Bạn đang xem bài viết Bí Mật Công Dụng Cây Kim Vàng Trị Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tên thường gọi: Kim vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng
Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl.
Họ khoa học: thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bộ phận dùng (Lá, rễ và thân cây): Folium, Radix et Caulis Barleriae
Mô tả toàn câyThân hình cây kim vàng khá nhỏ, nhánh vuông không lông. Lá nguyên thuôn dài, lá kèm biến thành gai thẳng nhọn.
Hoa mọc dạng cụm bông ở ngọn, xung quanh có các lá bắc kết lợp, cao khoảng 2cm. Hoa vàng, cánh hoa mềm, mỗi bông thường có 18-20 hoa nhưng thường không nở cùng một lúc, lá đài có gai, tràng có một môi 4 thuỳ, 2 nhị sinh sản, 2 nhị lép. Quả nang có hai hạt dẹp, hạt được bao bọc bởi một vỏ cứng. Khi quả chín khô, nổ tách bắn hạt ra xa. Cây ra hoa vào mùa đông xuân.
1.2. Đặc điểm sinh trưởng, thu hái và chế biếnKim vàng là cây bản địa ở đảo Mauritius và miền đông Ấn Độ. Hiện được trồng nhiều ở Ấn Độ, Myanmar, Indonesia. Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 17 – 28oC.
Ở Việt Nam hiện được trồng làm cảnh ở đồng bằng và vùng núi, cũng gặp cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam. Lá, rễ cây Kim vàng thu hái quanh năm, thường dùng tươi, ít thấy dùng lá khô.
Thành phần hóa họcTinh dầu, saponin, flavonoid, đường, proteins, iridoid glucosides, acetylbarlerin, ipolamiidoside, mussaenosidic acid, shanzhiside methyl ester.
Tác dụng dược lýQua các nghiên cứu cho thấy vị thuốc cây kim vàng trị bệnh như sau:
Giảm stress.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường, Viêm khớp dạng thấp.
Kháng một số virus như Herpes simplex, Varicella zoster.
Dịch chiết cồn lá Kim vàng có tác dụng ức chế tăng trưởng các vi khuẩn như tụ cầu vàng, E.coli, trực khuẩn mủ xanh, thương hàn và K.pneumoniae.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng do hiệu quả kháng viêm, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Tăng hoạt tính alkaline phosphatase ở các tế bào tạo cốt bào, có khả năng bảo vệ loãng xương
Chống oxy hóa, hỗ trợ điều hòa miễn dịch.
Các nghiên cứu invitro cho thấy dịch chiết lá Kim vàng có tác dụng ức chế một số tế bào ung thư như ung thư vú, u não.
Kim vàng trong y học cổ truyềnVị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng tiêu thũng giải độc, giảm đau, thông kinh hoạt lạc.
Dân gian dùng Kim vàng làm thuốc chữa trùng thú cắn như rắn cắn, chó dại cắn. Điều trị cơn hen suyễn cấp, các triệu chứng cảm cúm, ho, ho ra máu, băng huyết sau sinh, đau răng, tê bại nhức mỏi cơ thể, sưng đau phần mềm, bong gân, trật khớp. Ở một số nơi người ta còn lấy lá tươi dùng trị sâu bọ đốt và mụn rệp.
Theo kinh nghiệm, để trị rắn cắn thì dùng đọt non nhai, sau đó lấy bã đắp vào vết cắn hoặc lấy lá và cành giã nát vắt lấy nước cốt cho uống, bã đắp vào vết cắn. Làm như vậy mỗi 30 phút, làm khoảng 5-6 lần thì khỏi bệnh.
Để trị hen suyễn thì lấy lá tươi nhai với một ít muối rồi nuốt nước. Nếu đau răng lấy lá tươi nhai sau đó chèn bã vào chỗ nhức. Có thể lấy cành lá sắc nước uống, hoặc lấy nước sắc ngậm cũng có hiệu quả.
1. Chữa lở loét da, mụn nhọtSử dụng 1 – 2 nắm lá Kim vàng tươi, giã nát, lấy một ít muối trộn với bã rồi đắp lên vùng da bệnh.
