Bạn đang xem bài viết Các Lễ Hội Đáng Nhớ Nhất Tại Pháp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du lịch Pháp tham gia lễ hội rượu vang
Bên cạnh hình ảnh thủ đô Paris tráng lệ và những cô gái xinh đẹp thì Pháp được biết đến là đất nước có rượu vang ngon hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, các tour du lịch Pháp vào mùa lễ hội rượu vang thường rất đông. Lễ hội rượu vang Pháp được tổ chức ở thành phố Bordeaux khoảng 2 năm 1 lần. Đây là một sự kiện văn hóa lớn và là một cơ hội để quảng bá rượu vang – quốc phẩm vốn được lưu hành trên khắp thế giới của Pháp. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và khách du lịch quốc tế.
Nằm trong khuôn khổ của lễ hội rượu vang là cuộc thi bắn pháo hoa rực rỡ được trình diễn vào tất cả các buổi tối diễn ra lễ hội khiến khách du lịch Pháp vô cùng thích thú.
Tưng bừng lễ hội rượu vang ở Pháp
Lễ hội Carnival
Lễ hội Carnival thường được tổ chức trong các xã hội Công giáo La Mã. Còn những khu vực theo đạo Tin Lành thường không có lễ hội này. Những người theo đạo Thiên chúa phải ăn chay trong dịp Lễ Lent, còn gọi là “Lễ hội ăn chay”, diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Bởi vậy trước khi bước vào kỳ ăn chay của lễ hội Lent người dân thường tổ chức lễ hội Carnival rất to và nhộn nhịp.
Lễ hội ánh sáng
Nếu quan tâm đến Pháp, chắc chắn bạn đã ít nhiều nghe đến cái tên “kinh đô ánh sáng”, lễ hội ánh sáng chính là một trong số những nguyên nhân dẫn đến cái tên này. Lễ hội ánh sáng là lễ hội lớn nhất ở Lyon, đây là một lễ hội truyền thống lớn được dân địa phương hưởng ứng. Lễ hội này được tổ chức mỗi năm một lần thu hút hàng triệu tour du lich Phap và lượt khách du lịch về đây chiêm ngưỡng cảnh sắc đẹp tuyệt “có một không hai”.
Khách du lịch đắm mình trong lễ hội ánh sáng
Lễ hội ánh sáng truyền thống (La Fête des Lumières) được tổ chức hàng năm trong vòng 4 ngày, với ngày lễ chính là ngày 8-12 tại thành phố Lyon, Pháp. Lễ hội được tổ chức còn để mừng lễ tước hiệu Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội – Vị thánh bảo hộ của người dân nơi đây.
Du lịch Pháp – Lễ hội Chanh
Lễ hội Chanh hay còn gọi là lễ hội Cam diễn ra vào giữa tháng hai hằng năm ở Menton miền Nam nước Pháp. Trong lễ hội các tác phẩm được làm từ những trái cam, chanh được trưng bày nhằm thu hút các tour Phap từ mọi nơi đổ về thăm quan, thưởng ngoạn.
Lễ hội Chanh thu hút hàng ngàn người tham gia
Đã 80 năm trôi qua, lễ hội không những không bị mai một đi mà vẫn được tổ chức đều đặn, trở thành một nét đẹp văn hóa ấn tượng trong lòng các vị khách du lich Phap.
Lễ hội Rome
Nimes là một thành phố cổ có nền văn hóa, lịch sử phong phú và đặc thù. Là một thành phố có những công trình kiến trúc đậm phong cách La Mã nên Nîmes còn được mệnh danh là Rome của nước Pháp. Vì vậy, lễ hội Nimes còn được biết đến với cái tên lễ hội Rome. Lễ hội Rome được diễn ra từ ngày 27/5 – 1/6 hàng năm, bắt đầu từ năm 1952 và được tổ chức đều đặn mỗi năm một lần.
Lễ hội bao gồm các màn biểu diễn đường phố như màn biểu diễn đi cà kheo, chơi nhạc, những điệu múa dân gian của các cô gái Pháp. Đây cũng là thời điểm các cửa hàng đẩy mạnh việc phục vụ trong mùa lễ hội và bày bán những đồ lưu niệm nho nhỏ cho khách du lịch Pháp.
Trải nghiệm hóa trang thành heo trong lễ hội Lợn
Du lịch Pháp thích thú với lễ hội lợn
La Pourcailhade hay lễ hội Lợn là một trong những lễ hội sôi động nhất ở Pháp. Diễn ra vào ngày 11/8 hàng năm tại chợ cũ, Trie Sur Baise, nước Pháp. Thời gian này, mọi thứ đều xoay quanh “lợn” – đúng như cái tên của nó. Trong lễ hội, hình ảnh chú lợn sẽ được nhận thấy ở mọi ngõ ngách. Có hai hoạt động thu hút nhiều người dân tham gia là hóa trang thành lợn và cuộc đua của những chú lợn. Khách đi tour Pháp tham gia lễ hội này sẽ được tận mắt nhìn thấy những chú lợn vốn được người dân Trie Sur Baise nuôi, nay trổ tài thi chạy.
