Bạn đang xem bài viết Bài Thơ Nói Với Con Tác Giả Y Phương được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài thơ Nói với con
Nói với con I. Đôi nét về nhà thơ Y Phương– Y Phương sinh năm 1948.
– Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.
– Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
– Năm 1968, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác ở Sở Văn hóa – thông tin tỉnh Cao Bằng.
– Năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. , Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.
– Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
– Một số tác phẩm: Nói với con (1980), Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)…
II. Giới thiệu về bài thơ Nói với con 1. Bố cụcGồm 2 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn.
Phần 2. Còn lại: Người cha nói với con về truyền thống cao đẹp của quê hương, mong muốn con tiếp nối truyền tống đó.
2. Thể thơBài thơ “Nói với con” được sáng tác theo thể thơ tự do.
3. Ý nghĩa nhan đềNhan đề “Nói với con” ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. Động từ “nói” kết hợp với đối tượng của hành động “con” đặt giữa là quan hệ từ “với”. Từ đó, bài thơ chính là lời trò chuyện, tâm sự của người cha với đứa con của mình. Một nhan đề có tính khái quát cao. Tác giả đã gửi gắm vào trong đó lời nhắn nhủ, hy vọng thế hệ sau (người con) có thể tiếp tục tiếp nối, phát huy và giữ vững truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Không chỉ vậy, đó còn là lời nhắc nhở con cần phải biết rõ cội nguồn của mình, từ đó sống sao cho xứng đáng, cho phù hợp, tốt đẹp.
4. Mạch cảm xúcBài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình yêu quê hương, đất nước. Từ đó bộc lộ mong muốn của người cha muốn gửi gắm đến đứa con của mình về tương lai của đất nước.
5. Nội dungQua Nói với con, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ còn giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
6. Nghệ thuậtTừ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm; giọng điệu tha thiết, tâm tình; sử dụng các biện pháp tu từ…
III. Dàn ý phân tích Nói với con(1) Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về nhà thơ Y Phương, bài thơ Nói với con.
(2) Thân bài
a. Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn
– Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng:
– Con được lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ.
– Những hình ảnh cụ thể gợi sự gắn bó của tình cảm cha con: “chân phải – chân trái”; “tiếng nói – tiếng cười”; “một bước – hai bước”…
b. Người cha cho con biết niềm vui của lao động và tình nghĩa của quê hương
– Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình với cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát”.
– Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống. Người cha nhắc tới “ngày cưới” – ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời – đó là điểm tựa của hạnh phúc.
Advertisement
– Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển:
Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần để khẳng định những phẩm chất tốt đẹp.
Tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan.
– Ước muốn của cha dành cho con:
Mong con thủy chung với quê hương.
Biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình.
Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình.
Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình.
Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.
(3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nói với con.
Bài Thơ: Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Sáng Tác Năm 1969, In Trong Tập Vầng Trăng Và Quầng Lửa
Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu về tác giả Phạm Tiến Duật cũng như nội dung của bài thơ. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.
– Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
– Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
– Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
– Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh các người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
– Giọng thơ của Phạm Tiến Duật trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
– Phạm Tiến Duật được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970)
Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
Nhóm lửa (thơ, 1996)
Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày ngày 17 tháng 11 năm 2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng).
Vừa làm vừa ghi (tập tiểu luận, 2003)…
– “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969.
– Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969, được đưa vào tập “Vầng trăng và quầng lửa” (1970).
Gồm 4 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe.
Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.
Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Tình động đội của những người lính.
Phần 4. Còn lại. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác theo thể thơ tự do.
Mẫu 1
Khi đặt tên cho tác phẩm của mình là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, khi đọc nội dung, ai cũng biết rõ đây là một tác phẩm thuộc thể loại thơ ca. Nhưng tác giả lại để hai chữ “bài thơ” vào nhan đề. Tưởng chừng như thừa, nhưng thực chất Phạm Tiến Duật muốn thông qua hai chữ này để nhấn mạnh vào chất thơ được toát lên từ hiện thực chiến trường khốc liệt.
Tiếp đến, nhan đề cũng nêu ra được hình ảnh trung tâm của tác phẩm, những chiếc xe không kính. Những chiếc xe này vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” – đơn vị quân đội nhỏ nhất. Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Từ đó ca ngợi tinh thần của người lính lái xe nơi chiến trường khốc liệt.
Mẫu 2
Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã cho thấy hình ảnh trung tâm của bài thơ là những chiếc xe không kính. Đây là một hình ảnh độc đáo nhưng rất quen thuộc trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những chiếc xe trên đường đường vận chuyển vũ khí, đạn dược ra chiến trường bị bom đạn của kẻ thù bắn phá, kính xe bị vỡ đi. Hình tượng “xe không kính” đã khắc họa cho người đọc thấy được sự khốc liệt của chiến trường. Qua đó nhà thơ cũng muốn ca ngợi phẩm chất dũng cảm của những người lính lái xe.
Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo: Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” – đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.
Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
– Mở bài: Có những tác phẩm đọc xong, khi gấp trang sách lại, bạn đọc quên đi ngay sau đó. Nhưng cũng có những tác phẩm đọc xong để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm đó. Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.
– Kết bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu trong nền thơ ca giai đoạn chống Mỹ. Những năm tháng chiến đấu gian khổ tại rừng Trường Sơn cùng với hình ảnh người lính lái xe đã được Phạm Tiến Duật khắc họa thật chân thực, sống động.
