Xu Hướng 9/2023 # Bí Quyết Chăm Sóc Tóc # Top 12 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bí Quyết Chăm Sóc Tóc # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Chăm Sóc Tóc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày nay, việc có một mái tóc bóng mượt và chắc khỏe không chỉ là mong muốn của riêng các bạn nữ. Tuy nhiên, quá trình sinh hoạt và cách chăm sóc cơ thể hằng ngày có thể làm cho mái tóc trở nên xơ rối, gãy rụng và bị nhiều hư tổn. Qua bài viết này, bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền sẽ chia sẻ đến các bạn những bí quyết chăm sóc tóc đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để có một mái tóc dày và suôn mượt.

Mái tóc lúc bạn còn trẻ luôn trông khỏe mạnh và bóng mượt. Tuy nhiên, theo thời gian, trải qua quá trình sinh hoạt và thói quen chăm sóc tóc không đúng cách của mỗi người mà mái tóc dần trở nên xơ rối, chẻ ngọn và gãy rụng. Nguyên nhân khiến cho tóc bị nhiều hư tổn không ở đâu xa mà đến ngay trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Cụ thể là:

Tác nhân cơ học

Khi gội đầu, do ngấm nước nên sợi tóc rất dễ bị tổn thương. Lúc này những động tác cọ xát, cào gãi da đầu mạnh sẽ làm cho các sợi tóc bị đứt gãy.

Thói quen chà xát tóc mạnh khi lau khô hay dùng khăn bông quá thô ráp cũng gây tổn hại nhiều đến mái tóc của chúng ta.

Đặc biệt, động tác chải tóc diễn ra gần như hằng ngày cũng là nguyên nhân có thể khiến cho tóc bị hư tổn. Dùng lượt cứng, chải tóc mạnh, buộc chặt khi tạo kiểu sẽ làm cho các sợi tóc bị đứt gãy.

Bên cạnh đó, ra gối thô ráp không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn làm cho tóc bị hư tổn.

Tác nhân hóa học

Gội đầu giúp loại bỏ dầu thừa và chất bã nhờn trên da đầu. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để gội đầu như sulfate và sulfonates sẽ làm cho tóc bị tổn thương. Lúc này, các chất tẩy rửa mạnh làm trôi đi lớp lipid bảo vệ da đầu và thân tóc khiến cho mái tóc trở nên khô.

Hoạt động bơi lội cũng góp phần gây tác động xấu đến mái tóc. Chlorine trong nước hồ bơi sẽ làm trôi dần lớp lipid bảo vệ. Vì thế, chúng ta thường thấy tóc rất khô sau khi bơi.

Thói quen uốn, duỗi, nhuộm tóc thường xuyên sẽ làm cho tóc hư tổn nặng nề. Hóa chất do nhuộm tóc sẽ làm phá vỡ các liên kết protein quan trọng trong thân tóc. Mặc khác, nhiệt độ nóng trong quá trình tạo kiểu làm các liên kết protein này bị đứt gãy khiến tóc trở nên yếu và gãy rụng.

Nhiệt độ do tắm nước quá nóng hay dùng máy sấy tóc cũng khiến cho các sợi tóc yếu dần đi.

Tác nhân môi trường

Ánh nắng và bức xạ mặt trời không chỉ có hại đối với da mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tóc. Tia cực tím làm cho các liên kết protein trong thân tóc bị suy yếu theo thời gian.

Gió làm các sợi tóc va đập vào nhau và gây nên tổn thương giống như động tác chải, giật tóc thô bạo.

Nước dùng để tắm gội bị ô nhiễm sẽ làm cho tóc trở nên khô và nhạy cảm hơn với các tác nhân gây hại khác.

Khói bụi, mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn và vi nấm sinh sôi, gây ra những bệnh về tóc và da đầu.

Bí quyết để có một mái tóc bóng mượt và chắc khỏe bao gồm việc làm sạch tóc, bảo vệ tóc khỏi các tác nhân gây hại và phục hồi tóc bị hư tổn.