2. Chữa đau răng, chảy máu răng, viêm lợiCũng giống như trên, vo lá cây với một chút muối rối chẹn vào chỗ đau răng.
3. Chữa đau ngang hông và đau thắt lưngSử dụng 2 – 3 nắm lá cây Kim vàng, giã nát sao với một ít rượu trắng, dùng đắp lên vị trí đau, sau đó dùng băng sạch để băng lại. Sau từ 10 – 15 phút có thể tháo băng và rửa lại thật kỹ với nước sạch.
4. Giảm sưng đau do sâu bọ, côn trùng cắn đốtDùng 25 – 30 g lá cây Kim vàng, rửa sạch, giã nát rồi dùng cả nước lẫn bã đắp lên chỗ bị trùng thú cắn.
5. Trị đau nhức khắp cơ thểSử dụng 10g lá cây Kim vàng rửa sạch rồi sắc lấy nước uống liên tục trong 1 tuần. Hoặc có thể dùng nguyên cây Kim vàng để ngâm rượu sau đó dùng rượu này đắp, xoa ngoài kết hợp điều trị bệnh. Ngoài ra, có thể dùng lá Kim vàng sao rượu cho thơm, bọc vào một túi vải và đắp vào vị tri nhức mỏi cơ thể.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Mật Ong Bao Nhiêu Calo? Công Dụng Của Mật Ong?
Được biết, tùy thuộc vào các loại thìa múc mật ong mà lượng calo trong mật ong khác nhau. Chẳng hạn như, trong 100g mật ong dùng để ăn cơm có chứa 304 kcal.
– 80% là đường tự nhiên (đường glucose và fructose)
– 18% là nước.
– 2% còn lại là các khoáng chất, phấn hoa, vitamin và protein.
– Các vitamin có trong mật ong gồm: Vitamin C, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9.
– Các khoáng chất có trong mật ong gồm: Canxi, magie, natri, sắt, kali, kẽm, phốt pho.
Với nhiều dinh dưỡng có trong mật ong như vậy, thì chắc chắn mật ong có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người như:
– Các vitamin có trong mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
– Uống mật ong hàng ngày có thể điều chỉnh lượng axit của dạ dày ngăn ngừa được các bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
– Ngoài ra, mật ong còn có thể giúp giảm đau họng và rất hiệu quả trong việc giảm cân.
– Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, mật ong còn được sử dụng để điều trị các vết bỏng, vết thương bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật.
Theo NCBI, mật ong đã được sử dụng như một liệu pháp để chữa lành vết bỏng và ngăn ngừa nhiễm trùng trong y học từ hàng nghìn năm.
– Các thành phần phenolic có trong mật ong như acacetin, kaempferol, galangin và axit axetic phenethyl ester (CAPE) có tác dụng làm giảm huyết áp cũng như điều trị bệnh về tim mạch.
Tùy thuộc vào cách sử dụng của bạn mà mật ong có khả năng tăng cân hay giảm cân. Vì trong mật ong chủ yếu là các thành phần đường có nguồn gốc tự nhiên rất lành mạnh.
Nói cách khác, mật ong chỉ gây tăng cân khi đã được qua xử lý, còn mật nguyên chất thì chắc chắn sẽ không gây tăng cân.
Một số người cho rằng, một số loại thực phẩm có vị ngọt thì thường có tính nóng. Nhưng đối với mật ong thì ngược lại, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định mật ong nguyên chất rất an toàn mà không gây nóng cho cơ thể.
Trừ khi bạn kết hợp nó với những nguyên liệu có tính nóng như rừng, nghệ,… thì mới gây ra tình trạng nóng trong người, nhiệt miệng.
Để phát huy hiệu quả các công dụng tuyệt vời có trong mật ăn thì bạn cần phải sử dụng mật ong đúng cách. Bạn nên sử dụng mật ong vào những thời điểm sau sẽ rất có lợi cho sức khỏe: Khi đói, khi vừa thức dậy, trước khi đi ngủ. Đây được xem là ba thời điểm uống mật ong rất tốt mà bạn cần lưu ý.