(1) Mở bài
Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật, nội dung tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
(2) Thân bài
a. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe
– Câu thơ mở đầu: “Không có kính không phải vì xe không có kính” – điệp ngữ “không có… không… không có…” như muốn nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe không kính.
– Các động từ mạnh “giật”, “rung” kết hợp với hình ảnh “bom” khắc họa sự khốc liệt nơi chiến trường.
– Trước hoàn cảnh đó, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.
– Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:
Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt – từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.
Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.
Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.
b. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn
– Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.
– Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.
– Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.
c. Tình động đội của những người lính
– Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng.
– Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.
– “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.
– “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ đầy hồn nhiên, vui vẻ.
– Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên.
– Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.
– Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.
d. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc
– Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…
– Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.
– Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Chia Sẻ 100 Bài Thơ Lục Bát Về Tình Yêu Đơn Phương Ngậm Ngùi
Mình em một bóng cuối trời buồn tênh
Con tim ta suốt một đời vì nhau
TRÁI NGANG CUỘC TÌNH
Năm canh thao thức lòng ngơ ngẩn buồn.
Ngày còn vui bước chung đôi dắt dìu.
Sao em đành bước sang ngang không về.
Sao lòng vẫn nhớ vẫn thương nhau hoài.
Tình vương trái đắng…lời ru ngậm ngùi.
HỒNG NHAN BẠC PHẬN
Một đời khắc khoải đớn đau ngậm ngùi.
Làm em đành phải…chít tang cuộc tình.
Bao đêm thao thức lòng lai láng buồn.
Buồng tim rét buốt…lòng đau đớn lòng.
Nên tình nay cũng theo mưa cuối chiều.
EM CÒN NHỚ HAY ĐÃ QUÊN?
Anh nguyền không để hai phương trời sầu.
Nên tình không trọn…nợ duyên hết rồi.
Khóc tình duyên bạc…chia nhau rồi về.
Bởi mây đen phũ bóng Trăng chẳng còn.
Quên người năm cũ ngày trông đêm chờ.
TÌNH NHƯ BỌT NƯỚC
Nên hồng nhan bạc mấy lần lạc duyên.
Nhưng giờ còn lại đoạn trường đớn đau.
Em thầm lặng bước giữa trời lạnh căm.
Thời gian rồi cũng…chôn vùi ngày xanh.
Bao nhiêu kỷ niệm quay cuồng trong em.
—————————–
TÌNH THỪA
Đâu ôm sầu muộn không hề đau thương.
Nên giờ đau khổ riêng mình em mang.
Tình như Thu chết lá chòng chành đưa.
Oằn lưng cõng nhớ chôn vùi niềm đau.
Em thầm lặng bước rồi nhường anh qua.
BƯỚC TỪNG BƯỚC THẦM
Còn chăng cũng chỉ mong manh lệ sầu.
Em ngồi mãi đợi…chờ trông héo mòn.
Người Nam kẻ Bắc như chim giữa trời.
Rồi thầm bước giữa phong ba đoạn trường.
Quay lưng bước vội…còn chi mà chờ.
——————————
CHIỀU BUỒN
Gió miên man thổi…thi nhau rụng rời.
Quên dòng sông cũ chẳng vương vấn đò.
Giờ đây khuya sớm…sáng trưa mặc tình.
Những ngày mình đã trải qua chẳng còn.
Còn chăng cũng chỉ…long lanh giọt sầu.
DANG DỞ CUỘC TÌNH
Buồng tim rỉ máu…vết hằn ngày xưa.
Mặc cho nước mắt đời mình tuôn rơi.
Tình chia hai đứng mỗi đầu sông Tương.
Có duyên không nợ…tình ngần ấy thôi.
Còn chăng nước mắt lưng tròng em anh.
Đang thầm lặng đổ cuốn cuồn theo mưa.
Nên trăm năm vẫn…tình chưa trọn tình.
HỒNG NHAN PHẬN BẠC
Ôm bao nhiêu nhớ bấy nhiêu giọt sầu.
Từng đêm trút cạn những hơi thở buồn.
Buồn thương hận tủi sướng vui một thời.
Hồng nhan phận bạc tình dang dở hoài.
Giờ đây còn lại…những dư âm buồn.
Chữ duyên lạc lối thiên thu ngậm ngùi.
Nhưng tình cam chịu mất nhau giữa đời.
Rụng rơi từng chiếc…lòng tan nát lòng.
Riêng anh gánh chịu lệ tuôn tháng ngày.
Quên duyên bỏ nợ…làm đau cuộc tình.
——————————-
GIỮ TRỌN LỜI NGUYỀN
Bao nhiêu kỷ niệm quay cuồng trong tim.
Nhưng tình nghĩa nặng câu thề chia nhau.
Đôi mình sẽ thoát khỏi vòng gian nan.
Người dưng khác họ yêu rồi không phai.
Đã qua lận đận giờ mình sánh duyên.
CHIỀU MƯA LỖI HẸN
Đâu còn những lúc chung đôi sớm chiều.
Bao Thu chồng chất vẫn chưa trọn tình.
Nhưng ngang trái đã…bủa vây từng giờ.
Thương yêu dang dở…lời ru đượm buồn.
Tình mình cũng đã…xa nhau ngút ngàn.
Yêu thương không trọn mãi tuôn giọt sầu.
CÒN LẠI MÌNH ANH
Dòng lưu bút cũng…theo duyên em rồi.