Làm sạch tóc

Gội đầu giúp làm sạch các chất bã nhờn, mồ hôi, vi nấm và chất bẩn từ môi trường bám trên tóc.

Số lần gội đầu trong 1 tuần không cố định mà thay đổi theo thói quen sinh hoạt và công việc của mỗi cá nhân. Khi bạn cảm thấy mái tóc bết dính, mất phồng, nhiều mồ hôi, gàu, ngứa thì nên gội đầu để da đầu và tóc được làm sạch.

Thao tác gội đầu đúng cách như sau:

Đầu tiên, thấm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, nhỏ một lượng dầu gội ra tay và xoa nhẹ lên da đầu. Tránh dùng dầu gội lên thân tóc.

Dùng khăn thấm tóc ướt, để tóc khô tự nhiên mà không chà xát hay dùng máy sấy tóc.

Cuối cùng, sử dụng lược có răng thưa chải nhẹ nhàng khi tóc còn hơi ẩm.

Dưỡng tóc

Dầu dưỡng phủ bề mặt giúp tóc không thấm nước, trơn láng, giảm rối và giảm rụng tóc khi chải.

Sau khi gội đầu xong, lấy dầu dưỡng xoa lên đuôi tóc. Dùng lược thưa hay ngón tay chải đều và để khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Bảo vệ tóc

Đội nón rộng vành để bảo vệ tóc trước tác hại từ ánh nắng mặt trời.

Sử dụng nón bơi và rửa sạch các hóa chất ngay sau hoạt động bơi lội.

Hạn chế tối đa việc dùng dụng cụ nhiệt tạo kiểu tóc và không nên quá 1 lần/tuần.

Tránh uốn, duỗi, nhuộm vào mùa hanh khô hay mùa đông. Khoảng cách giữa những lần đổi kiểu tóc tối thiểu là 8 – 10 tuần.

Bật Mí Bí Quyết Chăm Sóc Da Vùng Trán Cho Cô Nàng Để Tóc Mái

Làm sạch da là điều cơ bản nhất nếu muốn có một làn da láng mịn.

Khi có tóc mái, vùng da trán tích tụ nhiều dầu hơn vì thế cần được làm sạch kỹ.

Ngoài việc rửa mặt, trong thời gian ban ngày bạn nên dùng giấy thấm dầu thường xuyên để giúp làn da được khô thoáng. Cách này cũng giúp giữ sạch phần tóc mái không bị dính dầu và bã nhờn từ mặt rồi sau đó lại dính ngược lại vào da gây mụn.

Vệ sinh mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm tiếp xúc trực tiếp với trán và da đầu bạn mỗi ngày.

Nếu không làm sạch mũ bảo hiểm thường xuyên thì khi đội mũ tóc sẽ bị bẩn, khiến vùng da trên trán cũng bị nhiễm bẩn và dễ nổi mụn.

Hãy lót một miếng giấy hoặc vải sạch ở giữa trán và mũ để da không bị bám bụi bẩn từ viền nón.

Không dùng dầu xả cho phần tóc mái

Những chất làm ẩm và mượt trong dầu xả thường chỉ có tác dụng với tóc. Nếu để chúng tồn đọng trên trán hoặc bất kỳ vùng da nào khác có thể sẽ gây ra mụn.

Đồng thời, các hóa chất trong dầu xả và kem chống nắng ở vùng trán khi tiếp xúc với nhau sẽ gây ra các kích ứng nghiêm trọng.

Có thể vẫn dùng dầu xả cho tóc mái, nhưng nên kẹp lên chờ khô hẳn để không ảnh hưởng đến vùng da trán. Hoặc chỉ dùng dầu xả cho phần đuôi tóc, còn phần tóc mái có thể dùng giấm táo pha loãng để dưỡng mượt, mà không làm bí bách cho da dầu.

Tẩy tế bào chết với sản phẩm chứa Acid Salicylic (BHA)

Tóc mái là nơi dễ hấp thụ những tác động bên ngoài như khói bụi, vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn như một tấm màng chắn khiến mồ hôi và bã nhờn không thoát được. Vậy nên khi để mái, bạn phải thật sự để ý đến việc làm sạch da vùng trán.

