Xu Hướng 9/2023 # 5 Dấu Hiệu Cho Biết Cha Mẹ Quá Bao Bọc Con # Top 10 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 5 Dấu Hiệu Cho Biết Cha Mẹ Quá Bao Bọc Con # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 5 Dấu Hiệu Cho Biết Cha Mẹ Quá Bao Bọc Con được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2. Luôn lo lắng về sự an toàn của con

Vì quá lo lắng về sự an toàn của con, nên các bậc phụ huynh thường có xu hướng can thiệp quá sâu vào quá trình phát triển tự nhiên của một đứa trẻ. Ví dụ, do sợ con gặp nguy hiểm nên cha mẹ thường ngăn cấm không cho con tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời như bơi lội, cưỡi ngựa, leo núi, đua xe đạp…

Cha mẹ không nên can thiệp quá sâu vào tiến trình phát triển của trẻ.

Bạn nên nhớ, hoạt động ngoài trời không chỉ là cơ hội tốt để con rèn luyện thể chất, mà còn là nơi để con trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng sống vô cùng bổ ích.

Cuộc sống có muôn vàn nguy hiểm đang rình rập xung quanh con trẻ và cha mẹ thì không thể ở bên che chở cho con cả đời. Vì thế hãy để con được tự do phát triển, cho con hòa nhập với xã hội đó là điều tốt nhất mà nên làm cho con mình.

3. Nâng niu và chiều chuộng con quá mức

Không được chiều theo mọi yêu cầu của con vì như thế là làm hư trẻ

Con cái là tài sản vô giá trời ban cho, vì thế không có cha mẹ nào là không yêu thương và trân quý con mình cả. Trong mắt cha mẹ con là tài sản vô giá nhưng không vì thế mà bạn xem con như “ông trời”, chiều chuộng con quá mức, con muốn gì cũng đáp ứng. Như thế, lâu dần trẻ dễ hình thành thói quen đòi hỏi và không biết tôn trọng người khác, thích hưởng thụ.

4. Giúp đỡ con từ những việc nhỏ nhất

Hãy dạy con biết sống tự lập ngay từ nhỏ

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn quá bao bọc con đó là cha mẹ luôn giúp đỡ con làm mọi việc. Từ những việc đơn giản như dọn dẹp phòng ngủ cho đến giúp con làm bài tập về nhà với con, thậm chí là những công việc trong hoạt động ngoại khóa của con. Điều này là không tốt cho tương lai của trẻ, vì lâu dần bé sẽ không tự làm được mọi thứ, không thể sống tự lập.

5. Luôn lo lắng những điều không cần thiết

Hãy dạy cho con những kỹ năng cần thiết thay vì lo lắng

Việc quá bao bọc con, không cho con được tự do hòa nhập với cuộc sống xung quanh sẽ khiến cha mẹ luôn ở trong trạng thái lo lắng. Lo sợ con qua đường bị tại nạn, lo con bị bạn ức hiếp, hay lo cuộc sống có nhiều cạm bẫy rất nguy hiểm cho con…

Thay vì mất thời gian để lo lắng và suy nghĩ chuyện không đâu bạn nên dạy cho con những kỹ năng đối phó với những nguy hiểm. Đó mới là cách mà cha mẹ nên làm.

chúng tôi

Bệnh Lác Mắt Ở Trẻ Em Và Các Dấu Hiệu Cha Mẹ Cần Biết

3. Cách điều trị bệnh lác mắt ở trẻ em

Điều trị về lé mắt cho người lớn đơn giản hơn điều trị lé mắt ở trẻ nhỏ. Muốn điều trị được bệnh lé mắt cho trẻ em cần phải biết nguyên nhân cụ thể. Tùy vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau.

Bác sĩ khám bệnh tìm nguyên nhân bị lác mắt ở trẻ em – Ảnh Internet

Nếu như trẻ chỉ thuần túy là bị lác mắt vậy thì cách điều trị đơn giản hơn. Bác sĩ chỉ cần phẫu thuật can thiệp vào những cái cơ nằm ở xung quanh mắt để điều chỉnh cân bằng lại cho mắt trẻ. Tùy từng trường hợp trẻ lác mắt mà có phương thức điều trị khác nhau. Thông thường, chỉ cần phẫu thuật một lần là thành công. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật lần hai hoặc lần ba mới đạt được kết quả như ý.