Uống mật ong với nước ấm vào mỗi sáng: Hòa mật ong vào nước ấm uống vào buổi sáng rất tốt cho việc giảm cân, vì trong mật ong giúp kích thích quá trình trao đổi chất và giảm mỡ thừa.
Uống mật ong với nước chanh: Vì trong mật ong có chứa axit amino giúp chuyển hóa chất béo thành năng lượng, cùng với axit có trong chanh thúc đẩy quá trình tiêu hóa . Từ đó giúp bạn đánh tan lượng mỡ thừa trong cơ thể rất hiệu quả.
Uống mật ong pha với nghệ: Cách này giúp triệt tiêu nguồn dinh dưỡng nuôi mô mỡ, giảm cân rất hiệu quả. Vì trong nghệ có chứa một lượng lớn chất curcumin, giúp cơ thể chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng.
– Bạn không nên pha mật ong với nước nóng trên 60 độ C vì sẽ dễ làm phân hủy các vitamin và khoáng chất trong mật ong. Điều đó làm mất đi công dụng vốn có của mật ong.
– Bạn nên đựng mật ong vào những vật liệu làm bằng thủy tinh, tránh đựng mật ong với các hũ kim loại sẽ gây ra các phản ứng hóa học.
– Không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng mật ong vì rất dễ gây ngộ độc Botulinum.
– Chỉ nên dùng một lượng mật ong vừa phải vào mỗi ngày khoảng từ 25-50gr.
Hy vọng những thông tin trên của 7-Dayslim sẽ giúp bạn hiểu thêm về mật ong cũng như các công dụng có trong mật ong.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture)
7-Dayslim
Cây Điên Điển Trị Bệnh Gì? Cây Điên Điển Giúp Lợi Tiểu, Ăn Uống Kém,…
Cây điên điển là cây gì?
Cây điên điển thuộc họ đậu và có tên khoa hoạc là Sesbania sesban. Cây điên điên còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây điền thanh, cây điền thanh thân tía,…
Hình ảnh cây điên điển
Cây điên điển là loại cây thân bụi, thân tròn bóng, có màu xanh có sọc tím, phân thành nhiều nhánh, cây cao khoảng 2-4m. Thân gỗ nhỏ nhưng thân nhẹ, trọng lượng tối đa 20kg. Mủ từ thân cây có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da.
Các lá mọc đối, hình bầu dài, dài 1cm, rộng 3-4mm, lá mọc ra từ các cuống lá, cuống dài từ 4-8cm.
Hoa mọc ra từ đầu cành hoặc chót cành, nhìn giống hoa đậu biếc những nhưng có màu vàng, vị hơi đắng, hậu ngọt thanh mát.
Quả hình hạt đậu xanh, dài 4-8 cm, quả non có màu xanh khi quả trưởng thành sẽ chuyển sang màu đen.
Hạt được sắp xếp đối hình lược, nằm trong khoang hạt, hạt điên điển chỉ to bằng ½ hạt tiêu và hạt có nhiều màu.
Rễ cây điên điển là loại rễ cọc, ăn sâu vào đất từ độ sâu 50-80cm, có tính chịu nước tốt
Khu vực phân bốCây điên điển thường sinh trưởng nhanh trong mùa nước nổi mọc điển hình ở miền Tây. Vào mùa nước nổi, hoa điên điển nở khắp nơi, từ bờ sông, ao, hồ, thậm chí có xung quanh nhà.
Loại cây này chủ yếu sống ở các nước hạ lưu sông Mekong, chẳng hạn như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.
Ở Việt Nam, cây điên điển mọc rất phổ biến ở các đầm lầy và đồng ruộng, từ vùng nước lợ đến vùng cao 500m, rải rác từ các tỉnh phía bắc như Hải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nam,… Đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía Nam và khu vực Đồng Tháp Mười. Cây điên điển được trồng để lấy phẩn thân phình to, ngập dưới nước dùng làm nút chai, làm mũ. Thân thì đem về làm củi đốt, cành lá thì làm phân xanh, lá thì dùng làm thuốc, thậm chí cả lá, bông và hạt được dùng chế biến món ăn.
Giá trị dinh dưỡng của bông điên điểnLá được dùng làm gỏi, luộc ăn như rau hoặc nấu với cá vược, tôm bạc.