Các sản phẩm chứa Acid Salicylic (BHA), thành phần giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ dầu nhờn, dầu thừa từ kem dưỡng, và cải thiện da mụn hiệu quả. Đây là thành phần tẩy da chết khá lý tưởng cho những làn da dầu mụn.

Lưu ý, khi sử dụng BHA nên tăng cường bảo vệ với kem chống nắng hàng ngày để tăng hiệu quả trị mụn.

Dùng kem chống nắng và massage vùng da trán hằng ngày

Sai lầm này không chỉ ảnh hưởng đến vùng trán mà còn liên lụy đến cả tóc mái. Ngăn ngừa các tia UV cực kỳ quan trọng. Do đó, kem chống nắng rất cần thiết đối với vùng da trên trán.

Ngoài ra, vùng da trán là một trong những vùng dễ bị lão hóa nếu không chăm sóc cẩn thận. Bạn nên thoa kem chống nắng kết hợp massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài để hạn chế tình trạng da bị chảy xệ, lão hóa.

Kẹp tóc mái gọn gàng khi chơi thể thao, vận động mạnh

Khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, mồ hôi tiết ra rất nhiều. Bã nhờn và dầu thừa này sẽ không thể phát tán ra được nếu bị lớp tóc mái che phủ. Và hệ quả là vùng trán sẽ nổi rất nhiều mụn.

Những bí quyết được chia sẻ trên sẽ giúp bạn tự tin hơn khi để tóc mái mà không lo bị mụn, còn chần chừ gì nữa mà không thực hiện ngay!

Có Nên Sử Dụng Dầu Dừa Chăm Sóc Tóc?

Dầu dừa là 1 loại tinh dầu rất có ích với hàng trăm công dụng khác khau được sử dụng trong nấu ăn cũng như làm đẹp, và gần đây nhiều người thường dùng dầu dừa để chống rụng tóc? Có nhiều nguồn thông tin cho rằng gội đầu bằng dầu dừa thực sự ngăn ngừa rụng tóc, trong khi nhiều nguồn khác cho rằng nó có hại nhiều hơn là tốt. Vậy ý kiến nào mới thực sự đúng?

Có Nên Sử Dụng Dầu Dừa Trong Chăm Sóc Tóc?

Dầu dừa là nguồn axit béo (MCFAs) đặc biệt có tính chất kháng khuẩn và chống viêm hỗ trợ sức khỏe tế bào rất có lợi cho cơ thể. Đặc tính này giúp ngăn ngừa mất protein trên tóc. Với cấu trúc đặc biệt, cho phép dầu dừa thâm nhập vào tóc mà các loại dầu khác không thể, đó là lý do khiến nhiều người cảm thấy tác dụng tương đối nhanh khi sử dụng dầu dừa ngay từ lần đầu.

Ngoài ra trong dầu dừa còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất khác như: vitamin E, các chất chống oxy hóa, axit lauric rất có lợi cho sức khỏe tóc, giúp tóc ngăn chẻ ngọn, hư tổn, mềm mượt và trị gàu hiệu quả.

Dầu Dừa Có Thực Sự Có Lợi?

Một số người nhận thấy mái tóc khỏe mạnh và mềm mượt hơn, trong khi một số khác cho rằng tóc của họ bị rụng nhiều, từng mảng sau khi sử dụng dầu dừa. Vậy đâu là lí do giải thích sự khác biệt đó và làm thế nào để chúng ta có thể biết được liệu mình sử dụng sẽ có lợi hay lại tiếp tục rụng tóc?

Dầu Dừa Không Dành Cho Mọi Loại Tóc

Các loại tóc khác nhau sẽ có phản ứng với các loại dầu khác nhau, và không cùng một kết quả cho mọi loại tóc. Dầu dừa giúp tóc giữ được protein tự nhiên, nó có thể hiệu quả cho thiếu hoặc đủ protein trong nang tóc. Thông thường những người có mái tóc bóng mượt khi dùng dầu dừa sẽ thấy tóc mình khỏe hơn, bóng mượt hơn. Trong khi những người có mái tóc mỏng, khô, xơ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng gãy, rụng nếu sử dụng dầu dừa không đúng cách.