Khi nhìn xác phượng càng thêm chạnh lòng.
Đường yêu lỗi nhịp…tình sang ngang đò.
Nên tình khắc khoải thương đau thế này.
TÌNH ĐÃ NHẠT NHÒA
Tình ngang trái cũng bắt nguồn từ đây.
Nhớ từng kỷ niệm một thời còn nhau.
Mới hay tình lắm đoạn trường gian nan.
Rồi ngồi gặm nhấm thuở mình còn yêu.
————————-
CŨNG BỞI DO NGHÈO
Ngậm ngùi thương xót tình dang dở tình.
Như bao lá rụng nằm phơi tháng ngày.
Hết rồi kỷ niệm những đêm ấm nồng.
ANH VỘI THAY LÒNG
Bởi tình ngang trái…bắt nguồn từ đây.
Mà thương năm tháng một thời còn nhau.
Mới hay đời lắm đoạn trường gian nan.
Ngày đêm gặm nhấm thuở mình còn yêu.
Tình như nước chảy qua cầu lênh đênh.
HOÀNG HÔN BUỒN
Bởi em anh phải đầu nguồn cuối sông.
Yêu thương tha thiết chẳng hề chung đôi.
Đường xưa kỷ niệm…bây chừ chẳng qua.
TÌNH KHUYẾT NHƯ TRĂNG
Đường qua trống vắng…lá rơi thật nhiều.
Duyên xưa tình cũ…ôm đau thương chờ.
Lệ hoen mắt biếc…lòng canh cánh sầu.
ĐÒ QUA BẾN SÔNG
Nhớ nhung kỷ niệm một thời còn thương.
Người đành phụ nghĩa…đọa đày lên nhau.
Nhưng riêng thương nhớ…em còn giữ không?
Bởi duyên tình ấy… bây giờ còn đâu?
Đời anh bạc phận…xin nhường em qua.
TÌNH CHƠI VƠI
Lòng canh cánh nhớ quê hương dạt dào.
Nào hay thương nhớ ngày thêm xa dần.
Mình em bước giữa đơn côi lạnh lùng.
Em anh tình cũng mất nhau giữa đời.
Bởi mình nay mãi như kim giữa dòng.
Nhưng tình chia biệt hai nơi thật buồn.
Đơn phương một người toàn là khổ đau
Cớ sao cứ phải để ta gặp nàng.
Nhìn Theo Lá Rụng
Chim bay phía Bắc em tìm hướng Đông.
Đành chôn kỷ niệm níu ghì thêm đau.
Nên đau đớn chỉ riêng mình em mang.
Thì tình xa cách…còn cay hơn gừng !
Nhờ người nói giúp: rằng tôi yêu nàng !
Người xưa đã khuất…còn chi mà tìm.
Nhớ nhau em biết…tìm đâu bây giờ.?
Em gom nhặt hết đem hong giữa đời.
Canh Sầu Trăn Trở
Ngàn vì sao sáng mơ màng lời ru
Bên khung cửa sổ ngạt ngào mùi hoa
Giữa mùa Xoan nở ngát mùi chứa chan
Quầng thâm đôi mắt nhớ lời thề xưa
Anh Về Đốt Nhớ Chôn Thương
Bao nhiêu giọt nhớ bấy nhiều giọt sầu.
Nhưng nay trôi giữa sông Ngân mất rồi.
Mà ngay xưa đã có nhau chung đường.
Tình Buồn
Mà nghe se thắt chạnh lòng nhớ thương
Yêu thương còn lại là tình bơ vơ !
Cả đời than thở bên cầu tơ duyên
Bởi em anh phải đầu nguồn cuối sông.
Yêu thương tha thiết chẳng hề chung đôi.
Đường xưa kỷ niệm…bây chừ chẳng qua.
Rồi quay lưng bước ngược đường tìm quên.
Tình sâu, Tình nặng, Tình vẫn tan.
Người Hứa, Người thề, Người vẫn quên…
Tuyết rơi..tuyết phủ..tuyết lại tan
Khi xong yến tiệc xỉa răng một hồi.
Cái vung mà khít thì sôi rì rà.
Mỗi khi cập bến là ta hết đời.
Rót lắm cũng hết nên ai cũng thèm.
Tò te cứ thổi vang rền loa loa.
Ai ai cũng muốn hít hà khen thơm.
Gặp mồi lửa cháy hương thơm ngọt ngào.
Người ngoài dại dột vượt rào vô thăm.
Lâu lâu không vót… tức thì vứt toi.
Hỏi rằng nhân thế mấy người thắng đây?
Chăng qua chăng lại có ngày đứt ra.
Ai đem nhúng nước thế là mất ăn.
Săm mà bị hỏng lốp nằm với ai?
Người Hứa, Người thề, Người vẫn quên…
Săm mà bị hỏng lốp nằm với ai?
Tò te cứ thổi vang rền loa loa.
Tuyết rơi..tuyết phủ..tuyết lại tan.
Người trẻ háo hức, người già chê dai.
Nếu thiếu một đứa tương lai còn gì.
Hỏi rằng nhân thế mấy người thắng đây?
Chăng qua chăng lại có ngày đứt ra.
Ai đem nhúng nước thế là mất ăn.
Săm mà bị hỏng lốp nằm với ai?
Tò te cứ thổi vang rền loa loa.
Tình chúng mình có tợn quá không em??
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
Hỏi rằng nhân thế mấy người thắng đây?
