Xu Hướng 9/2023 # Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé 4 # Top 13 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé 4 # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé 4 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên liệu nấu cháo bột cho trẻ

Để thực hiện cách nấu bột cho trẻ, nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị khá đơn giản.

– 10g bột (khoảng 2 thìa cà phê đầy).

– 10g thịt/cá đã xay nhuyễn (khoảng 1 thìa cà phê đầy).

– 10g rau

– 1 thìa dầu ăn, bạn có thể dùng dầu oliu. Nhưng cách vài bữa mẹ nên thay bằng một thìa mỡ động vật.

Cách nấu cháo gà bí đỏ cho bé ăn dặm

Thời kì ăn cháo của bé đặc biệt quan trọng, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có trong cháo bằng cách thay đổi thực phẩm nấu cháo cho bé thường xuyên. Món cháo thịt gà bí đỏ bổ dưỡng cho bé yêu là một trong số…

Lưu ý

– Đối với rau chỉ lấy phần lá, không sử dụng phần cuộng vì cứng, dễ khiến con bị nghẹn.

– Bột là gạo tám không pha thêm bất cứ loại hạt gì kể cả gạo nếp. Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bé, thì xay hạt ngũ cốc riêng, khi nào đổi món thì chế thêm vào sau. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ko nên, vì tuổi này bé chỉ ăn được khoảng 10g bột mỗi lần, mà lại có 1 phần là hạt nữa thì tỉ lệ gạo rất ít. Ngoài ra, mẹ cũng không nên sử dụng bột chế biến sẵn, vì dù tiện lợi nhưng nó có thể không đảm bảo an toàn.

– Cách nấu bột cho bé không nên sử dụng nước mắm, nếu có chỉ cho vài giọt. Bởi cơ thể trẻ cần một lượng muối rất nhỏ mỗi ngày, nên món ăn nhạt hơn người lớn, nếu mẹ cho nhiều mắm sẽ khiến con bị mặn, không tốt cho cơ thể.

Cách làm

1. Thịt xay nhỏ sau đó đổ ra một cái rây, dùng thìa miết cho thật nhuyễn.

2. Lá rau rửa thật sạch, băm nhỏ sau đó cho vào cối giã nhuyễn.

3. Bột gạo mẹ cho 200ml nước vào, khuấy đều tay cho bột tan đều trong nước và không bị vón cục.

4. Đổ bột đã hòa tan vào trong nồi, cho phần thịt xay nhuyễn đã chuẩn bị vào, bật lửa to và khuấy đều tay để không bị vón cục. Khi bột lăn tăn thì vặn nhỏ lửa xuống.

5. Nấu bột trong khoảng 7 – 10 phút là chín. Mẹ không nên nấu trong thời gian quá dài sẽ làm hao hụt các chất cho trong bột.

6. Khi bột chín thì đổ rau vào, khuấy đều thêm 1 – 2 phút thì tắt bếp.

Thành phẩm

Dinh dưỡng trong bột cho bé ăn dặm

Một bát bột ăn dặm đúng chuẩn cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

– Để bổ sung đạm, mẹ có thể dùng thịt, cá, tôm, lòng đỏ trừng, đậu nành, đậu xanh… xay nhuyễn nấu chung với bột. Những loại thực phẩm này cũng giúp mẹ thường xuyên thay đổi mùi vị của bột để kích thích trẻ thích ăn hơn. Nếu bạn sử dụng bột ăn dặm đóng hộp thì trẻ rất dễ chán ăn, vì ngày nào cũng chỉ ăn một mùi vị duy nhất.

– Để bổ sung vitamin và khoáng chất, mẹ có thể thêm vào bột các loại rau củ. Màu của rau củ càng đậm thì càng giàu dưỡng chất. Mẹ nên chọn rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, cảu bó xôi, bí đỏ, cà rốt…). Việc đổi mới thường xuyên các loại rau củ cũng giúp thay đổi hương vị của bột.

– Trong cách nấu bột cho trẻ, chất béo có thể sử dụng từ dầu ôliu, mỡ, dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương.

Trước khi nấu bột cho bé, mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vệ sinh.Trẻ mới dặm chỉ nên ăn 1 bữa bột trong ngày, còn chủ yếu vẫn uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bé lớn hơn, được 7 tháng tuổi trở lên thì mẹ tăng lên 2 bữa một ngày, nhưng giữa 2 bữa phải cách xa nhau để bé có thể tiêu hóa được. Trẻ mới tập ăn dặm chỉ có thể ăn được bột loãng, nếu mẹ nấu bột quá đặc con sẽ khó nuốt và dễ bị nghẹn. Độ đặc của bột có thể tăng dần. Khi cho bé ăn bột, mẹ nên kiên nhẫn, cho con ăn từ ít đến nhiều, không ép con ăn cố dẫn đến tâm lý sợ ăn.