Sử Dụng Không Đúng Cách

Quá lạm dụng dầu dừa

, dùng quá nhiều dầu dừa trong ủ tóc sẽ khiến tóc bị

yếu, dầu, dễ gãy rụng

và sinh ra rất nhiều gàu. Trong quá trình ủ tóc nên sử dụng một lượng vừa đủ.

Chỉ dùng 2 – 4 thìa

cho mỗi lần ủ, tùy thuộc vào độ dài ngắn, dài, mỏng của tóc mà ước lượng lượng dầu dừa phù hợp.

Một trong những sai lầm mà chúng ta hay mắc phải là

ủ tóc quá lâu

, và không gội sạch dầu dừa sau khi ủ xong. Nhiều người có suy nghĩ rằng, ủ càng lâu, tóc hấp thụ được dưỡng chất càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên điều đó là không phải. Ủ lâu khiến tóc rất dễ

bị bết, dầu nhiều hơn

,

chân tóc yếu dễ gãy rụng

. Đồng thời không gội sạch dầu còn là nguyên nhân gây nên

bí tắc chân tóc

, khiến

da đầu càng nhiều gàu và tóc dễ khô xơ

.

Kết Hợp Với 1 Số Loại Thành Phần Khác

Dầu dừa thường được bao gồm trong các công thức để nuôi dưỡng dầu tóc, mặt nạ tóc và các sản phẩm cho tóc và những công dụng này có thể không nhất thiết có hại. Khi kết hợp với các loại dầu và thành phần khác, không chỉ ít dầu dừa tiếp xúc với tóc, mà sự kết hợp của các axit béo có thể có tác dụng hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ, dầu dừa dường như không làm cho tóc khô hoặc dễ gãy khi kết hợp với các axit béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu hoặc khi trộn với dầu argan hoặc marula (cả hai đều tuyệt vời cho tóc). Mật ong dường như cũng làm cho dầu dừa có lợi hơn cho tóc và các loại đường đơn giản trong mật ong có thể nuôi dưỡng tóc và làm cho nó mềm mượt tự nhiên và không bị xoăn.

Cách Sử Dụng Dầu Dừa Đúng Cách

Tránh tiếp xúc với da đầu

: mặc dù dầu dừa rất có lợi trong trị gàu, nấm,… Tuy nhiên, sử dụng dầu dừa trực tiếp lên da đầu rất có hại. Dầu dừa có thể làm

tắc nghẽn lỗ chân lông

và gây kích ứng cho một số loại da đầu.

Bắt đầu với

lượng nhỏ.

Dùng chung với các thành phần khác.

Kết hợp với ăn

dầu dừa.

Quy Trình Ủ Dầu Dừa

Chuẩn Bị

Mũ ủ (có thể mua được tại các spa, hay siêu thị,…).

Dầu dừa.

Khăn.

Các Bước Ủ, Dưỡng Tóc

Bước 1:

Gội đầu sạch sẽ trước khi ủ tóc. Nên

hạn chế sử dụng các loại dầu xả, dưỡng

trước khi ủ vì chúng có thể làm

bít lỗ chân lông

làm giảm hiệu quả của dầu dừa. Nên để tóc hơi ẩm để đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 2

: Làm

nóng dầu dừa

. Vào mùa đông, dầu dừa thường bị

cô đặc thành dạng rắn

, rất khó sử dụng. Có nhiều cách làm nóng dầu bạn có thể chưng cách thủy, hoặc cho vào lò vi sóng,… Dầu dừa được làm ấm sẽ mang lại tác dụng

cung cấp dưỡng chất

, và

khả năng thấm sâu vào tóc hơn

.