Đăng bởi: Nguyễn Nghĩa
Từ khoá: Các lễ hội đáng nhớ nhất tại Pháp
Lễ Hội Bạch Đằng – Lễ Hội Tưởng Nhớ Và Tri Ân Những Anh Hùng Dân Tộc
1. Nguồn gốc của lễ hội Bạch Đằng
Lễ hội Bạch Đằng hay còn được người dân địa phương gọi với cái tên là lễ hội Giỗ Trận. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống hàng năm được tổ chức để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn của người dân Quảng Yên nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung với những anh hùng dân tộc.
Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức định kỳ hàng năm
Tại con sông Bạch Đằng lịch sử đã ghi nhận ba trận chiến hào hùng của nhân dân ta, chiến thắng trước quân xâm lược phương Bắc. Nơi đây là dấu son chói lói trong hơn 4000 năm lịch sử dân tộc, là nơi ghi dấu ấn của những người anh hùng đã ngã xuống để giữ yên bờ cõi nước Nam. Vì vậy dù đã trải qua hàng chục thế kỷ, người dân Quảng Yên hàng năm vẫn tổ chức lễ hội thay cho sự biết ơn gửi đến các thế hệ cha ông.
Màn trống khai hội truyền thống Bạch Đằng
2. Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Bạch ĐằngLễ hội Bạch Đằng được tổ chức định kỳ vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch hàng năm, cũng có năm lễ hội kéo dài hơn, tới bốn ngày đêm. Không gian lễ hội được tổ chức tại quần thể khu di tích lịch sử – nơi ghi dấu ấn chiến thắng Bạch Đằng. Các địa điểm chính diễn ra các hoạt động lễ hội bao gồm đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Trung Bản, đình Điền Công, đền Trung Cốc và trung tâm lễ hội tại đình Yên Giang.
Đoàn rước với những nhân vật mô phỏng các vị tướng tài đã chiến thắng trên sông Bạch Đằng
3. Ý nghĩa lễ hội Bạch ĐằngMọi hoạt động của lễ hội Bạch Đằng đều gắn liền với Bạch Đằng giang – con sông huyền thoại đã ghi nhận những chiến thắng vang đội của dân tộc ta. Theo các thư tịch cổ để lại, sông Bạch Đằng có vị trí cửa ngõ của miền Bắc, được bao quanh bởi hệ thống núi non hiểm trở và rất nhiều hang động cùng rừng rậm, vì vậy địa thế đặc biệt này vô cùng thuận lợi cho để quân ta bố trí phòng thủ. Đó cũng là lý do sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử với 3 chiến thắng vĩ đại trong chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta:
Lễ rước kiệu rồng
Năm 938, Ngô Quyền – vị vua đầu tiên của nhà Ngô đã chỉ huy quân dân ta dẹp tan quân xâm lược Nam Hán để kết thúc hơn 1000 năm bị Bắc thuộc đô hộ, khẳng định quyền độc lập của dân tộc.
Lần thứ hai là vào năm 981, dưới sự chỉ huy của Tướng quân Lê Hoàn, một lần nữa quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược nhà Tống để bảo vệ vững chắc bờ cõi nước ta.
Lần thứ ba, vào năm 1288, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã với tài chiến lược của mình, đã cùng với hai vua nhà Trần và quân dân ta tiêu diệt, bắt sống toàn bộ thủy binh hùng mạnh của quân xâm lược Nguyên Mông. Ô Mã Nhi cầm đầu quân Nguyên Mông đã bành trướng lãnh thổ khắp các quốc gia châu Á lúc bấy giờ nhưng lại phải vội vã rút lui sau đại bại trên sông Bạch Đằng, còn bị quân dân ta đón đầu bắt sống.
Những vị anh hùng dân tộc được thờ cúng tại khuôn viên di tích Bạch Đằng
4. Nét nhân văn và giá trị độc đáo của lễ hộiKhi nói đến lịch sử nước nhà, chúng ta có vô số niềm tự hào, trong đó những chiến thắng trên sông Bạch Đằng luôn còn mãi, khiến những thế hệ con cháu rồng tiên được tự hào vì một nước nhỏ như Việt Nam, nhưng với tinh thần đoàn kết dân tộc đã luôn chiến thắng và đánh lui những cuộc xâm lược của các đế quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ, giữ vững chủ quyền dân tộc.
Người dân tổ chức cúng bái hai bên đường khi đoàn rước đi qua
5. Những hoạt động của lễ hội Bạch Đằng Lễ giỗ Mẫu, lễ rước tượngLễ giỗ Mẫu – cầu siêu cho các vong linh quân sĩ đã tử trận trong các cuộc chiến được diễn ra tại miếu Vua Bà (chỉ bà hàng nước đã có công giúp quân ta đánh giặc).
Cùng với đó là hoạt động được nhiều người thích thú và mong chờ là lễ rước tượng giữa từ đền Trần Hưng Đạo đến đình Yên Giang và ngược lại. Vào ngày mùng 7 Âm lịch, tượng Đức thánh Trần sẽ được đặt lên ngai cùng sắc phong với tượng Đệ nhất, Đệ nhị Vương cô (là hai người con gái của ông) để rước từ đền về đình tổ chức tế lễ, với mong cầu của người dân nhận được sự che chở, bảo hộ của thành hoàng làng, có được sức khỏe, may mắn. Đến ngày mùng 8 thì tượng sẽ được rước trở lại về đền để thờ phụng.