Khi bị lác, trẻ thực sự chỉ nhìn bằng một mắt, sau một thời gian dài do không được sử dụng thì bên mắt bị lác sẽ nhìn rất kém. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bệnh lác mắt, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế điều trị sớm nhất.

4. Phòng ngừa bệnh lác mắt ở trẻ em

Không có một phòng ngừa hữu hiệu nhất nào cho lác mắt cho trẻ cả. Phụ huynh thường xuyên vệ sinh trẻ sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh phần mắt cho trẻ. Với những trẻ đã từng bị lác mắt, sau khi tiến hành điều trị đã khỏi hẳn. Tuy nhiên bị lác mắt rất có nguy cơ tái lại vì vậy phụ huynh cần chú ý quan sát trẻ thường xuyên hơn.

Định kì 2 lần trong năm sẽ đưa trẻ đi khám mắt – Ảnh Inernet

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, phụ huynh cần quan tâm quan sát và phát hiện sớm bệnh lác mắt ở trẻ em. Ngoài ra, phụ huynh cần nên khám mắt định kỳ 2 lần mỗi năm cho trẻ, đồng thời, đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất nếu thấy các biểu hiện:

Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng.

Trẻ phải xoay đầu mới nhìn thấy đồ vật bên cạnh.

Trẻ không có phản ứng với ánh sáng

Trẻ không tập trung vào một món đồ chơi.

5. Chế độ dinh dưỡng giúp bảo vệ mắt bé khỏe mạnh

Cũng như nhiều bệnh lý về mắt khác, lác mắt ở trẻ em phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Cà rốt có rất nhiều vitamin A rất tốt cho mắt của trẻ – Ảnh Internet

Ngoài ra, cần bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho mắt trẻ như rau lá xanh,cá hồi, bơ trứng, ớt chuông, các loại hạt, quả việt quốc, chocolate đen, kỷ tử, cà rốt. Đặc biệt, thường xuyên bổ sung vitamin A cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng cho mắt.

Bệnh lác mắt ở trẻ em  hay lé mắt sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị lực và thẩm mỹ của trẻ. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những khiếm khuyết về lác mắt ở trẻ đều có thể điều trị với kết quả thành công cao. Dù vậy, cha mẹ vẫn cần thường xuyên quan sát, để phát hiện kịp thời, giúp khắc phục tình trạng bệnh cho con sớm để đạt kết quả tốt nhất. 

Nữ Phạm tổng hợp

Cố Vấn Trường Issp: ‘Nhiều Cha Mẹ Không Biết Họ Thờ Ơ Với Con’

Những ngày cuối học kỳ hai, cô Jennifer Hodgson – Cố vấn, Trưởng ban An toàn học đường Trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP) tổ chức buổi họp cùng phụ huynh. Xuyên suốt buổi họp, cô chủ động đặt câu hỏi về môi trường sinh hoạt, cách bố mẹ tương tác, chăm sóc con cái ở hành động lẫn ngôn từ. Cô phân tích với phụ huynh: việc họ thường xuyên vắng mặt, dùng các món quà hấp dẫn với mục đích bù đắp và không thực hiện kỷ luật khi con có hành vi xấu tại nhà… tình cờ đã tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với con.

“Thật đáng buồn khi bố mẹ nghĩ rằng những hành động đó sẽ mang đến những điều tốt nhất cho con, nhưng thực tế, chúng lại là biểu hiện của sự thờ ơ, lạnh lùng đối với con trong những gia đình có điều kiện kinh tế” – cô Jennifer chia sẻ.

Câu chuyện kể trên là trường hợp đầu tiên xảy ra tại trường nhưng theo Cố vấn Jennifer, đây không phải là hiện tượng mới hay hiếm gặp. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thờ ơ với con hầu hết đều xảy ra ở những gia đình có điều kiện kinh tế. Nếu tình trạng này không được giải quyết và bị kéo dài, bố mẹ sẽ vô tình mang lại những ảnh hưởng tiêu cực với quá trình phát triển và xây dựng tính cách của các con.

