Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Lác Mắt Ở Trẻ Em Và Các Dấu Hiệu Cha Mẹ Cần Biết # Top 17 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Lác Mắt Ở Trẻ Em Và Các Dấu Hiệu Cha Mẹ Cần Biết # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Lác Mắt Ở Trẻ Em Và Các Dấu Hiệu Cha Mẹ Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

3. Cách điều trị bệnh lác mắt ở trẻ em

Điều trị về lé mắt cho người lớn đơn giản hơn điều trị lé mắt ở trẻ nhỏ. Muốn điều trị được bệnh lé mắt cho trẻ em cần phải biết nguyên nhân cụ thể. Tùy vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau.

Bác sĩ khám bệnh tìm nguyên nhân bị lác mắt ở trẻ em – Ảnh Internet

Nếu như trẻ chỉ thuần túy là bị lác mắt vậy thì cách điều trị đơn giản hơn. Bác sĩ chỉ cần phẫu thuật can thiệp vào những cái cơ nằm ở xung quanh mắt để điều chỉnh cân bằng lại cho mắt trẻ. Tùy từng trường hợp trẻ lác mắt mà có phương thức điều trị khác nhau. Thông thường, chỉ cần phẫu thuật một lần là thành công. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật lần hai hoặc lần ba mới đạt được kết quả như ý.

Khi bị lác, trẻ thực sự chỉ nhìn bằng một mắt, sau một thời gian dài do không được sử dụng thì bên mắt bị lác sẽ nhìn rất kém. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bệnh lác mắt, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế điều trị sớm nhất.

4. Phòng ngừa bệnh lác mắt ở trẻ em

Không có một phòng ngừa hữu hiệu nhất nào cho lác mắt cho trẻ cả. Phụ huynh thường xuyên vệ sinh trẻ sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh phần mắt cho trẻ. Với những trẻ đã từng bị lác mắt, sau khi tiến hành điều trị đã khỏi hẳn. Tuy nhiên bị lác mắt rất có nguy cơ tái lại vì vậy phụ huynh cần chú ý quan sát trẻ thường xuyên hơn.

Định kì 2 lần trong năm sẽ đưa trẻ đi khám mắt – Ảnh Inernet

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, phụ huynh cần quan tâm quan sát và phát hiện sớm bệnh lác mắt ở trẻ em. Ngoài ra, phụ huynh cần nên khám mắt định kỳ 2 lần mỗi năm cho trẻ, đồng thời, đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất nếu thấy các biểu hiện:

Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng.

Trẻ phải xoay đầu mới nhìn thấy đồ vật bên cạnh.

Trẻ không có phản ứng với ánh sáng

Trẻ không tập trung vào một món đồ chơi.

5. Chế độ dinh dưỡng giúp bảo vệ mắt bé khỏe mạnh

Cũng như nhiều bệnh lý về mắt khác, lác mắt ở trẻ em phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Cà rốt có rất nhiều vitamin A rất tốt cho mắt của trẻ – Ảnh Internet

Ngoài ra, cần bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho mắt trẻ như rau lá xanh,cá hồi, bơ trứng, ớt chuông, các loại hạt, quả việt quốc, chocolate đen, kỷ tử, cà rốt. Đặc biệt, thường xuyên bổ sung vitamin A cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng cho mắt.

Bệnh lác mắt ở trẻ em  hay lé mắt sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị lực và thẩm mỹ của trẻ. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những khiếm khuyết về lác mắt ở trẻ đều có thể điều trị với kết quả thành công cao. Dù vậy, cha mẹ vẫn cần thường xuyên quan sát, để phát hiện kịp thời, giúp khắc phục tình trạng bệnh cho con sớm để đạt kết quả tốt nhất. 

Nữ Phạm tổng hợp

5 Dấu Hiệu Cho Biết Cha Mẹ Quá Bao Bọc Con

2. Luôn lo lắng về sự an toàn của con

Vì quá lo lắng về sự an toàn của con, nên các bậc phụ huynh thường có xu hướng can thiệp quá sâu vào quá trình phát triển tự nhiên của một đứa trẻ. Ví dụ, do sợ con gặp nguy hiểm nên cha mẹ thường ngăn cấm không cho con tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời như bơi lội, cưỡi ngựa, leo núi, đua xe đạp…

Cha mẹ không nên can thiệp quá sâu vào tiến trình phát triển của trẻ.

