Bạn đang xem bài viết Cây Hồng Leo: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguồn gốc và ý nghĩa cây hồng leoCây hồng leo hay cây hoa hồng dây leo, hoa hồng ngoại, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae, xuất phát từ châu Âu và du nhập vào Việt Nam khoảng 2- 4 năm trở lại đây. Như đã đề cập ở trên, cây hồng leo nổi bật với dáng cây leo và màu hoa rực rỡ. Cây hồng leo được trồng để trang trí cho tường nhà, cổng hay hàng rao, tạo khung cảnh lãng mạn, nên thơ cho ngôi nhà.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây hồng leoTrong phong thủy, cây hồng leo là loài hoa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Hồng leo mang đến không khí ấm áp và hạnh phúc cho căn nhà lại có ý nghĩa giữ lửa cho tình yêu, khiến tình yêu lứa đôi thêm phần bền chặt.
Đặc điểm, phân loại cây hồng leoĐặc điểm cây hồng leo
Cây hồng leo cao trung bình từ 1 – 10m, thân leo, thuộc nhóm thân gỗ, các cành buông rũ xuống, rất đẹp. Thân và cành của cây hồng leo có các gai nhọn, cong.
Cây hồng leo có tán lá rất rậm rạp, hoa nở bung to, rực rỡ với nhiều tông màu như hồng, đỏ, tím, trắng,… Cánh hoa hồng leo dày thường xếp theo kiểu cuộn xoáy hoặc hình trứng, mọc theo chùm ở đầu ngọn hoặc cành, có đường kính khoảng 6 – 8 cm, sai hoa quanh năm. Quả của cây hồng leo hình bầu dục, màu xanh.
Phân loại cây hồng leo
Hiện nay ở nước ta, có rất nhiều loại hồng leo với xuất xứ, đặc điểm và màu sắc đặc trưng, được nhiều người quan tâm.
Cây hồng leo Pháp
Cây hồng leo Pháo có hoa nở to rực rỡ, nhiều cánh lá. Dù mới chỉ du nhập vào Việt Nam nhưng hồng leo Pháp rất được yêu thích và trồng nhiều ở cổng, tường nhà,…
Cây hồng leo Anh Huntington
Cây hồng leo Anh Huntington là dòng cây hồng lai trà, có hoa to, dễ trồng và có mùi thơm đặc trưng. Hoa cây hồng leo Anh có màu hồng đậm, cánh cúp, xếp chồng lên nhau và mọc theo chùm.
Cây hồng leo Golden Celebration
Cây hồng leo Golden Celebration có nguồn gốc từ nước Anh, nổi bật với màu vàng óng và hương thơm ngát đặc trưng. Đặc biệt, loại cây hồng leo này có khả năng kháng sâu bệnh cực tốt nên được nhiều người ưa chuộng.
Cây hồng leo Hải Phòng
Đây là loại cây hồng leo có màu đỏ, cánh hoa dày và bóng mượt. Cây hồng leo Hải Phòng được yêu thích bởi cỡ bông to, hoa sai, lâu tàn và hương thơm ngào ngạt.
Cây hồng leo tường vi
Cây hồng leo tường vi rất dễ trồng, ít bị sâu bệnh, thân mềm, có gai, leo bám tốt và hoa có màu hồng. Chính vì những ưu điểm đó, cây hồng leo tường vi thường được trồng làm hàng rào hay tạo mái vòm ở cổng cho nổi bật.
Cây hồng leo Spirit of freedom
Với ưu điểm là dễ trồng, dễ chăm sóc, hoa to khoảng 8 – 10 cm, mọc theo chùm và hợp với khí hậu Việt Nam, cây hồng leo Spirit of freedom rất phổ biến ở nước ta.
Cây hồng leo Red fairy
Red fairy dịch ra là “nàng tiên Đỏ”. Đúng với tên gọi đó, cây hồng leo Red fairy làm lòng người say đắm bởi sắc đỏ nổi bật, ngọt ngào với những bông hoa kết chùm, sai phủ kín hết thân cây. Cây hồng leo Red fairy không có mùi thơm như những loại hồng leo khác.
Hoa hồng leo được dùng để trang trí ở ban công, ngoại cảnh vườn nhà với các loại cây hồng leo có màu sắc tươi mới giúp cho không gian nhà bạn thu hút và nên thơ hơn.
Bên cạnh đó, cây hồng leo có thể sử dụng để giảm độ chói sáng của nhà. Cây có khả năng leo cao nên thích hợp cho ban công nhà cao tầng với khả năng phủ bóng mát rộng làm không gian vườn nhà thêm xanh mướt và điều hòa nhiệt độ cho cả tòa nhà.
Cách trồng cây hồng leo tại nhàĐể có được những khóm hoa hồng leo đẹp như ý, bạn nên chú ý một vài tiếp trồng cây sau:
Thời điểm nhân giống
Bạn nên nhân giống cây hồng leo vào mùa xuân, đẹp nhất là vào tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Lúc này, thời tiết ấm áp, ít có mưa nên cây hồng leo phát triển nhanh.
Đất trồng cây hồng leo
Chọn vị trí trồng hoa
Bạn nên trồng cây ở nơi có không khí thoáng mát, nhiều ánh nắng. Bạn muốn dây leo và trang trí ở đây thì hãy đặt chậu cạnh chỗ đấy như leo ban công, leo tường, leo cổng hay trồng trong vườn hoa.