Cùng với việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng, sức khỏe tâm lý của học sinh cũng là một yếu tố quan trọng mà đội ngũ giáo viên tại trường ISSP luôn quan tâm, chú trọng. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ, nhà trường thường tổ chức các buổi tư vấn dành riêng cho phụ huynh, hỗ trợ quá trình chăm sóc trẻ tại nhà. Cô Jennifer cũng đồng hành cùng học sinh nhằm phát hiện những biểu hiện tâm lý, mang đến sự hỗ trợ tình cảm và xã hội kịp thời.

Cô Jennifer Hodgson trong phòng tư vấn của ISSP. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Jennifer giải thích thêm, ngành tâm lý học chia các loại tổn hại mà trẻ nhỏ có thể phải chịu thành bốn nhóm: thể chất, cảm xúc, tình dục và bỏ bê (thờ ơ).

Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này thường nằm ở các khía cạnh: trẻ bị bỏ rơi, sống một mình trong thời gian dài, thường là do bố mẹ bận làm việc nhiều giờ hoặc đi công tác xa. Ngoài trường hợp bố mẹ vắng mặt, cách xa con cái về mặt địa lý thì cũng có những khi họ hiện diện trong ngôi nhà nhưng chỉ tập trung nấu ăn, dọn dẹp, làm việc, tập thể dục, xem điện thoại… và thêm một lần nữa, trẻ thấy mình cô đơn.

“Thật không may, điều này khá phổ biến ở các gia đình có điều kiện về kinh tế: trẻ được bù đắp bằng những món quà, tham gia các hoạt động bổ ích hoặc kỳ nghỉ xa hoa. Ai cũng thích những điều này nhưng có một câu nói nổi tiếng trong Tâm lý học trẻ em, đó là: “có mặt vẫn tốt hơn có quà”, cô Jennifer lý giải.

Nói về tác hại, cô Jennifer minh họa qua tháp nhu cầu Maslow. Trên tháp, quan hệ và cảm xúc xếp tại vị trí thứ ba trong nhu cầu của con người. Do đó, khi bỏ qua yếu tố này, trẻ sẽ trưởng thành trong một môi trường xa cách, thiếu sự chăm sóc cảm xúc, và có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thể hiện và quản lý cảm xúc của mình.

Hơn nữa, theo Cố vấn trường ISSP, có một nghiên cứu chỉ ra rằng: bố mẹ có điều kiện kinh tế thường không đặt ra những hình phạt đối với hành vi xấu của con. Kết quả là các con thường xuyên gặp khó khăn ở trường – nơi áp dụng các quy tắc và hình phạt nếu học sinh có những hành vi chưa tốt.

Hậu quả tiềm ẩn thứ hai có thể xảy đến khi các con không có sự giám sát đầy đủ của bố mẹ, đó là tai nạn có khả năng xảy ra cao hơn. Ngoài ra, các con có thể chơi điện tử bạo lực hoặc truy cập tài liệu trên Internet không phù hợp với lứa tuổi, kéo theo nhiều hệ lụy bất ngờ và có thể lâu dài về sau.

Trở lại tháp nhu cầu Maslow, trẻ em lớn lên cần tình yêu thương và cảm giác được chấp nhận. Nếu trẻ không tìm được điều này ở trong gia đình, các con có thể sẽ có những hành động không đúng mực ở trường. Và đối với các con, đây được xem như một cách để tìm kiếm và thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Thêm nữa, theo nhà tâm lý học Sigmund Freud: “Những gì trẻ em thiếu thốn trong thời thơ ấu, các con sẽ tìm kiếm khi trưởng thành”. Vì vậy, việc bố mẹ yêu thương và đảm bảo đáp ứng tất cả nhu cầu của con sẽ tạo nền móng cho sự phát triển trong tương lai.