Bạn nên nhớ, hoạt động ngoài trời không chỉ là cơ hội tốt để con rèn luyện thể chất, mà còn là nơi để con trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng sống vô cùng bổ ích.

Cuộc sống có muôn vàn nguy hiểm đang rình rập xung quanh con trẻ và cha mẹ thì không thể ở bên che chở cho con cả đời. Vì thế hãy để con được tự do phát triển, cho con hòa nhập với xã hội đó là điều tốt nhất mà nên làm cho con mình.

3. Nâng niu và chiều chuộng con quá mức

Không được chiều theo mọi yêu cầu của con vì như thế là làm hư trẻ

Con cái là tài sản vô giá trời ban cho, vì thế không có cha mẹ nào là không yêu thương và trân quý con mình cả. Trong mắt cha mẹ con là tài sản vô giá nhưng không vì thế mà bạn xem con như “ông trời”, chiều chuộng con quá mức, con muốn gì cũng đáp ứng. Như thế, lâu dần trẻ dễ hình thành thói quen đòi hỏi và không biết tôn trọng người khác, thích hưởng thụ.

4. Giúp đỡ con từ những việc nhỏ nhất

Hãy dạy con biết sống tự lập ngay từ nhỏ

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn quá bao bọc con đó là cha mẹ luôn giúp đỡ con làm mọi việc. Từ những việc đơn giản như dọn dẹp phòng ngủ cho đến giúp con làm bài tập về nhà với con, thậm chí là những công việc trong hoạt động ngoại khóa của con. Điều này là không tốt cho tương lai của trẻ, vì lâu dần bé sẽ không tự làm được mọi thứ, không thể sống tự lập.

5. Luôn lo lắng những điều không cần thiết

Hãy dạy cho con những kỹ năng cần thiết thay vì lo lắng

Việc quá bao bọc con, không cho con được tự do hòa nhập với cuộc sống xung quanh sẽ khiến cha mẹ luôn ở trong trạng thái lo lắng. Lo sợ con qua đường bị tại nạn, lo con bị bạn ức hiếp, hay lo cuộc sống có nhiều cạm bẫy rất nguy hiểm cho con…

Thay vì mất thời gian để lo lắng và suy nghĩ chuyện không đâu bạn nên dạy cho con những kỹ năng đối phó với những nguy hiểm. Đó mới là cách mà cha mẹ nên làm.

chúng tôi

12 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Bướu Cổ Bạn Cần Chú Ý

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở cổ và bên dưới yết hầu. Khi bị bướu cổ, tuyến giáp sẽ tăng kích thước. Toàn bộ tuyến giáp có thể phát triển lớn hơn hoặc tạo thành những cục nhỏ gọi là nhân giáp.

Tuyến giáp sản xuất các hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn được gọi là T3). Các hormone này có vai trò trong việc điều hòa các chức năng của cơ thể, bao gồm:

Sự trao đổi chất.

Thân nhiệt.

Tâm trạng.

Nhịp tim.

Tiêu hóa.

Khi bị bướu cổ, kích thước tuyến giáp tăng lên có thể khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy nghẹn ở cổ họng. Tình trạng này gây cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.

Người bị bướu cổ có thể cảm thấy nghẹn ở cổ họng thường xuyên

Cùng với cảm giác nghẹn ở cổ họng, người bệnh còn có thể cảm thấy khó nuốt thức ăn khi bị bướu cổ. Điều này có thể là do kích thước tuyến giáp tăng lên ở bệnh nhân bướu cổ làm cho việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn.

Khó nuốt có thể là dấu hiệu của bướu cổ

Khàn giọng là tình trạng giọng nói nghe khàn hơn và giống như đang bị khó thở. Khi bị khàn giọng, âm sắc có thể thay đổi, trở nên cao độ hay thấp độ hơn. Nguyên nhân của triệu chứng khàn giọng là do áp lực của bướu cổ lên cấu trúc khí quản và dây thần kinh ở cổ. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu muốn loại bỏ triệu chứng này.