Kỹ thuật trồng
Bước 2 Cho đất vào 1/2 chậu, đặt bầu cây vào và phủ kín mặt bầu. Khi phủ bạn không nên nén chặt đất
Bước 3 Tưới nước cho cây hồng leo khoảng 2 – 3 ngày/tuần để cây phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây hồng leoÁnh sáng
Cây hồng leo ưa sáng, thích nơi rộng rãi và thoáng mát nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời tự nhiên sẽ giúp chúng tươi tốt và cho ra màu hoa đẹp hơn. Bạn nên đặt cây hồng leo dưới ánh sáng khoảng 6 – 8 tiếng/ngày, đặt cây ở hướng Đông để luôn nhận được nguồn ánh sáng sớm mai tốt nhất cho cây.
Tưới nước
Cây hồng leo chịu hạn tốt nhưng dễ bị úng, không ưa ẩm cao. Việc tưới nước cho cây thế nào phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết. Bạn có thể tưới nước khi thấy đất ở mặt chậu se khô lại. Không nên tưới nước quá thường xuyên vì điều này sẽ khiến cho cây bị thối, úng rễ và chết.
Đất trồng
Bạn nên chọn các loại đất thịt, nhiều mùn, có nhiều dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt. Mua đất trồng tại các cửa hàng chuyên về cây cảnh hoặc có thể tự trộn đất trồng tại nhà với các loại phân mùn.
Bón phân
Vì là loại cây chuyên ra hoa, bạn cần thường xuyên bổ sung các dưỡng chất cho cây bằng việc bón phân điều độ hàng tháng để cây trổ bông. Không nên sử dụng phân giàu đạm chỉ kích thích cây lấy dinh dưỡng từ lá mà không giúp rễ phát triển.
Cắt tỉa cành
Bạn cần làm giàn hoặc khung tựa giá để làm chỗ tựa cho cây phát triển. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên cắt tỉa cành cây sau mỗi đợt ra hoa (nên cắt khoảng 2 – 3 đốt lá để cho cây ra cành mới sai hoa hơn), tỉa các mầm nhỏ, yếu hoặc theo ý thích của bạn.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cây hồng leo thường bị đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt, rệp, sương mai,… Nguyên nhân của các bệnh này phần lớn là do cách bạn chăm sóc chưa thấy hiệu quả và đảm bảo. Cách phòng ngừa là bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi
Advertisement
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hồng leo
Trường hợp khi trồng bầu cây bị vỡ, bị tổn thương thì phải nhanh chóng cắt bỏ lá (toàn bộ hoặc một phần tùy theo mức độ tổn thương của rễ), để đưa cây về trạng thái ngủ, chỉ sau 1 tuần cây bật mầm trở lại.
Tưới nhiều nước sau trồng cho cây hồng leo. Sau hai ngày sẽ kiểm tra bổ sung nước lại bình thường. Trường hợp cây ít lá thì tưới ít.
Tùy nơi nhiều ít nắng gió và giàn cây lớn nhỏ cũng như lượng đất trong bồn nhiều ít để ta tưới nước phù hợp.
Hoa Hồng Đen: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa hồng đen
Vì sao hoa hồng không phải màu hồng? Không phải màu đỏ mà là màu đen? Liệu hoa hồng đen này có tồn tại thật không? Tất cả đều dựa trên một sự tích về nó. Theo truyền thuyết kể rằng, xưa kia tại một nơi hẻo lánh hoang vu có một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, lâu đài đó có một nữ thần đang trú ngụ và nữ thần đó là nữ thần bóng tối có tên là Ellacos.
Một ngày kia, có một vị thần ánh sáng có tên là Apollo tình cờ gặp nàng trong một chuyến du ngoạn, sau lần gặp ấy chàng ngày đêm say đắm nàng và tình yêu trong Apollo ngày một lớn dần.
Nhưng chàng làm đủ mọi cách vẫn chưa khiến trái tim nàng thực sự rung động, để chinh phục được trái tim đầy băng giá của Ellacos, Apollo quyết định vượt qua khu rừng tội ác, vượt qua cả dòng sông thù hận để tìm và hái cho Ellacos một bông hoa hồng đỏ thẫm – hoa hồng của sự bất tận.
Trước khi Apollo đi có để lại cho Ellacos một bông hoa hồng màu trắng, chàng không biết bao giờ mới trở lại nên bông hoa hồng màu trắng này tượng trưng cho ánh sáng của ta, sẽ ở bên cạnh bầu bạn với nàng trong những ngày tháng ta đi tìm bông hoa bất tận ấy.
Cứ thế hai người chia tay nhau, Ellacos chờ Apollo từ ngày này qua tháng nọ, chờ một năm, hai năm rồi nhiều năm. Một ngày Ellacos gặp thần gió đi ngang qua lâu đài, nàng mới hỏi thăm tình hình của Apollo rằng chàng đang ở đâu? Nàng ở đây đợi chờ, mong ngóng Apollo ngày đêm và thần gió nói rằng Apollo đang vui đùa cùng nữ thần sắc đẹp.
Khi biết tin ấy, nàng không còn tin vào tình yêu, đích thân nàng phải tìm ra sự thật và nàng đã đến chỗ thần sắc đẹp Aphrodite. Cảnh tượng một trời hoa hồng màu đỏ ở chỗ thần sắc đẹp hiện lên trước mắt nàng và đằng xa là hình ảnh thần Apollo đang vui đùa bên nữ thần sắc đẹp Aphrodite, cơn thịnh nộ trong nàng dâng trào, nước mắt nàng chảy dài trên hai gò má và tất cả đã biến một nơi đầy sắc màu thành một màu đen huyền bí.
Hoa hồng màu trắng trên tay nàng giờ đây đã biến thành màu đen và thần ánh sáng cũng đã bị màu đen huyền bí của nàng nuốt chửng, Ellacos quay về lâu đài của mình, tự nhốt mình trong căn phòng tối tăm và quyết định cả đời này sẽ chẳng tin vào tình yêu nữa.