Đoàn rước tiến về trung tâm thị xã Quảng Yên
Tục lệ để trẻ em chui qua kiệu rước thành hoàngĐiều khá thú vị là người dân Quảng Yên có tục lệ lâu đời là để trẻ em chui qua kiệu rước thành hoàng, với ước muốn được phù hộ mạnh khỏe, học hành giỏi giang và đỗ đạt cao. Đoàn rước đi đến đâu thì người dân sẽ tụ tập và nhập hội đến đó, nhà nhà đều ra để thắp hương, thành kính vái vọng Đức ông.
Người dân bế các đứa trẻ chui qua kiệu để cầu mong may mắn và hay ăn chóng lớn
Tái hiện những trận chiến lịch sửNgoài các hoạt động cúng bái, lễ hội Bạch Đằng còn tập trung tái hiện những trận chiến lịch sử thông qua các trò diễn dân gian. Đây là cơ hội để du khách cùng tham gia và đắm mình trong không khí lễ hội tưng bừng. Các trò chơi được yêu thích như bơi thuyền chải, vật truyền thống, kéo co, cờ người, đánh đu, chọi gà…
Giữa dòng sông Bạch Đằng êm ả, những người dân tay thoăn thoắt mái chèo, tiếng hò reo vang vọng cả một góc trời như không khí sử thi hào hùng của những chiến thắng năm xưa.
Lễ hội tái hiện lại những chiến thắng vang dội của nhân dân ta trên sông Bạch Đằng
Biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ hội
Đăng bởi: Hường Nguyễn Thị
Từ khoá: Lễ hội Bạch Đằng – Lễ hội tưởng nhớ và tri ân những anh hùng dân tộc
Tháng Tám, Về Kiên Giang Nhớ Ghé Lễ Hội Đình Ông Nguyễn
Lễ hội đình ông Nguyễn là cách gọi dân gian của lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào 26, 27 và 28/8 ÂL hằng năm tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838-1868), nguyên quán gốc ở trấn Bình Định (ngày nay là tỉnh Bình Định), tên lúc nhỏ của ông là Chơn sau đổi thành Nguyễn Văn Lịch và cuối cùng là Nguyễn Trung Trực, là thủ lĩnh phong trào chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ.
Vào khoảng sáng ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến Espérance (Hy Vọng). Quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Ma Ní tức lính đánh thuê Philippines). Vào 4 giờ sáng ngày 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành, Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang) do Trung úy Sauterne chỉ huy. Nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền. George Diirrwell gọi đây là một “sự kiện bi thảm”. Hai chiến công lớn trên của ông đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt đề hai câu thơ ca ngợi:
“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang xuất quỷ thần”
Ngày 21/6/1868, Pháp đem quân từ Vĩnh Long đến phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài. Khi ông quy hàng giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:”Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc”. Nhưng nhiều người cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và bị đưa về giam ở Sài Gòn. Sau khi bị Pháp bắt tại Phú Quốc, ngày 27/10/1868 (nhằm ngày 12/09 năm Mậu Thìn), bọn Pháp đưa ông về lại Rạch Giá và sai một người Khmer tên Tưa (người dân thường gọi là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng dương khoảng 30 tuổi. Để ghi nhớ công ơn của Nguyễn Trung Trực, nhân dân Kiên Giang đã lập đền thờ ông, hằng năm vào ba ngày 26, 27, 28/8 âm lịch người dân từ tứ xứ quy tụ lại tổ chức lễ giỗ cho ông. Hiện nay ở thành phố Rạch Giá cũng có một trường THPT lâu đời mang tên ông.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (ảnh: internet)
Đình thần Nguyễn Trung Trực tọa lạc ở phía Tây trung tâm TP. Rạch Giá, là ngôi đình thờ ông sớm nhất và lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ ông trong tỉnh Kiên Giang. Mộ Nguyễn Trung Trực nằm trong khuôn viên, từ cổng nhìn vào ở bên trái đình. Ngôi mộ bằng xi măng phía sau là một tấm bia cao 2 m trên khắc chữ: Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838 – 1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên xây mộ là ngày 18 tháng 10 năm 1986.
Đình thần Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá, Kiên Giang) (ảnh: facebook Kiên Giang News)
Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức với nhiều hoạt động. Nhiều năm trở lại đây tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh quy mô cho lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
(ảnh: internet)
Cầu đi bộ bắt qua sông Kiên vừa đi vào hoạt động nhằm phục vụ du khách dịp lễ hội (ảnh: facebook Kiên Giang News)
(ảnh: facebook)
Cảnh người dân đi dự lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (ảnh: facebook Kiên Giang News)
(ảnh: facebook)
Người dân đang chuẩn bị những bữa cơm từ thiện cho du khách dự lễ hội (ảnh: facebook)
Trại cơm từ thiện phục vụ người dân. Từ lâu “ăn cơm đình” đã trở thành một thói quen, một nét văn hóa đặc trưng mà người dân nào cũng phải thử qua mỗi dịp đến hẹn. Những bữa cơm chay đạm bạc nhưng ấm áp tình người (ảnh: facebook)
“Dù ai buôn bán xa gần
Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về”
Đến hẹn lại lên, không ai bảo ai, khách hành hương tứ xứ kéo nhau về cùng dâng hương lên tỏ lòng thành kính với cụ Nguyễn và cầu xin những điều may mắn tốt lành.
