niêm dịch giúp tăng khả năng bảo vệ lớp niêm dịch này khi gặp các tác nhân xâm hại.

Ngoài ra, Dioctahedral Smectite hoàn toàn có thể gắn vào độc tố của vi trùng ở ruột và những thuốc khác, nhất là Trimethoprim và Tetracyclin ( kháng sinh chỉ định ở trẻ tiêu chảy ) gây mất tính năng hoặc chậm hấp thu .Dioctahedral smectite không khiến phân đổi màu, không cản quang. Ở liều thường dùng, Dioctahedral Smectite không làm biến hóa thời hạn luân chuyển sinh lý những chất qua ruột .

2.2 Chỉ định của thuốc Dimonium

Thuốc Dimonium trị tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ con và người lớn.

Điều trị triệu chứng đau do viêm đại tràng, viêm thực quản – dạ dày – tá tràng .

3 Liều dùng – Cách dùng thuốc Dimonium 3.1 Liều dùng thuốc Dimonium

Trẻ em :

Dưới 1 tuổi: Ngày 1 gói, chia 2-3 lần/ngày.

Từ 1-2 tuổi: Ngày 1-2 gói, chia 2-3 lần/ngày.

Trên 2 tuổi: Ngày 2-3 gói, chia 2-3 lần/ngày.

Người lớn :

Ngày 3 gói, chia 3 lần/ngày.

Trường hợp tiêu chảy cấp tính có thể dùng liều gấp đôi so với liều thường dùng.

3.2 Cách dùng thuốc Dimonium hiệu quả

Trẻ em : Hòa gói hỗn dịch trong khoảng chừng 50 ml chia thành nhiều lần uống trong ngày hoặc trộn đều trong bột, cháo, …Người lớn : Hòa thuốc với khoảng chừng nửa cốc nước để uống, khuấy đều .Nên dùng thuốc sau bữa ăn với bệnh viêm thực quản và uống xa bữa ăn so với những trường hợp khác .

4 Chống chỉ định

Không dùng thuốc so với người mẫn cảm hoặc có tiền sử mẫn cảm với Dioctahedral Smectite và những thành phần khác của thuốc .Không dùng thuốc để điều trị cho trẻ bị tiêu chảy cấp bị mất nước, điện giải nặng .

5 Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của Dimonium hoàn toàn có thể gặp phải là gây táo bón hoặc làm thực trạng táo bón trước khi dùng thuốc năng thêm, tuy nhiên thực trạng này rất hiếm gặp .

6 Tương tác thuốc

Dioctahedral Smectite có tính hấp phụ nên hoàn toàn có thể gây biến hóa thời hạn hấp thu, sự hấp thu những thuốc khác. Do đó khi dùng những thuốc khác thì nên uống cách 2-3 giờ so với thời gian dùng Dimonium .

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản 7.1 Lưu ý và thận trọng

Khi sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của cán bộ y tế, không tự ý dùng thuốc hay đổi khác liều dùng .Không dùng thuốc nhiều hơn 2 ngày khi có sốt .Nếu tiêu chảy gây mất nước thì cần bù nước bằng những thuốc dùng đường uống hoặc qua đường tiêm truyền tĩnh mạch. Mức độ nước cần bù nhờ vào mức độ tiêu chảy, tuổi và thực trạng khung hình người bệnh. Cần thận trọng khi sử dụng Dimonium trong điều trị tiêu chảy nặng. Do thuốc hoàn toàn có thể gây đổi khác độ đặc của phân và chưa biết hoàn toàn có thể ngăn được thực trạng mất nước, điện giải khi tiêu chảy cấp hay không .Thông báo cho bác sĩ điều trị về toàn bộ những loại thuốc đang dùng để bác sĩ hoàn toàn có thể đưa ra chỉ định tương thích nhất cho người bệnh .Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi gặp bất kỳ tín hiệu không bình thường nào trong quy trình dùng thuốc để hoàn toàn có thể kịp thời giải quyết và xử lý .Nếu quên liều thì bệnh nhân nên sử dụng liều quên càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần tới thời gian dùng liều tiếp theo thì người bệnh nên bỏ lỡ liều đã quên và dùng liều tiếp theo như thông thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù liều quên vào liều tiếp theo .

7.2 Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú

Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú : Không có chống chỉ định với phụ nữ trong thời mang thai, thời kỳ cho con bú .

7.3 Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi xa tầm tay của trẻ để tránh trẻ vô tình uống phải và gây ra những tính năng không mong ước .Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào thuốc .

8 Nhà sản xuất

SĐK : VD-23454-15 .

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh – Hadiphar.

Đóng gói : Hộp 20 gói, mỗi gói chứa 20 ml hỗn dịch uống .

9 Thuốc Dimonium giá bao nhiêu?

Dimonium giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm. 

10 Mua thuốc Dimonium ở đâu chính hãng, uy tín nhất?

Mua thuốc Dimonium ở đâu chính hãng, uy tín nhất ? Bạn hoàn toàn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ : Ngõ 116, Nhân Hòa, TX Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline / gửi tin nhắn trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách .

Các Phương Pháp Điều Trị Quai Bị Biến Chứng Viêm Tinh Hoàn

Định nghĩa

Quai bị là bệnh truyền nhiễm khá lành tính gây ra bởi vi rút quai bị (vi rút mumsp). Bệnh có thể gặp bất kỳ thời điểm nào, kể cả nam lẫn nữ. Song vi rút thường phát triển mạnh làm bùng dịch vào mùa đông xuân. Vi rút quai bị lây chủ yếu qua đường hô hấp. Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ phát triển nhanh tại tỵ hầu và hạch bạch huyết. Chính điều này, biểu hiện viêm tuyến mang tai gây sưng đau là triệu chứng thường gặp. Bên cạnh đó, nhễm vi rút quai bị có thể gây ra các triệu chứng khác như viêm tinh hoàn, viêm vòi trứng, viêm màng não,…

Đặc biệt, nếu người bệnh có sức đề kháng kém, vi rút không bị tiêu diệt hết. Khi đó, chúng sẽ tiếp tục phát triển và di chuyển đến nơi khác như tinh hoàn, tụy,…

Trong đó, viêm tinh hoàn biến chứng quai bị thường biểu hiện khoảng 1 tuần sau khi bắt đầu bị viêm tuyến mang tai. Khoảng 30% trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị mắc ở nam giới sau tuổi dậy thì. Ngoài ra, viêm tinh hoàn do quai bị có thể dẫn đến xơ hóa tế bào làm mất khả năng sinh tinh.

Dấu hiệu

Bệnh nhân bị viêm tinh hoàn quai bị cấp tính sẽ có thể xuất hiện nhiều biểu hiện. Có thể kể đến như tinh hoàn sưng to (gấp 2 – 3 lần bình thường), đau vùng bìu,da bìu căng, sốt cao, mệt mỏi, phù nề. Nếu tình trạng cấp tính này không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ trở thành bệnh mãn tính rất cao. Khi đó, cơn đau kéo dài lan ra các nơi xung quanh như bụng, đùi,…

Có đến 30% bệnh nhân bị teo tinh hoàn sau biến chứng viêm tinh hoàn quai bị. Tùy vào trường hợp bệnh mà bệnh nhân có thể bị teo một bên hay cả hai bên tinh hoàn. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và số lượng tinh trùng, làm người bệnh tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Vì vây khi mắc quai bị, người bệnh cần nhanh chóng điều trị, tránh dẫn đến biến chứng xấu.

Hiện nay, viêm tinh hoàn quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung kiểm soát triệu chứng. Theo dõi tiến độ điều trị cho bệnh nhân bằng các xét nghiệm nồng độ hormone và tinh dịch đồ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi khi tinh hoàn còn sưng đau. Trong thời gian điều trị, bạn nên mặc quần rộng rãi, hạn chế di chuyển. Kết hợp uống thuốc giảm đau, kháng viêm đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp, bệnh tiến triển đến mức tinh hoàn mất khả năng sinh tinh, bệnh nhân có thể đến cơ sở y tế chuyên về nam khoa. Để được điều trị vô sinh hoặc lưu trữ tinh trùng nếu cần thiết.

Hầu hết người bệnh điều trị viêm tinh hoàn biến chứng quai bị sớm và đúng cách, giảm nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn.

Nguyên nhân dẫn đến viêm tinh hoàn biến chứng quai bị dễ gặp ở người có sức đề kháng kém. Chính vì vậy việc chủ động phòng ngừa biến chứng viêm tinh hoàn quai bị đặc biệt quan trọng. Bạn có thể xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học:

Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang,… để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.

Giữ vệ sinh môi trường xung quanh.

Nâng cao sức đề kháng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể thao hằng ngày.

Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa có miễn dịch cần được tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh quai bị. Hiện nay, tại Việt Nam lưu hành rộng rãi vắc xin 3 trong 1 MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella. Vắc xin phối hợp sợi, quai bị, rubella được khuyến cáo:

Đối với người lớn: chỉ cần một liều 0.5 ml tiêm bắp tay.

Đối với trẻ em tiêm 2 liều: liều thứ nhất lúc trẻ 12 – 18 tháng tuổi, liều thứ hai tiêm lúc trẻ từ 4 – 6 tuổi hoặc trước khi đi trẻ. Hai liều này cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Đến nay phác đồ điều trị đặc hiệu viêm tinh hoàn biến chứng quai bị vẫn chưa có. Vì vậy, hệ miễn dịch khỏe mạnh chính là chìa khóa giúp cơ thể chống lại với tác nhân gây bệnh. Các bậc phụ huynh của trẻ nên chú ý đến các dấu hiệu của bộ phận sinh sản. Khi phát hiện bìu sưng to, căng, đau, nhức,… hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

ThS. BS. CKI. Trần Quốc Phong

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Lưỡi Hổ: Vị Thuốc Trị Viêm Họng, Khàn Tiếng trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!