Bước 3

: Thoa dầu dừa lên tóc. Đầu tiên là lên ngọn tóc sau đó

massage nhẹ dần dần

đến chân tóc khoảng

10 phút, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da đầu

vì chúng rất dễ làm

bít lỗ chân lông và gây mụn

.

Bước 4:

Dùng dụng cụ ủ tóc. Quấn tóc lại và ủ bằng mũ chụp khoảng

30 phút

. Dùng khăn quấn bên ngoài để tiện cho các hoạt động khác.

Không ủ quá lâu

sẽ dễ khiến da dầu bị

bết và gàu

.

Ủ tóc trong

khoảng 30 phút.

Bước 5

: Gội lại đầu thật sạch. Nên gội lại bằng

nước ấ

m, có thể sử dụng dầu gội để tóc

hết bết kết dính

. Nếu sau khi gội lại, tóc vẫn còn bết, bạn có thể gội lại lần nữa vào ngày hôm sau.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Dầu Dừa

Chỉ nên sử dụng

1-2 lần/tuần

. Không phải lúc nào nhiều cũng tốt. Ủ nhiều trong thời gian dài, khiến dầu dừa

phản tác dụng

, nhiều

triệu chứng xấu

như:

bí lỗ chân lông khiến da đầu nổi mụn

, đồng thời khiến tóc

dễ gãy rụng

hơn trước nhiều.

Nên sử dụng dầu dừa với nhiều thành phần nguyên liệu khác như dầu Ô liu và dầu mangan để đạt hiệu quả cao nhất.

Chỉ nên

ủ tối đa 30 phút.

Gội đầu lại bằng

nước sạch, ấm

cho hết dầu dừa.

Tóc Tẩy Có Uốn Được Không? Cách Chăm Sóc Tóc Tẩy Sau Khi Uốn

MỤC LỤC

Tóc tẩy là gì?

Trước khi đi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi tóc tẩy có uốn được không? Thì các bạn cần trả lời được câu hỏi tóc tẩy là gì? Theo đó, tóc tẩy là loại tóc đã trải qua quá trình loại bỏ các melanin có trong tóc để làm mất đi màu tóc nguyên thủy của bạn. Sau quá trình tẩy tóc xong, bạn sẽ có một mái tóc màu vàng hoặc màu cam tùy theo chất tóc nguyên bản.

Tẩy tóc xong có nên uốn tóc ngay không

Tóc tẩy sẽ phải chịu tác động mạnh của hóa chất nên có xu hướng trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn. Nên các chị em cần biết cách chăm sóc để tóc trở nên khỏe mạnh bóng mượt mới có thể tạo kiểu được.

Tóc tẩy có uốn được không?

Quay trở lại với câu hỏi tóc tẩy có uốn được không? Thì chúng ta sẽ trả lời dựa trên mức độ của tóc đã tẩy. Nguyên nhân vì tóc đã bị tẩy sẽ mất đi lớp melanin nên tóc sẽ rất khô xơ và yếu. Tóc đã tẩy và nhuộm nhiều lần thì hóa chất đã phần nào làm cho tóc thêm yếu và hư tổn nặng nề hơn.

Nên đối với tóc mới tẩy 1 lần thì có thể uốn tóc được. Vì tóc uốn đẹp hay không sẽ phụ thuộc vào phần vảy tóc. Nên khi tóc càng tẩy nhiều lần độ sáng càng cao, lớp vảy càng biến mất. Còn tóc tẩy 1 lần, màu tóc chưa đạt được tông sáng nhất. Tóc vẫn có nhiều vảy tóc nên vẫn có thể uốn được ngay sau đó.

Tóc tẩy có uốn được không

Theo lời khuyên của những thợ làm tóc tay nghề cao thì tóc mới tẩy 1 lần vẫn có thể uốn được nếu tẩy ở mức độ nhẹ. Nhưng khi uốn tóc tẩy, các bạn cũng phải chấp nhận rằng tóc sẽ không có nếp đẹp được như tóc bình thường. Và chỉ sau một thời gian ngắn là tóc sẽ mất nếp uốn. Tóc tẩy mà uốn cũng trở nên khô xơ hơn vì thế cần chăm sóc và phục hồi mái tóc.