Các bậc phụ huynh có thể nhận biết dấu hiệu của trạng thái bị bỏ rơi cảm xúc qua: hành động tiêu cực để thu hút sự chú ý, trải qua nhiều rối loạn cảm xúc – lo lắng, trầm cảm, tức giận, thù địch, thay vì kết bạn thông qua giao tiếp thông thường, trẻ có thể cố gắng “mua” tình bạn (như cách con nhận được quà từ bố mẹ).

Theo cô Jennifer, bố mẹ thường không tự nhận thức được một số hành động của họ (hoặc thiếu hành động) có thể gây hại cho con. Đây là lý do trường ISSP có nhiều chương trình tư vấn với phụ huynh, cung cấp đến họ thông tin thực tế để kịp thời điều chỉnh. Như trường hợp nêu ở đầu bài, sau buổi họp tại trường, bố mẹ của em học sinh này đã thực hiện các điều chỉnh không khí, môi trường sinh hoạt trong gia đình. Họ thường xuyên có mặt tại nhà, thực hiện những hành động đồng hành, quan tâm, chăm sóc đơn giản như: cùng con ăn cơm, tự tay chăm sóc con thay vì nhờ bảo mẫu, đọc sách và làm bài tập cùng con.

“Trẻ em cần tình yêu thương nhiều như cách các em cần thức ăn, quần áo và chỗ ở. Vì vậy hãy ôm, hôn và dành cho con nhiều tình cảm nhất có thể. Điều này sẽ giúp cho con hình thành thêm sự gắn kết an toàn ở hiện tại và trong tương lai” – cô Jennifer cho biết.

Một số quy tắc khác mà cô Jennifer cũng nhắc đến: “là cha mẹ chứ không phải bạn” – để con hiểu rằng, nhà cũng là nơi cần có thứ tự trên dưới và con phải tôn trọng bố mẹ, cũng như các quy tắc đang có trong nhà.

Cô Jennifer cũng lưu ý, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ chất lượng hơn số lượng. Nghĩa là cuộc sống luôn bận rộn, ai cũng phải làm việc nhưng bố mẹ vẫn nên cố gắng dành ít nhất ba mươi phút mỗi ngày để tạo ra những khoảnh khắc chất lượng cùng con. “Ba mươi phút đó có thể tạo ra sự khác biệt to lớn trong cuộc sống của trẻ”, cô nhấn mạnh.

Cố vấn trường ISSP: ‘Nhiều cha mẹ không biết họ thờ ơ với con’

Cô Jennifer Hodgson lý giải về hiện tượng thờ ơ với trẻ. Video: Hoàng Thanh

Minh Tú

Cha Mẹ Đối Đầu: Xin Đừng Làm Tổn Thương Con Trẻ

Hễ gặp nhau là gây, nên anh T. chủ động tránh xa chị M. Mới đây, nhớ con, chị tìm đến trường học của bé, đòi rước về khi bé đang trong giờ học. Cô giáo gọi, anh T. vội đến, cả hai lại làm ầm ĩ cả sân trường, khiến công an phải đến giải quyết.

Qua những lần gây nhau như vậy, chị M. kể: “Ông ấy làm việc trong quân đội, chỉ có hai cha con ở với nhau. Buổi tối, tôi gọi điện thoại cho con không được vì ông ấy cắt điện thoại bàn, tôi gửi cho con chiếc điện thoại di động, cũng bị tịch thu. Nhiều lúc ông ấy chở con vô cơ quan. Con thì phải ở trong phòng làm việc với cha, mẹ nhớ con lại không thể đến thăm, vì cơ quan quân đội không cho người lạ vô”.

Anh T. lý giải: “Người ngoài nhìn vô cứ tưởng tôi tàn nhẫn, ngăn cấm con gặp mẹ, nhưng thực tế không phải như vậy. Chính thằng bé cũng không muốn nói chuyện với mẹ, không muốn gặp mẹ. Đưa con vô cơ quan cực khổ lắm, đâu ai muốn. Quán cà phê của mẹ nó rất phức tạp, môi trường không được lành mạnh nên tôi không dám thả con ở đó”.