Hạt điên điển được dùng làm giá như các loại đậu vì nó có chứa hàm lượng protein trong hạt cao chiếm đến 37%.
Ở Ấn Độ, hạt được dùng làm thức ăn cứu đói, họ thực hiện bằng cách đem hạt ngâm trước 3 ngày rồi luộc 30 phút trước khi nấu để loại bỏ hết chất độc caravanin.
Người ta tiến hành phân tích trong 100g lá điên điển khô có chứa lipit 4,2g; xenlulozơ 14,6g; protid 26,30g; đường 39,2g.
Trong lá điên điển rất giàu saponines, một số chất tannin và polyphenol khác.
Vì vậy, lá và hạt là thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng quý giá.
Gỗ được sử dụng để làm than và thân sẽ được sử dụng làm một tấm lợp.
Cây điên điển có khả năng chống chịu đất chua, ngập úng và lũ lụt định kỳ. Cây điên điển có khả năng chịu được độ mặn 0,4-1%, cây trưởng thành có thể chịu được độ mặn 0,9-1,4% và cây không cần xử lý hạt trước khi gieo.
Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium trong một số lượng lớn các nốt sần ở rễ lâu năm có thể mang đến 600 kgN / ha / năm cho đất.
Cây điên điển trị bệnh gì? Trong đông y cây điên điển trị bệnh gì?Trong đông y, bông và lá điên điển có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát nên có tác dụng giúp lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường, chữa cảm sốt do phong nhiệt, mất ngủ, ăn uống kém, táo bón,…
Trong y học hiện đại cây điên điển trị bệnh gì?Lá điên điển: Nước sắc của lá điên điển có tính tẩy nên dùng để uống giúp tẩy sán. Ngoài ra, nước sắc lá dùng ngoài có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm dịu vùng da bị viêm nhiễm, áp xe, mụn nhọt. Nếu bôi kem hoặc thuốc mỡ được bào chế từ lá điên điển được dùng chữa phát ban ở da, trị ngứa. Với thuốc dán bào chế từ lá điên điển giúp chữa sưng viêm thấp khớp, chữa nhọt đầu đinh, ung mủ, áp xe.
Hoa điên điển: Hoa điên điển chủ yếu được sử dụng để nấu ăn và làm thành trà uống có tác dụng.
Hạt điên điển: Hạt điên điển được sử dụng để điều trị ngứa và kích ứng da bằng cách nghiền và trộn với bột gạo đắp lên vùng da cần điều trị. Ngoài ra, nước sắc của hạt điên điển còn được biết đến với tác dụng giúp da săn chắc, điều hòa kinh nguyệt và điều trị tiêu chảy.
Nhựa điên điển: Một loại nhựa màu trắng được biết đến với công dụng chữa bệnh giời leo rất hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ cần lấy nhựa từ đọt non của cây điên điển, bôi vào vết giời leo để khô tự nhiên rồi bôi thêm một lớp nhựa khác, chỉ vài lần sẽ khỏi. Nên hái đọt non vào buổi sáng sẽ có nhiều chựa hơn.
Rễ cây điên điển: Rễ cây điên điển được dùng để chữa bọ cạp cắn, mụn nhọt hoặc áp xe bằng cách giã nát và đắp lên vùng da cần điều trị.
Tuy nhiên, hoạt chất saponin trong lá điên điển có khả năng làm tan máu và tiêu diệt côn trùng.
Những bài thuốc từ cây điên điển Chữa giời leo (zona thần kinh)Lấy đọt non cây điên điển giã nát với muối hạt, rồi đắp lên vùng da cần điều trị liên tục vài giờ, ngày đắp 1 – 2 lần.
Giúp giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận trườngLấy hoa điên điển rửa sạch để ráo rồi cho vào hũ thủy tinh. Lấy phần lắng của nước vo gạo pha với ít muối đổ ngập hoa. Dùng lá chuối hoặc lá môn rửa sạch, đậy kín hũ, khoảng 3 ngày sau là ăn được, dưa hoa điên điển ăn giòn, ngon miệng.