Ai đem nhúng nước thế là mất ăn.
Không yêu ta cũng bỏ bùa cho yêu.
Lâu lâu không vót… tức thì vứt toi.
Săm mà bị hỏng lốp nằm với ai?
Người trẻ háo hức, người già chê dai
Rót lắm cũng hết nên ai cũng thèm.
Muôn vạn thiên hà lấp lánh trăng sao.
Sóng ra khơi rồi sóng lại quay về.
Bèo trôi lãng đãng tình người an nhiên
Cố tìm quên mà gợi nhớ suốt đời.
Năm trong quan tài thò cổ ra yêu…
May mà thành phật ở chung một chùa.
Cả cuộc đời vô nghĩa nếu vắng em.
Hay chỉ là vô tình!
Tình đẹp..tình sâu..tình vẫn tan.
Bàn tay gầy không đủ để em yêu
Hận anh nghèo không có được tình em.
Em mỉm cười định mệnh phải xa anh.
Hỏi tiếng lòng .. chỉ thấy vọng xa xôi..
Nhưng lại không thể quên đi một người
Đời vô vị khi tâm hồn đã chết!
Cả cuộc đời vô nghĩa nếu vắng em.
Hay chỉ là vô tình!
Tình đẹp..tình sâu..tình vẫn tan.
Hận anh nghèo không có được tình em.
Em mỉm cười định mệnh phải xa anh
10 Truyện Ngôn Tình Hay Nhất Của Tác Giả Hắc Khiết Minh
Mật mã
Truyện Mật mã được xây dựng với một câu chuyện tình yêu đặc sắc, có những cuộc phiêu lưu đầy sức hấp dẫn, quá khứ bị che lấp, cùng dị năng phi thường. Nam chính là Cảnh Dã, nữ chính là Ô Hiểu Dạ. Hai người gặp nhau là một oan gia đối đầu nhau. Việc nhà người ta là cảnh cha đang dạy con gái thì cô không phân biệt lớn nhỏ đâu đúng đâu là sai thì nhảy vô sỗ sàng bênh vực người con gái đó, trong lúc đó cô gặp được người đàn ông có vẻ ngoài thô lỗ nhảy vào kéo cô ra mà nói lớn tiếng với cô vài câu. Thế là ấn tượng của cô về anh như một dã nhân, ăn nói thì chẳng đâu vào đâu còn dám nói cô là bộ xương khô.
Nguyệt quang – Ánh trăngMật mã
Tại sao truyện lại có tên là Nguyệt quang – Ánh Trăng? Đó là cách ám chỉ sự quan tâm bảo vệ của nam chính Mạc Sâm đối với nữ chính Như Nguyệt. Như ánh trăng chiếu sáng ban đêm, chiếu sáng khắp mọi nơi, ngay cả khi trong góc tối, chỉ cần bước chân ra ngoài sẽ được ánh sáng dịu dàng đó bao trùm lấy. Một sự bảo vệ thầm lặng chứa đựng bao tình cảm trong đó. Phải yêu sâu thế nào, phải hiểu và cần nhau như thế nào để chỉ cần yên lặng đứng bên nhau cũng thấy thỏa mãn. Giống như Như Nguyệt bước trên đường tối, vĩnh viễn sẽ không cô độc vì luôn có Mạc Sâm như ánh trăng trời cao, đồng hành cùng cô.
Nguyệt quang – Ánh trăng
Cho đến bây giờ tùy emNguyệt quang – Ánh trăng
Cho đến bây giờ tùy em thuộc thể loại hiện đại, showbiz, ngọt, sủng nhẹ. Hai nhân vật chính Lâm Khả Uy và Hình Lỗi đã quen biết nhau mười năm. Từ khi cả hai chưa có gì cho đến hiện tại một người đã trở thành vua của loại nhạc Rock and Roll, được ngàn người hâm mộ, còn một người vẫn chỉ là cô trợ lý trang điểm nhỏ nhoi. Vốn chỉ là bạn bè bình thường, nhưng trong quá khứ vì một lần vui quá trớn mà cả hai đã mắc sai lầm và từ đó sai lầm cứ tiếp nối sai lâm cho đến bây giờ. Lâm Khả Uy hàng ngày vẫn chăm sóc anh, lo lắng cho anh từng miếng ăn giấc ngủ… Cô và anh ăn chung, ngủ chung, cô có thể thoải mái qua nhà anh, anh cũng rất tự nhiên khỏa thân đi lại trước mặt cô. Hai người bọn họ sinh hoạt với nhau chẳng khác gì những đôi vợ chồng lâu năm.
Trên bàn ăn anh cần gì chỉ cần liếc mắt là cô đã hiểu, bạn bè của cả hai đều phải công nhận Cô và anh ăn ý một cách quá đáng. Nhưng bạn bè cũng hiểu anh chỉ xem cô là bạn… Trải qua những biến cố nho nhỏ Hình Lỗi mới nhận ra được tình cảm của mình. Truyện tương đối nhẹ nhàng, tình yêu của nam nữ chính kiểu lâu năm, mưa dầm thấm đất, chị nữ chính đã sớm nhận ra nhưng lại không buông bỏ được, nên cứ để mọi chuyện đều tùy nam chính. Nam chính mặc dù hơi đầu gỗ, nhưng đối xử với nữ chính rất tốt, không có tiểu tam tiểu tứ gì cả. Cuối truyện cách anh lên kế hoạch lừa nữ chính về tay mình cũng rất dễ thương. Truyện khá hay, thích hợp để đọc thư giãn.