Thực đơn gợi ý ăn dặm cho bé 5 tháng chi tiết từng tuần

Ngày 7: Cháo trắng (2 thìa)

Ngày 14 :Cháo trắng (5 thìa) – Bí đỏ nghiền (2 thìa) – Bắp cải nghiền(1 thìa)

Ngày 21: bông cải xanh(thìa 7) – khoai tây sốt cà chua (4 thìa)

Ngày 28 : Bắp cải nghiền (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – Đậu phụ luộc(1 thìa)

Ngày 35 : Cháo bánh mỳ (8 thìa) – nghiền cà rốt (2 thìa) – bông cải xanh nghiền(2 thìa)

2 Cách Nấu Cháo Thịt Bò Củ Dền Cho Bé Ăn Dặm Ngon Nhất

1. Giới thiệu món cháo thịt bò củ dền

Trong giai đoạn bé tập ăn, dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng, các món ăn cho bé trong giai đoạn này không chỉ mềm, dễ ăn mà còn giúp bé phát triển về thể chất lẫn trí não. Và cháo thịt bò củ dền đã đáp ứng được nhiều yêu cầu trên.

Ảnh: Sưu tầm

2. Cách nấu món cháo thịt bò củ dền đơn giản

Khẩu phần  Thời gian chuẩn bị  Thời gian nấu  Tổng thời gian

1 bé 20 phút 30 phút 50 phút

Nguyên liệu chuẩn bị

Thịt bò: 80g

Củ dền: 1 củ

Gia vị: dầu ô lưu, bột nêm

Gạo nấu cháo

Ảnh: Sưu tầm

Các bước thực hiện

Bước 1: Thịt bò quan trọng nhất là phải khử được mùi hôi sẽ giúp bé dễ ăn. Để khử mùi hôi bạn có thể chần qua nước sôi khoảng 1 đến 2 phút rồi vớt ra, rửa lại với nước sạch. Tiếp theo bạn cho thịt bò vào băm nhỏ.

Củ dền loại bỏ vỏ, rửa sạch lại với nước rồi cắt ra thành những miếng nhỏ như hạt lựu. Càng cắt được nhỏ trẻ càng dễ ăn. Hoặc bạn có thể dùng máy xay củ dền sẽ nhanh và thuận tiện hơn.

Ảnh: Sưu tầm

Gạo cháo bạn đem vo sạch, muốn nấu nhanh có thể ngâm trong nước khoảng 1 tiếng.

Bước 2: Thịt bò xào cùng với một ít gia vị của trẻ em khoảng 3 đến 5 phút thì tắt bếp. Tiếp theo bạn dùng gạo đã ngâm cho vào nồi đun với lượng nước vừa phải.

Bước 3: Đun đến khi gạo cháo mềm, bạn cho thịt bò băm, củ dền vào khuấy đều, chú ý điều chỉnh độ loãng của cháo sao cho phù hợp với trẻ. Khi thịt bò, củ dền đã chín mềm, bạn cho thêm một chút gia vị, đảo đều tay rồi tắt bếp.

Ảnh: Sưu tầm

Thành phẩm đạt được

Ảnh: Sưu tầm

3. Cách nấu cháo thịt bò củ dền khoai tây 

Khẩu phần  Thời gian chuẩn bị  Thời gian nấu  Tổng thời gian

1 bé 25 phút 30 phút 55 phút

Ảnh: Sưu tầm

Nguyên liệu chuẩn bị

Củ dền: 1 củ

Khoai tây: 2 củ

Thịt bò: 50g

Gạo: 40g

Dầu ăn ô liu

Các bước thực hiện

Bước 1: Tiến hành làm sạch thịt bò, sau đó băm nhuyễn thịt. Củ dền và khoai tây gọt sạch vỏ, rửa lại với nước rồi thái nhỏ.

Bước 2: Thịt bò bạn xào với dầu ô lưu, thêm một chút gia vị trẻ em, đảo đều tay để thịt bò ngấm gia vị, lưu ý thời gian nấu nhanh khoảng 3 đến 4 phút là tắt bếp.

Bước 3: Vo gạo sạch cho vào nồi nấu cháo, đợi cháo mềm, hạt gạo đã nở hết bạn cho thịt bò cùng khoai tây  và củ dền vào ninh cùng. Khoảng 10 phút, cháo nhừ, các nguyên liệu chín hết bạn thêm gia vị sau đó tắt bếp.