Tóc tẩy sau bao lâu thì uốn được?

Như vậy, các bạn đã biết tóc tẩy có uốn được không? Và tiếp theo hãy tìm hiểu tóc tẩy bao lâu thì uốn được?  Theo các chuyên gia khẳng định thời gian này tùy thuộc vào chất tóc và cách bạn lựa chọn kiểu uốn tóc.

Nếu như các bạn lựa chọn tẩy tóc xong và muốn uốn nhuộm luôn. Thì trước khi uốn bạn bắt buộc phải đợi ít nhất là 2 tuần. Bởi lẽ, việc sử dụng thuốc uốn dưới tác động của nhiệt độ cao có thể khiến bay màu tóc nhuộm. Do đó, sau khi tẩy và nhuộm, bạn phải đợi một thời gian để màu tóc ổn định mới tiến hành uốn.

Đối với những người đã tẩy tóc mà muốn uốn thì nên sử dụng các loại thuốc uốn acid. Vì sản phẩm này có  độ pH thấp thì sẽ hạn chế gây hư tổn cho tóc giúp bảo vệ mái tóc được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, các bạn lưu ý nếu uốn tóc thì cũng chỉ nên uốn nhẹ phần đuôi vì nếu uốn cả phần ngọn tóc sẽ khiến cho tóc dễ bị xơ rối hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc tóc tẩy sau khi uốn

Tóc tẩy sau khi uốn thường đã rất yếu. Nên nếu các bạn muốn giữ cho mình một mái tóc đẹp và khỏe cần thực hiện những việc sau:

Thứ nhất nên hạn chế việc gội đầu: Nhiều người có thói quen gội đầu thường xuyên vì nghĩ sẽ giúp tóc được mềm mượt hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất tẩy rửa có trong dầu gội đầu sẽ khiến tóc xơ rối hơn. Vì thế, bạn chỉ nên gội đầu đúng cách mỗi tuần cách 2 – 3 ngày mới gội.

Thứ hai tăng cường dưỡng ẩm cho tóc: Tóc tẩy thường rất khô xơ do bị mất độ ẩm dưới tác động của hóa chất. Vì thế, các bạn đừng quên dưỡng ẩm để giúp mái tóc trở nên mềm mượt  hơn. Bạn nên sử dụng các loại sản phẩm dưỡng tóc như tinh dầu dưỡng tóc, dầu xả, dầu ủ…Nên lựa chọn những loại có nguồn gốc thiên nhiên và chứa các axit béo sẽ tốt cho tóc hơn.

Thứ ba hạn chế tối đa việc sấy tóc: Sau khi tẩy tóc xong, tóc của bạn đã cực kỳ mỏng manh. Nay dưới tác dụng của nhiệt độ để uốn tóc thì tóc ngày càng trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng hơn. Do đó, các bạn cần hạn chế tối đa việc dùng máy sấy để làm khô mái tóc. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn cách làm khô trực tiếp hoặc ngồi trước quạt gió nhẹ để giúp cho tóc mau khô hơn.

Đăng bởi: Nguyễn Út Dũng

Từ khoá: Tóc tẩy có uốn được không? Cách chăm sóc tóc tẩy sau khi uốn 

Các Nguyên Nhân Gây Hư Tổn Tóc Và Cách Chăm Sóc

Các biểu hiện tóc hư tổn

Nếu tóc bạn có những biểu hiện sau thì hãy lưu ý vì tóc bạn đang bị hư tổn và cần chăm sóc ngay.

Thô ráp: Khi ta luồn những ngón tay rồi vuốt tóc từ gốc đến ngọn, thay vì thấy mềm mại ta lại có cảm giác thô ráp.

Khô xơ: Xỉn màu, quăn lại và gãy một cách dễ dàng là những biểu hiện của tóc khô xơ.