Người có bướu cổ bị khàn giọng khi nói

Chóng mặt khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi đứng và xác định phương hướng. Mặc dù một cơn chóng mặt ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có thể là dấu hiệu của bệnh bướu cổ. Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên.

Chóng mặt là một dấu hiệu của bướu cổ

Người bị bướu cổ có thể thấy phần cổ của mình sưng to hơn bình thường, thông thường là ngay dưới yết hầu. Đây có thể là do tuyến giáp tăng kích thước và sưng to hơn. Người bệnh nên đi bệnh viện nếu phát hiện thấy tình trạng này.

Người bệnh có thể bị sưng cổ khi có bướu cổ

Khi bị bướu cổ, người bệnh có thể có các triệu chứng khàn giọng, khó nuốt và khó thở xuất hiện cùng lúc. Điều này là do kích thước của tuyến giáp tăng lên và chèn ép khí quản, phế quản. Cảm giác khó thở có thể nhận thấy rõ hơn khi người bệnh nằm ngửa hoặc giơ hai tay ra sau đầu.

Bệnh bướu cổ có thể gây khó thở cho người bệnh

Ho là một phản xạ tự nhiên. Ho giúp cơ thể loại bỏ các chất gây kích ứng khỏi đường hô hấp trên và dưới. Người bị bướu cổ có thể có triệu chứng ho khan, không có đờm. Ho có thể thường xuyên và dần dần nếu không được điều trị sẽ trở thành ho mãn tính.

Ho khan có thể xuất hiện ở những người bị bướu cổ

Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở người bị bướu cổ

Hormone tuyến giáp góp phần điều hòa tâm trạng. Khi bị bướu cổ, sự điều hòa hormone bị ảnh hưởng và có thể khiến người bệnh thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Mệt mỏi khiến người bệnh khó có thể thức dậy vào buổi sáng. Họ có thể có cảm giác thèm ngủ quá mức trong cả ngày. Tuy nhiên, sau khi nghỉ ngơi hoặc ngủ đủ người bệnh vẫn có thể không cảm thấy sảng khoái.

Mệt mỏi và căng thẳng kéo dài có thể gây stress, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.

Tình trạng mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng đến bệnh nhân bướu cổ

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi bị bướu cổ, người bệnh có thể sút cân đột ngột. Người bệnh bị sút cân trong khi không cố ý giảm cân, không do chế độ ăn hay tập luyện thể thao. Sụt giảm 15% hoặc hơn so với trọng lượng bình thường trong vòng 6 – 12 tháng được xem là sút cân đột ngột.

Khi bị sụt cân đột ngột, người bệnh nên đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như bướu cổ, ung thư giáp, đái tháo đường.

Sụt cân đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh bướu cổ

Advertisement

Khi bị bướu cổ, người bệnh có khả năng đổ nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hơn bình thường. Điều này mặc dù không nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Đổ nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh bướu cổ

Tuyến giáp bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng lồi mắt. Khi gặp trường hợp này, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để tránh ảnh hưởng đến thị giác. Một số dấu hiệu của triệu chứng lồi mắt có thể là:

Nhìn thấy mí mắt trên ít hơn (cảm giác mắt to ra khi soi gương).

Nhìn thấy nhiều lòng trắng trong mắt hơn.

Lồi mắt có thể cảnh báo bệnh bướu cổ

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Người bệnh nên đi gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu như:

Nghẹn cổ.

Khó nuốt.

Khàn giọng.

Khó thở.

Ho khan.

Mệt mỏi, sút cân đột ngột.

Lồi mắt.

Người bệnh nên đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu của bệnh bướu cổ

Phương pháp chẩn đoán bướu cổ

Xét nghiệm máu: Nhằm tìm kiếm một số kháng thể được tạo ra khi bị bướu cổ như thyroglobulin (Tg Ab) hoặc thyroid-stimulating immunoglobulin. Xét nghiệm máu còn giúp kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.