Du khách từ nhiều nơi hội về dâng hương lên cụ Nguyễn (ảnh: internet)
(ảnh: facebook)
Người dân từ khắp các tỉnh cùng nhau kéo về Kiên Giang nhân dịp lễ cụ Nguyễn (ảnh: internet)
Bên cạnh hoạt động dâng hương còn có các hoạt động vui chơi giải trí khác như ca múa nhạc, buôn bán, trao đổi hàng hóa.
Hội chợ trong khuôn khổ lễ hội gồm các mặt hàng phong phú với giá cả phải chăng. Sau khi lễ hội kết thúc, hội chợ vẫn kéo dài cho đến vài tuần sau (ảnh: internet)
Hai câu thơ danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt ngợi ca cụ Nguyễn được trang trí trên đường phố (ảnh: facebook Kiên Giang News)
Đăng bởi: Nguyễn Lê Tường Vy
Từ khoá: Tháng tám, về Kiên Giang nhớ ghé lễ hội đình ông Nguyễn
Top 5 Lễ Hội Đặc Sắc Nhất Tại Thái Lan
1/ Giới thiệu đôi nét về Thái Lan
2/ Lễ hội té nước Songkran
3/ Lễ hội hoa đăng Loy Krathong
4/ Lễ hội Phật giáo Khao Phansa
5/ Lễ hội ăn chay “rùng rợn“
6/ Buffet cho khỉ
Tổng kết
1/ Giới thiệu đôi nét về Thái LanThái Lan là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Nơi đây được mệnh danh là “đất nước chùa vàng”, “thiên đường du lịch”… Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại đặt cho đất nước này những cái tên hoa mỹ ấy. Đích thực nơi đây rất thích hợp du lịch và tham quan để tìm hiểu.
Đất nước Thái Lan vô cùng nổi tiếng với các lễ hội
Với nền văn minh phát triển từ rất sớm. Cho đến nay, Thái Lan vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa cổ xưa. Song song với việc phát triển những công trình hiện đại, nơi đây vẫn duy trì rất nhiều chùa chiền. Chính vì điều này, các lễ hội tại Thái Lan vô cùng đa dạng và đặc sắc.
2/ Lễ hội té nước SongkranLễ hội Songkran diễn ra vào ngày 13 đến 15/4 hằng năm. Đây là thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới. Ngoài việc sửa sang nhà cửa, mua sắm áo quần, hằng năm người dân Thái Lan vẫn chú trọng việc tham gia lễ hội này.
Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian dịch chuyển, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”. Trong lễ hội này, mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành.
Lễ hội té nước được người dân Thái Lan tham gia đông đảo
Đầu tiên, người ta lên chùa dự lễ tắm Phật. Họ mang trái cây và các món ăn chay cúng dường cho các vị sư, phóng sinh. Sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi cuối cùng sẽ đến phần vừa là lễ, nhưng cũng vừa là hội của Songkran.
Phần hội này vô cùng nhộn nhịp và được đông đảo người tham gia. Lễ hội bao gồm hoạt động té nước khá độc đáo. Với sự xuất hiện của các cô gái mặc đồ truyền thống, thu hút sự hiếu kỳ của đông đảo du khách. Người dân Thái Lan quan niệm té nước giúp xua đuổi điều đen đủi, mong phát tài trong năm mới. Do đó hầu hết người dân đều tham gia hoạt động này.
3/ Lễ hội hoa đăng Loy KrathongLễ hội Loy Krathong ở Thái Lan là một lễ hội có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, khi người dân Thái cảm tạ 3 vị thần đã ban họ những điều tốt đẹp. Đó là thần Brahma, Vishnu và Shiva. Gần 150 năm trước, Vua Rama IV đã công nhận lễ hội này. Ông coi nó như một nghi thức để tôn vinh Đức Phật. Kể từ đó, lễ hội này được tổ chức trên khắp Thái Lan như một lễ thả đèn hoa đăng.
Lễ hội hoa đăng Loy Krathong – lễ hội lung linh nhất thế giới
Đây là một trong những hoạt động lớn của năm tại Thái Lan. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng 12 theo lịch người dân bản địa. Đây là dịp người dân tỏ lòng thành kính về sự biết ơn đến nữ thần nước. Nhờ phúc nữ thần người dân nơi đây có nguồn nước dồi dào để sinh hoạt và sản xuất.
Từ “Loy” trong tiếng Thái có nghĩa là “nổi”. “Krathong” có nghĩa là “một thùng chứa nhỏ” được làm từ thân cây chuối có chứa hương, nến và hoa. Trong lễ hội hoa đăng Loy Krathong này, Krathong nổi tượng trưng cho một người sẵn sàng buông bỏ hận thù và giận dữ.
Ngoài ra, hoạt động thả đèn hoa còn mang ý nghĩa xua đi những điều tồi tệ, mong ước bình an, tốt lành cho người dân. Hoạt động này được tổ chức lớn nhất tại 4 địa điểm Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok. Đây được xem là màn thả hoa đăng lung linh nhất thế giới. Dưới làn nước mênh mông, những ánh đèn lung linh huyền bí vô cùng xinh đẹp.