Chẻ ngọn: Nếu tóc bạn dễ dàng bị rụng khi dùng lược chải đầu, có thể đó là do tóc đang bị chẻ ngọn. Đôi khi bạn có thể nắm lấy phần ngọn tóc và quan sát, nếu thấy những chấm trắng trên đầu sợi tóc thì tóc của bạn đang bắt đầu bị chẻ ngọn rồi đấy.

Tóc rối: Khi tóc hư tổn, ngoài bị xỉn màu, tóc còn rất dễ bị rối.

Tóc bị mất độ đàn hồi: Kiểm tra bằng cách nhẹ nhàng kéo giãn sợi tóc. Nếu tóc hư tổn sẽ có thể bị đứt trong khi kéo, chỉ dãn ra mà không co lại được hoặc co lại rất ít.

Các nguyên nhân Thiếu độ ẩm

Mái tóc khi được cung cấp đầy đủ độ ẩm sẽ trở nên bóng khỏe, mượt mà hơn. Vì thế, khi tóc thiếu độ ẩm sẽ dẫn đến tình trạng tóc mất độ bóng, thô ráp và khô cứng.

Sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp

Các loại dầu gội dưỡng tóc, dầu xả, dầu dưỡng… là những sản phẩm thường xuyên được sử dụng cho mái tóc của bạn. Nhưng nếu những sản phẩm này không đảm bảo chất lượng, hoặc chứa các loại hóa chất gây hại cho tóc thì chúng sẽ vô tình khiến mái tóc đối diện với tình trạng hư tổn theo thời gian.

Thời tiết và môi trường xung quanh

Yếu tố thời tiết và môi trường cũng là tác nhân gây nên tình trạng tóc hư tổn. Nhiều bạn gái thường không có thói quen chống nắng, che chắn cho mái tóc khi đi ngoài nắng, ngoài mưa. Hoặc để tóc phải tiếp xúc với môi trường không khí bẩn, bụi bặm. Chính những hành động này đã tác động tiêu cực đến mái tóc của bạn.

Liên tục sử dụng các sản phẩm tạo kiểu

Sấy tạo kiểu, sử dụng máy uốn xoăn hoặc các dịch vụ hóa chất quá thường xuyên khiến tóc khô và yếu đi nhanh chóng. Thay vì sấy tóc tạo kiểu mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng máy sấy hoặc máy tạo kiểu 2 lần/tuần.

Sử dụng một số loại dưỡng tóc bảo vệ tóc khỏi nhiệt độ cao là rất quan trọng để ngăn ngừa hiện tượng gãy rụng tóc.

Dùng quá nhiều hóa chất

Ai thường xuyên nhuộm tóc cũng hiểu được rằng tóc khi dùng hóa chất rất khó chăm sóc để tóc chắc khỏe như tóc tự nhiên.

Việc tạo kiểu tóc xoăn do uốn hay nhuộm, ép do sử dụng hóa chất, nhiệt độ… có thể tổn hại đến lớp biểu bì bên ngoài của tóc. Lâu dần có thể khiến mái tóc bị hư tổn nặng nề.

Cách chăm sóc Bổ sung độ ẩm

Bổ sung dưỡng chất cho tóc là cách làm đẹp hiệu quả nhất khi tóc bị hư tổn. Bạn hãy thử ủ tóc trong khoảng 15 phút với dầu ủ, sau đó gội đầu lại, với tần suất đều đặn mỗi tuần một lần sẽ cho kết quả rất khả quan.

Dùng dầu xả

Hãy tập thói quen dùng dầu xả sau khi gội đầu để quá trình chăm sóc tóc hằng ngày thật hoàn thiện và hiệu quả. Bên cạnh tác dụng làm mái tóc thêm suôn mượt, dầu xả còn có khả năng cấp và dưỡng ẩm giúp chữa đuôi tóc khô xơ chẻ ngọn.

Nếu thường xuyên sử dụng, bạn còn có thể ngăn chặn được tình trạng tóc khô xơ, gãy rụng trong tương lai.

Gội đầu đúng cách

Động tác gội đầu cần thực hiện nhẹ nhàng kết hợp massage da đầu để kích thích nang tóc hấp thu dinh dưỡng. Không cào, chà xát mái tóc và da đầu mạnh đến mức gây đau rát. Sau khi gội đầu, hãy lau tóc và gỡ rồi nhẹ nhàng.