Siêu âm tuyến giáp: Bác sĩ sẽ kiểm tra liệu có sự bất thường trong kích thước tuyến giáp hay không.

Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA): Thủ thuật này được thực hiện nếu bác sĩ phát hiện thấy có nốt nhân trong tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp: Giúp chẩn đoán hình ảnh tuyến giáp bằng các đồng vị phóng xạ.

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp

Một số bệnh viện điều trị bướu cổ uy tín

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung Bướu chúng tôi Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115,…

Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108,…

Nguồn: Cleveland Clinic, WebMD

5 Bệnh Mùa Đông Ở Trẻ Em Bố Mẹ Không Nên Xem Thường

Bệnh mùa đông ở trẻ em luôn khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng vì cơ thể con rất nhạy cảm với thời tiết. Đông đến, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm tăng cao,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm hại đến cơ thể con. Vì thế, bố mẹ cần phải nắm rõ những bệnh thường gặp trong mùa đông này và các cách phòng tránh tốt nhất, để bảo đảm sức khỏe cho con.

Mùa đông trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp do thời tiết thay đổi đột ngột. Ảnh Internet

1. Nguyên nhân gây ra bệnh mùa đông ở trẻ em thường gặp

Những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông chủ yếu là nhóm bệnh về đường hô hấp. Theo các số liệu báo cáo hằng năm, số bệnh Nhi đến khám vì bệnh đường hô hấp tăng khoảng 30 – 40% so với ngày thường. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Nhiệt độ: Với khí hậu đặc trưng của mùa Đông là độ ẩm trong không khí thấp, nhiệt độ môi trường không cao. Tất cả tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, virus thường trú trong cơ thể có dịp bùng phát.

Sức đề kháng của trẻ: Sức đề kháng của trẻ em rất kém do hệ miễn dịch của con vẫn chưa được hoàn thiện và khả năng chống chọi với các nguy cơ lây nhiễm còn rất thấp. Và đặc biệt ở những trẻ có thể chất vốn yếu ớt, suy dinh dưỡng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh mãn tính thì nguy cơ con sẽ bị những bệnh hô hấp vào mùa đông là rất cao.

Cách chăm sóc của gia đình: Những chăm sóc thiết yếu cho trẻ trong khoảng thời gian giao mùa, thời tiết lạnh đột ngột đặc biệt vào ban đêm vẫn chưa phù hợp. Chẳng hạn như: Trẻ mặc quần áo phong phanh, mặc đồ ướt hoặc ẩm, trẻ ra nhiều mồ hôi mà chưa thay đồ kịp,… Điều này vô tình làm cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh, viêm họng, viêm phổi,…

Các loại vi khuẩn phát triển vào mùa đông: Một số loại vi khuẩn, virus như H.influenzae, S.pneumoniae, vi-rút cúm, vi-rút sởi, vi-rút H5N1,… thường phát triển mạnh vào mùa lạnh. Một mặt khác, chúng cũng rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành khi không được cách ly an toàn.

Môi trường sống: Môi trường sống xung quanh trẻ không được vệ sinh, trong gia đình có người hút thuốc, không gian sống chật hẹp, ẩm thấp,… cũng là những nguyên nhân gián tiếp tăng nguy cơ mắc bệnh mùa đông ở trẻ em.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh mùa đông ở trẻ em. Ảnh Internet

2. Một số bệnh mùa đông ở trẻ em phổ biến bố mẹ cần nắm rõ 2.1. Cảm cúm

Cảm cúm là một trong những bệnh đặc trưng về hô hấp mà trẻ em hay mắc phải nhất vào mùa đông. Bệnh tuy không nguy hiểm, có khả năng tự phục hồi nhanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh cũng sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cảm cúm vào mùa đông hay còn gọi là cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh cảm cúm sẽ lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt nhỏ khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc virus bị phát tán vào các vật dụng xung quanh. Sau đó lây lan cho trẻ. Tại Việt Nam, những loại virus gây cúm mùa thường gặp nhất là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Khi trẻ bị cúm có thể kèm theo sốt cao gây nên tình trạng co giật mà nếu không xử lý sớm sẽ dẫn tới tổn thương về thần kinh không phục hồi.