4/ Lễ hội Phật giáo Khao PhansaMỗi năm đúng vào ngày thứ nhất của Tết, người dân Thái Lan sửa soạn đẹp đẽ nhất. Họ cùng gia đình, họ hàng và bạn bè đến các chùa địa phương xin lộc đầu năm. Sau khi tham gia phần nghi lễ trang trọng bên trong chùa. Hầu hết người Thái đều hoạt động lau chùi tượng Phật. Đây là cách họ thể hiện lòng thành kính đến đức Phật.
Lễ hội Phật giáo Khao Phansa diễn ra vào ngày đầu năm
Ngày thứ hai được gọi là Wan Nao cũng giống như giao thừa tại nhiều nước Đông Á khác. Vào ngày này người dân cấm kỵ nói xấu, làm điều xấu. Ngoài ra, lễ Khao Phansa còn được tổ chức vào tháng vào tháng 7 để tuyên bố sự an cư của Phật tử. Đây cùng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin. Đó là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư. Họ muốn thể hiện sự biết ơn và tấm lòng thành kính với Phật giáo.
Tết truyền thống của người Thái nhằm ngày 13 tháng 4 theo lịch của người Khmer xưa. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành. Họ muốn làm việc này để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ. Đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái. Nền văn hóa Thái Lan chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo. Do đó đối với họ lễ hội này có ý nghĩa vô cùng to lớn.
5/ Lễ hội ăn chay “rùng rợn“Lễ hội ăn chay diễn ra vào ngày 10 tháng 10 hằng năm. Hoạt động được tổ chức thường niên với quy mô lớn. Lễ hội có xuất phát điểm từ người dân nhập cư vào thế kỷ XIX. Lễ hội ăn chay được xem một cuộc diễu hành khổ hạnh. Đây là nơi những người tham gia thể hiện lòng tin với các vị thần. Thể hiện sức mạnh các vị thần ban cho họ chống lại bệnh tật và xua đuổi tà ma trong cơ thể.
Những tín đồ khỏe mạnh sử dụng vật dụng sắc nhọn để xuyên qua miệng, mặt, cơ thể.
Những tín đồ khỏe mạnh sẽ nhịn ăn và sử dụng vật dụng sắc nhọn để xuyên qua miệng, mặt, cơ thể. Buổi sáng, người dân tụ tập trên đường, đốt pháo và đánh trống diễu hành, mở màn lễ hội. Hàng năm, lễ hội ăn chay ở Phuket, Thái Lan thu hút hàng trăm khách du lịch tham gia bởi sự tò mò, hiếu kỳ về các hoạt động rùng rợn, độc đáo.
Trong thời gian tham gia, Phật tử phải tham gia chế độ ăn chay nghiêm ngặt, mặc đồ trắng và thực hiện một vài quy định khác. Điều này đảm bảo quy tắc thanh lọc thân tâm và tạo phước.
6/ Buffet cho khỉHàng năm, vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11 tại tỉnh Lopburi diễn ra đại tiệc cho lũ khỉ. Ước tính có khoảng 4 tấn hoa quả các loại được sử dụng trong bữa tiệc này. Gồm có chuối, táo, nho, na… Nhiều loại đồ uống khác nhau như nước hoa quả, coca, sữa, nước khoáng…
Vào dịp này, hàng trăm chú khỉ bao vây khu vực được bố trí sẵn. Chúng được thỏa thích lựa chọn trái cây và những món ăn dân làng chuẩn bị. Lễ hội bày tỏ lòng yêu quý của người dân Thái Lan cho bầy khỉ.
Lễ hội dành cho bầy khỉ
Người dân Thái Lan quan niệm khỉ là người lính bảo vệ cho thần Narai của đạo Hindu. Do đó họ luôn yêu thương loài vật này. Không ai được phép gây tổn hại đến chúng. Du khách tham quan nơi đây sẽ có những khoảng thời gian hết sức thú vị.
Tổng kếtĐất nước Thái Lan với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn cũng như các lễ hội độc đáo. Quả thật khiến người ta tò mò và mong muốn khám phá. Còn chần chờ gì nữa, hãy mau lập kế hoạch cho chuyến đi Thái Lan ngay hôm nay thôi. chúng tôi hy vọng thông tin này hữu ích với bạn.
Đăng bởi: Thạch Triệu
Từ khoá: Top 5 lễ hội đặc sắc nhất tại Thái Lan
Lễ Hội Hấp Dẫn Nhất Mùa Thu Tại Bắc Kạn
“Sắc thu Hồ Ba Bể” là lễ hội lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn vào tháng 11. Lễ hội sẽ mang đến cho du khách đi Tour Hồ Ba Bể các trải nghiệm văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số và cảnh đẹp núi rừng hùng vĩ nơi đây.
