Bạn đang xem bài viết 6 Bài Soạn “Đò Lèn” Của Nguyễn Duy Lớp 12 Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài thơ “Đò Lèn” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1983 trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu. Nhà thơ bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy hay nhất đã được chúng mình tổng hợp trong bài viết sau đây.
Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 5Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả
Tác phẩm:
Trả lời:
Câu 2: Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Câu 3: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)
Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 1Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 5
I. Tác giả
1. Tiểu sử- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948.- Ông sinh năm 1948, quê: Thanh Hoá.- Ông từng chiến đấu ở chiến trường nổi tiếng ác liệt thời chống Mĩ như Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Quảng trị.2. Sự nghiệp văn họca. Tác phẩm chính+ Thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987), Mẹ và em (1987),…+ Tiểu thuyết: Khoảng cách (1986),…+ Bút kí: Nhìn ra bể rộng trời cao (1986),..b. Phong cách nghệ thuật- Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.- Ông đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại.II. Tác phẩm1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác- Bài Đò Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.2. Bố cục ( 2 phần)- Phần 1 (5 khổ đầu): Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà.- Phần 2 (còn lại): Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.3. Giá trị nội dung- Đò Lèn gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất.- Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.4. Giá trị nghệ thuật- Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.- Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hỏm hỉnh dân gian.
Câu 1 (Trang 149 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Kí ức tuổi thơ sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ, vừa sinh động, vừa hồn nhiên đầy suy tư, day dứt
+ Kí ức hiện lên trong sự tương phản, ngầm thể hiện sự ân hận, day dứt của nhân vật trong quá trình nhận thức
– Hình ảnh thuở nhỏ của tác giả:
+ Tuổi thơ tác giả phải nếm trả những nghèo đói, cơ cực do chiến tranh
+ Sự hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm: ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trần
+ Niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ngây ngất trước mùi hương trầm, hoa huệ, điệu hát văn…
– Nét quen thuộc: kỉ niệm tuổi thơ chân thực, cảm động
– Nét mới: những kỉ niệm không đẹp cũng được bày tỏ → tác giả dám nhìn nhận thẳng, thật nói ra sự thật từ góc nhìn nhiều chiều
Câu 2 (trang 149 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Tình cảm sâu nặng của tác giả với người bà:
– Hình ảnh bà tảo tần: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng gà ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng
– Cảm xúc của tác giả khi nghĩ về bà ngoại
+ Thấu hiểu những nỗi cơ cực và tình yêu thương của bà: thể hiện lòng yêu thương, tôn kính bà ngoại
+ Sự ân hận, xót xa khi muộn màng:
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi
Câu 3 (trang 149 sgk ngữ văn 12 tập 1):
– Tình cảm thiêng liêng của Bằng Việt được thể hiện thông qua tình cảm dành cho bà:
+ Thông qua việc tái hiện tiếng tu hú tha thiết, hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, cảm động
– Với Nguyễn Du, tình bà cháu được thể hiện trực tiếp, những kí ức dạt dào, chân thành, thẳng thắn
– Nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình, như ăn năn hối lối khi nhớ tới thời trẻ dại đã qua
Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 1
Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 6Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện sống động, đó là cái tôi trong trẻo, hồn nhiên, đầy thích thú với thế giới xung quanh của một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm, vô tư:
Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể qua việc:
Cách thể hiện tình thương bà của tác giả đặc biệt vì gắn với cảm hứng tự nhận thức lại của một người đã qua nhiều trải nghiệm và nhận ra mình đã bỏ qua rất nhiều những giá trị bình dị nhưng quan trọng trong cuộc đời.
So sánh trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn):
Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 3Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 6
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Đò Lèn
I. Tác giả Nguyễn Duy
– Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.
– Mẹ mất sớm, Nguyễn Duy ở với bà ngoại từ nhỏ.
– Năm 1966, ông nhập ngũ.
– Từ năm 1971 đến năm 1975, Nguyễn Duy về học tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
– Cuối năm 1975, ông cùng đơn vị vào tiếp quản Vũng Tàu.
– Năm 1976, Nguyễn Duy vào sống và công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, là biên tập viên báo Văn nghệ giải phóng, rồi làm Trưởng đại diện của báo Văn nghệ ở phía Nam.
– Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khảng khải, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc.
– Ông là một trong số không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này.
– Năm 2007, Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Tác phẩm chính về thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987), Mẹ và em (1987)…; tiểu thuyết, bút kí và một số thể loại khác như : Em – Sóng (kịch thơ, 1983), Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1986),…
II. Tác phẩm Đò Lèn
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Đò Lèn in trong tập thơ Ánh Trăng được Nguyễn Duy viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.
– Nội dung chính bài thơ Đò Lèn: Qua những dòng kí ức về tuổi thơ gắn với những kỉ niệm quê ngoại của Nguyễn Duy, bài thơ gợi ra một miền quê còn nghèo khổ, cơ cực, từng chịu bao tàn phá đau thương bởi bom đạn của kẻ thù. Bài thơ gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn. Bài thơ gây xúc động về tình bà cháu bằng cảm xúc chân thành triết lý nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
– Phương thức biểu đạt: Bài thơ Đò Lèn có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, xen lẫn vào đó là phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả.
– Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đò Lèn
Nhan đề bài thơ giản dị với hai chữ chỉ là tên gọi một địa danh, nhưng lại giàu sức gợi. Đò Lèn là quê ngoại, nơi Nguyễn Duy đã từng sống cùng bà khi còn thơ dại; nơi người bà đã sống suốt cuộc đời với bao nhọc nhằn, cơ cực…và cũng là nơi bà yên nghỉ giấc ngàn thu. Chính vì thế, Đò Lèn là nơi được chạm khắc vào kí ức nhà thơ và mỗi khi nhớ về nơi ấy, thì bao cảm xúc lại dâng trào, buâng khuâng, da diết.
Đò Lèn không chỉ là nơi gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên mà còn là nơi gợi nhớ, gợi yêu thương về người bà tần tảo, giàu đức hy sinh; là nơi mỗi khi nhớ về nhà thơ không thể không đau đáu một niềm yêu thương, xót xa vô cùng xúc động; không thể không ân hận, day dứt vì sự vô tình đến vô tâm của tuổi thơ để không nhận thức được những năm tháng cơ cực mà người bà đã phải trải qua.
Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 4Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 3
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Tác giả:
2. Bài thơ Đò Lèn:
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 149 SGK) Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 4
Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 2Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy số 4
I. Tác giả & tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa.
Ông làm thơ từ rất sớm. Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc. Ông là một trong số không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo cảm hứng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này.
2. Tác phẩm
Bài Đò lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương sống, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
* Trong bài thơ, cái tôi thời tuổi nhỏ của tác giả được tái hiện:
– Hình ảnh cậu bé tinh nghịch vô tư sống giữa đất trời quê ngoại dân dã với kỷ niệm vui buồn đan xen, đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.
– Ấn tượng về tuổi thơ:
+ Khói Trầm thơm
+ Mùi huệ trắng
+ Điệu hát văn, bóng cô đồng
– Ấn tượng về cuộc sống làng quê bình yên vừa có cái riêng tư vừa gần gũi.
* Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ:
– Nét quen thuộc: Hình ảnh cậu bé Duy thuở nhỏ như bao trẻ thơ khác.
– Nét mới mẻ: Nhà thơ nhìn về quá khứ khi mình đã trưởng thành, có sự trải nghiệm trước cuộc sống và đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.
Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tình thương sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện qua những từ ngữ và hình ảnh cụ thể:
– Hình ảnh người bà: Mùa cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi.
→ Lam lũ, tần tảo, vất vả.
– Sự vô tư của cậu bé khi chưa nhận thấy những vất vả của người bà:
+ “Đâu biết”: vô tâm, chưa thấu được nỗi vất vả của bà.
+ “Trong suốt”: nhận thức thơ ngây trong trẻo của trẻ nhỏ.
+ “Một bên thực”: là bà với cuộc đời lam lũ vất vả
+ “Một bên hư”: bao gồm tiên, phật, thánh thần.
→ Vô tư không nhận ra thấy những nỗi vất vả của người bà.
– Tình thương bà của nhà thơ khi đã trưởng thành trải qua cuộc đời người lính
+ Bộc lộ nhận thức của con người đã trải qua trải nghiệm thực tiễn. Cuộc đời xung quanh không có gì thay đổi: “Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”
→ Người cháu đã thú nhận sự thức tỉnh cùng nỗi niềm đau đớn, xót xa của mình:
“khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”
Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tình yêu thương bà sâu sắc thể hiện chiêm nghiệm của Nguyễn Duy về cuộc đời: tình yêu bà, tình yêu quê hương sống có trách nhiệm – sống trước hiện tại về bằng cả ý thức về quá khứ và tương lai.