Những Mốc Phát Triển Của Trẻ Mà Cha Mẹ Không Biết

Tiến sĩ nhi khoa Sami (Mỹ) chia sẻ: “Rất nhiều lần các bậc cha mẹ lo lắng hỏi tôi, hành vi này có bình thường không? Tại sao con tôi lại làm như vậy? Đó là lý do tôi liệt kê các cột mốc bí mật của trẻ để giúp cha mẹ hiểu hơn về sự phát triển của các bé”.

Nấc cụt nhiều

Nấc cụt là sự co thắt không chủ ý hoặc cử động đột ngột của cơ hoành, cơ quan kiểm soát hơi thở. Tiến sĩ Anjuli Gans, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, cho biết nấc cụt đối với trẻ sơ sinh là một trong những điều phổ biến nhất. Ở trẻ sơ sinh, cơ hoành đang trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều và phần não kiểm soát các phản xạ này cũng đang phát triển rất nhanh. Giai đoạn này, ruột của trẻ cũng đang thay đổi, vì vậy chúng có thể đột ngột trở nên đầy hơi.

Ngoài ra, nấc cụt cũng là do dây thần kinh cơ hoành bị kích thích. Trẻ bắt đầu ăn uống sẽ khiến kích thước dạ dày lớn hơn, điều đó có thể kích thích dây thần kinh và khiến trẻ bị nấc nhiều.

Giật tóc

Chuyên gia cho biết việc giật tóc chỉ là một biểu hiện cho thấy trẻ có thể nắm lấy đồ vật. Điều này là rất bình thường, ngay cả khi nó gây đau cho trẻ.

Tiến sĩ Gans cho biết, khoảng bốn tháng tuổi, trẻ sơ sinh đột nhiên có được sức mạnh này và đó là lúc chúng bắt đầu nắm lấy mặt hoặc tóc giật rất mạnh. Các bé thường sẽ thành thạo việc nắm, túm chặt mọi thứ trước khi chúng đạt được cột mốc quan trọng là thành thạo cầm nắm.

La hét

Sami nói rằng trẻ sơ sinh thường la hét ầm ĩ. Bởi vì trẻ chưa biết nói nên một tiếng hét chói tai có thể có nghĩa là đói hay mệt mỏi, khiến cha mẹ bối rối. Đây là tiếng khóc bản năng và là điều bình thường.

Khoảng bốn đến năm tháng, trẻ sẽ bắt đầu phát triển những tiếng khóc khác nhau vì những lý do khác nhau, điều này có thể giúp cha mẹ hiểu được những gì chúng muốn hoặc cần. Tuy nhiên, khoảng từ 6-9 tháng tuổi, trẻ sơ sinh trở nên ầm ĩ hơn, bởi chúng nhận ra rằng tiếng la hét của chúng có thể nhận được phản hồi nhanh hơn từ mọi người. Đó là một cột mốc bình thường và là một phần trong quá trình phát triển giọng nói và ngôn ngữ của trẻ.

Không đại tiện thường xuyên

Tiến sĩ Gans cho biết, một cột mốc phổ biến mà các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũng được lưu ý là khi em bé ngừng đi vệ sinh ban đêm, khoảng từ bốn tháng tuổi trở đi.

Khi đó, ruột trẻ phát triển, lượng phân ổn định hơn, tuy nhiên chúng vẫn đi tiểu nhiều. Các chuyên gia lưu ý rằng thỉnh thoảng vẫn có thể xảy ra tình trạng trẻ ị qua đêm và một số trẻ có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được mốc này so với những trẻ khác, nhưng điều đó cũng bình thường.

Rùng mình hay run, lắc cơ thể

Một cột mốc phổ biến khác đối với trẻ sơ sinh là khi chúng bắt đầu lắc hoặc run đầu hay cả cơ thể, thường bắt đầu ở giai đoạn sơ sinh và có thể tiếp tục đến 4 tháng tuổi. Biểu hiện này cho thấy em bé đang phát triển phản xạ.