Truyền thuyết hoa hồng đen từ đó về sau vẫn được lan truyền và mang trong mình hai ý nghĩa sâu sắc: Tình yêu bất diệt và tình yêu đã chết!
Đặc điểm, phân loại hoa hồng đenHình dáng cũng giống như những loài hoa hồng đẹp thơm nhất Thế giới khác, nhưng điều khác biệt tạo nên nét riêng đó chính là màu sắc.
Hoa hồng đen chỉ có duy nhất ở làng Halfeti, nhiều nguồn thông tin cho rằng độ pH của mạch nước ngầm sông Euphrates tạo nên một màu đen huyền bí nhưng một số người lại cho rằng việc hoa hồng có màu đen bắt nguồn từ sự tích thần bóng tối Ellacos và thần ánh sáng Apollo.
Hoa hồng đen sẽ nở vào mùa xuân, ban đầu sẽ có màu đỏ sẫm và dần dần chuyển sang màu đen vào mùa hè. Tuy nhiên hiện nay số lượng hoa hồng màu đen ngày một giảm sút vì điều kiện môi trường ngày càng thay đổi.
Một tình yêu đầy thù hận: Hoa hồng đỏ hoặc trắng tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu thì hoa hồng đen ngược lại, nó biểu hiện cho một tình yêu nghiệt ngã đầy hận thù vì màu đen là màu của sự thù hận, căm phẫn và huyền bí giống như tình yêu bi kịch của thần bóng tối Ellacos và thần ánh sáng Apollo.
Sự chia ly, chết chóc: Trong các tang lễ người ta cũng thường viếng bằng hoa hồng đen, nó thể hiện sự đau buồn, tiếc thương cho người đã mất. Trong tình yêu đôi lứa, khi nửa kia tặng cho bạn một đóa hoa hồng đen thì có nghĩa rằng họ muốn nói lời chia tay với bạn.
Sự tái sinh: Như một điều kì diệu an ủi bạn rằng đã kết thúc một giai đoạn cũ và cần nạp năng lượng để phát triển mạnh mẽ hơn.
Sự đấu tranh và lòng can đảm: Ở giai đoạn thế kỷ thứ 16, hoa hồng đen đại diện cho lòng can đảm và không ngừng đấu tranh của người Ailen với thực dân Anh. Bài hát “The little black rose” là một minh chứng.
Hoa hồng đen thường được dùng để làm quà tặng, tuy nhiên trong mỗi trường hợp khác nhau thì loại hoa này nó lại mang hàm ý riêng. Do đó, nếu lựa chọn hoa hồng đen đem tặng, bạn nên để lại một lưu ý để giúp người nhận hiểu được ý nghĩa của món quà của bạn và đánh giá nó cao hơn: Ví dụ:
Tặng trong đám tang: Hoa tượng trưng cho nỗi buồn, tang thương, sự chết chóc.
Tặng trong dịp khai trương hoặc sinh nhật: Hoa hồng mang ý nghĩa về sự tái sinh, khởi đầu mới.
Tặng làm quà tình yêu: Hoa biểu hiện cho tình yêu bất diện hoặc bi kịch tùy vào tình trạng mối quan hệ của bạn.
Với vẻ ngoài bí ẩn, quyến rũ, nếu được tặng vào dịp lúc mới quen nhau, có thể hiểu đó là lời khen ngợi vẻ đẹp của bạn giống với loài hoa.
Hoa hồng đen rất khan hiếm, để mua được chúng thì bạn phải chịu một cái giá đắt đỏ. Ở Việt Nam nói riêng cũng như các nước khác nói chung, việc mua hoa hồng đen vô cùng khó khăn vì nó ít ỏi mà bảo quản cũng vô cùng khó.
Cách trồng hoa hồng đen tại nhàChuẩn bị
Giống: Hoa hồng đen có thể được trồng bằng cách giâm cành hoặc bằng hạt giống, cần chọn giống có nguồn gốc rõ ràng. Giống tốt và chất lượng sẽ giúp cây chống chịu tốt, khỏe mạnh và ra hoa đẹp hơn.
Đất trồng: Chọn đất trồng hoa namix tơi xốp khô thoáng, sạch sẽ, giàu dưỡng chất, thoát nước tốt.
Chậu trồng cây: chọn chậu có lỗ thoát nước phù hợp với nhu cầu trồng của bạn.
Cách trồng:
Giâm cành: Tạo một lỗ xuống đất khoảng 8 đến 10 cm trong phần đất trồng Namix. Sau đó, nhẹ nhàng cắm cành hồng đen vào lỗ tối đa đến nửa chiều dài. Tiến hành tưới nước đều đặn mỗi ngày để giúp rễ cây phát triển nhanh chóng.
Advertisement
Gieo hạt: Tạo lỗ nhỏ sâu khoảng 1 cm rồi gieo hạt sau đó lấp đất lại. Sau đó, tưới nước ẩm khoảng 75 – 80% đều đặn cho hạt phát triển.
Cách chăm sóc hoa hồng đenNhiệt độ thích hợp cho cây là từ 23 – 28 độ, nên đặt cây tại vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây.
Độ ẩm thích hợp cho cây khoảng từ 75 – 80%, chỉ nên tưới nước ngày hai lần tránh tưới quá nhiều gây ngập úng và tạo môi trường cho nấm phát triển.
Cây sẽ ra hoa và phát triển tốt hơn nếu thường xuyên vun gốc, bấm ngọn, tỉa cành cho cây.
Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng sâu bệnh và có biện pháp kịp thời cho cây khỏe mạnh và phát triển tốt.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa hồng đenGiữ cho đất hơi ẩm, bằng cách tưới nước ít nhất ba lần một tuần, không nên để đất ngậm nước quá nhiều tránh tình trạng kích thích sự phát triển của nấm mốc
Kiểm tra cây định kỳ để phát hiện ra tình trạng bệnh của hoa, vì những bông hồng này khá mỏng manh và dễ bị nấm. Cần loại lá và ngay lập tức bằng thuốc diệt nấm nếu cây xuất hiện những đốm nâu trên cánh hoa hoặc trên lá.
Cây Lan Chỉ: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc, ý nghĩa cây lan chi
Cây lan chi được gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ lan chi, cây dây nhện, cây lan móc,… thuộchọ Asphodelaceae với tên khoa học là Chlorophytum Bichetii. Loài cây này có nguồn gốc ở Châu Phi sau đó được nhân giống ở nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan,…
Đây là loại cây thân thảo, có đặc điểm là mọc thành bụi nhỏ với chiều cao từ 40 – 50cm. Cây lan chi chỉ có 1 thân rễ ngắn phát triển thành củ thịt phình to có thể tách ra khỏi thân.
Cây lan chi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Hoa lan chi mọc thành cụm và thường nhỏ. Hoa lan chi có màu tím nhạt, 6 cánh, có loại có hoa màu trắng. Đây là loại cây ưa bóng mát. Nếu ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ quá cao thì lá sẽ bị héo, khô và mất màu xanh tươi mà thường chuyển sang vàng.
Ý nghĩa phong thuỷ cây lan chiTheo ông bà xưa quan niệm, cây lan chi là biểu tượng cho sự bền bỉ, kiên cường. Sự mạnh mẽ, dẻo dai, không bị khuất phục bởi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Cây lan chi có ý nghĩa to lớn trong phong thủy, có thể giúp gia chủ xua đuổi tà ma, vận xấu. Cây lan chi được xem là tấm bùa hộ mệnh thần kỳ, không chỉ mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình mà còn đem đến nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp cho gia chủ.
Cây cỏ lan chi hợp với người mệnh Thủy vì cây có màu xanh mướt, mang đến thành công, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, cây cỏ lan chi còn hợp với người tuổi Mùi. Cho nên bạn nào tuổi Mùi thì đừng e ngại khi trồng loại cây này vì sẽ đem đến cho bạn nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Đặc điểm, phân loại cây lan chiCây lan chi có 2 loại là lan chi lá dài và lan chi lá sọc. Đối với lan chi lá dài thì lá cây thoạt nhìn giống như lá hẹ, không đẹp bằng lan chi lá sọc. Cho nên lan chi lá sọc được nhiều người ưa chuộng hơn, đặc biệt trong trang trí nhà cửa. Loại lan chi lá sọc có lá mọc sát đất, có màu xanh và có hai dải màu trắng dọc theo mép lá. Bên cạnh đó, hình dạng lá là hình giáo, kéo dài ở đầu.
Tác dụng đối với sức khoẻCây lan chi mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống con người. Trong y học, cây lan chi có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ,… bởi phần rễ độc nhất vô nhị. Ngoài ra, thân lan chi còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng tán viêm,… Thêm vào đó, giã nhuyễn thân cây lan chi để đắp lên các vết thương sẽ có công dụng làm lành nhanh chóng.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, cây lan chi còn có công dụng thanh lọc không khí thần kỳ. Cây có thể hấp thụ tới 95% khí cacbonic, xử lý các chất độc hại do các thiết bị điện thải ra, biến đổi các chất gây ung thư trong không khí thành đường như Aldehyde formic. Thêm vào đó cây lan chi còn có tác dụng trang trí nhà cửa hoặc làm quà tặng cho người thân, bạn bè.
Cách trồng cây lan chi tại nhàĐất trồng cây lan chi phải là đất xốp, có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Bạn nên chọn đất mùn có độ pH từ 6 – 7.5. Bên cạnh đó, bạn nên trộn thêm phân chuồng, xơ dừa hay tro trấu để tăng độ dinh dưỡng cho đất cũng như hỗ trợ thoát nước.
Khi đã có được loại đất hoàn hảo, thì bạn tiến hành trồng cây. Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trồng trong vườn nhà mình. Lưu ý là bạn đặt cây vào giữa chậu hoặc giữa hố đất đã đào. Sau đó bạn nhẹ nhàng ấn đất để cây cố định, đứng thẳng rồi sau đó tưới nước vừa phải để cây có thể tiếp đất và phát triển tốt.
Bạn không nên tưới quá nhiều nước khi mới trồng cây xuống vì rễ cây chưa bám đất và hút nước bình thường sẽ dễ dẫn đến tình trạng úng rễ, chết cây.
Cách chăm sóc cây lan chiKhi đã hoàn thành bước trồng cây thì bạn cần lưu ý một số kỹ thuật chăm sóc cây lan chi như:
Ánh sáng
Cây lan chi là loại cây ưa mát, ánh sáng 1 phần cho nên bạn đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, vừa đủ để cây không bị héo, khô.
Đất trồng
Cây không kén đất nhưng đất trồng phải là đất mùn, có nhiều chất dinh dưỡng và phải thoát nước tốt, có độ pH từ 6 – 7.5.
Nước
Đất phải được giữ ẩm để cây lan chi có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Không nên sử dụng nước bị nhiễm phèn để tưới cây, bạn nên thay bằng nước mưa hoặc nước trong lu, khạp của nhà.
Nhiệt độ
Cây lan chi phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 24 độ C, phù hợp với những nước có khí hậu nhiệt đới.
Bón phân
Cây sẽ bị vàng lá, héo nếu không có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên bón phân 2 tuần 1 lần trong mùa sinh trưởng. Cây lan chi là thực vật có hoa vì vậy bạn bón 1 ít phân đạm. Khi nhiệt độ xuống quá thấp khoảng dưới 4 độ C thì phải ngưng tưới và bón phân.