Dù đã nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ trên internet từ trước chuyến đi nhưng anh Ánh du khách đến từ chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ bởi cảnh sắc mùa thu Hồ Ba Bể khi lần đầu đến nơi đây. Trong thời tiết mùa thu mát lành của núi rừng Đông Bắc, anh Ánh cùng gia đình đã có những trải nghiệm thú vị như chèo thuyền kayak, lên động Puông ngắm các vách đá dựng đứng dọc sông Năng hay chụp ảnh dưới gốc cổ thụ nghìn năm tuổi. Buổi tối, du khách được thưởng thức các món ăn đặc sản như cơm lam, cá nướng; tham dự múa bát, nhẩy sạp cùng đội văn nghệ xã Nam Cường…
Mùa thu tại Hồ Ba Bể với nắng vàng nhẹ, không khí mát mẻ rất trong lành; cảnh sắc bất chợt tươi sáng có màu xanh của trời, của nước. Lễ hội “Sắc thu hồ Ba Bể” được diễn ra đúng mùa đẹp nhất trong năm nhằm đưa hình ảnh hồ Ba Bể tới du khách trong và ngoài nước với vẻ đẹp hồ Ba Bể đẹp nhất trong một năm; cũng là dịp giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng. Ngoài các chương trình tham quan, nghỉ dưỡng, du khách đi tour hồ Ba Bể có thể thưởng thức ẩm thực, nghe hát then, đàn tính, chèo thuyền hay đi bộ thăm quan rừng quốc gia Ba Bể…
Giám đốc Ban Quản lý Du lịch Hồ Ba Bể Hoàng Ngọc Thấm cho biết các lĩnh vực du lịch địa phương đã sẵn sàng cung cấp nhiều hoạt động trải nghiệm độc đáo như thăm quan, check-in tại các cánh đồng lúa ở các thôn như Nà Mặn, Nà Hai (xã Quảng Khê); đạp xe, săn mây và chơi dù lượn trên đỉnh Đồn Đèn, thăm rừng trúc, thác nước; thưởng thức món cá tầm tươi ngon hay tham gia giã bánh dày, tậu sắm sản phẩm OCOP… Tại thôn Pù Lầu, Phiêng Phàng (xã Yến Dương).
“Bên cạnh chủ đạo là tham quan tour và các tuyến điểm trong Vườn Quốc Gia Ba Bể, trong dịp này du khách sẽ sở hữu hai trải nghiệm mới đó là: thăm gia trải nghiệm văn hóa đồng bào dân tộc Dao ở thôn Pù Lầu, Phiêng Phàng tại xã Yên Dương. Thứ hai du khách được trải nghiệm đi bè mảng dọc trên dòng sông Chợ Lèng, 1 trong 3 dòng sông cung cấp nước cho hồ Ba Bể. Những sản phẩm mới này sẽ được bà con dân tộc thực hiện xuyên suốt và sẽ là các sản phẩm mới trong phát triển du lịch của địa phương”.
Dù hệ thống buồng phòng, cơ sở vật chất tại hồ Ba Bể vẫn còn những hạn chế nhất định do đây là vùng xâu vùng xa và là khu vực rừng quốc gia. Nhưng chính quyền địa phương cũng như các tổ chức và người dân đã hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón du khách tới trong dịp lễ hội này 1 cách an toàn, kỹ càng mang trải nghiệm thú vị dành cho du khách.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Lưu Quốc Trung nói: Chúng tôi đã nghiên cứu và sẽ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để tổ chức sự kiện này thường niên. Năm 2023 Ba Bể sẽ tổ chức nhiều sự kiện hơn ở tầm cấp huyện, cấp xã và báo cáo tỉnh tổ chức những sự kiện của tỉnh tại hồ Ba Bể, để phát triển được thế mạnh du lịch hồ Ba Bể và giới thiệu, quảng bá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của khu du lịch quốc gia hồ Ba Bể.
Sắc Thu Ba Bể khoác lên mình tấm áo mùa thu với nhiều sắc màu như: màu xanh ngọc của nước, màu xanh biếc của trời; màu vàng của các vạt lúa chín, của nắng và lấm chấm sắc đỏ của những rừng cây thay lá… các gam màu đấy hòa quyện tạo nên 1 thoáng tiên giới mùa thu nơi biển hồ giữa núi rừng Việt Bắc đã làm cho bao du khách đi tour Hồ Ba Bể bất ngờ.
Hồ Ba Bể ở đâu?Hồ Ba Bể – là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới (xếp hạng bởi UNESCO) – là địa danh nổi tiếng thu hút hàng vạn lượt du khách tham quan mỗi năm. Hồ Ba Bể Cách Hà Nội khoảng 230km về hướng bắc, hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hồ được hình thành trong một cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á vào khoảng 200 triệu năm về trước. Người dân Bắc Kạn gọi Hồ Ba Bể là trái tim xanh của của Vườn quốc gia Ba Bể bởi vai trò điều tiết nguồn nước cho những khu vực xung quanh.
Nằm ở độ cao khoảng 150m so với mực nước biển, Hồ Ba Bể có độ sâu vào khoảng 20m, có nơi sâu nhất là 35m với khoảng 9 triệu m3 nước và được bao quanh bởi những dãy núi đá hùng vĩ và bạt ngàn những cánh rừng nhiệt đới. Cấu tạo ảnh hưởng từ cơ chế địa chất và thủy văn đã khiến cho hồ trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết, nhưng độc đáo nhất phải kể đến là hồ chưa bao giờ cạn nước.