Tiểu noãn đôngCho đến bây giờ tùy em
Tiểu Noãn Đông kể về chuyện tình của nam chính Dịch Viễn – là thiếu gia và cũng là người thừa kế của tiệm giấy lâu đời, gia thế hiển hách, giàu có với cô gái nhỏ Đông Đông – cô gái bán đậu hũ ven đường ngốc nghếch, tai bị tật. Cả hai tưởng chừng như ở hai thế giới khác biệt, như hai đường thẳng song song thế nhưng hai đường thẳng ấy lại cắt nhau nhờ một lần Đông Đông cứu Dịch Viễn. Dịch Viễn dần dần phát hiện ra Đông Đông không phải ngốc nghếch như mọi người nói, chỉ là tai không nghe thấy được nên cô trở nên phản ứng chậm chạp hơn người bình thường. Vì bị tật từ nhỏ nên nàng luôn dè dặt nhưng bù lại nàng có một trái tim rất ấm áp. Chính sự dịu dàng và lương thiện của nàng đã cho nam chính một chốn trở về.
Có thể nói nơi nào có Đông Đông, nơi đó là nhà của Dịch Viễn. Đông Đông hiểu được rằng Dịch Viễn sống trong nhung lụa nhưng cũng không dễ dàng gì. Nam chính Dịch Viễn thuở nhỏ tuy là một tiểu bá vương, quậy phá khắp mọi nơi nhưng chàng cũng là một người có trái tim vô cùng ấm áp. Chính chàng là người dạy cho Đông Đông biết đọc, biết viết, mang lại cho Đông Đông một thế giới tươi đẹp hơn. Ai cũng nghĩ lấy được Dịch Viễn là do Đông Đông ham tiền nhưng thật ra Dịch Viễn biết, Đông Đông ở cạnh chàng chỉ vì chàng chính là chàng mà thôi. Tình cảm và sự trân trọng của chàng giành cho Đông Đông thật sự vô cùng lớn. Cả hai cùng trải qua biết bao khó khăn, ngăn cản để có thể cùng nhau nắm tay nhau chờ ngày bạc đầu.
Lãng tử xinh đẹpTiểu noãn đông
Lãng tử xinh đẹp là câu chuyện dành cho các bạn thích thể loại phá án, dị năng, tình cảm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nam chính là Quan Lãng, người có quá khứ đen tối và đau thương, những trận đánh mắng, chửi rủa tàn nhẫn của người cha bạo lực, sự chịu đựng và nhẫn nhục của người mẹ yếu đuối. Vì tình yêu và cả nỗi oán hận trong lòng mà trong lúc vô tình anh đã giết cha mình. Từ đó, “quá khứ” là điều tồi tệ nhất anh muốn quên đi. Nữ chính là Đàm Như Nhân. Cô như ánh mặt trời, rạng rỡ, lương thiện và dịu dàng. Họ có một buổi hẹn hò đơn giản đầu tiên nhưng kết thúc bất ngờ khi anh lịch sự mời cô ra khỏi nhà. Tưởng chừng như mối quan hệ giữa họ đã chấm hết. Thế nhưng, trong cơn ác mộng giày xéo tâm hồn, giữa những đau đớn và bi thương tràn ngập cõi lòng, anh nhìn thấy cô với ánh mắt quan tâm và lo lắng. Cô xoa dịu những tổn thương anh đang chịu đựng, lặng lẽ và dịu dàng.
Lãng tử xinh đẹp
Hải dương Anh chàng nhà quê thâm tìnhHải dương
Đúng như cái tên của truyện Anh chàng nhà quê thâm tình, nam chính thâm tình, nữ chính tương đối mạnh mẽ. Nữ chính là Cảnh Sơ Tĩnh, nam chính là Irapa. Nữ chính bị bắt cóc, sau đó bị tai nạn máy bay rơi xuống vùng bắc cực hoang vu, rồi được nam chính cứu. Nam chính trước đây làm trong quân đội, vì một lần bị thương làm phỏng một nửa người và chán ghét với cuộc sống thực tại cùng thái độ của mọi người với ngoại hình của mình nên đã lên núi sống. Hai người tuy bất đồng ngôn ngữ nhưng vẫn sống hòa hợp. Cô gái sau khi được cứu thậm chí vong ân phụ nghĩa trộm đồ của hắn làm cho chính mình rơi vào hiểm cảnh, chẳng lẽ lương tâm của cô gái này đã bị chó tha đi mất nên mới báo đáp hắn như vậy? Sớm biết như thế hắn sẽ không nên xen vào việc của người khác, mặc cho cô bị tuyết đông lạnh mà chết đi cho rồi…
Hắn từng nghĩ, nghĩ hắn sẽ cô độc cả đời, nhưng ông trời đã để cho hắn gặp cô. Tuy rằng cô luôn chọc hắn tức giận, nhưng cũng có thể chọc hắn bật cười. Là cô làm cho hắn tìm về niềm tin với con người cũng học được như thế nào là yêu một người. Nhưng hắn biết không có bất cứ cô gái nào muốn ở lại nơi hoang dã này. Khi cô có cơ hội trở lại thế giới văn minh. Cô lập tức không chút quyến luyến xoay người rời khỏi cuộc sống tịch mịch lại thật đáng buồn của hắn……Sau những dằn vặt và cả sự tự ti, nam chính vẫn quyết định đi tìm nữ chính để tìm câu trả lời cho tình cảm của mình.