Phòng sâu bệnh
Cây lan chi thường hay gặp tình trạng thối rễ. Đề phòng ngừa bệnh này thì bạn phải điều chỉnh lượng phân bón, lượng nước và để nơi thông gió
Advertisement
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lan chi
, như vậy cây sẽ tránh được tình trạng vàng lá, sâu bệnh.
Bạn có thể mua cây lan chi ở những nơi bán cây cảnh hoặc cửa hàng bán hoa uy tín để có được chậu lan chi chất lượng. Bên cạnh đó, nếu bạn có thắc mắc hay thiếu thông tin trong cách trồng và chăm sóc cây lan chi thì có thể hỏi người bán. Họ sẽ hướng dẫn cho bạn một cách tận tình. Hiện nay trên thị trường một chậu lan chi có giá khoảng 20.000 đồng/chậu.
Khi chăm sóc thấy cây con bắt đầu mọc rễ thì có thể mang ra ngoài trời tuy nhiên tránh ánh nắng trực tiếp, tránh bóng râm. Luôn đảm bảo cây trồng có đất đủ ấm và thoát nước tốt.
Đối với cây trồng ở văn phòng và trong nhà thì cần tưới nước cho cây 2 lần/tuần và thay nước 1 tuần/lần.
Cây Dạ Ngọc Minh Châu: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Cùng Vyfarm khám phá tất tần tật thông tin về ý nghĩa, đặc điểm, cách trồng cũng như cách chăm sóc cây dạ ngọc minh châu ngay sau đây!
Dạ ngọc minh châu hay còn được biết đến với những cái tên như lan bạch dương, dạ minh châu, lan dương, bạch dương,…
Cây dạ ngọc minh cây thuộc họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae, tên khoa học là Clerodendrum schmidtii, được tìm thấy phổ biến ở các nước nhiệt đới như Châu Á và được trồng khá nhiều tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Cái tên dạ ngọc minh châu có lẽ được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tinh khôi từ những bông hoa trên cây, búp hoa khi chưa nở có dáng bầu tròn, trắng nõn trông như những viên ngọc kiêu sa, quý giá.
Hoa của cây dạ ngọc minh châu mang màu trắng tinh vô cùng tinh khiết rất phù hợp với người mệnh Kim. Người mệnh kim trồng dạ ngọc minh châu sẽ thu hút nhiều may mắn, tài lộc đến với bản thân.
Dạ ngọc minh châu là cây thân gỗ, thường cao từ 1 – 5m, thân cây phân nhiều cành nhánh; lá xanh đậm, dáng dài, không quá to; lớp vỏ ngoài thân có màu xanh đậm hoặc ánh tím; cây trường thành thường có cành lá xum xuê, hoa nở theo chùm, hướng rũ xuống. Đây là giống cây lâu năm, có tuổi thọ khá cao.
Sự thu hút nhất ở dạ ngọc minh châu chính là những bông hoa trắng muốt cực kì đẹp mắt. Nụ hoa khi chưa nở có dáng tròn xoe rất đáng yêu; hoa nở xòe tròn có 5 – 6 cánh, nhụy dài. Dạ ngọc minh châu rất sai hoa, mỗi đợt hoa nở lâu, mùa hoa nhằm khoảng tháng 11 – cuối tháng 3 âm lịch.
Không những xinh đẹp, kiêu kỳ, hoa của dạ ngọc minh châu còn mang hương thơm nhẹ nhàng nhưng vô cùng quyến rũ.
Dạ ngọc minh châu thường được lựa chọn trồng làm cây cảnh trưng làm đẹp cho không gian nhà ở, bất kể bạn đặt chậu dạ ngọc minh châu ở hiên nhà, ban công, sân vườn hay bàn khách,.. chúng đều vô cùng phù hợp, tạo nên nét quý phái và sang trọng cho không gian xung quanh.
Bên cạnh đó, cây cũng thường được chọn làm quà tặng trong nhiều dịp lễ quan trọng dành cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè,.. Đây vừa là món quà tinh tế, đẹp mắt lại là biểu trưng cho may mắn, hạnh phúc, ngụ ý như một lời chúc phúc đến người được tặng.
Đây là giống cây hợp với khí hậu mát mẻ, khả năng chịu nắng cao nên phù hợp với những vùng đất có khí hậu nhiệt đới. Nếu trồng cây ở nơi có mùa đông quá lạnh, quá trình phát triển của cây rất chậm và có nguy cơ bị chết. Thời điểm trồng cây thích hợp nhất là từ tháng Giêng đến tháng 8 mỗi năm.
Dạ ngọc minh châu không quá kén đất trồng. Các loại đất như: Đất thịt, đất mùn, đất đỏ,.. với độ pH từ 5 – 6, tơi xốp và giàu dinh dưỡng, cây đều có thể phát triển tốt. Bạn có thể trộn đất với tỷ lệ: ¼ đất (đất màu, đất phù sa) : ½ xỉ than (mùn cưa, xơ dừa) : ¼ phân hoai mục (phân vi sinh).
Sau khi trộn đất, người trồng có thể phun thêm dung dịch Daconil 75 WP (1g/L nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (3g/L nước) cho mỗi 40 – 50 lít/m3 đất đã trộn.