Giúp điều hòa kinh nguyệtLấy 12 – 16g hạt điên điển khô sắc uống hàng ngày hoặc ăn món bông điên điển xào trứng giúp bổ dưỡng, có lợi cho người bị suy nhược cơ thể, đái tháp đường, táo bón, trẻ bị mụn nhọt ăn ngủ kém.
Những món ăn từ bông điên điển Bánh khọt bông điên điểnChuẩn bị 150g bông điên điển, 200g tôm đất, 1 bịch làm bánh khọt, 50g hàng lá, rau sống, 1 muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê bột nêm, ¼ muỗng cà phê bột nghệ, ½ muỗng cà phê đường và dầu ăn.
Lấy bông điên điển rửa sạch và bỏ bớt phần cuống, để ráo. Cho bột bánh khọt ra thau, đổ nước theo tỉ lệ hướng dẫn ghi trên bao bì vào khuấy đều, thêm 1/4 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, hành lá cắt nhỏ vào, đảo đều.
Tôm bỏ đầu, bóc vỏ, để đuôi, ướp với chút bột nêm và tiêu.
Làm nóng khuôn bánh cho ít dầu, đổ bột vào rồi cho tôm và bông điển điển lên trên. Giảm lửa nhỏ cho đến khi mép bánh vàng và giòn. Bánh khọt ăn với rau sống chấm nước mắm chua ngọt.
Canh bông điên điển cá rô đồngChuẩn bị 300g bông điên điển, 200g cá rô đồng, 100g giá đậu xanh, 100g cà chua bi, rau thơm, 1 vắt me, ớt, gia vị.
Lấy cá đem làm sạch, luộc chín rồi vớt gỡ lấy thịt, ướp với nước mắm, muối, tiêu.
Phần xương cá đem giã nhỏ, lược lấy nước nấu chung với nước dằm me và nước luộc cá.
Khi nước sôi thì cho phần thịt cá vào, đến khai sôi thì cho cà chua, bông điên điển, giá đậu vào đảo đều, canh sôi lại thì nêm nếm rồi tắt bếp.
4.5
/
5
(
2
bình chọn
)
Cây An Xoa Có Tác Dụng Gì Và Có Chữa Được Bệnh Gan Không?
Cây an xoa hay còn gọi là cây dó lông, tổ kén cái, thâu kén lông (tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour), là một cây thân gỗ nhỏ, mọc thành cụm, cao khoảng 1,5m.
Trước đây, loại cây này mọc dại ở ven rừng, đồi núi, được phát hiện nhiều ở Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, cây an xoa phân bố rộng rãi ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Bình Phước,…
Advertisement
Cây an xoa có hai loại:
Cây an xoa hoa tím: lá thuôn nhỏ, phiến lá dày, răng cưa Hoa mọc sát nách lá, có màu tím, quả có lông như con sâu róm, khi chạm tay vào rất ngứa. Có tác dụng chữa các bệnh về gan.
Cây an xoa hoa trắng: Phiến lá tròn và to gấp đôi lá của cây hoa tím. Hai mặt lá không có lông, hoa màu trắng đục. Không được dùng để trị bệnh như cây hoa tím.
Hiện nay, cây an xoa hoa tím được sử dụng nhiều hơn vì có nhiều dược tính trị bệnh hơn.
Cây an xoa là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, có vị giống trà, có mùi thơm nhẹ, có thể uống như nước trà hằng ngày.
Theo một số nghiên cứu cho thấy trong cây an xoa chứa các hoạt chất như tiliroside, lupeol, stigmasterol, apigenin, flavonoid, alkaloid, một số enzyme và các nguyên tố vi lượng khác. Nhờ đó, cây an xoa có tác dụng:
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, cây an xoa giúp hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng, viêm gan B, viêm gan C, men gan cao, suy giảm chức năng gan hoặc làm mát gan.
Kiểm soát cân nặngTheo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, nhờ quá trình cân bằng trao đổi chất cũng như tính nhuận tràng làm giảm mỡ thừa, mỡ bụng hiệu quả.