Ảnh: Sưu tầm

Thành phẩm đạt được 

Ảnh: Sưu tầm

4. Mẹo nấu cháo củ dền thịt bò ngon hơn

Khi chọn thịt bò

Nên chọn thịt có sắc đỏ tươi tắn, không có mùi hôi, vì là mua nấu cháo, bạn nên chọn thịt thăn ăn sẽ mềm và thơm hơn. Nên mua vào sáng sớm hoặc trong các siêu thị sẽ có thịt bò ngon.

Để loại bỏ mùi hôi của thịt bò bạn có thể nướng chín 1 củ gừng rồi giã nhuyễn, sau đó chà xát lên miếng thịt sẽ giúp giảm mùi hôi.

Ảnh: Sưu tầm

Khi mua củ dền

Không nên chọn củ dền có kích thước quá to, quả bị dập mềm, không đều màu. Nêu chọn những quả nhẵn, lớp vỏ bên ngoài còn nguyên vẹn, cuống còn tươi.

Khi nấu cháo bạn nên ngâm gạo qua nước, cháo sẽ nhanh chín mềm hơn. Hoặc bạn có thể nấu bằng nồi áp suất.

Khi nấu nên chú ý gia vị, dùng gia vị trẻ em, không nên nấu cháo đặc, chú ý độ loãng cho bé dễ ăn.

Đăng bởi: Thoại Mỹ Nguyễn

Từ khoá: 2 Cách nấu cháo thịt bò củ dền cho bé ăn dặm ngon nhất

Cách Làm Bánh Ăn Dặm Bổ Dưỡng Cho Bé Tại Nhà

1. Thời điểm nào thì nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe bé yêu của Viện dinh dưỡng Quốc gia, bé từ 6 tháng tuổi nên bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Vì từ thời điểm này, những chất dinh dưỡng cũng như năng lượng trong sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của bé.

Mẹ cũng nên theo dõi những dấu hiệu mà bé đang đòi ăn dặm. Từ tháng thứ 6 trở đi, bé có thể bắt đầu ngồi dậy và giữ vững đầu khi ngồi. Khi đó, bé sẽ bắt đầu quan tâm, thích thú và cố gắng đưa đồ ăn vào miệng, ngậm và nhai. Nếu bé nhà bạn có những dấu hiệu này, điều đó đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng để ăn dặm.

2. Cách làm bánh ăn dặm cho bé từ sữa công thức Bánh flan sữa công thức

Nguyên liệu:

Sữa công thức: 60ml

Trứng gà: 1 quả

Dụng cụ: nồi hấp, rây, hũ thủy tinh,…

Cách làm:

Tách lấy lòng đỏ trứng gà và dùng muỗng đánh tan.

Đun 60ml sữa công thức trên lửa nhỏ cho đến khi sôi lăn tăn.

Cho từ từ sữa vào trứng rồi tiếp tục khuấy đều và nhẹ tay, tránh tạo bọt để bánh được mịn. 

Lọc hỗn hợp qua rây, cho vào hũ thủy tinh, rồi đem đi hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút. 

Bánh flan sữa công thức.

Lưu ý: Hấp bánh ở lửa nhỏ để hỗn hợp trứng sữa không bị sôi lên và rỗ bánh.

Dùng tăm đâm vào bánh, để kiểm tra bánh chín hay chưa. Nếu tăm còn dính phần sữa trứng thì bánh chưa chín, nếu tăm sạch thì bánh đã chín.

Đậy kín nắp hũ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 2 ngày.

Bánh ăn dặm táo yến mạch

Nguyên liệu:

Sữa công thức: 80ml

Yến mạch: 20-gram

Táo: ⅓ quả

Phomai lạt: 1 lát

Dụng cụ: máy xay, nồi hấp, bát, màng bọc thực phẩm,…

Cách làm:

Táo bỏ vỏ, cắt nhỏ. Cho hỗn hợp táo, yến mạch, sữa và phomai vào xay nhuyễn.

Cho hỗn hợp ra bát và dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, rồi cho vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút.

Bánh ăn dặm táo yến mạch.

Lưu ý: Mẹ nên lựa chọn loại táo ít chua nhất có thể để bé ăn ngon miệng hơn.

Mẹ cũng có thể thêm ít đường nếu bé trên 1 tuổi.

Bánh chuối yến mạch nướng

Nguyên liệu:

Sữa công thức: 80ml

Chuối chín: 3 trái

Yến mạch: 6 muỗng canh

Trứng gà: 2 quả

Dầu mè

Dụng cụ: máy xay, nồi chiên không dầu (hoặc chảo chống dính), bát,…

Cách làm:

Yến mạch và chuối cho vào máy xay nhuyễn rồi cho ra bát.