Nét riêng:
Người bà nào cũng vất vả, lam lũ đáng kính trọng và đầy yêu thương. Người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt mang tầm vóc của hậu phương trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước, người giữ và truyền lửa yêu thương và căm thù, được tác giả gợi nhớ qua hình ảnh của tiếng chim tu hú, bên bếp lửa bập bùng. Người bà của Nguyễn Duy là nạn nhân của cuộc chiến, mang thân phận bé nhỏ. Dù vậy, giữa cuộc chiến tranh khốc liệt, bà vẫn tần tảo can trường. Hình ảnh người bà trong tác phẩm Đò lèn của Nguyễn Duy hiện lên qua những hình ảnh giản dị, gần gũi đời thường “mò cua xúc tép”…
Đăng bởi: Nguyễn Khắc Toản
Từ khoá: 6 Bài soạn “Đò Lèn” của Nguyễn Duy lớp 12 hay nhất
6 Bài Soạn “Hoán Dụ” Lớp 6 Hay Nhất
Bài soạn “Hoán dụ” số 4
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Bài này giúp các em tìm hiểu về hoán dụ như một phép tu từ. VI thế, các em cần:
– Hiểu thế nào là hoán dụ ;
– Biết các kiểu hoán dụ ;
– Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
1. Thế nào là hoán dụ?
Hoán dụ là việc gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà.
(Tố Hữu)
Trong câu thơ trên, quê hương cách mạng là một hoán dụ. Ở đây quê hương cách mạng được dùng để gọi khu căn cứ địa Việt Bắc, nơi Đảng và Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp của dân tộc.
2. Các kiểu hoán dụ
Dựa vào mối quan hệ có được giữa A và B, ta có thể chia hoán dụ ra thành 4 kiểu chính như sau:
a) Quan hệ bộ phận (B) – toàn thể (A): gọi tên một bộ phận thay cho toàn thể.
– Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
(Anh Thơ)
cánh bướm (bộ phận): thay cho bướm (toàn thể).
– Theo chân Bác (Tố Hữu)
chân (bộ phận) : thay cho Bác (toàn thể).
b) Quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A) : gọi tên vật chứa đựng thay cho vật bị chứa đựng. Ví dụ:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Việt Bắc (vật chứa đựng): thay cho người Việt Bắc, nhân dân Việt Bắc.
c) Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A): gọi tên dấu hiệu của sự vật thay cho sự vật. Ví dụ:
Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái.
(Nguyễn Tuân)
sáu bơi chèo (dấu hiệu của sự vật): được dùng để gọi thay cho sáu người chèo thuyền (sự vật).
d) Quan hệ giữa cái cụ thể (B) và cái trừu tượng (A): gọi tên cái cụ thể thay cho cái trừu tượng. Ví dụ:
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân (cái cụ thể) được dùng để gọi thay cho cái trừu tượng (tinh thần kháng chiến vẫn vững vàng, dẻo dai).
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Bài tập yêu cầu các em:
– Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu văn, câu thơ.
– Xác định mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ đó là mối quan hệ nào trong số bốn mối quan hệ đã được học.
Để tìm được phép hoán dụ, các em cần hiểu hoán dụ là phép gọi tên sự vật này bằng tên một sự vật khác dựa trên mối quan hệ mật thiết giữa hai sự vật ấy. Bởi thế, trong các câu văn, câu thơ, nếu các em thấy có trường hợp gọi A mà các em hiểu đó là nói tới B nhờ dựa vào mối quan hệ mật thiết giữa A và B, thì đấy chính là hoán dụ.
Sau khi tìm được phép hoán dụ trong câu văn, câu thơ, dựa vào mối quan hệ cụ thể trong hoán dụ đó, dựa vào 4 kiểu hoán dụ đã nêu trong SGK, các em sẽ xác định kiểu hoán dụ đã dùng.
a) Phép hoán dụ: làng xóm ta. Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):
+ Gọi tên vật chứa đựng: làng xóm ta.
+ Thay cho vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm.
b) Phép hoán dụ: mười năm, trăm năm. Mối quan hệ giữa cái cụ thể (B) và cái trừu tượng (A):
+ Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.
+ Thay cho cái trừu tượng: con số không xác định (nhiều năm).
c) Phép hoán dụ: áo chàm. Mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A):
+ Gọi tên dấu hiệu của sự vật: áo chàm.
+ Thay cho sự vật: người Việt Bắc.
d) Phép hoán dụ: trái đất. Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):
+ Gọi tên vật chứa đựng: trái đất.
+ Thay cho vật bị chứa đựng: nhân loại.
Câu 2. Bài tập yêu cầu các em phân biệt ẩn dụ và hoán dụ, vì thế các em phải chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, sau đó cho ví dụ minh hoạ.
Hoán dụ và ẩn dụ có điểm giống nhau và khác nhau như sau:
a) Giống nhau
Chúng đều là sự chuyển đổi cách gọi tên: gọi B để thấy A, gọi B mà hiểu là nói đến A. Ví dụ:
– Ẩn dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ ăn quả (B) – người hưởng thụ thành quả (A)
+ trồng cây (B) – người gây dựng, người tạo thành quả (A).
– Hoán dụ: Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà.
+ quê hương cách mạng (B)
+ căn cứ địa Việt Bắc (A) dấu hiệu của sự vật.
c) Khác nhau
– Ẩn dụ là cách chuyến đối tên gọi dựa trên sự tương đồng, giống nhau nào đó giữa A và B, nhưng sự tương đồng đó không phải là hiển nhiên mà phải có sự tìm tòi, phát hiện mới thấy. Bởi vậy, có những ẩn dụ, người đọc không phải lúc nào cũng hiểu như nhau. Ví dụ: Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
+ thắp có sự tương đồng với nở hoa.
+ lửa hồng có sự tương đồng với màu đỏ của hoa.
– Hoán dụ là sự chuyển đổi tên gọi không phải dựa trên sự tương đồng giữa A và B mà dựa trên mối quan hệ gần gũi, hiển nhiên, dễ thấy giữa A và B.
+ Gọi người chèo thuyền là tay chèo vì khi chèo thuyền phải dùng tay và mái chèo để chèo.
+ Người chơi bóng bàn là tay vợt vì khi chơi bóng bàn phải dùng tay và chơi bằng vợt.
+ Người viết văn làm thơ phải dùng bút nên gọi là tay bút (hoặc cây bút).
+ Trong khi đó, người đá bóng phải dùng chân nên gọi là chân sút.
Chính vì mối quan hệ mật thiết đó mà cách hiểu hoán dụ thường được người đọc hiểu một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng thống nhất với nhau hơn.
Các em có thể thấy được sự khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ qua bảng so sánh sau:
Có nét tương đồng về các mặt:
Có quan hệ mật thiết về các mặt:
– hình thức
– bộ phận – toàn thể
– cách thức thực hiện
– vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
– phẩm chất
– dấu hiệu của sự vật – gọi sự vật
– cảm giác
– cụ thể – trừu tượng
Bài soạn “Hoán dụ” số 6Bài soạn “Hoán dụ” số 4
I. Hoán dụ là gì?
Câu 1 trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2
Áo nâu: chỉ người nông dân chân lấm tay bùn
Áo xanh: chỉ người công nhân Nông thôn: chỉ những người dân sống ở nông thôn
Thị thành: chỉ những người dân sống ở phố thị
Câu 2 trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2
Các từ này có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:Áo nâu : Gợi chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người nông dân nơi làng quê dân dã
Áo xanh: Gợi nhắc chúng ta nhớ về người công nhân trong thời kì đất nước bắt tay vào công cuộc kiến thiết.
Câu 3 trang 82 sgk ngữ văn tập 6 tập 2
Cách diễn đạt trên ngắn gọn, hàm súc và có sức gợi hình, gợi cảm cao
II. Các kiểu hoán dụ
Câu 1 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bàn tay: là một bộ phận trên cơ thể con người dùng để làm việc trong cuộc sống, nó là biểu tượng cho sức lao động, sự khổ cực của những người lao động.
Một, ba: Là số từ chỉ một lượng chính xác, ở đây có sự hòa hợp gắn kết từ một cá thể tạo nên cái lớn lao
Đổ máu: Biểu thị cho sự mất mát, hy sinh, là hậu quả của chiến tranh hoặc là dấu hiệu cho sự khởi đầu của chiến tranh.
Câu 2 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2
Câu (a) : biểu thị mối quan hệ giữa một bộ phận và cả tập thể
Câu (b) : biểu thị mối quan hệ giữa cái thiết thực với cái trừu tượng
Câu (c) : biểu thị quan hệ dấu hiệu giữa các sự vật với nhau.
Câu 3 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2
Các quan hệ thường được sử dụng để tạo ra biện phép hoán dụ:
III. Luyện tập
Bài 1 trang 84 skg ngữ văn 6 tập 2
a, Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:Làng xóm ta: tên của sự vật chứa đựng
Những người sống trong xóm làng đó: sự vật bị chứa đựng
b, Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng
Bài 2 trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2
Điểm giống : đều là những biện pháp tu từ được tạo ra trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng
Khác nhau:
Bài soạn “Hoán dụ” số 6
Bài soạn “Hoán dụ” số 2Bài soạn “Hoán dụ” số 6
HOÁN DỤ LÀ GÌ?
Trả lời câu 1 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các từ ngữ in đậm trong câu thơ chỉ ai?
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Trả lời:
– Áo nâu, áo xanh: chỉ những người nông dân và công nhân.
– Nông thôn và thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị.
Trả lời câu 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
– Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất: người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.
– Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).
Trả lời câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nêu tác dụng của cách diễn đạt này.
Cách dùng như trên ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.