Điều trị, phòng ngừa cao huyết ápUống an xoa thay trà sẽ giúp huyết áp được duy trì ổn định và tránh được nhiều biến chứng như tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớpCây an xoa có tác dụng chống viêm, giảm sưng khi bị viêm khớp, uống nước sắc từ cây làm đỡ đau nhức mỏi các khớp.
Giúp an thần, ngủ ngonUống cây an xoa tạo giấc ngủ ngon, an thần nhẹ với những trường hợp mất ngủ lâu ngày, giấc ngủ chập chờn.
Điều trị viêm đại tràngBên cạnh đó, cây an xoa còn chứa rất nhiều flavonoid, nó có tác dụng làm giảm sự phát triển của các tế bào viêm. Đồng thời hỗ trợ và bảo vệ thành đại tràng tránh khỏi sự xâm hại của các tế bào gây viêm.
Theo Đông Y và một số nghiên cứu khoa học khác, uống cây an xoa giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, men gan cao, giúp mát gan, tăng cường chức năng gan, giải độc gan.
Có thể nói cây an xoa như một dược liệu cứu tinh đối với những người mắc bệnh gan mạn tính và cấp tính. Cụ thể:
Cây an xoa có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư ganNăm 2023, một bài nghiên cứu trong tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ đã chỉ ra rằng các thành phần cây an xoa có tác dụng kháng tế bào ung thư gan HepG2 (Ung thư gan nguyên phát).
Các nghiên cứu cho thấy, dược liệu có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, di căn của tế bào ung thư, bài tiết chất độc trong gan, tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hỗ trợ điều trị viêm gan BNhờ những dược tính tốt cho gan, nên cây an xoa cũng được dùng để điều trị bệnh nhân mắc viêm gan B.
Cây an xoa có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, chống oxy hóa, bảo vệ gan tốt hơn, giảm thiểu tác hại của viêm gan B gây ra.
Đặc biệt cây an xoa và cây cà gai leo rất tốt trong việc hỗ trợ chữa trị về gan đặc biệt là viêm gan B.
Có tác dụng điều trị bệnh xơ ganNgười bệnh xơ gan sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, chảy máu cam, lười ăn,…
Cây an xoa có tác dụng tái tạo tế bào gan, phục hồi chức năng, giúp gan khỏe hơn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân xơ gan. Ngoài ra, loài cây này còn giúp chữa bệnh mất ngủ, vàng da rất tốt.
Giải độc, làm mát ganĐối với những người uống nhiều rượu bia, ăn nhiều dầu mỡ làm gan nóng, chức năng thải độc kém.
Cây an xoa sẽ có tác dụng giúp giải độc, làm mát gan, giúp giảm thiểu các triệu chứng như mệt mỏi, mụn nhọt, vàng da,…
Lưu ý không sử dụng cây an xoa cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 3 tuổi.
Không dùng chung cây an xoa với thuốc tây vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trước khi dùng cây an xoa cần sao vàng, hạ thổ, để phát huy hết công năng của thuốc.
Nên lựa chọn nơi bán cây an xoa uy tín để đảm bảo chất lượng.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Cây Tầm Gửi Có Mấy Loại? Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Cây tầm gửi là cây gì?
Cây tầm gửi hay còn gọi là chùm gửi, có tên khoa học là Loranthaceae, tên theo tiếng Anh là Mistletoe và theo tiếng Hy Lạp là Phoradendron. Đây là loại cây thân leo, sống ký sinh trên loại cây khác.
Chúng thường leo hay bò lên các loại cây thân gỗ, rễ của chúng sẽ bám chặt và hút các chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống. Do là cây ký sinh nên sẽ có nhiều loại tầm gửi khác nhau với những đặc tính và tác dụng khác nhau tùy thuộc vào các loại cây chủ khác nhau.
Đặc điểm cây tầm gửiTầm gửi là cây sống ký sinh, hút chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống. Tầm gửi có rễ thuộc loại rễ giác mút, có khả năng bám chặt vào cây chủ. Cành cây tầm gửi giòn, trơn, nhiều đốt. Lá cây mọc thành cụm hoặc mọc đối xứng, lá trơn bóng và có hình mác hoặc hình bầu dục.