Tiến sĩ Gans chỉ ra, trẻ sơ sinh có phản xạ Moro, có thể khiến chúng di chuyển hoặc lắc đột ngột để phản ứng với các kích thích hoặc tác nhân khác nhau. Điều này thường biến mất sau khoảng hai tháng.

Nóng nảy

Những cơn giận dữ, nóng nảy là một phần rất bình thường trong quá trình phát triển thời thơ ấu của trẻ, thậm chí chúng có thể đến sớm hơn cha mẹ mong đợi. Ngay cả khi không thể nói thành lời, chúng có thể nổi cơn thịnh nộ và bày tỏ sự thất vọng. Tiến sĩ Gans nói rằng những cơn giận dữ có thể kéo dài đến tuổi mẫu giáo.

Nghịch trò nguy hiểm

Các chuyên gia lưu ý, mặc dù khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhưng việc trẻ em nghịch những trò nguy hiểm là khá bình thường, ví dụ đi lại và leo trèo xung quanh.

Tiến sĩ Sami nói, khoảng 15-18 tháng, trẻ bắt đầu làm những việc rất nguy hiểm và chúng không có bất kỳ khái niệm nào về điều gì là nguy hiểm hay không. Trẻ em có thể trèo ra khỏi ghế cao, rơi khỏi ghế hoặc nhảy xuống bể bơi mà không sợ hãi.

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ thực hiện những hành động liều lĩnh này và ngạc nhiên khi chúng bị thương. Sẽ mất một thời gian để trẻ hiểu được những rủi ro và hậu quả. Đó là một giai đoạn làm cha mẹ rất mệt mỏi.

Nói dối

Các chuyên gia lưu ý rằng nói dối thực sự là một cột mốc bình thường trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ.

Khi đến tuổi mẫu giáo, khoảng 4-6 tuổi, chúng bắt đầu nói dối rất nhiều. Trẻ có thể nghĩ ra những câu chuyện phức tạp, khó tin về bản thân, bạn bè hoặc trường học, là kết quả của sự kết hợp trí tưởng tượng với thực tế. Theo Học viện tâm thần trẻ em và vị thành niên Mỹ, kiểu nói dối này thường không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Advertisement

Tiến sĩ Gans cho biết, trong thời gian này, một bộ phận của não – nơi điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc và quyết định của con người – đang phát triển nhanh chóng. Bà cho biết thêm, những lời nói dối của trẻ thường bắt đầu một cách đơn giản hoặc dễ thương. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể học cách nói dối để thoát khỏi một số hành vi nhất định, tránh hậu quả hoặc thu hút sự chú ý.

Kén ăn

Sami cho biết, kén ăn là bình thường và phổ biến. Hầu hết trẻ em đều có biểu hiện này trong độ tuổi từ 2 đến 4. Sau hai tuổi, trẻ lớn chậm hơn rất nhiều và do tốc độ tăng trưởng chậm lại nên nhu cầu calo của bé giảm đi rất nhiều. Vì vậy trẻ ở độ tuổi này không muốn ăn nhiều là điều bình thường.

Trẻ em ở độ tuổi này cũng đang học cách nói không và thể hiện sở thích của mình, vì vậy sự kén ăn là điều bình thường.

Mặc dù các chuyên gia coi đây là những cột mốc bình thường nhưng họ thừa nhận rằng mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Nếu bạn lo lắng về sự phát triển hoặc sức khỏe của con mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Thùy Linh (Theo Today)

Mẹ Đã Biết Cách Chọn Quần Áo Trẻ Em Đúng Cách?

1. Nói không với vải sợi hóa học cho quần áo trẻ em:

Quần áo trẻ em có vải sợi hóa học thường cứng và đanh mặt hơn, rất dễ gây trầy xước và nhiễm trùng cho bé. Ngoài ra, vì khả năng thấm hút mồ hôi kém nên khi bé vận động nhiều sẽ khiến quần áo bị ẩm ướt, nếu không thay kịp thời rất dễ bị cảm lạnh.