Anh chàng nhà quê thâm tình
Thâm hảiAnh chàng nhà quê thâm tình
Một ngoại lệ trong các tác phẩm của Hắc Khiết Minh, khi nam nữ chính đề rất đẹp. Thâm Hải không phải biển sâu huyền bí mà đơn giản chỉ là một cái vũng của hai kẻ cô đơn: Mặc Lỗi cùng Đường Tú Tú. Cô bởi vì say rượu mà đụng phải đám côn đồ, trong lúc nước sôi lửa bỏng may mắn được anh ra tay cứu giúp. Nữ chính là một nhà thiết kế, cô thích cái đẹp, yêu cái đẹp. Thế là, Tú Tú bị vẻ đẹp của nam chính cuốn hút, không tự chủ được muốn đến gần anh. Nam chính là một anh chàng tuấn tú, công việc là điều tra viên. Mười năm trước, bởi vì tai nạn của người em sinh đôi khiến bản thân anh luôn cảm thấy có lỗi. Biển sâu tăm tối cùng tiếng giận hờn của người em luôn ám ảnh trong mỗi giấc mơ của anh, khiến anh không thể nào yên giấc.
Quỷ dạ xoaThâm hải
Vẫn theo phong cách nam nữ chính không có gì nổi bật, Quỷ dạ xoa được chia làm hai phần: quá khứ và hiện tại. Phần một nói về chuyện hai nhân vật chính gặp nhau ở kiếp trước. Nam chính là một con quỷ dạ xoa, xấu xí, bẩn thỉu và còn cực kỳ…nhát gan. Một hình ảnh nam chính với vẻ bề ngoài thảm hại và thảm họa. Nữ chính khá khẩm hơn một chút, chị là cô nhi, sống cùng với toàn thầy mo và có nhiệm vụ là canh giữ khu rừng giam giữ những ác quỷ, cũng là nơi nam chính sinh sống. Hai người gặp nhau trong hoàn cảnh khá đặc biệt, nam chính vì đói bụng mà trộm cơm của nữ chính khi chị ngủ quên.
Chiến langQuỷ dạ xoa
Chiến lang kể về câu chuyện giữa hai nhân vật chính là A Lãng Đằng – tên thật là Trương Dương và Tả Tú Dạ giữa thời chiến tranh loạn lạc. Thời loạn lạc nơi chiến trường ác liệt, ngươi sống ta chết. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, nhân tính, tình cảm hay tự trọng gì đó, mất sạch, chỉ còn lại bản năng. Nhân vật nam chính là chiến sĩ, là binh lính, là quân cờ trong tay kẻ cầm quyền – quân Mông Cổ. Hắn ở đây chỉ vì kiếm miếng cơm. A Lãng Đằng là cái tên mà mọi người dành cho hắn – tên của một con quái vật máu lạnh. Cuộc đời hắn trong những dòng đầu tiên hiện lên một cách tàn nhẫn nhất, thô bạo nhất, đáng khinh nhất. Cho tới khi hắn gặp Tả Tú Dạ. Cô tuy thân nữ nhi nhưng vì tài năng chế tạo vũ khí của cô mà khiến gia đình cô bị đuổi giết. Cô không muốn vũ khí mình chế tạo lại trở thành thứ giết người, cha cô vì cứu cô mà chết, mẹ cô vì bảo vệ cô cũng ra đi. Mà người giết mẹ cô không ai khác chính là A Lãng Đằng. Hắn vì tưởng cô là con trai nên đem cô theo.
Nhân vật A Lãng Đằng trong thế giới bạo tàn hắn vẫn giữ được nhân tính của bản thân. Tả Tú Dạ là người con gái thiện lương, đủ dịu dàng, yếu đuối nhưng cứng cỏi và kiên cường. Câu chuyện tình cảm giữa họ có thù hận, có đau thương, có tha thứ, có cảm thông và thấu hiểu. Đọc truyện, bạn sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng nhất là đoạn Tú Dạ phát hiện Trương Dương gần gũi da thịt với người phụ nữ khác. Ấy chính là bước ngoặt lớn trong tình cảm của hai người. Lý trí và trái tim trong cô cùng lúc tranh đấu, rất sâu sắc và cảm động. Phần kết truyện có lẽ tác giả muốn móc nối sang các truyện khác của hệ liệt nên cho thêm một chút màu sắc huyền huyễn. Đọc đến đây sẽ cảm thấy hơi lệch pha một chút, nhưng không hề ảnh hưởng gì đến độ hay của bộ truyện. Ngược lại cái kết này làm cho tình yêu của hai người thăng hoa, nâng lên một bậc.
Đăng bởi: Hưng Phú Nguyễn
Từ khoá: 10 Truyện ngôn tình hay nhất của tác giả Hắc Khiết Minh
Bài Thơ Quê Hương – Cảm Nhận Thông Điệp Về Bài Thơ Quê Hương
Ý nghĩa của tiêu đề trong Bài thơ Quê hương
Quê Hương là bài thơ của nhà thơ nổi tiếng – Tế Hanh – một nhân vật tiêu biểu cho phong trào thơ mới, đem đến cho thi ca Việt Nam những tứ thơ mới mẻ, ấn tượng và lôi cuốn tình cảm của người đọc. Bài thơ Quê Hương gắn liền với biết bao thế hệ học trò. Hai tiếng Quê hương mỗi khi được cất lên sẽ mang lại cảm nhận thân thương, gần gũi mà chan chứa tình yêu.