Chú ý sau khi gội không nên sấy tóc quá khô mà tốt nhất hãy để tóc khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy tóc công nghệ Ion giúp bảo vệ tóc tốt hơn.

Tăng cường dinh dưỡng chăm sóc tóc hư tổn

Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mái tóc từ bên trong và bên ngoài như cũng là một cách hiệu quả để tạm biệt mái tóc hư tổn. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc chuyên dụng như serum dưỡng tóc, vitamin H hoặc các loại tinh dầu thiên nhiên lành tính.

Đăng bởi: Nguyễn Thắng

Từ khoá: Các nguyên nhân gây hư tổn tóc và cách chăm sóc

Cách Chăm Sóc Da Body Trắng Mịn

Tắm làm sạch body tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất ít người thực hiện đúng cách. Để làn da khỏe mạnh, trắng mịn, bạn nên tắm nước ở khoảng 28-36 độ C để da mềm, lỗ chân lông được nở ra, nhờ đó dễ dàng cho việc tẩy sạch các bụi bẩn có trên da.

Thông thường chúng ta ít có khái niệm tẩy da chết toàn thân, những điều này hoàn toàn sai lầm vì những lớp da chết trên da sẽ khiến da sạm đen, không được sáng bóng và giảm cơ hội hấp thu các dưỡng chất khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da.

Vì vậy bạn nên tẩy da chết đều đặn 1-3 lần trong một tuần bằng một số công thức tự nhiên như bột yến mạch, cám gạo… hoặc các sản phẩm tẩy da chết dành cho body.

Muốn chăm sóc da trắng mịn, bạn cần thường xuyên đắp mặt nạ để đưa các dưỡng chất thấm sâu vào bên trong. Đặc biệt, sau quá trình tẩy tế bào chết là thời điểm da hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất. Bạn có thể tự làm các mặt nạ ủ từ thiên như mật ong, cám gạo, sữa tươi, dầu olive…

Mỗi tuần hãy thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần, mỗi lần kéo dài 20 phút để mang lại hiệu quả cao nhất.

Lựa chọn sữa tắm là điều cô cùng quan trọng vì sữa tắm được sử dụng hàng ngày, nếu không chọn đúng loại phù hợp với làn da sẽ rất dễ làm da khô.

Các bạn nên chọn loại sữa tắm có chứa độ ẩm cao, ít tạo bọt và có thêm chức năng dưỡng trắng da toàn thân càng tốt.

Nước nóng sẽ làm khô da vì vậy bạn hãy tắm bằng nước ấm vừa đủ để làm sạch da và kết thúc quá trình tắm với nước lạnh để giữ độ ẩm cho da.

Sử dụng kem dưỡng trắng da toàn thân có thêm thành phần dưỡng ẩm cao là cách chăm sóc body tốt nhất để giữ da được trắng sáng mịn màng, không làm da bị thiếu nước.

Bạn nên thoa kem dưỡng sau khi tắm vì lúc đó da sạch sẽ, có độ ẩm tự nhiên, dưỡng chất trong kem sẽ được hấp thụ tốt nhất.

Cách chăm sóc da body hiệu quả và lâu dài nhất là bạn nên uống nhiều nước (khoảng 2-2,5l/ngày), ăn nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế thực phẩm béo và tinh bột. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể kết hợp với nước ép hoa quả, trà xanh, trà hoa cúc để tăng cường sự trẻ hóa da tự nhiên.

Các chuyên da cho biết các nguy cơ về da liễu không chỉ ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời mà còn từ các nguồn khác như đèn huỳnh quang, màn hình máy tính… Vì vậy, việc sử dụng kem chống nắng mọi lúc mọi nơi nên trở thành thói quen hằng ngày. Kem chống nắng giúp làn da giảm nguy cơ đen sạm và duy trì hiệu quả dưỡng trắng.

Advertisement

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Chăm Sóc Tóc trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!