Nếu chia tay nhau, xin ba mẹ hãy nghĩ đến con trẻ

Cần giải pháp từ con tim

Dù đang ngồi trước mặt thẩm phán, anh T. và chị M. vẫn rất gay gắt khi trình bày sự việc. Chị M. nói về anh T. với thái độ không chút tôn trọng. Với chị, người chồng cũ đã phản bội mình, cặp bồ rồi quay qua hắt hủi vợ. Đã vậy, sau ly hôn còn độc ác, “không có tính người” khi tìm mọi cách để ngăn cản tình mẫu tử.

Còn anh T. lại lắc đầu khi nhắc đến chị M.: “Cô ấy tệ lắm, tôi muốn giữ gia đình chứ đâu muốn tan đàn sẻ nghé. Là đàn ông, tôi không muốn kể hết tội của vợ cũ, chẳng hay ho gì. Những ai muốn biết nội tình, cứ hỏi con trai tôi, nó là trẻ con, nó sẽ nói thật”.

“Con có nhớ mẹ không? Con có muốn về ở với mẹ?”, nghe phóng viên hỏi, cậu bé thỏ thẻ: “Con không nhớ mẹ, mẹ là người không tốt, con chỉ muốn ở với ba”. “Nhưng mẹ rất nhớ con, rất thương con mà”. “Chắc gì mẹ đã thương con”. Nói đoạn, cậu bé lén nhìn mẹ, có vẻ như sợ mẹ nghe thấy.

Cuộc tranh luận kéo dài vẫn chưa thể đi đến thống nhất về việc anh T. sắp xếp cho chị M. được thăm con. Bởi, cứ mở lời là cả hai đả kích, lên án, lôi lỗi của nhau ra nhằm hạ uy tín của “đối phương”. Cuộc tranh cãi càng lúc càng gay gắt, khiến cậu con trai bật khóc. Thẩm phán Trương Ngọc Lan (TAND Q.1, người phụ trách hòa giải) phải can thiệp để chuyển hướng câu chuyện: “Anh chị đã ly hôn, thôi thì tốt xấu của nhau, hãy gác qua một bên. Đây là lúc chúng ta cần bình tĩnh để đưa ra giải pháp hợp lý, có lợi nhất cho đứa con. Tôi có thể khẳng định rằng, dù theo cách thức nào thì cha và mẹ đều thương con như nhau, mà để có được một giải pháp duy trì tình thương đó, anh chị phải tôn trọng nhau, đừng tố cáo nhau nữa”. Nhìn con, cả hai dần dịu giọng.

Anh T. chấp nhận cho chị M. đến thăm con và sẽ được đón con vào thứ Bảy mỗi tuần. Nhưng chị M. vẫn tỏ ra hoài nghi: “Ngồi đây thì ông ấy nói vậy thôi, chứ sau này ông ấy không chịu, tôi đâu làm gì được? Như trước đây, trong bản án ly hôn, tôi có quyền thăm con nhưng bị ngăn cản, đâu ai đứng ra bảo vệ quyền lợi cho tôi”. Cuộc tranh cãi lại bùng lên. Thẩm phán Lan vất vả giảng hòa: “Anh chị cần thay đổi thái độ khi nhìn nhận vấn đề. Con cần có đủ cha mẹ, cần cả tình thương của cha lẫn mẹ. Vì thương con, anh chị cần tin nhau, tự nguyện sắp xếp lịch thăm con. Quy định pháp luật làm sao giải quyết hết được việc bắt lỗi nhau từng ly từng tý như vậy. Rõ ràng, việc để mẹ được thăm con là vấn đề tình cảm, mà vấn đề tình cảm nhất thiết cần một giải pháp đến từ con tim”.

Nhưng, có vẻ những mâu thuẫn chồng chất, những vết thương lòng đã tạo hố sâu ngăn cách quá lớn, khiến hai người không thể tin nhau. Cuối cùng, giải pháp chẳng đặng đừng cũng được đưa ra: hai người ký vào cam kết “chị M. được đón con vào thứ Bảy mỗi tuần, nếu gặp việc đột xuất, có thể đổi qua ngày khác”. Đồng thời, hai người lập hai quyển sổ, việc đến thăm, đưa đón sẽ được ký nhận “để làm bằng chứng khi kiện ra tòa, nếu một trong hai người không thực hiện”. Đứa con sẽ nghĩ gì khi chứng kiến cảnh “ký sổ” này?