Để cây phát triển tốt, việc chọn cây giống cũng vô cùng quan trọng. Khi chọn cây giống nên chọn những chậu cây thân chắc, khỏe; lá tươi xanh, mịn mướt, đây là những cây đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Các bước trồng cây dạ ngọc minh châu:
Bước 1 Chọn giống tốt, chuẩn bị đất trồng, chọn thời điểm trồng phù hợp
Bước 2 Cho đất trồng vào chậu
Bước 3 Tháo bầu cây giống nhẹ nhàng, tránh làm gãy rễ cây
Bước 4 Cho bầu cây vào chậu, thêm đất trồng xung quanh, đất phủ không quá mặt bầu cây 3cm
Bước 5 Tưới nước ướt đẫm cho cây và đặt chậu ở vị trí thoáng đãng
Bước 6 Chuyển cây ra vị trí có ánh nắng đẹp sau khoảng 1 tuần
Đặt cây ở nơi có ánh sáng, vị trí ánh sáng khoảng 50 – 60%, không không đặt cây nơi quá râm mát hay nắng quá gắt. Nếu trồng trong nhà mỗi ngày cần cho cây phơi nắng nhẹ từ 2 – 3 giờ.
Nhiệt độ phù hợp để cây có thể phát triển tốt ở mức 15 – 30 độ C.
Duy trì độ ẩm đất ở mức 60 – 70%, cấp nước thường xuyên thời điểm tháng 11 âm lịch, mùa ra hoa của cây, giúp cây đủ sức trổ hoa, hoa sai và to tròn.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng sâu bệnh, nhất là sâu đục thân trên cây.
Bón thêm phân chuồng hoai mục vào mỗi đầu mùa xuân và thu, hàm lượng từ 2 – 3kg mỗi gốc kết hợp phân NPK định kỳ mỗi tháng một lần cho cây.
Vào mùa thu, cây vàng và rụng lá là thời điểm phù hợp để cắt tỉa cành bị sâu bệnh, úa tàn.
Dạ ngọc minh châu là loại cây không quá khó trồng, song việc tưới nước và tắm nắng đầy đủ là việc cực kỳ quan trọng, cần người trồng lưu ý để có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó cho ra những chùm hoa lung linh, đẹp mắt.
Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Linh Sam
Cây Linh sam không chỉ là cây cảnh có giá trị cao với tạo hình nghệ thuật đẹp, tạo điểm nhấn cho không gian sống mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ.
Cây Linh sam là gì?Cây Linh sam hay còn gọi là sam núi, sam rừng, cây ba chia,… có tên gọi tiếng Anh là Antidesma acidum, có nguồn gốc từ các nước ở khu vực châu Á.
Tại Việt Nam, cây Linh sam xuất hiện nhiều ở các tỉnh ở vùng Duyên hải miền Trung như: Phú Yên, Ninh Thuận hay tỉnh Khánh Hòa… Loại cây này được xếp vào là một loại cây cảnh quý hiếm và có giá trị lớn.
Đặc điểm và phân loại cây Linh samCây Linh sam là loại cây thân gỗ mềm dẻo, thân cây có vẻ xù xì các nhánh cong queo nhưng lại có sức sống mãnh liệt, vươn lên thành nhiều nhánh. Cây có bộ rễ khỏe có thể xuyên qua các lớp đất đá cứng để hút dưỡng chất. Trên cành cây có những gai nhọn, lá xanh, gân nổi rõ.
Lá cây Linh sam nhỏ, mọc nhiều ở cành và nhánh. Lá cây Linh Sam có dạng thuôn tròn giống trái xoan, nhọn ở phần cuống, đầu lá tù, mặt trên lá màu xanh lục trơn bóng, mặt dưới sạm, khá giòn và có khả năng bẻ gãy được. Chiều dài trung bình của lá khoảng 4cm – 6cm, bản lá rộng 1cm – 2cm.
Hoa Linh sam thường mọc từng chùm ở đầu cành, có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài với 3 màu sắc chính là trắng, tím và hồng nhạt nhưng phổ biến nhất là Linh sam hoa tím. Khi hoa tàn thì sẽ bắt đầu ra quả. Quả của cây Linh Sam khá nhỏ, hình bầu dục, không căng tròn mà hơi dẹp bên trong có một số hạt lép.
Phân loại cây Linh sam– Theo màu sắc hoa: có Linh sam tím, trắng và vàng nhạt.
– Linh sam phổ biến: Linh sam sông Hinh nổi bật với những bông hoa to, có màu sắc đậm nét và đây cũng chính là loại cây linh sam đẹp, có hoa độc đáo nhất.
Linh sam hạt gạo Tân Phú với lá cây bé như hạt gạo, màu xanh thẫm bóng bẩy, rất ít gai nên thường xuyên được trồng ở các sân vườn và tạo thế bonsai cổ thụ. Ngoài ra còn có các loại Linh sam đa, Linh sam bông chùm lá chung hay Linh sam An Hải,…
– Linh sam đột biến: Linh sam 86, Linh sam lá rí hạt gạo tân phú, Linh sam tím thạch, Linh sam lá nhỏ,…
Trong đó, Linh sam 68 có lá màu xanh thẫm và bóng nhìn trông rất bắt mắt, hình dáng lá cây nhỏ, đầy đặn. Loại này rất dễ uốn, ít chết cành, hoa nở rộ nhiều và đẹp nên rất phù hợp để làm 1 cây bonsai.
Tác dụng cây Linh sam– Trang trí, làm đẹp nhà: Với dáng đứng bonsai đẹp, cùng với hoa màu tím nở nổi bật của cây Linh sam giúp làm đẹp, trang trí nhà.
– Thanh lọc không khí: Cây Linh sam có có khả năng hút những khí hại như tia tử ngoại, khí CO2 để thải ra khí O2 mang đến không gian thoáng mát, thoải mái hơn.
– Có giá trị kinh tế cao: Cây Linh sam được rất nhiều người yêu thích, hiện nay chúng được các nghệ nhân cây cảnh cắt tỉa thành những hình dáng độc đáo, sáng tạo hoặc uốn nắn thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị kinh tế cao
– Dùng trong y học: Cây Linh sam còn được dân gian áp dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau nữa.