Quê Hương trong tiêu đề bài thơ giúp mỗi chúng ta gợi nhớ đến mảnh đất mình đã sinh ra. Nơi đây đã ghi dấu tiếng khóc chào đời của mỗi người. Dù có đi đâu xa cũng luôn khiến chúng ta nhớ về quê hương, mong muốn trở về với vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè. Quê Hương còn gắn liền với những khoảnh khắc khó quên, với đám bạn cùng nhau vui đùa khắp chốn, với giếng nước, cây đa ngồi hóng mát mỗi trưa hè,…Tiêu đề Bài thơ Quê Hương giàu tầng ý nghĩa, lại có tính tượng hình, tượng thanh như vậy đấy!
Quê hương là con diều biếc? Con diều biếc là gì?Cánh diều biếc thả trên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ tươi đẹp!
Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp. Hình ảnh con diều biếc trong bức tranh quê hương chao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ cùng tiếng cười trong veo của lũ bạn tinh nghịch. Bên dưới cánh diều bay lượn ấy còn là những cánh đồng thơm hương lúa với dáng mẹ nhấp nhô nón trắng trên thảm lúa xanh tươi. Có thể nói rằng con diều biếc mang dấu ấn, ký ức và biết bao kỷ niệm đẹp của mỗi người về quê hương.
Cảm nhận Bài thơ Quê HươngTrong tâm khảm của mỗi người, cảm nhận bài thơ quê hương thật sâu sắc và riêng biệt. Tuy nhiên, tình cảm tha thiết đối với tình yêu quê hương là điều ai cũng có. Bài thơ mở đầu với khung cảnh:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Làng tôi thật gần gũi, vang lên rất tự nhiên như điều muốn nói từ rất lâu rồi. Bức tranh làng quê rộng lớn và thênh thang với bầu trời cao trong xanh, tràn ngập âm thanh và ánh sáng trong veo. Một ngày mới của làng quê bắt đầu với buổi bình minh khi người dân cùng nhau ra khơi đánh cá. Công việc hàng ngày sôi động, thật nhiều niềm vui.
Quê hương trong tâm trí Tế Hanh cũng như độc giả luôn là những thứ bình dị nhất!
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Bạn đọc quan tâm
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
Những cơn gió nhè nhẹ, nhuộm thêm màu nắng hồng tươi tắn. Cuộc sống lao động của người dân được Tế Hanh miêu tả chi tiết, tỉ mỉ và có chiều sâu hơn. Những bác ngư dân, những anh thanh niên trai tráng đang hồ hởi vươn khơi, hứa hẹn mang về một thuyền đầy ắp cá.
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
Những câu thơ tiếp theo tập trung lột tả sự mạnh mẽ, phóng khoáng của những con thuyền đánh cá. Khả năng lên ý thơ và gieo vần độc đáo đã khiến ý thơ chuyển ngay thành hình ảnh trước mắt người đọc. Các động từ “hăng, phăng, vượt” toát lên vẻ oai hùng, cường tráng. Tất cả ngư dân đã sẵn sàng vượt qua sóng vỗ để ra khơi.
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hình ảnh thơ lại chuyển sang sự hồn nhiên, trong trẻo, nhẹ nhàng. Một vẻ đẹp giàu sức sống, thơ mộng của làng quê. Chiếc thuyền như “mảnh hồn làng”, cách ví von thật phong phú, bay bổng. Cánh buồm trở thành một vật có cảm xúc và linh hồn riêng với làng quê. Đây là phương tiện không thể thiếu với người dân làng chài.
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Tứ thơ lại nhanh chóng chuyển sang âm hưởng phấn khởi lạc quan. Đây là thành quả lao động của ngư dân sau một ngày rẽ sóng ra chơi. Tính từ “ồn ào, tấp nập” toát lên vẻ náo nhiệt, hối hả với niềm vui mừng khôn xiết của ngư dân. Họ thầm cảm ơn biển đã đem đến nguồn sống và sự no đủ cho tất cả mọi người. Chỉ có Quê Hương trong vần thơ của Tế Hanh mới mang lại mùi hương riêng biệt như vậy.
“Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Khổ thơ cuối bài lắng đọng cảm xúc, khiến chúng ta nghẹn ngào cảm xúc khi nhớ về quê hương. Đặc biệt, những người con xa quê lúc nào cũng hướng về nơi “chôn rau, cắt rốn”.
Thông điệp được gửi gắm qua bài thơ Quê HươngAi cũng có một nơi để sinh ra và trở về, đó là Quê Hương
Tế Hanh đã giúp chúng ta một lần nữa hiểu thật sâu sắc về hai từ Quê Hương. Trong chúng ta ai cũng có một nơi để sinh ra và trở về – nơi gắn liền với kỷ niệm, ký ức và biết bao nhiêu điều tốt đẹp. Quê hương còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Thông điệp của bài thơ quê hương thật giản dị mà sâu sắc, hãy ý thức được tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương. Đừng bao giờ quên Quê hương. Hãy cống hiến và tạo nên những giá trị giàu đẹp cho quê hương khi còn có thể.