Phần II: CÁC KIỂU HOÁN DỤ
Trả lời câu 1 + 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
b) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
c) Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?
a) Bàn tay – một bộ phận của con người, được dùng thay cho người lao động nói chung (quan hệ bộ phận – toàn thể).
b) Một, ba – số lượng cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung (quan hệ cụ thể – trừu tượng).
c) Đổ máu – dấu hiệu, thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật). Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của chiến tranh.
Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Từ những ví dụ đã phân tích ở phần trên, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.
Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo phép hoán dụ:
– Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.
a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
c) Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
d) Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Các hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:
a) Làng xóm – người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
b) Mười năm – thời gian trước mắt; trăm năm – thời gian lâu dài: quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
c) Áo chàm – người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.
d) Trái Đất – nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
Trả lời câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải chi tiết:
Các em có thể thấy rõ sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ qua bảng sau:
GIỐNG: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
KHÁC: Dựa vào quan hệ tương đồng.
Cụ thể là tương đồng về:
– hình thức
– cách thức thực hiện
– phẩm chất
– cảm giác
Dựa vào quan hệ tương cận.
Cụ thể:
– bộ phận – toàn thể
– vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
– dấu hiệu của sự vật – sự vật
– cụ thể – trừu tượng.
Ví dụ: Ẩn dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Hoán dụ:
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Bài soạn “Hoán dụ” số 1Bài soạn “Hoán dụ” số 2
Câu 1 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Áo nâu: chỉ người nông dân
– Áo xanh: chỉ người công nhân
– Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn
– Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành
Câu 2 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:
– Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn
– Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành ( trong thời kì Đổi mới của nước ta)
Câu 3 (trang 82 sgk ngữ văn tập 6 tập 2):
Cách diễn đạt trên ngắn gọn, gợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính
– Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung
– Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.
Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể
– Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng
– Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật
Câu 3 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:
– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
– Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
LUYỆN TẬP
Bài 1 (Trang 84 skg ngữ văn 6 tập 2):
a, Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:
– Làng xóm ta: tên của vật chứa đựng
– Những người sống trong xóm làng đó: vật bị chứa đựng
– Cái cụ thể: mười năm, trăm năm
– Cái trừu tượng: con số không xác định rõ
c, Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể
– Áo chàm: dấu hiệu của sự vật
– Thay cho sự vật: người Việt Bắc
d, Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
– Trái đất: Vật chứa đựng
– Nhân loại: Vật bị chứa đựng
Bài 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng
– Khác:
+ Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm)
+ Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau.
Bài soạn “Hoán dụ” số 5Bài soạn “Hoán dụ” số 1
I. Hoán dụ là gì ?
1 – Trang 82 SGK
Các từ ngữ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai?
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
– Áo nâu: chỉ người nông dân.
– Áo xanh: chỉ người công nhân.
– Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn.
– Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành.
2 – Trang 82 SGK
– Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn.
– Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành ( trong thời kì Đổi mới của nước ta).
3 – Trang 82 SGK
Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này.
Cách diễn đạt ở câu trên vô cùng ngắn gọn nhưng lại gợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
1 – Trang 83 SGK
a.
Bàn tay ta làm nên tất cả
b.
Một cây làm chẳng nên non
c.
Ngày Huế đổ máu
– Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.
– Một, ba: biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung.
2 – Trang 83 SGK
Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?
– Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể
– Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng
– Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.
3 – Trang 83 SGK
Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.
– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
– Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
1 – Trang 84 SGK
b)
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
c)
Áo chàm đưa buổi phân li
d)
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
a. Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:
– Làng xóm ta: tên của vật chứa đựng
– Những người sống trong xóm làng đó: vật bị chứa đựng
b. Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng
– Cái cụ thể: mười năm, trăm năm
– Cái trừu tượng: con số không xác định rõ
c. Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể
– Áo chàm: dấu hiệu của sự vật
– Thay cho sự vật: người Việt Bắc
d. Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
– Trái đất: Vật chứa đựng
– Nhân loại: Vật bị chứa đựng
2 – Trang 84 SGK
Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
– Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng.
– Khác:
Bài soạn “Hoán dụ” số 5
Bài soạn “Hoán dụ” số 3Bài soạn “Hoán dụ” số 5
I – HOÁN DỤ LÀ GÌ ?
Câu 1. Các từ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai ?
Áo nâu cùng với áo xanh
Các từ in đậm trong câu thơ dùng để chỉ:
Áo nâu: chỉ người nông dân;Áo xanh: chỉ người công nhân;Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn;Thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.
Câu 2. Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
Mối quan hệ giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ là:
Người nông dân Việt Nam trước đây thường mặc áo nhuộm nâu.Người công nhân làm việc thường mặc áo xanh. Ta cũng gọi là màu xanh công nhân.Vùng nông thôn và nơi làm nghề nông, nơi cư trứ của đa số người Việt Nam vốn là nông dân.Vùng thị thành có nhiều loại người khác nhau như thương gia, trí thức, các công chức, nhưng trong thế đối ứng của câu thơ thì Công nhân vẫn là đối tượng cần kêu gọi.
Câu 3. Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này.
Tác dụng của cách diễn đạt này:
Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau;Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau.
Ghi nhớ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
II – CÁC KIỂU HOÁN DỤ
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
b) Một cây làm chẳng nên non
c) Ngày Huế đổ máu
Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động;
Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa;
Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.
Câu 2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?
Quan hệ của của các từ in đậm với sự vật mà nó biểu thị là:
Cái dùng để biểu thị
Kiểu quan hệ
Cái được biểu thị
Áo nâu, áo xanh
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Người nông dân, người công nhân
Nông thôn, thị thành
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Những người ở nông thôn, những người ở thành thị
Bàn tay
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
Nhngx người lao động, sức lao động
Một, ba
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Số lượng ít, số lượng nhiều
Đổ máu
Xảy ra chiến sự
Câu 3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng đẻ tạo ra phép hoán dụ.
Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng đẻ tạo ra phép hoán dụ là:
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2
b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
c) Áo chàm đưa buổi phân li
d) Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Đăng bởi: Nguyễn Văn Linh
Từ khoá: 6 Bài soạn “Hoán dụ” lớp 6 hay nhất
6 Bài Soạn “Hầu Trời” Của Tản Đà Lớp 11 Hay Nhất
Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 6
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Quê hương ông nằm bên sông Đà, gần chân núi Tản Viên. Bút danh Tản Đà là tên ghép của hai địa danh ấy.
Tản Đà mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh), kể cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của tầng lớp tiểu tư sản thành thị “Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu”; học chữ Hán từ nhỏ nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ và rất ham học hỏi để tiến kịp thời đại; là nhà nho nhưng ít chịu khép mình trong khuôn phép nho gia. Sáng tác văn chương của Tản Đà chủ yếu vần theo các thể loại cũ nhưng nguồn cảm xúc lại rất mới mẻ… Điều đó anh hưởng không nhỏ đến cá tính sáng tạo của thi sĩ. Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng chói trên thi đàn.
Điệu tâm hồn mới mẻ, “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn Tản Đà đã chinh phục thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có sức sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn ông có thể xem như một cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
2. Thơ Tản Đà hay nói về cảnh trời. Điều đó đã trở thành mô tip nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ ông. Ông tự coi mình là một trích tiên, tức là vị tiên trên trời bị đày xuống hạ giới vì tội ngông. Có lúc tỏ ra chán đời, ông Muốn làm thằng cuội để cùng chị Hằng “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Có lúc mơ màng ông muốn theo gót Lưu Thần, Nguyễn Triệu lạc bước vào chốn Thiên Thai. Táo bạo hơn, ông còn mơ thấy mình được lên Thiên đình, hội ngộ với những mĩ nhân cổ kim như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi, cùng đàm đạo văn chương, chuyện thế sự với các bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, Hàn Thuyên, Đoàn Thị Điểm. Hồ Xuân Hương,… thậm chí cả với cụ Khổng Tử,… Ông còn Viết thư hỏi Giời và bị Giời mắng,… Bài Hầu Trời là một khoảnh khắc trong chuỗi cảm hứng đầy lãng mạn đó.
Bài thơ ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Vào thời điểm đó, lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại. Xã hội thuộc địa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người trí thức có lương tri không thể không chấp nhận nhập cuộc, nhưng chống lại nó thì không phải ai cũng đủ dũng khí để làm. Bất bình nhưng bất lực, người ta chỉ có thể mong ước thoát li, làm thơ để giải sầu. Thơ Tản Đà thời này “đã nói lên đúng cái sầu bàng bạc trong đất nước, tiềm tàng trong tim gan người ta” (Xuân Diệu). Nhưng Tản Đà khác người ở chỗ, ngay từ đầu những năm 20 đã dám mạnh dạn thể hiện bản ngã “cái tôi” của mình với “cái buồn mơ màng, cái cảm xúc chơi vơi” (Xuân Diệu), với khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng, phẩm giá đích thực của mình, bởi chẳng thể nào trông đợi ở “cõi trần nhem nhuốc bao nhiêu sự” này. Cái ngông của Tản Đà cũng là ở đó.
3. Qua câu chuyện Hầu Trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực cúa mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ thể hiện tài hư cấu nghệ thuật độc đáo và có duyên của Tản Đà:
Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.