Tách lấy lòng đỏ trứng gà, rồi cho vào hỗn hợp chuối yến mạch và đánh đều.

Thêm sữa vào hỗn hợp trên, sau đó thêm dầu mè và trộn đều.

Để 10 phút cho các nguyên liệu ngấm vào nhau.

Có thể nướng bánh trong nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C từ 15 – 20 phút hoặc nướng bánh bằng chảo chống dính.

Bánh chuối yến mạch nướng.

Bánh sữa gạo phomai

Nguyên liệu:

Sữa công thức: 180ml

Gạo: 2 muỗng cà phê

Phomai lạt: 1 miếng

Dụng cụ: máy xay, nồi hấp, rây,…

Cách làm:

Rửa sạch gạo rồi cho vào nồi nấu với 80ml nước, cho đến khi cạn nước.

Cho sữa công thức, phomai và phần gạo đã nấu chín vào máy xay nhuyễn, rồi lọc qua rây. 

Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh rồi hấp cách thủy trong vòng 20 – 25 phút với lửa thật nhỏ.

Bánh sữa gạo phomai.

3. Cách làm bánh ăn dặm cho bé với bột mì  Bánh bông lan sữa chua

Nguyên liệu:

Bột mì: 30-gram

Trứng gà: 2 quả

Sữa chua không đường: ½  hộp

Bột bắp: 1 muỗng canh

Bột nở: ¼ muỗng canh

Dầu oliu: ½ muỗng canh

Dụng cụ: nồi hấp (hoặc lò nướng), rây, bát,…

Cách làm:

Lấy lòng đỏ trứng đánh tan rồi khuấy đều với sữa chua không đường và dầu ăn.

Bột nở và bột mì trộn đều lại với nhau.

Rây lần lượt hỗn hợp bột nở, bột mì và bột bắp vào. Đánh đều rồi cho vào khuôn.

Hấp trong khoảng 20 – 25 phút hoặc nướng ở 150 độ C 30 phút.

Bánh bông lan sữa chua.

Lưu ý: Mẹ cho vào khuôn khoảng ⅔ để khi bánh chín sẽ nở và không bị tràn.

Với bé trên 1 tuổi, mẹ có thể làm cả lòng trắng trứng, khi đó thì không cần dùng bột nở.

Bánh lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu:

Bột mì: 5 muỗng canh

Trứng gà: 1 quả

Dầu oliu

Dụng cụ: chảo không dính, rây, bát,…

Cách làm:

Tách lấy lòng đỏ trứng gà.

Bột mì rây mịn. Sau đó, cho lòng đỏ trứng và một ít nước lọc vào rồi đánh tan cho đến khi hỗn hợp sệt lại.

Bắc chảo lên bếp, dùng dầu oliu để rán bánh. Múc từng muỗng bột và rán đến khi bánh vàng đều là được.

Bánh lòng đỏ trứng gà.

Bánh bí đỏ khoai lang

Nguyên liệu:

Bí đỏ: 100-gram

Khoai lang: 100-gram 

Bột mì: 100-gram

Bột bắp: 40-gram

Dụng cụ: nồi hấp, máy xay, bát, chảo,…

Cách làm:

Bí đỏ và khoai lang: gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Với khoai lang, mẹ nên nhớ khi cắt xong phải ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Để cho khoai không bị thâm đen và bớt nhựa chát.

Hấp khoai lang và bí đỏ cho đến khi chín mềm trong khoảng 20 – 30 phút.

Cho lần lượt khoai lang và bí đỏ xay nhuyễn và để riêng.

Pha 50-gram bột mì, 20-gram bột bắp và 30ml nước lọc với bí đỏ. Với khoai lang, thì mẹ pha với 70ml nước lọc và phần bột còn lại. Vì khoai lang đặc hơn, nên dùng nhiều nước hơn.

Cho lần lượt hỗn hợp bột bí đỏ và khoai lang vào khuôn. Mẹ nhớ lắc nhẹ để bột dàn đều.

Hấp cách thủy với lửa vừa trong 20 – 30 phút. Khi hấp, mẹ dùng miếng vải mỏng đậy trên nắp nồi, để tránh nước đọng nhỏ xuống bánh. 

Bánh bí đỏ khoai lang.

Bánh ăn dặm hạnh nhân phomai

Nguyên liệu:

Hạnh nhân: 15 hạt

Trứng gà: 2 quả

Phomai: 2 viên

Bột mì: 2 muỗng canh

Dầu oliu

Dụng cụ: nồi chiên không dầu (hoặc chảo không dính), máy xay, bát, khuôn tạo hình,…

Cách làm:

Tách lấy lòng đỏ trứng gà.