Buổi hòa giải vãn, anh T. đứng xếp áo mưa, đợi con với nét mặt đầy căng thẳng. Chị M. ôm con trai hôn lấy hôn để và liên tục hỏi “con về con có nhớ mẹ không?”. Thằng bé nức nở, nhìn mẹ, lại nhìn cha, không nói được lời nào.

Theo PN

(*) Tít bài viết do chúng tôi đặt lại

Những Mốc Phát Triển Của Trẻ Mà Cha Mẹ Không Biết

Tiến sĩ nhi khoa Sami (Mỹ) chia sẻ: “Rất nhiều lần các bậc cha mẹ lo lắng hỏi tôi, hành vi này có bình thường không? Tại sao con tôi lại làm như vậy? Đó là lý do tôi liệt kê các cột mốc bí mật của trẻ để giúp cha mẹ hiểu hơn về sự phát triển của các bé”.

Nấc cụt nhiều

Nấc cụt là sự co thắt không chủ ý hoặc cử động đột ngột của cơ hoành, cơ quan kiểm soát hơi thở. Tiến sĩ Anjuli Gans, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, cho biết nấc cụt đối với trẻ sơ sinh là một trong những điều phổ biến nhất. Ở trẻ sơ sinh, cơ hoành đang trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều và phần não kiểm soát các phản xạ này cũng đang phát triển rất nhanh. Giai đoạn này, ruột của trẻ cũng đang thay đổi, vì vậy chúng có thể đột ngột trở nên đầy hơi.

Ngoài ra, nấc cụt cũng là do dây thần kinh cơ hoành bị kích thích. Trẻ bắt đầu ăn uống sẽ khiến kích thước dạ dày lớn hơn, điều đó có thể kích thích dây thần kinh và khiến trẻ bị nấc nhiều.

Giật tóc

Chuyên gia cho biết việc giật tóc chỉ là một biểu hiện cho thấy trẻ có thể nắm lấy đồ vật. Điều này là rất bình thường, ngay cả khi nó gây đau cho trẻ.

Tiến sĩ Gans cho biết, khoảng bốn tháng tuổi, trẻ sơ sinh đột nhiên có được sức mạnh này và đó là lúc chúng bắt đầu nắm lấy mặt hoặc tóc giật rất mạnh. Các bé thường sẽ thành thạo việc nắm, túm chặt mọi thứ trước khi chúng đạt được cột mốc quan trọng là thành thạo cầm nắm.

La hét

Sami nói rằng trẻ sơ sinh thường la hét ầm ĩ. Bởi vì trẻ chưa biết nói nên một tiếng hét chói tai có thể có nghĩa là đói hay mệt mỏi, khiến cha mẹ bối rối. Đây là tiếng khóc bản năng và là điều bình thường.

Khoảng bốn đến năm tháng, trẻ sẽ bắt đầu phát triển những tiếng khóc khác nhau vì những lý do khác nhau, điều này có thể giúp cha mẹ hiểu được những gì chúng muốn hoặc cần. Tuy nhiên, khoảng từ 6-9 tháng tuổi, trẻ sơ sinh trở nên ầm ĩ hơn, bởi chúng nhận ra rằng tiếng la hét của chúng có thể nhận được phản hồi nhanh hơn từ mọi người. Đó là một cột mốc bình thường và là một phần trong quá trình phát triển giọng nói và ngôn ngữ của trẻ.

Không đại tiện thường xuyên

Tiến sĩ Gans cho biết, một cột mốc phổ biến mà các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũng được lưu ý là khi em bé ngừng đi vệ sinh ban đêm, khoảng từ bốn tháng tuổi trở đi.

Khi đó, ruột trẻ phát triển, lượng phân ổn định hơn, tuy nhiên chúng vẫn đi tiểu nhiều. Các chuyên gia lưu ý rằng thỉnh thoảng vẫn có thể xảy ra tình trạng trẻ ị qua đêm và một số trẻ có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được mốc này so với những trẻ khác, nhưng điều đó cũng bình thường.