Đăng bởi: Hoàng Tuyến
Từ khoá: Sắc Thu Ba Bể – Lễ Hội Hấp Dẫn Nhất Mùa Thu Tại Bắc Kạn
Top 10 Lễ Hội Nổi Tiếng Nhất Tại Bình Định
Du lịch Quy Nhơn bạn không những được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn được tìm hiểu nét đẹp văn hóa qua nhiều lễ hội rất đặc sắc.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn Bình ĐịnhĐây là lễ hội được tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân từ ngày mùng 4 – 5 âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung thuộc thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn mang nhiều ý nghĩa, không chỉ để tưởng nhớ đến công lao to lớn của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ với trận Ngọc Hồi Đống Đa lừng lẫy một thời, mà lễ hội còn có ý nghĩa gìn giữ nét đẹp truyền thống cho thế hệ nay và mai sau để thêm yêu quý và tự hào về quê hương, đất nước mình.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Lễ hội này không chỉ thu hút đông đảo người dân trong cả nước tham gia mà còn hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài du lịch ở Quy Nhơn dịp này. Lễ hội được diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống và các trò chơi dân gian hấp dẫn. Phần lễ tế được tổ chức trang trọng ở chính điện Tây Sơn với nghi thức đọc sớ tế, dâng hương hoa cùng dàn kèn trống âm vang, hào hùng, tạo nên một không khí lễ hội rất sôi động và hấp dẫn.
Sau phần lễ tế là phần hội, người dân và du khách khi đến đây sẽ được chứng kiến những màn múa nhạc võ Tây Sơn hoành tráng, những tiết mục võ thuật vô cùng đặc sắc được biểu diễn bởi các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân có tên tuổi hàng đầu của đất võ Bình Định. Bảo tàng Quang Trung sẽ là một trong những điểm du lịch ở Quy Nhơn mà bạn không nên bỏ qua đặc biệt khi đi du lịch vào dịp lễ hội này.
Lễ hội Cầu NgưCầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống, gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Cũng giống như nhiều lễ hội cầu ngư của người dân ở các tỉnh ven biển khác, lễ hội cầu ngư ở Bình Định mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi) và cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11-15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn.
Lễ hội cầu ngư
Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với 2 phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: Kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Và các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách.
Lễ hội Chợ GòHàng năm vào đúng ngày mùng 1 tết âm lịch, tại thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra lễ hội Chợ Gò – một trong những lễ hội Bình Định nổi tiếng. Đây là phiên chợ mang đậm nét văn hóa của người dân miền đất võ Bình Định.
Tham quan Chợ Gò vào dịp lễ này, bạn sẽ mua được những sản vật của địa phương như trầu cau, vôi Trường Úc, cá tôm tươi được đánh bắt trên đầm Thị Nại, bánh ít lá gai, nem chợ Huyện, rượu nếp và rượu gạo Trường Úc…Lễ hội Chợ Gò Bình Định với sự độc đáo, mang đậm nét văn hóa cổ truyền dân tộc đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xếp trong “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”. Đây cũng là một trong các địa điểm du lịch ở Quy Nhơn hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.
Lễ hội Chợ Gò Tuy Phước
Lễ hội Chùa Ông NúiLễ hội Chùa Ông Núi là lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 24 – 25 tháng giêng, tại chùa Ông Núi, thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định. Ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng ở Bình Định, tọa lạc ngay lưng chừng đỉnh Chóp Vung – đỉnh cao nhất của dãy núi Bà. Hàng năm cứ vào ngày này, người dân và du khách thập phương lại chen chúc nhau đến đây để đi lễ, cầu tài lộc, bình an và cùng nhau trẩy hội.
Lễ hội này cũng chính là ngày giỗ của hòa thượng Thích Trừng Tịnh, người đã có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển của chùa. Du khách đến với lễ hội sẽ có cơ hội tham quan, làm lễ tại chùa, đặc biệt nhất là được tận mắt chiêm ngưỡng bức tượng Phật cao 69m – một trong những tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
Bức tượng Phật cao 69m tại chùa Ông Núi
Lễ hội đua thuyềnDu lịch Quy Nhơn bạn có thể ghé tới tại thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, Huyện Tuy Phước, Bình Định và mùng 2 tết âm lịch hàng năm để khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên dòng sông Gò Bồi. Lễ hội này được tổ chức nhằm thể hiện sức mạnh của những ngư dân vùng sông nước, đem lại niềm vui, xóa đi bao nỗi nhọc nhằn của một năm lao động vất vả. Đồng thời, đây cũng là lễ hội để cầu ước một năm mưa thuận gió hòa, con người bình an, cuộc sống no đủ.
Lễ hội diễn ra với một khung cảnh rất sôi động, hai bên đường cột cổng chào được trang trí lộng lẫy với đủ màu sắc cùng hàng cờ phướn tung bay. Còn dưới dòng sông xanh, những chiếc sõng câu, thuyền lớn những vật dụng dùng để mưu sinh hàng ngày của bà con ngư dân nay đã được trang trí sặc sỡ với nhiều hình tượng, như: Thần tài, thổ địa và rồng… làm rực rỡ cả khúc sông. Ngoài ra, trước thời gian diễn ra đua thuyền, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện còn tổ chức biểu diễn văn nghệ trên thuyền càng tạo thêm sự sôi động và hấp dẫn cho lễ hội.
Lễ hội đua thuyền Bình Định
Lễ hội Đèo NhôngĐèo Nhông là một trong những địa danh nổi tiếng ở Bình Định, gắn liền với những chiến công lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là trận địa phục kích của lực lượng vũ trang Quân khu V và bộ đội địa phương Bình Định. Chính vì vậy tại Đèo Nhông, Đảng bộ đã cho xây dựng tượng đài, công trình di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia có tên Chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu. Lễ hội được tổ chức vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng đã hy sinh trong trận chiến này để bảo vệ đất nước.