Hạnh nhân ngâm qua đêm, sau đó bỏ vỏ, rồi đun trong 15 – 20 phút cho chín và xay nhuyễn.

Trộn đều hạnh nhân xay, bột mì, lòng đỏ trứng gà, phomai. Ép khuôn tạo hình theo ý thích.

Quét 1 ít dầu oliu lên mặt bánh rồi cho vào nồi chiên không dầu ở 150oC khoảng 15 phút.

Bánh ăn dặm hạnh nhân phomai.

Đăng bởi: Hưng Võ

Từ khoá: Cách làm bánh ăn dặm bổ dưỡng cho bé tại nhà

Bột Ăn Dặm Heinz Gạo Xay Nhuyễn 4M 100G (Trên 4 Tháng)

Bột ăn dặm Heinz gạo xay nhuyễn giúp bé hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Sản phẩm bổ sung sắt, canxi, Trong tiến trình ăn dặm bé phải dần làm quen với thức ăn mới, trong thời hạn đầu của quá trình này bé sẽ gặp khó ăn với việc hấp thụ những chất dinh dưỡng trong thức ăn mới. giúp bé hấp thụ tốt những chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Sản phẩm bổ trợ sắt, canxi, vitamin D, phân phối tinh bột, bổ trợ chất xơ giúp bé dễ tiêu hóa, sẽ là lựa chọn mưu trí của mẹ dành cho bé .Bột ăn dặm Heinz gạo xay nhuyễn

Thành phần của sản phẩm

giúp bé hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Sản phẩm bổ sung sắt, canxi, Trong tiến trình ăn dặm bé phải dần làm quen với thức ăn mới, trong thời hạn đầu của quá trình này bé sẽ gặp khó ăn với việc hấp thụ những chất dinh dưỡng trong thức ăn mới. giúp bé hấp thụ tốt những chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Sản phẩm bổ trợ sắt, canxi, vitamin D, phân phối tinh bột, bổ trợ chất xơ giúp bé dễ tiêu hóa, sẽ là lựa chọn mưu trí của mẹ dành cho bé .Bột ăn dặm Heinz gạo xay nhuyễn

 

Sản phẩm gồm : Bột gạo, Canxi Carbonate, Vitamin ( C, B6, A, D, E, B12 ), Niacin, kẽm sunphat, sắt, Riboflavin, axit folic, thiamin.

Thành phần dinh dưỡng

tin tức dinh dưỡng có trong 100 g bột ăn dặm Heinz gạo xay nhuyễn : Năng lượng 1631KJ / 384 kcal, chất béo 0.7 g, Protein 8.1 g, muối ( thấp ), hàm lượng những loại Vitamin ( A, D, E, C ), thiamin 0.6 mg, riboflavin 0.9 mg, axit folic 110 µg …

Đặc điểm nổi bậy của sản phẩm

-Bột ăn dặm Heinz gạo xay nhuyễn là thức ăn dặm khởi đầu cho trẻ từ khi bắt đầu có thể chuyển sang chế độ ăn dặm tối thiểu từ 4 tháng tuổi trở lên. 

-Sản phẩm bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, bồi bổ cơ thể, cung cấp tinh bột, năng lượng cho trẻ trong giai đoạn tăng trưởng, bổ sung chất xơ giúp trẻ dễ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

Bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bé

-Bột ăn dặm bổ sung một lượng lớn vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, giúp bé phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất.

-Bột ăn dặm Heinz không màu thực phẩm, không chất bảo quản giúp mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho bé sử dụng sản phẩm mỗi ngày.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Cho bột vào Cho bột vào sữa ấm theo tỉ lệ 4 muỗng sữa + 1 muỗng bột vào bát và khuấy đều.

-Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn.

Mẹ có thể tăng (hoặc giảm) lượng sử dụng cho phù hợp với nhu cầu của bé.

Hướng dẫn bảo quản sản phẩm

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, mẹ nên sử dụng mẫu sản phẩm trong vòng 6 tuần sau khi đã mở nắp hộp .

Cách Làm Món Ruốc Tôm Hùm Giàu Dưỡng Chất Cho Bé Ăn Dặm

Thử làm mới các món ăn của bé nhà bạn với ruốc tôm hùm thơm ngon, đậm đà và cực kỳ giàu dinh dưỡng.

Ruốc tôm hùm – Món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Món ruốc tôm hùm tơi, khô thêm vào các món cháo, cơm đều cực kỳ đưa vị

Ruốc tôm hùm là một trong những món ăn dặm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Mẹ có con nhỏ nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày cho con để đảm bảo cơ thể bé luôn đầy đủ chất.