Chuyện kể về một giấc mơ, chính tác giả lúc tỉnh mộng cũng hãy còn bàng hoàng “chẳng biết có hay không”. Đó là một cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật. Nó là cái cớ “hoàn hảo” để nhân vật trữ tình bộc bạch tự nhiên cảm xúc trong “cõi mộng” của mình.
Cách vào đề như thế đã gây được một mối nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọc. Cách vào chuyện như thế vừa độc đáo, lại rất có duyên.
Câu 2. Câu chuyện chính trong “giấc mơ” của Tản Đà là việc nhà thơ được đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Thi sĩ tỏ ra rất cao hứng và có phần tự đắc (Đương cơn đắc ý đọc đã thích… – Văn dài hơi tốt ran cung mây! – Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay… – Chửa biết con in ra mấy mươi? – Văn đã giàu thay, lại lắm lối…).
Chư tiên nghe thơ cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ tài thơ của Tàn Đà (Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi – Hằng Nga, Chức Nữ chau đòi mày – Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng – Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay).
Ông Trời thì khen rất nhiệt thành:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa.
Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niềm khao khát chân thành của thi sĩ. Tản Đà đã rất ý thức về tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” đó. Tản Đà rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thoả nguyện. Vào đầu những năm 20, khi thơ phú nhà nho tàn cuộc mà thơ mới chưa ra đời, Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam đã dám mạnh dạn hiện diện bản ngã “cái tôi” đó.
Giọng kể của Tản Đà rất phong phú, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc.
Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực, đó là đoạn:
“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
[…]
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều”.
Tản Đà là một nhà thơ giàu cảm hứng lãng mạn. Thế nhưng trong đoạn thơ này, nhà thơ lại nói đến nhiệm vụ truyền bá “thiên lương” mà Trời trao cho ông như là một thiên chức vậy. Điều đó đã chứng tỏ, Tản Đà lãng mạn, nhưng không hoàn toàn thoát li cuộc đời, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách khẳng định mình.
Xúc động nhất trong đoạn thơ có lẽ chính là những câu thơ vẽ lên một bức tranh chân thực về chính cuộc đời nhà thơ và cuộc đời của nhiều văn sĩ khác lúc đó. Đó là cuộc sống hết sức cơ cực, tủi hổ (không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đù ăn, bị o ép nhiều chiều….). Những câu thơ không hề cường điệu. Đó thậm chí chính là cuộc sống đầy xót xa của thi sĩ Tản Đà. Là một thi sĩ nổi tiếng tài hoa, thế nhưng gần như suốt đời, Tản Đà sống trong nghèo khổ, túng quẫn, ông đã từng rơi vào cảnh:
HГґm qua chб»a cГі tiб»Ѓn nhГ
Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào
Đi ra rồi lại đi vào
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ
Về cuối đời, Tản Đà thậm chí phải mở cửa hàng xem tướng số để kiếm ăn nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và quốc văn nhưng không có học trò. Cuối cùng, ông chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa, đồ đạc bị chủ nợ tịch biên, chi còn một cái giường mọt, cái ghế ba chân, chồng sách nát và một be rượu.
Bức tranh hiện thực miêu tả trong bài thơ đã giúp chúng ta thêm hiểu vì sao Tản Đà thấy đời đáng chán (Trần thế nay em chán nửa rồi), vì sao ông phải tìm cõi tri âm tận trời cao (Tri kỉ trông lên đứng tận trời), phải tìm đến Hằng Nga, Ngọc Hoàng Thượng đế, chư tiên,… để thỏa niềm khao khát. Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực thường đan cài khăng khít trong thơ ông như thế.
Câu 4. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật, với những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại.
– Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.
– Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ.
– Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.
– Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do, không hề gò ép.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Ngông trong văn chương là phản ứng của những người nghệ sĩ tài hoa, có cá tính, không chịu trói mình trong một khuôn khổ chật hẹp hoặc là phản ứng của những người trí thức có nhân cách trước xã hội mà họ không thể chấp nhận hay không muốn chấp nhận nhập cuộc.
Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 3Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 6
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
I. Tác giả
1. Cuộc đời
– Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Bất Bạt, Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Tây).
– Xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo lối sống của tầng lớp tư sản thành thị.
– Ông học chữ Hán hồi nhỏ, nhưng sớm chuyển sang học chữ quốc ngữ và sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ.
– Tản Đà theo đuổi nghiệp khoa cử nhưng không thành. Ông sống với nghề viết văn. Cả cuộc đời ông là một bài thơ tuyệt đẹp vì con người ngoài đời dường như trùng lặp hoàn toàn với con người nghệ sĩ trong văn chương.
2. Sự nghiệp sáng tác
– Sự nghiệp thơ văn của Tản Đà rất phong phú và đạt nhiều thành tựu, đáng kể nhất là các tác phẩm: Khối tình con I, II (1916,1918), Còn chơi (1921), Thơ Tản Đà (1925), Giấc mộng lớn (1928),…
3. Phong cách nghệ thuật
– Thơ văn Tản Đà thể hiện một cái tôi bay bổng, lãng mạn, thoát li rất tài hoa nhưng cũng rất ngông nghênh, ngạo nghễ.
– Thơ ông còn thấm đẫm tinh thần thơ ca dân tộc, đậm đà và ý nhị, tinh tế.
– Có thể xem thơ Tản Đà là cái gạch nối giữa thơ trung đại và hiện đại.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh xuất xứ
– Bài thơ Hầu trời in trong tập Còn chơi xuất bản năm 1921.
– Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạn đã khá đậm nét trong văn chương thời đại. Xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau…
2. Nội dung chính
– “Hầu trời” của Tản Đà kể về chuyện ông được lên tiên để đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
– Bài thơ thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi cho cảnh ngộ bản thân nói riêng và văn nghệ sĩ đương thời nói chung.
3. Bố cục
Bài thơ có thể chia làm 3 phần:
– Phần 1 (khổ thơ đầu): giới thiệu về câu chuyện lên hầu trời.
– Phần 2 (tiếp… chợ Trời): thi nhân ngâm thơ cho Trời và chư tiên trên thiên đình nghe.
– Phần 3 (còn lại): Cuộc trò chuyện của thi nhân với trời.
4. Một số ý kiến nhận định về Tản Đà và bài Hầu trời
– …Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thiết tha, nỗi khát vọng thoát li ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo. Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn hai mươi năm trước đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa.”…
(Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam – NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
– Bài Hầu trời, tôi phục nhất đoạn mở:
Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng!
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng!
Vào đột ngột câu đầu cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ theo khoa học để ba câu sau toàn là khẳng định, ăn hiếp người ta”…
(Xuân Diệu – Lời giới thiệu – Tuyển tập Tản Đà – NXB Văn học, Hà Nội 1986)
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1 – Trang 17 SGK
Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
Trả lời:
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ thể hiện tài hư cấu nghệ thuật độc đáo và có duyên của Tản Đà:
Chuyện kể về một giấc mơ, chính tác giả lúc tỉnh mộng cũng hãy còn bàng hoàng “chẳng biết có hay không”. Đó là một cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật. Nó là cái cớ “hoàn hảo” để nhân vật trữ tình bộc bạch tự nhiên cảm xúc trong “cõi mộng” của mình. Cách vào đề như thế đã gây được một mối nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọc, vừa độc đáo, lại rất có duyên.
Tản Đà sử dụng hình thức câu khẳng định trong ba câu cuối khổ thơ đầu nhằm mục đích khẳng định việc lên tiên là sự thực, không phải là giấc mơ. Bằng cách vào đầu như thế tác giả đã gợi trí tò mò của người đọc bằng việc đan xen giữa hư và thực, giữa mộng và tỉnh. Nhờ đó, câu chuyện trở nên có sức hấp dẫn đặc biệt, không ai có thể bỏ qua.
Câu 2 – Trang 17 SGK
Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời.) Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
Câu chuyện chính trong “giấc mơ” của Tản Đà là việc nhà thơ được đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Thi sĩ tỏ ra rất cao hứng và có phần tự đắc (Đương cơn đắc ý đọc đã thích… – Văn dài hơi tốt ran cung mây!- Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay… – Chửa biết con in ra mấy mươi? – Văn đã giàu thay, lại lắm lối…).
Chư Tiên nghe thơ cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ tài thơ của Tản Đà (Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi – Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày – Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng – Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay).
Êm như gió thoảng, tình như sương!
Để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa. Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niềm khao khát chân thành của thi sĩ. Tản Đà đã rất ý thức về tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” đó. Tản Đà rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thỏa nguyện. Vào đầu những năm 20, khi thơ phú nhà nho tàn cuộc mà thơ mới chưa ra đời, Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam đã dám mạnh dạn hiện diện bản ngã “cái tôi” đó. Giọng kể của Tản Đà rất phong phú, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc.