Lễ hội này gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Sau phần lễ ôn lại truyền thống, tại khu vực Đài chiến thắng Đèo Nhông – Dương liễu đã diễn ra phần hội vô cùng sôi động, vui tươi với các chương trình nghệ thuật đặc sắc như múa lân, ca hát; hoạt động thể dục thể thao và các trò chơi dân gian đã thu hút hàng ngàn người đến xem và cổ vũ. Ngày hội diễn ra vừa bổ ích vừa thú vị, để lại nhiều ấn tượng đẹp, phát huy được tinh thần dân tộc, khí phách của người Đèo Nhông – Dương liễu.
Người dân làm lễ tại Đài chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu
Lễ hội Đô thị cổ nước mặnLễ hội Đô thị nước mặn là lễ hội diễn ra từ ngày 30 đến mùng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc về văn hóa, tín ngưỡng của người dân đất võ trời văn Bình Định nhằm tưởng nhớ về các bậc tiền nhân, những người đã tạo nên thương cảng Nước Mặn sầm uất, có tên trong nhiều hải đồ thương cảng thế giới.
Lễ hội Làng rèn Tây Phương DanhHàng năm người dân Tây Phương Danh đã tổ chức lễ hội làng rèn, kéo dài từ ngày 12-14/2 âm lịch. Lễ hội này không những quy tụ những hộ đang hành nghề tại địa phương mà còn lôi cuốn cả những người đang hành nghề rèn trên toàn tỉnh. Lễ hội chính là một hoạt động thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của những người thợ rèn đối với người khai sinh ra nghề rèn trên Bình Định.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, hàng ngàn người dân trong nghề sẽ đến đây đứng trước bàn thờ Tổ khấn nguyện cho quốc thái dân an, bày tỏ lòng biết ơn của những thế hệ được thừa hưởng nghề đối với tiền nhân và cầu xin cho sự phồn vinh luôn ưu ái với nghề rèn. Sau đó, là các hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi như: Hát bộ truyền thống, các trò chơi dân gian (kéo co, đập ấm…) và các chương trình văn nghệ quần chúng vô cùng sôi động, hấp dẫn.
Trò chơi dân gian trong lễ hội làng rèn Tây Phương Danh
Lễ hội Đổ giàn An Thái, thị xã An NhơnĐổ giàn An Thái là một lễ hội văn hóa đặc sắc của người dân Bình Định. Lễ hội này được tổ chức 5 năm một lần vào ngày 16 – 17 tháng 7 âm lịch tại Chùa Ngũ Bang Hội Quán thuộc thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định.
Trong lễ hội sẽ có một đàn cúng cao khoảng 10m làm bằng tre hoặc gỗ, được gọi là giàn. Trên giàn gồm các đồ cúng như hương, hoa quả, trà và một chú heo quay. Mỗi làng sẽ có một thanh niên khỏe mạnh làm người đại diện, khi vị chủ tế hô lên, cuộc tranh tài giữa các võ sĩ bắt đầu. Họ sẽ lên giàn, cướp lấy chú heo và khéo léo để đưa về địa điểm an toàn. Hội đổ giàn không chỉ là một cuộc tranh tài lý thú và hấp dẫn, mà còn là nét văn hóa đặc sắc của một vùng quê giàu tinh thần thượng võ. Trong những ngày diễn ra hội đổ giàn, còn có nhiều hoạt động phong phú khác như hát bội, phóng sanh, múa lân…
Festival võ thuật Bình ĐịnhBình Định nổi tiếng với tên gọi là miền đất võ, nơi lưu giữ những môn võ cổ truyền nổi tiếng Việt Nam – một di sản văn hóa quý báu, có sức lan toả mạnh mẽ đến nhiều quốc gia. Chính vì vậy, cứ 2 năm một lần, tại Bình Định Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam được tổ chức. Đây là dịp để các môn phái võ cổ truyền Việt Nam trong nước và quốc tế tụ hội về thi đấu, biểu diễn, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh võ cổ truyền Việt Nam trong nước và trên thế giới.
Festival võ thuật Bình Định
Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương dâng hoa tại Bảo tàng Quang Trung và Đàn tế Trời đất nhằm tưởng nhớ công đức của Hoàng đế Quang Trung và các văn thần, võ tướng của phong trào Tây Sơn hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc; lễ khai mạc với nhiều tiết mục phong phú như nghi lễ tôn vinh Tổ nghiệp; và nhiều hình thức diễu hành kết hợp với biểu diễn nghệ thuật đường phố như: Biểu diễn quyền thuật; bài chòi; tái hiện các tích trò, các giai thoại lịch sử; trình diễn trang phục, nhạc võ Bình Định…, lễ hội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và du khách.
Hy vọng rằng qua bài chia sẻ về những lễ hội nổi tiếng ở Bình Định này các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích, thêm hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa của vùng đất này.
Thu Trang
Nguồn ảnh: Internet
Đăng bởi: Ngọc Quỳnh Nguyên Lưu
Từ khoá: Top 10 lễ hội nổi tiếng nhất tại Bình Định
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Lễ Hội Đáng Nhớ Nhất Tại Pháp trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!