Trong tôm hùm có chứa rất nhiều Canxi, Vitamin A và D hỗ trợ cho xương của bé phát triển tốt hơn, bé sẽ cao lớn và mạnh khoẻ hơn.

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có ngay thành phẩm tiện lợi, dùng được khá lâu, góp phần tăng thêm sự đa dạng trong thực đơn của bé.

Thịt tôm hùm ngọt tự nhiên, mềm, tơi dễ ăn, chắc chắn sẽ là món ăn hỗ trợ cho quá trình ăn dặm và tập nhai của bé tốt hơn, hiệu quả tối ưu.

Nguyên liệu cần có để làm ruốc tôm hùm

Để thực hiện làm món chà bông tôm hùm hay ruốc tôm hùm, bạn không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Nguyên liệu chỉ đơn giản bao gồm các món sau:

Các bước chế biến món ruốc tôm hùm

Món ruốc tôm hùm sau khi chế biến thành phẩm

Tôm hùm xanh, đầu tiên khi mua về, bạn đem bỏ ngăn đông tủ lạnh để dễ sơ chế hơn vì tôm sẽ bị ngất đi, không động đậy nữa. Sau đó, bạn đem tôm đi rửa sạch và bỏ vào nồi hấp cách thuỷ với một chút gừng cho thơm, khử mùi tanh hiệu quả.

Khi tôm vừa chín tới tầm 2 – 3 phút, bạn hãy tắt bếp và mang tôm ra, tránh để tôm ở trong nối và đập nắp lại. Điều này sẽ khiến tôm có mùi khai khó chịu.

Khi tôm hùm đã thật nguội, bạn tiến hành bóc vỏ tôm, loại bỏ phần đầu, chân và gân đen trên sống lưng tôm. Tiếp theo, bạn chia tôm thành nhiều phần nhỏ rồi cho vào cối giã hoặc xay nhuyễn.

Thớ thịt tôm hùm rất mềm và dễ giã, nên bạn sẽ không mất quá nhiều công sức hay thời gian thực hiện bước này.

Bạn tiếp tục cho thịt tôm đã giã ra rổ và chà xát để thịt tôm được tơi ra thành sợi và bông lên. Cuối cùng, cho tất cả vào chảo với lửa nhỏ liu riu và đảo liên tục.

Bạn có thể cho thêm một chút nước mắm, hạt nêm, đường, dầu ăn tuỳ thích để món ăn thêm đậm đà. Đảo đều tay cho đến khi thịt tôm hùm vàng đều, khô lại và không bị cháy xém thì tắt bếp.

Cách thưởng thức và bảo quản ruốc tôm hùm

Cháo ruốc tôm hùm thơm ngon cho bữa sáng đơn giản, giàu dinh dưỡng

Sau khi đã thành phẩm, bạn cho chà bông tôm hùm ra 1 cái dĩa và chờ cho chúng nguội hoàn toàn. Cuối cùng, trút chà bông vào hũ thuỷ tinh, đậy kín nắp rồi để nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản.

Ruốc tôm hùm dùng được trong khoảng 1 tuần, bạn tránh bảo quản chà bông trong tủ lạnh vì sẽ dễ bị khô và mất chất dinh dưỡng.

Hoặc, bạn cũng có thể thưởng thức bữa sáng với bánh mì kẹp ruốc tôm hùm khô. Chắc chắn, bữa sáng này vừa tiện lợi, nhanh chóng lại giàu chất dinh dưỡng cho bé.

Kết luận

Ngay bây giờ, bạn hãy lưu lại công thức này ngay và thực hiện chế biến cho con bạn bữa ăn đầy dinh dưỡng nào!

Giao hàng nhanh chóng

Đổi trả miễn phí nhanh chóng

Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng

Nguồn hải sản phong phú với hơn 300 loại.

Đăng bởi: Hiền Phùng

Từ khoá: Cách làm món ruốc tôm hùm giàu dưỡng chất cho bé ăn dặm

Mách Mẹ 5 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn miễn phí về sản phẩm và lộ trình học cho con.

Thực đơn trẻ 9 tháng cần những dưỡng chất gì? Tinh bột

Đây là thành phần dinh dưỡng đầu tiên và cần số lượng nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Vì thế khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé giai đoạn này ba mẹ cần chú ý bổ sung lượng tinh bột đầy đủ.

Tinh bột cần hàm lượng lớn nhất trong bữa ăn của trẻ để bổ sung năng lượng bên cạnh việc ba mẹ cần đảm bảo đủ 500ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Các món ăn giàu tinh bột bao gồm: Cơm nát, cháo, bột ăn dặm, cháo ăn dặm, khoai, ngô, …phù hợp với lứa tuổi của bé. 