– Ý nghĩa phong thủy cây Linh sam: Cây có ngoại hình gai góc, cứng cỏi mang ý nghĩa tượng trưng sức sống mạnh mẽ, dẻo dai, sự hiên ngang, cố gắng không ngừng vươn lên. Loại cây này còn tượng trưng cho sự ngay thẳng, có thể uốn nắn, mềm mỏng tùy ý.
Không chỉ là cây cảnh đẹp, cây Linh sam còn có những ý nghĩa phong thủy tốt. Sở hữu một cây linh sam trong nhà giúp xua đuổi tà ma, mang đến vận khí tốt, sức khỏe, tiền tài, phú quý, sự bình yên cho gia đình gia chủ.
Cây Linh sam hợp tuổi nào, mệnh gì?Cây Linh sam với màu xanh mang đến sự tươi mới, trong trẻo và màu tím mang đến sự ngọt ngào, hợp với gia chủ mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Những người thuộc mệnh này khi trồng cây linh sam trong nhà sẽ đem đến cho gia chủ nhiều may mắn và vượng khí, tài lộc dồi dào và nhiều bình an cho gia đình.
Cách trồng và chăm sóc cây Linh samCây Linh sam có nguồn gốc là cây mọc hoang nên có sức sống mãnh liệt, dễ trồng, thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết. Loại cây này có thể được trồng bằng cách ươm hạt hoặc chiết cành với kỹ thuật đơn giản. Để đảm bảo sự sinh trưởng của cây cũng như muốn cây trưởng thành nhanh hơn, người ta hay chọn cách chiết hoặc trồng từ phôi.
Về đất trồng, cây Linh sam có thể phát triển ở nhiều môi trường khác nhau, bởi vậy nó vẫn có thể phát triển tốt trong các loại đất khô cằn và ít dinh dưỡng nhưng bạn cần chú ý để bổ sung dưỡng chất cho cây. Bạn có thể trồng cây Linh sam trong chậu hoặc trồng ra đất.
Trồng cây Linh sam trong chậu: Bạn nên chọn chậu cây cảnh to bằng xi măng, có lỗ thoát nước tốt và đặt thêm vài hạt sỏi để ngăn ngừa rễ cây bị thối do nước ứ lại.
Tiến hành trồng cây bằng cách cho đất hoặc cát vào trong chậu, làm cát nén chặt xuống phần gốc cây bằng cách lắc nhẹ chậu. Sau khi trồng xong thì mang chậu ra chỗ nhiều ánh nắng để cây nhanh chóng phát triển và đừng quên tưới nước thật thường xuyên để giữ đủ độ ẩm cho đất.
Cây sau khi trồng sẽ mọc chồi mới sau 1 tháng và 5 tháng sau là bạn có thể thay đất và tiến hành tạo hình cho cây.
Trồng cây Linh sam ngoài đất: nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Tiến hành trồng cây bằng cách lấy cát đắp thành 1 ụ lớn rồi trồng trên nền xi măng. Sau khi trồng xong thì tưới nước định kỳ cho cây để giữ độ ẩm. Khi rễ mầm của cây dài hơn 40cm thì mang rễ đi xả sạch cát và trồng ở đất bình thường.
Bạn chú ý cần bổ sung phân bón định kỳ 1 lần 1 tháng và thường xuyên thay lớp đất cũ bằng lớp đất mới để bổ sung các dưỡng chất khác cho cây.
Về chăm sóc cây Linh Sam: bạn cần lưu ý không nên tưới nước quá nhiều có thể làm thối rễ, nhưng vì cây linh sam là loài cây rất ưa ẩm nên bạn có thể đặt cây linh sam ở những nơi có độ ẩm hoặc chỗ có hòn non bộ nước chảy phía dưới để giữ độ ẩm hàng ngày cho cây. Bạn cũng có thể tưới nước cho cây hàng ngày nhưng lượng nước vừa phải đừng để ngập úng là được
Bón thúc từ 5-10g phân NPK theo tỉ lệ 20:10:10 và 30g compomix theo định kì 1-2 tháng/lần. Ngoài ra, cần bổ sung 1 chút kali trong thời kỳ bắt đầu ra hoa để hoa được to, đẹp.
Chăm sóc cây Linh sam ra bôngCây Linh sam ra hoa từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7. Nếu thời tiết nắng nhiều cây có thể cho hoa quanh năm như các tỉnh phía Nam trừ mùa mưa.
Ở miền Bắc, để cây ra hoa đúng dịp Tết, khi thấy lá đã già bạn nên cắt nước tưới vài ngày, tuốt toàn bộ lá, cắt bớt gai, đầu cành. Sau đó, tưới nước và bón phân bình thường sau từ 15 tới 20 ngày cây ra lá non đồng loạt và có bông thành từng chùm lớn và rất dày. Cứ như vậy, gai ra đến đâu ta cắt đến đó cây sẽ ra hoa liên tục nhiều lần.
Sau khi ra bông, cây sẽ đậu trái rất dày. Nên cắt hết trái đi và dùng phân tổng hợp pha loãng tưới 1 tuần 1 lần, khoảng 3 tuần cây lại cho bông tiếp tục, phải để đất trong chậu thật khô rồi mới tưới nước.
Đăng bởi: Đình Dũng
Từ khoá: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Linh sam
Cây Cẩm Nhung: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Chi Tiết Nhất
Giới thiệu về cây cẩm nhung
Cây cẩm nhung có tên gọi khác là cây may mắn, nó thuộc giống cây thân thảo, rễ chùm và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây cẩm nhung rất ưa những nơi mát mẻ, ưa bóng và sinh trưởng khá tốt.