Câu 3 – Trang 17 SGK
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực, đó là đoạn:
Tản Đà là một nhà thơ giàu cảm hứng lãng mạn. Thế nhưng trong đoạn thơ này, nhà thơ lại nói đến nhiệm vụ truyền bá “thiên lương” mà Trời trao cho ông như là một thiên chức vậy. Điều đó đã chứng tỏ, Tản Đà lãng mạn, nhưng không hoàn toàn thoát li cuộc đời, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách khẳng định mình. Xúc động nhất trong đoạn thơ có lẽ chính là những câu thơ vẽ lên một bức tranh chân thực về chính cuộc đời nhà thơ và cuộc đời của nhiều văn sĩ khác lúc đó. Đó là cuộc sống hết sức cơ cực, tủi hổ (không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiều chiều,…). Những câu thơ không hề cường điệu. Đó thậm chí chính là cuộc sống đầy xót xa của thi sĩ Tản Đà. Là một thi sĩ nổi tiếng tài hoa, thế nhưng gần như suốt đời, Tản Đà sống trong nghèo khổ, túng quẫn. Ông đã từng rơi vào cảnh:
Về cuối đời, Tản Đà thậm chí phải mở cửa hàng xem tướng số để kiếm ăn nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và quốc văn nhưng không có học trò. Cuối cùng, ông chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa, đồ đạc bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn một cái giường mọt, cái ghế ba chân, chồng sách nát và một be rượu.
Câu 4 – Trang 17 SGK
Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,…)
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật, với những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại.
– Tản Đà không dùng các thể thơ cũ như thất ngôn bát cú, tứ tuyệt lục bát, song thất lục bát… mà dùng thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.
– Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ như thơ trung đại.
– Giọng thơ khá linh hoạt giọng kể mang tính tự sự phối hợp với giọng trữ tình nhiều sắc điệu, khi hóm hỉnh hài hước, lúc sôi nổi phóng khoáng, khi lại ngậm ngùi chua chát. Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.
Luyện tập
Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.
Tùy theo cảm nhận và tình cảm cá nhân mà học sinh có thể lựa chọn những câu thơ, ý tưởng thơ thú vị. Có thể tham khảo một số câu thơ, ý tưởng sau: “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu/ Đày xuống hạ giới vì tội ngông”. “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:/ “Anh gánh lên đây bán chợ Trời” …
Câu 2* – Trang 17 SGK
Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học). Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
– “Ngông” chỉ sự khác thường. “Ngông” trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.
– Trong văn chương người ta hay nhắc đến cái “ngông” của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tuân, Tản Đà,…
– Cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm:
+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.
+ Không thấy ai đáng là tri âm với mình ngoài Trời và Chư tiên.
+ Xem mình là một “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”.
+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương”, một sứ mệnh cao cả.
+ Xem các đấng siêu nhiên là tri âm, bình dân,…
Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 3
Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 5III. Trả lời câu hỏi
Câu 1:
* Cách vào đề bài thơ:
– Khổ thơ mở đầu 4 câu có tác dụng gây nghi vấn, gợi sự tò mò : Chuyện có vẻ như mộng mơ, bịa đặt “chẳng biết có hay không”, nhưng dường như lại là thật:
– Điệp từ “thật”: 4 lần / 2 câu;
– Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn:
⟹ Như vậy, cách vào chuyện thật độc đáo và có duyên, tạo được sự tò mò, chú ý cuốn hút người đọc về câu chuyện lên tiên của mình
Câu 2:
Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:
* Thái độ của tác giả khi đọc thơ:
– Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc vì thơ văn của chính mình: Đương cơn đắc ý, đọc thơ ran cung mây
– Tác giả có nhu cầu muốn đọc hết cho Trời và chư tiên nghe những tác phẩm văn chương, những đứa con tinh thần của mình. Tự đắc, tự khen: Văn đã giàu thay lại lắm lối…
– Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.
⟹ Cá tính thơ và niềm khát khao chân thành của người thi sĩ:
– Tản Đà rất ý thức về tài năng của mình và ông cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã cái tôi của mình. Những câu thơ đó như đã cực tả niềm tự hào, tự nhận thức của nhà thơ về tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình. Ông cũng rất ngông khi tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng và chư tiên
– Niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ.
* Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: phản ứng chung: rất xúc động; tán thưởng và hâm mộ: cùng vỗ tay:
+ Thái độ của Trời:
– Đánh giá cao;
– Không tiếc lời tán dương:
“Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt !
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng !
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !
Êm như gió thoảng, tinh như sương !
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết !”
+ Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ:
“Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong một bài cùng vỗ tay
…
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
Anh gánh lên đây bán chợ Trời ! ”
⟹ Như vậy, Tản Đà muốn khẳng định giá trị văn chương của mình. Ông muốn văn chương của mình được nhiều người yêu thích, biết đến và trân trọng.
Câu 3:
Tản Đã đã phản ánh rất chân thực và cảm động về cuộc sống của mình cũng như tầng lớp văn nghệ sĩ đương thời:
“Bẩm Trời cảnh con thực nghèo khó
….
Biết làm có được mà dám theo”.
– Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời bằng những cuộc mơ ước lên trăng, lên tiên. Ông đã vẽ bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả, cũng như bao nhà văn khác. Họ vẫn sống và viết cho đến chết giữa cuộc đời nghèo khổ. Tản Đà tài năng là thế, ý thức về trách nhiệm sâu sắc là thế, song xã hội thực dân nửa phong kiến đã cướp đi của ông tất cả: không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, bị o ép nhiều chiều,… Qua đó, nhà thơ còn lên án xã hội bất công đã đẩy họ vào những tình huống bi đát nhất
– Trong bài thơ, Tản Đà không trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về văn và nghề văn. Tuy vậy, ẩn sau câu chữ, ta vẫn thấy một sự hình dung khác trước về hoạt động tinh thần đặc biệt này.
+ Dường như Tản Đà đã ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn, phải trường vốn để theo đuổi nó dài dài
+ Trong mắt Tản Đà, văn chương lúc này là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường cũng hết sức phức tạp, không dễ chiều
+ Tản Đà cũng chớm nhận ra: đa dạng về thể loại là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác và với những sáng tác mới thì tiêu chí đánh giá tất nhiên là phải khác xưa
Câu 4:
Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ là:
– Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do.
– Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần gũi với đời sống, không cách điệu, ước lệ.
– Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên và lôi cuốn người đọc
– Từ ngữ nôm na, bình dị, như lấy ở đời sống bình thường.
– Nhà thơ đã sáng tạo ra một cuộc hầu Trời thật lí thú, ngộ nghĩnh mà như thật.
LUYỆN TẬP:
CÂU 1:
Cách xưng danh của tác giả:
– Tác giả đã tâu trình rõ ràng về họ tên, xuất xứ của mình cho Trời nghe.
“Dạ bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về Địa Cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”.
Tác giả đã tách tên, họ theo một kiểu công khai lí lịch rất hiện đại, lại còn nói rõ bản quán, quốc tịch, châu lục, tên của hành tinh,…
– Có một nụ cười hóm hỉnh ẩn đằng sau vẻ thật thà, thành khẩn trước đấng trí tôn, nhưng điều đáng nói hơn hết vẫn là ý thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ.
– Tác giả còn kiêu hãnh khi khai mình là đứa con đích thực của sông Đà núi Tản nước Nam Việt. Đồng thời qua đó, tác giả đã ngầm cho biết lai lịch của bút hiệu Tản Đà – một điều đã từng được ông thể hiện trong nhiều bài thơ khác.
– Cách nói của nhà thơ không chỉ là cách nói của ý thức cá nhân, của cái ngông mà còn chứa đựng một thái độ tự tôn dân tộc, một tình cảm yêu nước đáng quý.
– Những trường hợp xưng danh trong thơ thời văn học trung đại: Mời trầu – Hồ Xuân Hương, Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du, Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ
CÂU 2:
– “Ngông” chỉ sự khác thường. “Ngông” trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.
– Trong bài Hầu Trời, cái ngông của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:
+ Tự cho mình văn
+ Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và chư tiên.
+ Xem mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.
+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả
+ Ngoài ra, việc nhà thơ bịa ra chuyện hầu Trời.
– Tản Đà không phải trường hợp ngông cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,… đều ngông.
Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 4Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
2. Tóm tắt tác phẩm:
“Hầu trời” là bài thơ được in trong tập thơ Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, lãng mạn trở thành những khúc thơ tâm tình của những người tri thức, bấy giờ xã hội thực dân phong kiến lại đầy những u hám, tối tăm và bất công. Người trí thức muốn chống lại song cũng chưa ai có dũng khí để làm, nhà thơ Tản Đà đã sáng tác bài thơ này để thể hiện tấm lòng của mình. Qua bài thơ Tản Đà đã mạnh dạn thể hiện cái tôi cá nhân ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. Bài thơ kể về việc Tản Đà được mời lên thiên đình đọc thơ cho trời và chư tiên cùng nghe, cuộc đọc thơ và đối thọai về trời. Với thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn từ bình dân, sống động tác phẩm đã đi vào lòng bạn đọc, chinh phục mọi độc giả khó tính.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2
Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 1Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 4
Bố cục: gồm 3 phần
Phần 1 ( khổ thơ đầu): giới thiệu về chuyện lên hầu trời
Phần 2 ( tiếp… chợ Trời) thi nhân ngâm thơ cho Trời và chư tiên trên thiên đình nghe
Phần 3 (còn lại) Cuộc trò chuyện của thi nhân với trời
Câu 1 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Khổ thơ đầu mở ra giấc mơ của chính tác giả, câu thơ đầu tiên nghe như tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”
Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật.
Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”
– Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc
Câu 2 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:
Đương cơn tự đắc đọc đã thích
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay
Chửa biết con in ra mấy mươi
– Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút
Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:
– Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng…
– Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
+ Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
+ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe
→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.
– Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó
– Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình
– Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ
– Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc
Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã
Câu 3 (Trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
…
Biết làm có được mà dám theo
– Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới
– Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác
+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ
Câu 4 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ
– Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu nào
– Ngôn từ: hóm hỉnh, hài hước, có duyên và lôi cuốn
– Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng khoáng
Tác giả miêu tả Trời và Chư tiên không có chút đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc ngộ nghĩnh, bình dân ( lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn…)
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Câu thơ hay trong bài gây ấn tượng: “Con không nói Trời đã biết/ Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết/ Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”
Đây cũng chính là ước nguyện của tác giả Tản Đà, được thấu hiểu, cảm thông. Lòng khi đã thông tường, mọi chuyện sương gió không còn ngại ngùng.
Bài 2 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):
“Ngông” để chỉ sự khác thường, “ngông” trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn
Điều này bắt nguồn từ việc tác giả ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân.
Các tác giả có cái “ngông” như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà…
Cái “Ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở:
+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng
+ Tìm thấy sự đồng điệu, thu hiểu từ Trời và Chư tiên
+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông
+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả
Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 1
Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 2Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà số 1
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Tản Đà (1889 -1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay Ba Vì, Hà Nội). Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh).
– Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn. Các tác phẩm chính của Tản Đà: Khối tình con I, II (thơ – 1916, 1918), Giấc mộng con I, II (truyện phiêu lưu viễn tưởng – 1916, 1932), Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ (luận thuyết – 1918), Còn chơi (thơ và văn xuôi – 1921, Thơ Tản Đà (1925),Giấc mộng lớn (tự truyện – 1928),…
– Phong cách thơ: Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, vừa ngông nghênh, vừa cảm thương, vừa ưu ái,..Thơ văn ông có thể xem như là một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
2. Tác phẩm:
bài Hầu trời in trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921.
Bố cục: 4 phần
+ Đoạn 1 (Câu 1- 20): Lí do, hoàn cảnh được lên đọc thơ hầu Trời
+ Đoạn 2 (Câu 21 – 68):Kể về buổi đọc thơ cho Trời và chư tiên
+ Đoạn 3 (Câu 68 -98): Tâm sự của nhà thơ với Trời về hoàn cảnh khốn khó của mình
+ Đoạn 4 (Còn lại): Phút tiễn biệt Trời, về lại thực tại
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Phân tích khổ đầu:
– Thời gian: đêm qua
– Không gian: Tĩnh lăng, yên tĩnh.
– Điệp từ “thật”.
– Câu cảm thán: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể .
→ Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng, bất ngờ.
Cách vào đề của bài thơ gây được một mối nghi vấn, gợi trí tò mò cho người đọc. Cách vào chuyện như vậy vừa độc đáo, vừa có duyên là cho câu chuyện mà tác giả sắp kể trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Thái độ của tác giả khi đọc thơ cho trời và chư tiên: thi sĩ tỏ ra rất cao hứng và có phần tự đắc:
Đọc hết văn vần lại văn xuôi
Hết văn lý thuyết lại văn chơi
– Thi nhân kể tường tận, chi tiết về những tác phẩm của mình:
Hai quyển khối tình văn lí thuyết
Hai khối tình con là văn chơi
Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết
– Chư tiên nghe thơ xúc động, ngưỡng mộ tài năng của tác giả:
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay
– Thái độ của Trời khen rất nhiệt thành:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
…..
– Đoạn thơ thể hiện rất rõ cá tính của thi sĩ. Tản Đà đã ý thức rất rõ về tài năng của mình và cũng rất táo bạo, bộc lộ “cái tôi” đó. Ông cũng rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng. Đây cũng là niềm khát khao trân thành trong lòng thi sĩ. Bởi giữa chốn hạ giới, văn chương lúc này không được coi trọng, “giá rẻ như bèo” nên Tản Đà chỉ còn biết lên tận trời để than vãn, để khẳng định và bộc lộ tài năng của bản thân.
– Giọng đọc: Hóm hỉnh, ngông nghênh và có phần tự đắc.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Đoạn thơ rất hiện thực trong bài:
Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó
Sức trong non yếu ngoài che rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.
Đoạn thơ nói lên một bức tranh chân thực về chính cuộc đời nhà thơ và của những văn sĩ khác lúc đó. Đó là cuộc sống cơ cực, vất vả, nghèo khó, làm chẳng đủ ăn… Bởi vậy dễ hiểu vì sao ông tìm lên đến tận trời để than vãn, để thỏa niềm khao khát, ước mơ của mình.
Là nhà văn giàu cảm hứng lãng mạn nhưng ông vẫn không thoát li khỏi cuộc đời, vẫn khao khát được khẳng định tài năng của mình. Hai cảm hứng này đan cài khăng khít và không tách biệt trong sáng tác của nhà văn.
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Đặc sắc về nghệ thuật
– Thể loại: thể thơ thất ngôn trường thiên tự do.
– Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế, rất gần với đời thường.
– Cách kể chuyện hóm hỉnh, lôi cuốn người đọc.
– Cảm xúc bộc lộ tự nhiên, phóng túng, tự do.
Cảm nhận về câu thơ mà mình thích nhất để thấy được phong cách thơ của Tản Đà.
“Ngông” trong văn chương chỉ sự khác thường. Đó là phản ứng của những người nghệ sĩ tài hoa, cá tính, không chịu trói mình trong khuôn khổ chật hẹp, sống phóng túng, tự do, khẳng định cá tính và bản lĩnh của mình.
Cái “ngông” của thi sĩ Tản đà trong bài thơ được biểu hiện qua:
– Nhà thơ ý thức sâu sắc về tài tài năng của mình: tự cho mình văn hay đến mức trời và chư tiên cũng phải tán thưởng…
– Xem mình là một trích tiên bị đày xuống vì tội ngông.
– Nhận mình là người nhà trời, được sai xuống để thực hiện sứ mệnh cao cả…
Đăng bởi: Hiệp Gà TV
Từ khoá: 6 Bài soạn “Hầu trời” của Tản Đà lớp 11 hay nhất
Soạn Bài Tràng Giang Soạn Văn 11 Tập 2 Bài 22 (Trang 28)
Soạn bài Tràng giang
Soạn bài Tràng giang – Mẫu 1 Soạn văn Tràng giang chi tiếtI. Tác giả
– Huy Cận (1919 – 2005), tên thật là Cù Huy Cận.
– Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.
– Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…
– Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.
– Một số tác phẩm:
Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng (1940) – tập thơ đầu tay của Huy Cận.
2. Thể thơ
– Thể thơ thất ngôn
– Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, mang đậm nét cổ điển.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1. Khổ thơ đầu: Miêu tả bao quát khung cảnh thiên nhiên trên sông.
Phần 2. Khổ thơ thứ 2 và thứ 3: Miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên trên sông, bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.
Phần 3. Khổ thơ cuối: Khung cảnh trên sông lúc chiều tà, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Khổ 1: Miêu tả bao quát khung cảnh thiên nhiên trên sông
– Câu thơ mở đầu đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang: Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la.
– Câu thơ thứ hai: con thuyền xuôi mái nước gợi lên sự nhỏ nhoi.
– Hai câu cuối:
“Thuyền” và “nước” như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi, cho lòng “sầu trăm ngả”.
Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu.
2. Khổ 2 và 3: Miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên trên sông, bộc lộ tâm trạng của nhà thơ
a. Khổ 2:
– Hai câu thơ đầu khắc họa không gian hiu quạnh:
Nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo
Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người.
– Hai câu sau, không gian như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn, từ đó gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người
b. Khổ 3:
– Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: gợi lên hình ảnh về kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu.
– Nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”.
3. Khổ 4: Khung cảnh trên sông lúc chiều tà, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ
– Hai câu thơ đầu với một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ:
Những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.
Hình ảnh “cánh chim” xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.
– Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả:
Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” miêu tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ.
Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước.
Tổng kết:
– Nội dung: Bài thơ “Tràng Giang” đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
– Nghệ thuật: hình ảnh vừa mang vẻ đẹp cổ điển kết hợp hiện đại…
Soạn văn Tràng giang ngắn gọnI. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
– Lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” do chính tác giả viết.
– Từ “bâng khuâng” là từ láy gợi tả cảm giác xao xuyến, trống trải của con người khi đứng trước không gian rộng lớn của vũ trụ và “nhớ” lại là sự hoài niệm của con người về một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ.
– Hình ảnh thiên nhiên: “Trời rộng”, “sông dài” đã gợi mở ra những diện không gian đa chiều, phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Không gian gợi mở ra trước mắt người đọc là diện không gian lớn, choáng ngợp với tầm vóc của vũ trụ.
Câu 2. Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.
– Âm điệu chung của bài thơ: vừa dư vang vừa sâu lắng nhằm gợi tả nỗi buồn sâu sắc trong hồn nhà thơ.
– Nhịp thơ chủ yếu của bài là nhịp 2/2/3, đan xen là 4/3 hoặc 2/5. Nhịp thơ đều, chậm gợi nỗi buồn sầu mênh mang.