Thông điệp ý nghĩa của Bài thơ Quê Hương như vậy đấy! Hai từ quê hương chứa đựng biết bao nhiêu hình ảnh đẹp, âm thanh nhộn nhịp cùng tình cảm gần gũi, thân thiết của mọi người. Dù đi đâu xa, trong lòng mỗi chúng ta cũng có một nỗi niềm đau đáu nhớ về quê nhà. Quả thật là “Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người.”
Đăng bởi: Hậuu Hậuu
Từ khoá: Bài thơ Quê Hương – Cảm nhận thông điệp về bài thơ Quê Hương
Bài Thơ Vội Vàng In Trong Tập Thơ Thơ (1938), Xuân Diệu
Bài thơ Vội vàng
– Xuân Diệu (1916 – 1985), còn có bút danh là Thảo Tra, tên thật là Ngô Xuân Diệu.
– Ông thân sinh của Xuân Diệu là một nhà nho, quê ở làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
– Ông lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự lực văn đoàn.
– Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hăng say hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
– Ông là Ủy viên của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.
– Xuân Diệu được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), là “ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam”.
– Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm hứng mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
– Một vài đánh giá:
“Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”
(Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân)
“Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai.”
(Cát bụi chân ai – Tô Hoài)
“Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng.”
(Chân dung và đối thoại – Trần Đăng Khoa)
– Một số tác phẩm nổi tiếng:
Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982)…
Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), Trường ca (1945, bút ký), 9 bài, Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)…
Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951, 1954), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký), Ba thi hào dân tộc (1959)…
Ngoài ra còn có thơ dịch của các tác giả như Victor Hugo, Aleksandr Pushkin, Hồ Chí Minh…
– “Vội vàng” được trích từ tập Thơ thơ (1938) – tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu.
– Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống cuồng nhiệt.
Gồm 3 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
Phần 2. Tiếp theo cho đến “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.
Phần 3. Còn lại. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ.
Bài thơ “Vội vàng” được sáng tác theo thể thơ tự do.
– “Vội vàng” trước hết là một tính từ, có nghĩa là tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ tối đa thời gian để cho kịp.
– Đối với Xuân Diệu, nhan đề “Vội vàng” đã cho thấy một quan niệm sống mới mẻ của nhà thơ.
– Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp sống vội hay sống ích kỉ mà biết tận hưởng tất cả những giá trị tốt đẹp, tận hiến cho những giá trị cuộc sống nơi trần gian. Đồng thời nhà thơ còn gián tiếp phê phán lối sống thờ ơ, lãng quên thực tại.
Bài thơ Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là năm tháng tuổi trẻ.
Hình ảnh gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống.
Ngôn từ giản dị, trong sáng và gần với lời nói hàng ngày.
Nhịp điệu vui tươi, cuống quýt và dồn dập.
(1) Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu.
(2) Thân bài
a. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế
– “Nắng” của mùa xuân là ánh sáng rực rỡ, ấm áp và tươi vui, “hương” của mùa xuân là nơi tinh hoa của đất trời, của vạn vật kết tinh, hội tụ.
– Hành động “tắt nắng”, “buộc gió” là những mong muốn dường như không tài nào thực hiện được bởi lẽ nó đi ngược lại với những quy luật vốn có của tự nhiên.
– Điệp cấu trúc “Tôi muốn… để” kết hợp với động từ mạnh “tắt”, “buộc” kết hợp với nhịp thơ nhanh, dồn dập, thể hiện khao khát mãnh liệt, hối hả, muốn nhanh chóng không để những vẻ đẹp tạo hóa vụt mất khỏi tầm tay.
– Điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại 5 lần như một lời mời gọi, kết hợp với thủ pháp liệt kê, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả.
– Nhà thơ sử dụng một loạt biện pháp tu từ nhân hoá, dùng những danh từ thuộc về con người (tuần tháng mật, khúc tình si) để miêu tả thiên nhiên, kết hợp với “ong bướm, yến anh” được gọi tên như đôi như lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy mộng mơ, lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc.
– Tính từ “xanh rì”, “phơ phất” giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân non tơ, tràn đầy sức sống.
– Hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” và “thần vui” vô cùng gợi cảm. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng.
– Hình ảnh so sánh độc đáo “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”: thiên nhiên được cảm nhận bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn.
– Tâm trạng ngất ngây, mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa”: câu thơ bị ngắt làm hai, khiến cho niềm vui không trọn vẹn. Điều đó thể hiện dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.
b. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian
– Ý thức về sự chảy trôi của thời gian: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.
– Mùa xuân vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ đâu có tuần hoàn, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, còn dồi dào nhiệt huyết.
– Chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian.
– Hình ảnh thiên nhiên cũng nhuốm màu chia cắt: Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành dừng lại.
– Từ “ôi” vang lên nhẹ nhàng mà cũng thật tha thiết, vừa hối tiếc lại vừa thúc giúc.
c. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ
– Câu cảm thán “mau đi thôi” thể hiện sự tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống , tận hưởng thời gian và cuộc sống
– Khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương: Ta muốn ôm
– Đối tượng muốn ôm:
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Mây đưa và gió lượn: Quấn quýt, giao hòa
Cánh bướm say với tình yêu
Non nước, cây, cỏ rạng
– Thiên nhiên tràn ngập ánh sáng, hương thơm.
– Câu thơ cuối: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” thể hiện khát vọng tận hưởng cuộc sống.
(3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Vội vàng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thơ Nói Với Con Tác Giả Y Phương trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!