Chất xơ

Khi cho bé ăn dặm cho bé 9 tháng thì nhất định không được bỏ qua thành phần các chất xơ có vai trò đặc biệt trong việc giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả giúp bé hạn chế nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy và giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Chất xơ cần có hàm lượng nhiều nhưng ít hơn tinh bột trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng. Những món ăn giàu chất xơ bao gồm rau xanh, các loại rau củ quả theo mùa như cà rốt, dưa leo, củ cải, súp lơ…cần có trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. 

Protein

Dưỡng chất cần thiết tiếp theo mà ba mẹ cần xây dựng cho bé trong thời gian 9 tháng tuổi chính là Protein. Đây là chất giúp bé có nguồn năng lượng nhiều nhất để hoạt động tốt.

Protin cần hàm lượng ít hơn tinh bột và chất xơ nhưng chỉ cần lượng vừa đủ vì hệ tiêu hóa của bé vẫn đang còn non nớt. Protein trong thực phẩm có cấu trúc phức tạp nên rất khó tiêu hóa. Không nên cho bé ăn nhiều cùng một lúc. Bên cạnh đó, cần đa dạng các món như: Thịt, cá, trứng, sữa…trong thực đơn hàng ngày.

Vitamin, khoáng chất 

Đây là chất cuối cùng với lượng cần rất ít cho trẻ 9 tháng nhưng đóng vai trò đặc biệt trong việc dẫn xuất các chất dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Mặc dù cần lượng ít nhưng nếu thiếu vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn dặm 9 tháng thì sẽ rất nguy hiểm.

Một số món ăn chứa vitamin và khoáng chất cần thiết bao gồm: Trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, các loại thực phẩm chức năng….bổ sung vi chất theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. 

5 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng  Thực đơn 1

Sáng: cháo trứng gà

Nguyên liệu chỉ cần gạo, trứng gà là mẹ có thể chế biến cháo trứng gà bổ dưỡng cho bé 9 tháng tuổi. Cách làm đơn giản chỉ cần mẹ nấu cháo chín nhừ rồi đánh lòng đỏ trứng gà vào cháo chín tới tắt bếp và cho ra bát cho bé ăn. 

Trưa: bông cải xanh cà rốt

Trong chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần có thêm món bông cải xanh cà rốt với các nguyên liệu sẵn có là bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ và cà rốt. Chỉ cần luộc hoặc hấp bông cải xanh và cà rốt chín mềm và cho bé ăn. Ba mẹ nên cắt dài vừa tay để con có thể cầm nắm dễ dàng.

Chiều: cháo cá hồi

Cuối cùng món cháo cá hồi đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là món mang đến cho bé nhiều dưỡng chất cho não. Chỉ cần chuẩn bị cháo nấu nhừ rồi cho thịt cá hồi vào là được. Chú ý mẹ nên lấy xương cá hồi ninh ra nước dùng để nấu cháo.

Thực đơn 2

Đây là những món ăn nằm trong thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng vừa đủ chất lại thơm ngon và hấp dẫn mà ba mẹ nên chuẩn bị cho bé thưởng thức.

Sáng: cháo gà bí đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Thịt gà, bí đỏ, cháo. Ba mẹ chỉ cần chuẩn bị nồi cháo ninh nhừ chín sau đó luộc đỏ chín rồi nghiền nhuyễn cho vào cháo. Cuối cùng thịt gà xay nhuyễn xào chín mềm rồi cho vào nồi cháo là được. 

Trưa: phô mai

Ba mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm của bé 9 tháng vào buổi trưa với món phô mai. Chỉ cần lấy phô mai ra khỏi tủ lạnh rồi hấp lên cho bé ăn là được. 

Chiều: cháo gà yến mạch

Cuối cùng buổi chiều mẹ chuẩn bị cho bé món cháo gà yến mạch. Đây là món ăn dặm trẻ 9 tháng bổ dưỡng thơm ngon cung cấp cho bé lượng chất xơ tinh bột và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể. 

Thực đơn 3

Món ăn dặm trẻ 9 tháng tuổi tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu chính là món cháo tôm vào buổi sáng, trưa với bơ và chiều với cháo rau mồng tơi thơm ngon và giàu chất xơ, vitamin. Cụ thể như sau:

Sáng: cháo tôm

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng không thể thiếu được món cháo tôm. Nguyên liệu bao gồm tôm tươi, gạo để nấu cháo. Chỉ cần mẹ nấu cháo chín cho bé sau đó làm sạch tôm, bỏ vỏ rồi lấy thịt băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn rồi cho vào cháo nấu chín là được. 