– Việc sử dụng nhiều từ láy hoàn toàn với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh vật và hồn người.
Câu 3. Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ in đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?
– Màu sắc cổ điển:
Hình ảnh ước lệ, tượng trưng mang màu sắc cổ điển: dòng sông, con thuyền cánh chim, mây, núi, khói hoàng hôn.
Bút pháp cổ điển: thể thơ thất ngôn, bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ Hán Việt, sử dụng nhiều thi liệu cổ…
– Màu sắc hiện đại:
Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc: củi một cành khô, làng xa, chợ chiều, bèo dạt…
Thiên nhiên thể hiện qua cảm nhận của cái tôi hiện đại.
Câu 4. Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?
– Tình yêu thiên nhiên trong bài thấm đượm lòng yêu nước thầm kín.
– Lý do:
Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ nhưng thấm đượm nỗi buồn của tác giả trước hoàn cảnh những năm tháng bị mất chủ quyền – “đứng trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương”.
Giữa không gian vũ trụ bao la, nỗi cô đơn và tấm lòng “nhớ nhà” của nhân vật trữ tình càng được bộc lộ rõ.
Câu 5. Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản, các từ láy, các biện pháp tu từ…)
– Hình ảnh thiên nhiên mang màu sắc cổ điển và hiện đại.
– Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn – vô hạn; nhỏ bé – lớn lao; không – có…
– Các biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh, nhân hóa….
II. Luyện tập
Câu 1. Cách cảm nhận về không gian và thời gian trong bài thơ này có gì đáng chú ý?
– Không gian sông nước mênh mông: Không gian sông nước mênh mông, không gian vũ trụ mở ra bầu trời sâu chót vót…
– Thời gian: trôi theo dòng thời gian tâm tưởng của nhà thơ…
Câu 2. Vì sao câu thơ cuối “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài “Lầu Hoàng Hạc” của Thôi Hiệu?
– Câu thơ cuối: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi nhớ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu:
– Nguyên nhân: hình ảnh thiên nhiên trong hai câu thơ có nét tương đồng, từ đó gợi ra tâm trạng của nhà thơ.
Câu thơ của Thôi Hiệu: “khói sóng trên sông” gợi tả nỗi buồn, nhớ quê vì ngoại cảnh
Câu thơ của Huy Cận: “không khói hoàng hôn” không cần mượn tới khói sóng, lòng nhà thơ đã sầu buồn rồi.
Soạn bài Tràng giang – Mẫu 2I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
– Câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” được hiểu là:
từ “bâng khuâng” gợi cảm giác xao xuyến, trống trải của con người khi đứng trước không gian rộng lớn của vũ trụ.
“trời rộng”, “sông dài” đã gợi mở ra những diện không gian đa chiều, phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
“nhớ” chỉ sự hoài niệm của con người về một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ.
– Lời đề từ thâu tóm tinh thần của bài thơ: Cảm hứng về bức tranh sông nước, cũng như tâm trạng bâng khuâng, sầu nhớ của nhà thơ.
Câu 2. Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.
Advertisement
Cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ:
Âm điệu chung buồn bã, trầm lặng.
Nhịp thơ đều và chậm, chủ yếu 2/2/3, đan xen với 4/3 hoặc 2/5
Sử dụng nhiều từ láy hoàn toàn, từ Hán Việt gợi về suy tư, hoài niệm.
Câu 3. Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ in đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?
– Màu sắc cổ điển:
Hình ảnh ước lệ, tượng trưng mang màu sắc cổ điển: dòng sông, con thuyền cánh chim, mây, núi, khói hoàng hôn.
Bút pháp cổ điển: thể thơ thất ngôn, bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ Hán Việt, sử dụng nhiều thi liệu cổ…
– Vẫn gần gũi, thân thuộc:
Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc: củi một cành khô, làng xa, chợ chiều, bèo dạt…
Thiên nhiên thể hiện qua cảm nhận của cái tôi hiện đại.
Câu 4. Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?
Tình yêu thiên nhiên thấm đượm lòng yêu nước thầm kín. Vì bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ nhưng lại chứa chan nỗi buồn của tác giả trước hoàn cảnh của đất nước khi bị mất chủ quyền – “đứng trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương”. Câu 5. Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản, các từ láy, các biện pháp tu từ…)
Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại.
Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
Thủ pháp ước lệ, tượng trưng.
Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ…
Sử dụng nhiều từ láy, từ Hán Việt…
II. Luyện tập
Câu 1. Cách cảm nhận về không gian và thời gian trong bài thơ này có gì đáng chú ý?
Không gian: mênh mông, mang tầm vũ trụ.
Thời gian: trôi theo dòng thời gian tâm tưởng của nhà thơ…
Câu 2. Vì sao câu thơ cuối “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài “Lầu Hoàng Hạc” của Thôi Hiệu?
– Câu thơ cuối: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi nhớ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu:
– Nguyên nhân: Hai tác giả đều khắc họa hình ảnh “khói trong hoàng hôn” để góp phần diễn tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, da diết của mình.
Soạn Bài Bắc Sơn Soạn Văn 9 Tập 2 Bài 32 (Trang 159)
Soạn bài Bắc Sơn
– Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho.
– Quê hương: Làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội).
– Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật do Đảng lãnh đạo.
– Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết, kịch.
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Tác phẩm chính: Vũ Như Tô (1941, kịch), Bắc Sơn (1946, kịch), Đêm hội Long Trì (1942, tiểu thuyết), Sống mãi với thủ đô (1961, tiểu thuyết)…
1. Hoàn cảnh sáng tác
Vở kịch Bắc Sơn được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác và đưa lên sân khấu vào đầu năm 1946 trong không khí sôi sục của những năm đầu cách mạng
2. Tóm tắt
Sau cuộc đối thoại với chồng là Ngọc, Thơm đã dần dần nhận ra sự thật về bản chất đê tiện và sự phản động của y. Cô cảm thấy đau xót và ân hận. Thái cùng một đồng chí là Cửu trong khi chạy trốn sự truy lùng của quân Pháp và tay sai (trong đó có Ngọc) đã vô tình chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm nhanh trí cứu che giấu và cứu thoái hai người.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
Lớp 1: Cuộc đối thoại giữa Thơm – Thái – Cửu
Lớp 2: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc.
Câu 1. Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.
Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Ngọc đã theo giặc, dẫn đường cho chúng để chúng đàn áp làng Vũ Lăng, và đối xử man rợ đối với những người làm cách mạng. Cô vô cùng đau xót, ân hận trước hành động của chồng mình. Khi Thái và Cửu bị giặc truy bắt, chạy nhầm vào nhà Thơm, cô đã che giấu và cứu thoát họ.
Câu 2. Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển của hành động kịch?
– Tình huống: Trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn, Thái và Cửu lại chạy vào nhà Ngọc, nhưng chỉ có một mình Thơm ở nhà. Thơm đã quyết định che giấu cho hai người cán bộ cách mạng.
– Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng
Câu 3. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: Hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu)
– Hoàn cảnh của Thơm: Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, mặc dù cha và em trai theo cách mạng thì cô vẫn đứng ngoài khởi nghĩa. Cha và em trai hy sinh, mẹ hóa đ iên, nhưng lại nhận ra bộ mặt thật của chồng là tay sai cho giặc.
– Tâm trạng và thái độ của Thơm: Ân hận, day dứt khi thấy cha và em trai hy sinh, hình ảnh người mẹ hóa điên ám ảnh cô, đau đớn nhận ra bộ mặt thật của chồng.
Tình huống bất ngờ xảy ra: Thái và Cửu chạy trốn vào nhà cô, cô phải lựa chọn giữa việc báo cho chồng biết hoặc che dấu cho hai chiến sĩ cách mạng. Thơm quyết định che giấu và cứu thoát Thái và Cửu.
Câu 4. Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý những điểm sau:
– Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?
– Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?
Gợi ý:
– Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của ý qua hành động truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y.
– Cửu: Có phần nôn nóng, thiếu chín chắn; anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô.
Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
– Xây dựng xung đột truyện kịch tính. Xung đột cơ bản của vở kịch bộc lộ qua sự đối đầu của Ngọc với Thái và Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng.
Advertisement
– Xây dựng tình huống truyện đặc sắc: Thái và Cửu (hai chiến sĩ cách mạng) chạy nhầm vào nhà Thơm (vợ một tên Việt gian).
– Tổ chức đối thoại: Tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch.
– Tâm lí nhân vật diễn ra khá phức tạp, chân thật (nhân vật Thơm), tính cách nhân vật được thể hiện khá rõ nét và thống nhất trong lời nói, hành động (nhân vật Ngọc).
Tổng kết:
– Nội dung: Đoạn trích hồi bốn đã xây dựng một tình huống cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng vì sợ liên lụy, đến đứng hẳn về phía cách mạng.
– Nghệ thuật: Tạo dựng tình huống xung đột, tổ chức đối thoại, tạo dựng tâm lí nhân vật…
6 Bài Soạn “Các Thành Phần Biệt Lập” (Tiếp Theo) Lớp 9 Hay Nhất
Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 1 Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 3
Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 1
Kiến thức cơ bản
• Các thành phần gọi – đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập.
• Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
• Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hại dầu phảy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
1. Thành phần gọi đáp (TPGĐ) dùng để tạo quan hệ giao tiếp hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
2. Thành phần phụ chú (TPPC) dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu (giải thích thêm từ ngữ, bày tỏ thái độ của người nói).
Thành phần gọi – đáp
Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.
a) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
2. Những từ ngữ được dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
3. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Trả lời
1: Từ này dùng để gọi, từ thưa ông dùng để đáp.
2: Những từ để gọi – đáp này không tham gia diễn đạt sự việc của câu.
3: Từ này trong câu (a) dùng để thiết lập cuộc thoại (có tác dụng mở đầu), cụm từ thưa ông trong câu (b) dùng để duy trì cuộc thoại.
Thành phần phụ chú
Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi.
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
2. Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
3. Trong câu (b), cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì?
1. Nếu lược bỏ các thành phần in đậm thì ý nghĩa của sự việc không thay đổi, vì câu văn vẫn còn đủ chủ ngữ và vị ngữ, bảo đảm nghĩa chính, nội dung chính của câu.
2. Cụm từ “và cũng là đứa con gái duy nhất của anh” chú thích cho đứa con gái đầu lòng.
3. Cụm chủ vị tôi nghĩ vậy giải thích việc lão không hiểu tôi mới là điều suy đoán “tôi chưa chắc đã đúng với “lão” và cũng là lí do để tôi càng buồn lắm.
Luyện tập
Câu 1 – Trang 32 SGK
Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và là quan hệ thân mật.
Câu 2 – Trang 32 SGK
Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
Thành phần gọi đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn – ẩn dụ chỉ những người trong một nước, tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó).
Câu 3 – Trang 33 SGK
Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. […]
Các thành phần phụ chú là: a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất.
c) Những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ mới giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai.
d) Có ai ngờ thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói – nhân vật “tôi”.
Câu 4 – Trang 33 SGK
Câu 5 – Trang 33 SGK
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Đoạn văn mẫu
Học trò chúng ta sáng sáng cắp sách đi học – có khi còn đi học cả chiều hay tối tối nữa – nhưng trong một trăm học sinh có mấy học sinh hăng hái đi học với niềm khát khao muốn mở mang kiến thức?
Nếu một người học sinh thực sự muốn mở mang kiến thức thì tại sao trước lúc kiểm tra bài mới ngồi ôn bài? Tại sao lúc cô, thầy giảng bài – ở trong lớp – chúng ta không hiểu cũng không hỏi lại thầy, cô mà đợi đến lúc làm bài không được mới vội vàng hỏi bạn này, bạn khác, rồi vội vàng chép lia chép lịa vào giấy thi? Vậy có phải là một người học trò ham học? Hay đó chỉ là thói học vẹt và thái độ đối phó mà thôi?
Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 3
Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 6Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 3
I. THÀNH PHẦN GỌI ĐÁP
1. Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ này dùng để gọi, cụm từ “Thưa ông” dùng để đáp.
2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt.
3. Trong những từ ngữ in đậm, từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ “Thưa ông” có tác dụng duy trì sự giao tiếp.
II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
1. Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu nêu trên vẫn là những câu nguyên vẹn.
2. Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích thêm cho “đứa con gái đầu lòng”.
3. Trong ba cụm chủ – vị ở câu (b), “tôi nghĩ vậy” là cụm chủ vị chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. Hai cụm chủ vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể.
Ghi nhớ: – Các thành phần gọi – đáp và phụ chú củng là những thành phần biệt lập.
– Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
– Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
III. LUYỆN TẬP
1. Các thành phần gọi đáp: này (để gọi) vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và là quan hệ thân mật.
2. Thành phần gọi – đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn ẩn dụ chỉ những người trong một nước tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó khăng khít)
3. Các thành phần phụ chú là:
a) Kể cả anh
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới
d) Có ai ngờ, thương thương quá đi thôi.
3. a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh của này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).
c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).
d) Có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói – nhân vật “tôi”) và thương thương quá đi thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói – nhân vật “tôi’’.
5. Học sinh tự viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 4Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 6
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
Trong các từ ngữ in đậm ở những trích (từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) sau đây và trả lời câu hỏi.
a) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Câu hỏi:
1. Trong những từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?
2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác như trong các câu trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
3. Trong các từ ngữ in đậm ở những câu trên, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại?
Trả lời:
1. Từ Này dùng để gọi, cụm từ Thưa ông dùng để đáp
2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác như trong các câu trên không có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
3. Từ Này được dùng để tạo lập cuộc thoại.
II- THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi:
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
a.Nếu được lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa của sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
b. Ở câu (a) các từ in đậm thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
c. Trong câu (b) cụm chủ vị in đậm chú thích điều gì?
a. Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm. Vì các từ trên chỉ đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính, khi bớt đi không làm ảnh hưởng đến nội dung chính trong câu.
b. Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho ” đứa con gái đầu lòng của anh”
Cụm từ ” tôi nghĩ vậy” chú thích cho điểu nhân vật tôi suy nghĩ
c. Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định “Lão không hiểu tôi” diễn ra trong suy nghĩ của riêng nhân vật ” tôi”. Đấy là suy nghĩ của nhân vật ” tôi” chứ chưa hẳn đã đúng
III- GHI NHỚ
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài tập 1: Trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tìm thành phần gọi đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào để gọi , từ nào dùng để đáp? Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì ( trên hay dưới, thân hay sơ)?
– Này bảo bác ấy có trôn đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy chốc họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh cho thì khổ. Ôms rề rề nhưu thế nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn
– Vâng cháu cung đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội,m cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng đến hôm qua tới giờ còn gì.
Tắt đèn ( Ngô Tất Tố)
Bài làm:-Này bảo bác ấy có trôn đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy chốc họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh cho thì khổ. Ôms rề rề nhưu thế nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn- Vâng cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội,cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng đến hôm qua tới giờ còn gì.Từ ” Này” là thành phần gọiTừ ” Vâng” là thành phần để đáp
Quan hệ giữa người gọi và người đáp ở trên là quan hệ trên dưới, thân thiện, tôn trọng
Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 52. Những từ này dùng để gọi, đáp; không nằm trong sự việc được diễn đạt.
3. Từ này dùng để thiết lập cuộc thoại, cụm từ Thưa ông có tác dụng duy trì cuộc thoại.
2. Cụm từ và cũng là đứa con gái duy nhất của anh chú thích cho đứa con gái đầu lòng.
3. Cụm chủ vị tôi nghĩ vậy giải thích việc lão không hiểu tôi
II. Luyện tập:
Câu 1 – Luyện tập – Trang 32 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì? (trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
– Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.
– Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung. Câu ca dao khuyên những người trong một nước nên vì quyền lợi chung mà đoàn kết với nhau.
Cũng vào du kích
Hôn gặp tôi vẫn cười khúc khích
Câu 5 – Luyện tập – Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
– Hành trang của lớp trẻ bước vào thế kỉ mới bao gồm nhiều yếu tố.
– Đó là sức khỏe, tri thức và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
– Đó là những chuẩn mực đạo đức xã hội mỗi người cần có để xây dựng đất nước ngày một văn minh và tiến bộ hơn.
– Vì vậy, lớp trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước – cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình để chuẩn bị đầy đủ hành trang bước vào tương lai.
Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 5
Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 2Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) số 5
Phần I: THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
Trả lời câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Từ “này” dùng để gọi.
– Từ “thưa ông” dùng để đáp.
Trả lời câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Những từ để gọi – đáp trên không tham gia diễn đạt sự việc của câu.
Trả lời câu 3 (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Từ “này” dùng để thiết lập cuộc thoại.
– Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại.
Phần II: THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
Trả lời câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm.
– Vì nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này.
Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Cụm từ “và cũng là đứa con gái duy nhất của anh” chú thích cho “đứa con gái đầu lòng”.
Trả lời câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” giải thích việc “lão không hiểu tôi” mới là điều suy đoán của “tôi”, chưa chắc đã đúng với “lão”, thể hiện thái độ người nói.
Phần III: LUYỆN TẬP
– Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp)
– Thành phần gọi đáp: Bầu ơi.
– Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung.
Trả lời câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Các thành phần phụ chú:
a. kể cả anh
b. các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
c. những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới
d.- có ai ngờ
– thương thương quá đi thôi
Trả lời câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Trả lời câu 5 (trang 33 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Tác giả đứng trên tầm cao của thời đại mới, với ý chí tự cường để trao đổi với thế hệ trẻ những cái mạnh, những cái yếu của dân ta, động viên thanh thiếu niên Việt Nam vươn lên gánh vác sứ mệnh lịch sử. Và mang trong mình trọng trách to lớn ấy không ai khác chính là chúng ta – những người trẻ đầy nhiệt huyết và cũng chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn ai hết, thanh niên phải nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có vậy thì đất nước mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước bền vững.
Đăng bởi: Vũ Thị Phương Lan
Từ khoá: 6 Bài soạn “Các thành phần biệt lập” (tiếp theo) lớp 9 hay nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Bài Soạn “Đò Lèn” Của Nguyễn Duy Lớp 12 Hay Nhất trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!