Hoa tầm gửi mọc thành từng cụm ở kẽ lá, theo dạng chùm, tán, hoa thường nở vào khoảng tháng 8-9, hoa tầm gửi có thể là đơn tính hoặc lưỡng tính và ra quả vào khoảng tháng 9-10. Hạt cây tầm gửi có chất lỏng sền sệt bên ngoài, đây cũng chính là đặc điểm tự nhiên giúp cây bám vào cây chủ.
Cây tầm gửi phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây tầm gửi chủ yếu mọc trong rừng ở các tỉnh trung du miền núi, ở đồng bằng cũng có nhưng số lượng không quá nhiều. Ngoài ra, với dược tính quý của mình, cây tầm gửi còn được nhiều trung tâm, cơ sở dược liệu nuôi trồng.
Bộ phận sử dụng làm dược liệuHầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm từ xưa của ông cha ta, khi chọn tầm gửi thì nên chọn những cây có lá to, dày, xanh để làm thuốc, những cây có lá nhỏ, ngả vàng và mỏng thường dược tính sẽ kém hơn nên tác dụng phát huy cũng kém hơn.
Vì là cây sống ký sinh trên cây chủ, sử dụng chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống và phát triển nên tầm gửi không bị rụng lá vào mùa đông, do đó chúng ta có thể thu hái chúng quanh năm. Tuy nhiên, theo dân gian thì thời điểm cây phát triển mạnh nhất, đảm bảo được dược tính là vào mùa hè, đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch tầm gửi.
Tác dụng trong Đông y
Tầm gửi là loại dược liệu có vị hơi ngọt, đắng, tính bình và có mùi thơm, cây rất tốt cho thận và gan. Sử dụng tầm gửi giúp bồi bổ sức khỏe, bổ thận, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và tốt cho gân, xương. Hơn nữa, tầm gửi còn hỗ trợ trị các bệnh như đau nhức xương khớp, viêm cầu thận, huyết áp cao, sỏi thận,…
Tác dụng trong y học hiện đại
Cây tầm gửi chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe, tác dụng cụ thể như sau:
Trong tầm gửi có chứa Catechin, hoạt chất này giúp ngăn chặn sự hình thành của sỏi canxi, điều trị tình trạng sỏi ở đường tiết niệu.
Một số thành phần như trans-phytol, alpha-tocopherol, afzeline,… giúp chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
Cây tầm gửi còn có tác dụng chống viêm, hiệu quả tương tự như thuốc aspirin.
Polysaccharide trong tầm gửi giúp điều hòa miễn dịch và có tác dụng chống oxy hóa.
Theo Vinmec International Hospital, chúng ta không nên sử dụng các loại tầm gửi ký sinh trên cây lim, trúc đào, thông thiên… vì những cây chủ này có độc tính, sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
Bài thuốc từ tầm gửi cây dâu
Bài thuốc hạ huyết áp:
Nguyên liệu: 32gr tầm gửi cây dâu, 2gr thảo quyết minh, 20gr hà thủ ô, 16gr ngưu tất, 20gr bạch linh, 12gr đỗ trọng, 16gr ích mẫu, 12gr thiên ma, 12gr chi tử, 12gr hoàng cầm.
Bài thuốc điều trị đau nhức đầu gối:
Nguyên liệu: Tang ký sinh khô và rượu trắng 40 độ
Cách thực hiện: Bạn sao vàng dược liệu rồi đem ngâm với rượu trắng, sau 1 tháng là bạn có thể sử dụng. Bạn dùng rượu tầm gửi xoa bóp đầu gối và những vị trí bị đau nhức. Nếu kiên trị sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng đau đầu gối được cải thiện rất nhiều.
Bài thuốc uống tầm gửi cây gạo
Bài thuốc tăng cường giải độc và mát gan:
Nguyên liệu: 20gr – 30gr tầm gửi khô
Cách thực hiện: Bạn đun tầm gửi với khoảng 400ml nước với lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút thì tắt bếp. Bạn nên dùng thuốc trong lúc còn nóng để dược tính phát huy tác dụng tối ưu.