Rùng mình hay run, lắc cơ thể

Một cột mốc phổ biến khác đối với trẻ sơ sinh là khi chúng bắt đầu lắc hoặc run đầu hay cả cơ thể, thường bắt đầu ở giai đoạn sơ sinh và có thể tiếp tục đến 4 tháng tuổi. Biểu hiện này cho thấy em bé đang phát triển phản xạ.

Tiến sĩ Gans chỉ ra, trẻ sơ sinh có phản xạ Moro, có thể khiến chúng di chuyển hoặc lắc đột ngột để phản ứng với các kích thích hoặc tác nhân khác nhau. Điều này thường biến mất sau khoảng hai tháng.

Nóng nảy

Những cơn giận dữ, nóng nảy là một phần rất bình thường trong quá trình phát triển thời thơ ấu của trẻ, thậm chí chúng có thể đến sớm hơn cha mẹ mong đợi. Ngay cả khi không thể nói thành lời, chúng có thể nổi cơn thịnh nộ và bày tỏ sự thất vọng. Tiến sĩ Gans nói rằng những cơn giận dữ có thể kéo dài đến tuổi mẫu giáo.

Nghịch trò nguy hiểm

Các chuyên gia lưu ý, mặc dù khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhưng việc trẻ em nghịch những trò nguy hiểm là khá bình thường, ví dụ đi lại và leo trèo xung quanh.

Tiến sĩ Sami nói, khoảng 15-18 tháng, trẻ bắt đầu làm những việc rất nguy hiểm và chúng không có bất kỳ khái niệm nào về điều gì là nguy hiểm hay không. Trẻ em có thể trèo ra khỏi ghế cao, rơi khỏi ghế hoặc nhảy xuống bể bơi mà không sợ hãi.

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ thực hiện những hành động liều lĩnh này và ngạc nhiên khi chúng bị thương. Sẽ mất một thời gian để trẻ hiểu được những rủi ro và hậu quả. Đó là một giai đoạn làm cha mẹ rất mệt mỏi.

Nói dối

Các chuyên gia lưu ý rằng nói dối thực sự là một cột mốc bình thường trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ.

Khi đến tuổi mẫu giáo, khoảng 4-6 tuổi, chúng bắt đầu nói dối rất nhiều. Trẻ có thể nghĩ ra những câu chuyện phức tạp, khó tin về bản thân, bạn bè hoặc trường học, là kết quả của sự kết hợp trí tưởng tượng với thực tế. Theo Học viện tâm thần trẻ em và vị thành niên Mỹ, kiểu nói dối này thường không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Advertisement

Tiến sĩ Gans cho biết, trong thời gian này, một bộ phận của não – nơi điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc và quyết định của con người – đang phát triển nhanh chóng. Bà cho biết thêm, những lời nói dối của trẻ thường bắt đầu một cách đơn giản hoặc dễ thương. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể học cách nói dối để thoát khỏi một số hành vi nhất định, tránh hậu quả hoặc thu hút sự chú ý.

Kén ăn

Sami cho biết, kén ăn là bình thường và phổ biến. Hầu hết trẻ em đều có biểu hiện này trong độ tuổi từ 2 đến 4. Sau hai tuổi, trẻ lớn chậm hơn rất nhiều và do tốc độ tăng trưởng chậm lại nên nhu cầu calo của bé giảm đi rất nhiều. Vì vậy trẻ ở độ tuổi này không muốn ăn nhiều là điều bình thường.

Trẻ em ở độ tuổi này cũng đang học cách nói không và thể hiện sở thích của mình, vì vậy sự kén ăn là điều bình thường.

Mặc dù các chuyên gia coi đây là những cột mốc bình thường nhưng họ thừa nhận rằng mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Nếu bạn lo lắng về sự phát triển hoặc sức khỏe của con mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Thùy Linh (Theo Today)

Mẹ Cho Con Bú Uống Thuốc Ho Gì? Bài Thuốc Giúp Mẹ Hết Ho Hiệu Quả

Mẹ cho con bú uống thuốc ho gì? Bài thuốc giúp mẹ hết ho hiệu quả Chủ đề Ho 3696

Bạn đang đọc: Mẹ cho con bú uống thuốc ho gì? Bài thuốc giúp mẹ hết ho hiệu quả

5/5 – ( 11 bầu chọn )

Mẹ cho con bú uống thuốc ho gì ?