Trưa: bơ

Món ăn tiếp theo trong thực đơn cho bé 9 tháng chính là món bơ và buổi trưa. Chỉ cần lấy thịt bơ, bỏ vỏ rồi nghiền nhuyễn với sữa công thức và sữa mẹ rồi cho bé ăn trực tiếp.

Chiều: cháo rau mồng tơi

Món ăn cuối cùng mà ba mẹ cần biết khi cho con thực hiện ăn dặm 9 tháng là món cháo mồng tơi. Chỉ cần nấu cháo sau đó cho rau mồng tơi đã băm nhuyễn vào rồi nấu sôi lại là được. 

Thực đơn 4

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng bao gồm cháo gan gà, bông cải xanh và súp gà.

Sáng: cháo gan gà

Món đầu tiên vào buổi sáng mà ba mẹ cần chuẩn bị bao gồm cháo và gan gà. Cháo nấu nhừ rồi băm nhỏ gan bà và cho vào nấu chung la được. Cho ra bát đợi nguội và cho bé ăn.

Trưa: bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau rất thơm ngon và bổ dưỡng mà các bé 9 tháng nên ăn thử. Chỉ cần mẹ hấp hoặc luộc bông cải xanh và cho bé cầm ăn trực tiếp. 

Chiều: súp gà

Cuối cùng món súp gà cho bữa chiều ăn dặm. Mẹ chuẩn bị nước luộc gà rồi nấu thành súp sau đó băm nhỏ thịt gà xào chín rồi cho vào nước súp và cho bé ăn. 

Thực đơn 5

Sáng: cháo cá hồi

Cháo cá hồi bao gồm các dưỡng chất giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn. Chỉ cần chuẩn bị cháo rồi cho thêm cá hồi và nấu chín lại. 

Trưa: đu đủ

Cho bé ăn đu đủ chín tới để cung cấp lượng vitamin cho bé 9 tháng tuổi. Cho bé ăn trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn và đút cho bé ăn bằng thìa. 

Chiều: cháo cá hồi cà rốt 

Cuối cùng là thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi bao gồm cháo cá hồi cà rốt. Cháo cá hồi rồi băm nhuyễn cà rốt và cho vào cháo. Múc ra bát và chờ nguội để cho bé ăn. 

Lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho bé

Chế biến dạng mềm dễ tiêu hoá

Dù mẹ áp dụng trẻ 9 tháng ăn dặm như thế nào hoặc theo phương pháp nào thì tốt nhất ba mẹ nên chế biến dạng mềm cho bé dễ tiêu hóa. Việc này không chỉ giúp bé tiêu hóa khỏe mà còn tạo điều kiện để các dưỡng chất cần thiết dễ hấp thu hơn.

Bé 9 tháng đang làm quen với thực phẩm nên chỉ cần cho bé ăn lượng ít, chế biến mềm vừa phải để bé vẫn cầm nắm được sạch sẽ. Ba mẹ nên hấp để bảo đảm chất dinh dưỡng không bị hao hụt mất khi chế biến quá lâu. 

Đảm bảo đủ chất

Việc tiếp theo mà ba mẹ cần biết chính là cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn và thực đơn hàng ngày. Theo đó, mẹ cần lưu ý bé 9 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ thì vẫn đủ 4 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ bao gồm có tinh bột, protein, chất xơ và vitamin, khoáng chất cần thiết.

Với hàm lượng vừa đủ để đảm bảo bé có đủ chất để phát triển thể chất lẫn các kỹ năng cần thiết cho giai đoạn 9 tháng tuổi bao gồm trườn, bò, đứng và chuẩn bị tập đi. 

Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm 

Bé cần có chế độ ăn dặm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn như vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần theo mùa đảm bảo tươi ngon và đủ chất. Trước khi chế biến các món ăn dặm cho bé 9 tháng cần đảm bảo vệ sinh tay thật sạch.

Ngoài ra, các vật dụng chế biến và các đồ dùng ăn dặm của bé, ghế bàn và yếm ăn dặm phải đảm bảo vệ sinh. 

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nấu ăn dặm 

Cuối cùng ba mẹ cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nấu đồ ăn dặm cho con bao gồm: Rây, máy xay, nồi nấu chậm, dụng cụ chế biến đồ ăn dặm chỉ huy, bát đĩa..dành cho bé. 

Feeding Your 9-Month-Old: Food Ideas and a Sample Meal Plan – truy cập ngày 30/6/2023

What to feed your baby – truy cập ngày 30/6/2023

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé 4 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!