Vải cotton: 

Vải cotton là chất liệu hàng đầu cho bé. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại vải với tỷ lệ cotton khác nhau. Ví dụ vải 100% cotton, vải cotton 35/65, cotton 65/35. Mẹ nên chọn những loại vải có tỷ lệ phần trăm cotton càng cao càng tốt. Tốt nhất là loại vải 100% cotton.

Vải cotton có ưu điểm là mềm mại và thân thiện với làn da. Độ đàn hồi của vải tốt. Độ thấm hút cao. Vì vậy, cho dù các bé có chạy nhảy ra mồ hôi thì cũng vẫn thoáng mát và thoải mái.

Vải lụa: 

Vải lụa rất mỏng nên mặc có cảm giác rất mát mẹ và nhẹ nhàng. Tuy nhiên khuyết điểm của vải lụa là giá thành khá đắt. Hơn nữa lụa thích hợp với các bé gái hơn là bé trai. Đây cũng là loại vải thấm hút tốt, dùng để may các loại váy điệu đà sẽ đẹp vô cùng.

Vải chiffon:

Đây là loại vải thường thấy để may váy dạ hội, khăn choàng hay lễ phục cho bé. Từ “chiffon” có nghĩa là mỏng, trong mờ. Nó thể hiện rất rõ bản chất của vải chiffon: một loại vải nhẹ nhàng, xuyên thấu, trong mờ như sương. Vải rất mỏng và thoáng mát, mềm mại, thích hợp với bé gái hơn bé trai.

Ưu tiên chọn những loại vải thấm hút mồ hôi tốt cho bé

2. Chất nhuộm nhân tạo trong quần áo trẻ em:

Thường các mẹ rất thích chọn những thiết kế màu sắc sặc sỡ và nổi bật cho bé nhà mình, tuy nhiên vải có màu sặc sỡ thường chứa nhiều dư lượng các chất hóa học, dễ dẫn đến việc bé bị mắc bệnh về da, đặc biệt là đối với bé sơ sinh.

Trong quá trình nhuộm màu người ta sử dụng rất nhiều loại hóa chất độc hại có chứa chất gây ung thư. Hơn nữa, thuốc nhuộm và các hóa chất khác dùng trong khâu hoàn thiện sản phẩm được sử dụng trong quần áo trẻ em có thể làm cho má và tai bé bị đỏ, quầng mắt bị thâm, bé sẽ trở nên hiếu động thái quá. 

Chất nhuộm phẩm màu càng sặc sỡ càng không tốt cho bé

3. Họa tiết trang trí, đính hạt:

Mẹ nên tránh chọn những họa tiết trang trí quá rờm rà hoặc đính hạt, vì những họa tiết này vô tình sẽ làm đau bé khi bé nằm, cấn vào da thịt bé. Chưa kể những chi tiết đính hạt bắt mắt sẽ làm bé tò mò muốn cho vào miệng.

Ưu tiên chọn quần áo bé đơn giản và thoải mái

4. Quần áo trẻ em”xả kho”:

Không khó để thấy những cửa hàng bán sổ quần áo trẻ em chất đống tại lề đường với mức giá đúng chất rẻ bèo nhèo chỉ từ 5k 10k. 

Và tất nhiên nguồn gốc cũng như chất liệu những sản phẩm này vẫn là một dấu hỏi lớn. Chỉ biết đây là sản phẩm bạn không nên mua nếu muốn bảo vệ sức khỏe cho bé nhà mình. Bụi vải, bụi đường kèm theo nguồn gốc không rõ ràng là những gì có thể ảnh hướng xấu đến sức khỏe của bé.

Shop CucKeo ưu đãi 50% thời trang mặc hè cho bé

– Xem Ngay

Ngoài ra các mẹ cũng nên lưu ý khi chọn quần áo trẻ em như sau:

– Không chọn quần áo quá chật, ưu tiên chọn loại lớn hơn bé 1 size vì trẻ con lớn rất nhanh.

– Chọn mua tại những cửa hàng, thương hiệu quần áo trẻ em uy tín.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Lác Mắt Ở Trẻ Em Và Các Dấu Hiệu Cha Mẹ Cần Biết trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!