Cẩm nhung có màu sắc tươi sáng và không đòi hỏi chăm sóc quá nhiều nên rất được ưa chuộng để trang trí trên bàn làm việc, cửa sổ,…
Lá cây cẩm nhung có nhiều phấn trắng, thuộc loại lá kép và lá khá nhỏ, mọc san sát nhau, phiến lá nhẵn. Vì vậy, lá cẩm nhung có một sức hút lạ kỳ, ai cũng thích ngắm và ngửi lá cẩm nhung.
Tùy theo màu sắc của lá cây mà thân cây có màu đỏ hoặc xanh lá.
Cây cẩm nhung có 2 loại là cẩm nhung xanh và cẩm nhung đỏ.
Ngoài ra, dựa theo nghiên cứu của đại học Harvard, màu xanh của lá cẩm nhung giúp tăng trí nhớ tới 20%.
Ý nghĩa của cây cẩm nhungCây cẩm nhung tượng trưng cho một tình bạn bền vững và luôn quan tâm, chia sẻ những điều trong cuộc sống.Trong tình yêu, cẩm nhung biểu tượng cho tình yêu thuần khiết, trong sáng.
Đồng thời, cây cẩm nhung còn mang lại những điều may mắn để bạn trở nên tràn đầy niềm tin, lạc quan trước những khó khăn.
Chính vì những ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó của cây nên cẩm nhung thường được làm quà để tặng bạn bè, người yêu.
Ngoài ra, cây cẩm nhung có nhiều gân lá nhìn giống như tiền đô la màu xanh và gân lá chạy xuyên suốt từ cuống xuống ngọn lá mang ý nghĩa cho sự thông thái về trí tuệ. Khi sở hữu một cây cẩm nhung, nó sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thăng tiến trong sự nghiệp, phát tài phát lộc.
Cây cẩm nhung hợp với mệnh nào? Tuổi nào?Cây cẩm nhung đỏ hợp với mệnh Hỏa vì trong phong thủy, màu đỏ là màu cho mệnh Hỏa. Cẩm nhung sẽ giúp người mệnh Hỏa kìm chế được cảm xúc và những hành động cảm tính để cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống.
Cây cẩm nhung xanh hợp với những người mệnh Mộc vì màu xanh là màu của mệnh Mộc. Cẩm nhung xanh sẽ giúp người mệnh Mộc gặt hái được nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.
Công dụng cây cẩm nhungTrên thực tế, cẩm nhung giúp chữa được bệnh trầm cảm vì cẩm nhung mang lại những nguồn năng lượng tích cực, giúp chúng ta giảm bớt áp lực và luôn cảm tinh thần thoải mái.
Ngoài ra, nó hút được các tia điện từ máy tính và các thiết bị điện tử rất tốt, giúp bạn hạn chế được những tia điện tử gây ra các bệnh cho mắt và da.
Ngoài ra, cẩm nhung có hình dáng xinh xắn nên thường được trang trí ở bàn làm việc, cửa sổ, văn phòng,…Nó sẽ làm không gian sống của bạn trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều.
Cách trồng và chăm sóc cây cẩm nhung Cách trồngĐầu tiên, bạn cần chuẩn bị loại đất thịt có trộn với phân vi sinh, mùn than, mùn lá để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm cho cây. Sau đó, bạn sẽ tiến hành trồng bằng phương pháp gieo hạt.
Đầu tiên, bạn nên ngâm hạt trong nước ấm, sau đó mới rắc hạt xuống đất và phủ một lớp đất mỏng để giữ độ ẩm, giúp cây nảy mầm nhanh hơn. Sau khoảng 2- 3 tuần, cây sẽ nảy mầm.
Cách chăm sócĐất: Làm hỗn hợp đất thịt, phân vi sinh, than mùn để cẩm nhung phát triển tốt hơn.
Ánh sáng: Tránh cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá gay gắt vì cây là loại ưa sáng và bạn nên đặt cây ở cửa sổ hoặc những nơi mát mẻ. Bạn nên cho cây phơi nắng 2 lần một tuần lúc sáng sớm từ 7- 10h .
Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển tốt là khoảng 18- 30 độ C.
Nước: Bạn có thể dùng bình xịt để tưới nước cho cây mỗi ngày vì cây thuộc loại ưa ẩm. Tuy nhiên, bạn không nên tưới quá nhiều vì sẽ làm cây bị úng nước và bạn nên làm lỗ thoát nước cho cây.
Phân bón: Bạn nên bón phân kích tăng trưởng hoặc phân bón NPK định kỳ cho cẩm nhung. Tốt nhất là một tháng một lần để cây.
Tỉa lá: Bạn nên tỉa lá cho cẩm nhung định kỳ để tránh tán lá quá rậm rạp, tạo điều kiện cho côn trùng làm tổ và thường xuyên quan sát cây để phát hiện sâu bệnh và cắt bỏ những lá bị sâu bệnh.
Advertisement
Mua cây cẩm nhung ở đâu và giá bao nhiêu?
Cẩm nhung là một loại cây đang rất được ưa chuộng. Nó được dùng để trang trí nhà, không gian làm việc,… Bạn có thể tìm mua loại cây này một cách dễ dàng ở các đại lý cây cảnh ở địa phương hoặc mua các website như:
Tiểu cảnh MiniĐiện thoại: 0888 22 99 86
Giá: Từ 65.000 đồng/chậu
Website: Tiểu cảnh mini
Quang cảnh xanhGiá: Từ 40.000 đồng/chậu
Địa chỉ shop: 56 Đặng Dung, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Liên hệ mua hàng: 0929206164
Website: Quang cảnh xanh
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Hồng Leo: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!