Bài thuốc điều trị bệnh lý sỏi bàng quang, sỏi thận:
Nguyên liệu: 15gr tầm gửi gạo, 10gr kim tiền thảo, 10gr mã đề, 10gr rễ cỏ tranh, 10gr thổ phục linh
Cách thực hiện: Bạn đun các dược liệu cùng khoảng 1.5-2 lít nước với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Bạn nên sử dụng bài thuốc này hằng ngày để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó lượng canxi hình thích sỏi cũng được đào thải và kích thước sỏi sẽ giảm đáng kể.
Bài thuốc từ tầm gửi cây khế
Hỗ trợ điều trị bong gân:
Nguyên liệu: Lá tầm gửi cây khế và nước vo gạo.
Dù là dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để tầm gửi phát huy được hiệu quả tốt nhất:
Không nên dùng quá nhiều hay quá ít tầm gửi, nên dùng lượng thích hợp để phát huy hiệu quả tối ưu.
Không nên sử dụng song song bài thuốc từ tầm gửi với thuốc Tây mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Không dùng dụng cụ bằng kim loại để sắc thuốc vì có thể ảnh hưởng đến dược tính của tầm gửi. Bạn nên sử dụng nồi đất hoặc ấm sứ để sắc thuốc.
Advertisement
Phải hỏi ý kiến của những người có chuyên môn trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây tầm gửi.
Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ chỉ được phép sử dụng tầm gửi khi có sự cho phép và chỉ định của bác sĩ.
Cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tránh sử dụng các chất kích thích để quá trình điều trị phát huy hiệu quả tối ưu.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua tầm gửi khô ở các nhà thuốc đông y, các cơ sở y học cổ truyền hoặc đặt mua chúng trên các website, sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn nên tìm mua ở những nơi uy tín, có giấy phép kinh doanh, dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tùy loại cây chủ ký sinh mà tầm gửi sẽ có giá khác nhau, ví dụ như tầm gửi gạo có giá khoảng 200.000 đồng/kg, tầm gửi dâu có giá khoảng 160.000 đồng/kg.
Nguồn: Trung tâm dược liệu VietFarm
Top 7 Các Loại Cây Thuốc Nam Quý Có Tác Dụng Chữa Bệnh Ở Việt Nam
Cà gai leo còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù,…có tên khoa học là Solanum procumbens. Cà gai leo có tác dụng ổn định, tăng cường chức năng gan. Rễ cây có chứa ancaloit, glycoancaloit,… giúp ngăn chặn quá trình xơ gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan.
Bạn có thể dùng cà gai leo sắc nước uống hằng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cà gai leo.
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, còn có tên gọi khác là thất diệp đảm, ngũ diệp sâm,…
Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến. Bên cạnh đó, nó còn giúp ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn, giúp bệnh nhân sau phẫu thuật nhanh phục hồi. Nó còn có tác dụng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và tăng hệ miễn dịch của cơ thể.
Cây đan sâm hay còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn,… có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge. Đan sâm phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới.
Đan sâm có khả năng làm giãn động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Nó còn được dùng để chữa phong thấp khớp sưng tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.
Hà thủ ô có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc bổ, giúp điều trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc. Trong hà thủ ô đỏ có chứa lecithin, có tác dụng bổ tim, giúp cải thiện chuyển hóa chung, anthraglycosid trong hà thủ ô đỏ giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng.
Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas, có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu bổ gan thận. Hà thủ ô trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hoạt động của hệ đường ruột, giúp lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cân.
Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
Sâm cau hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, thần kinh suy nhược, giúp bạn tăng cường chức năng sinh lý của nam và nữ giới. Nó còn giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sức khỏe.
Cây mật gấu còn gọi là hoàng liên ô rô, mã hồ. Cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.
Bên cạnh đó, nó còn giúp mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu. Khi dùng lâu dài, nó còn giúp chữa bệnh béo phì và bệnh gút.
Cây ráy gai có tên khoa học là Lasia spinosa, còn có tên khác là sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt,… Ở Việt Nam, ráy gai phân bố ở khắp các vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
Ráy gai dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan. Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.
Chọn mua mật ong nguyên chất tại chúng tôi để trị ho:
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Mật Công Dụng Cây Kim Vàng Trị Bệnh trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!