Theo khuyến nghị của những chuyên viên y tế, phụ nữ đang trong tiến trình cho con bú bị ho không nên sử dụng những loại thuốc Tây hay kháng sinh chính do những loại thuốc này có chưa những thành phần rất dễ gây ảnh hưởng tác động không tốt cho sức khỏe thể chất của mẹ và bé. Ngoài ra mẹ cũng nên tránh sử dụng những thuốc thông mũi vì nguyên do những loại thuốc này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tác động hoặc làm giảm lượng sữa mẹ .

Bài thuốc giúp mẹ cho con bú giảm ho không cần kháng sinh

Trị ho cho mẹ bằng lá húng chanh

Cách triển khai :

Sử dụng khoảng 10-20 lá húng chanh.

Đem húng chanh rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn hoặc thái nhỏ

Dùng khoảng 20-30ml nước rây qua và lọc lấy nước uống trong ngày.

Hoặc bạn cũng có thể kết hợp thêm 1 chút đường phèn và quất. Lưu ý, nên dùng quất xanh và để nguyên cả hạt. Để tất cả vào bát hoặc cốc nhỏ, đậy kín và hấp cách thủy trong khoảng 10 phút. Sử dụng trong ngày.

Trị ho cho mẹ bằng khế chua

Đây là một giải pháp rất là đơn thuần để mẹ lựa chọn và vấn đáp cho câu hỏi “ mẹ cho con bú uống thuốc ho gì ? ” Những cơn ho sẽ giảm đáng kể khi mẹ ăn khế. Lưu ý là khế chua và bạn hoàn toàn có thể ăn theo cách thông thường như ăn chấm muối. Hoặc bạn hoàn toàn có thể cắt lát mỏng mảnh và ngâm mật ong hoặc ngâm với đường phèn để đỡ chua hơn .

Trị ho cho mẹ bằng cháo tía tô

Cách thực thi :

Dùng 1 nắm gạo tẻ, có thể trộn thêm gạo nếp cho thơm.

Gạo vo sạch, cho lượng nước vừa đủ. Ninh nhừ (không nên để cháo đặc quá)

Tía tô rửa sạch, thái nhỏ (nếu ăn được hành bạn có thể cho thêm một chút hành lá và nước cốt gừng) cho vào cùng cháo và ăn khi còn ấm.

Mẹ đang bị ho có cần ngừng cho con bú không ?

Vậy trong trường hợp mẹ bị ho mà phải dùng thuốc thì sao ? Mẹ cho con bú uống thuốc ho gì để bảo đảm an toàn nhất cho bé và không gây tác động ảnh hưởng đến sữa mẹ ? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm ở phần tiếp theo .

Cần quan tâm gì khi mẹ bị ho cho con bú

Ngoài quan tâm mẹ cho con bú uống thuốc ho gì thì để bảo vệ bảo đảm an toàn cho bé thì mẹ cần triển khai tốt 1 số ít việc sau đây :

Thứ nhất: Mẹ nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bé hoặc đeo khẩu trang khi bế, cho bé bú, ru bé ngủ… để tránh lây nhiễm ho cho bé.

Thứ hai: Mẹ cần đảm bảo để bé được uống sữa mẹ đầy đủ. Trong trường hợp này mẹ nên thực hiện vắt sữa và cho bé ti qua bình.

Thứ ba: Mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi và bổ sung chế độ ăn uống, bổ sung vitamin đầy đủ, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Những yếu tố này sẽ rất dễ tác động ảnh hưởng không tốt đến sữa mẹ.

Thứ tư: Khi mẹ đang cho con bú không may bị ho thì nhất định không tự ý đi mua thuốc về uống. Hãy đến cơ sở y tế thăm khám để nghe ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Dấu Hiệu Cho Biết Cha Mẹ Quá Bao Bọc Con trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!