Xu Hướng 9/2023 # 3 Công Thức Tái Hiện Món Bánh Tráng Cuốn Đặc Sản Đà Nẵng Thơm Ngon # Top 10 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 3 Công Thức Tái Hiện Món Bánh Tráng Cuốn Đặc Sản Đà Nẵng Thơm Ngon # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 3 Công Thức Tái Hiện Món Bánh Tráng Cuốn Đặc Sản Đà Nẵng Thơm Ngon được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vùng đất Đà Nẵng luôn gây thương nhớ trong lòng du khách muôn phương bởi nền ẩm thực phong phú, trong đó có món bánh tráng cuốn. Đây là một trong những món ngon Đà Nẵng được rất nhiều du khách yêu thích khi đã một lần thưởng thức.

Cách làm món bánh tráng cuốn chuẩn vị đặc sản Đà Nẵng hoàn toàn không hề khó. Nếu chưa có dịp đến thăm Đà thành, bạn có thể tự tay thực hiện món ngon này để chiêu đãi cả gia đình với 3 công thức được gợi ý chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Bánh tráng cuốn Đà Nẵng – món đặc sản đậm đà gây thương nhớ

Bánh tráng cuốn ở mỗi vùng miền có những đặc điểm rất riêng. Nếu bánh tráng cuốn ở miền Nam có thêm tôm, hẹ, giá đỗ, ở miền Bắc thường có trứng, giò lụa, tôm thì dường như món ăn ở miền Trung là này là giản dị nhất. Điển hình là bánh tráng cuốn Đà Nẵng, chỉ gồm thịt heo, bún, các loại rau thơm. Về nước chấm, món ngon Đà Nẵng này được ăn kèm mắm nêm – một loại mắm đặc trưng trong ẩm thực miền Trung.

Tuy đơn giản là thế nhưng bánh tráng cuốn Đà Nẵng khiến bao du khách say mê và xem là đại diện tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực nơi đây. Món ăn giản dị, mộc mạc nhưng đậm đà và tinh tế với hương vị riêng biệt.

2. Công thức chế biến các món bánh tráng cuốn ngon đúng điệu

Bánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình.

2.1. Cách làm bánh tráng cuốn thịt heo đặc sản Đà Nẵng

Bánh tráng cuốn thịt heo là món ngon đặc sản được nhiều người rỉ tai nhau nhất định phải thưởng thức trong chuyến du lịch Đà Nẵng. Món ăn cực kỳ hấp dẫn với một đĩa thịt heo 3 chỉ luộc chín, thái mỏng cùng rất nhiều các loại rau thơm, củ quả như tía tô, xà lách, diếp cá, dứa, xoài, dưa chuột, chuối xanh… Hai thành phần tiếp theo không thể thiếu chính là bánh tráng mềm mại và chén mắm nêm sóng sánh đậm đà.

Bạn có thể tái hiện những hình ảnh này trên bàn ăn nhà mình bằng công thức như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 

Thịt ba chỉ: 500g (tùy khẩu phần ăn)

Mắm nêm: 1 chén

Rau sống, củ quả các loại: xà lách, rau răm, diếp cá, dưa leo, dứa, khế, chuối xanh… 

Gia vị pha mắm nêm: muối, hạt nêm, đường, ớt, tỏi, chanh. 

Bánh tráng, bún

Các bước làm món bánh tráng cuốn thịt heo đặc sản Đà Nẵng:

Bước 1: Thịt heo rửa sạch cho vào nồi luộc cùng một ít muối, bạn có thể thêm vào nước luộc thịt một nhánh gừng đập dập để thịt được thơm ngon. Khi thịt đã chín, bạn hãy vớt ra, để nguội và thái lát mỏng. 

Bước 2: Trong thời gian luộc thịt, bạn hãy nhặt rau rửa sạch, để ráo nước, các loại quả rửa sạch, thái mỏng hoặc thái dạng que để dễ cuốn. 

Bước 3: Mắm nêm được xem là linh hồn của món bánh tráng cuốn thịt heo. Bạn pha loại nước chấm đặc biệt này bằng cách: 

Giã nhuyễn tỏi ớt, băm nhuyễn ¼ quả dứa. 

Cho mắm nêm ra chén, thêm đường, chanh, tỏi ớt, dứa đã băm nhuyễn vào. 

Khuấy đều để các nguyên liệu, gia vị hòa tan với nhau.

Bước 4: Xếp bún và thịt ra đĩa, cho mắm nêm ra bát, xếp rau quả ra đĩa riêng, chuẩn bị bánh tráng và thưởng thức.

2.2. Cách làm ram cuốn cải Đà Nẵng

Tựa như món nem rán ngoài Bắc, bánh tráng cuốn chả giò trong Nam, đặc sản Đà Nẵng có món ram cuốn thơm ngon hấp dẫn. Khi du lịch Đà Nẵng, bạn có thể gọi một suất bánh tráng cuốn ram cải để đổi vị.

Suất bánh tráng cuốn ram cải gồm: một đĩa thanh ram nhỏ, đu đủ ngâm, bánh tráng, dưa leo chẻ mỏng, cải xanh cùng một chén nước mắm chua cay mặn ngọt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 2 đĩa ram cuốn:

Thịt nạc băm rối: 0.5kg

Bánh tráng dẻo hoặc bánh tráng bò bía: 1 – 2 bịch

Khoai môn (có thể thay thế bằng khoai tây, khoai lang): 1 củ 

Cà rốt: 1 củ 

Trứng gà: 1 quả

Mộc nhĩ khô, hành tây, tỏi, ớt: 100g

2 bó cải xanh và các loại rau sống 

Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu xay … 

Các bước làm món ram cải Đà Nẵng:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khoai môn bào sợi mỏng, hành tím, hành tây thái mỏng.

Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, xắt sợi. 

Cho khoai môn, hành tím, hành tây, mộc nhĩ đã xắt sợi trộn cùng thịt nạc xay, thêm trứng, muối, đường, bột nêm, hạt tiêu vào, trộn đều.

Trong lúc chờ thịt thấm gia vị, bạn có thể rửa sạch cải xanh, rau sống, để ráo nước.

Bước 2: Cuốn ram, chiên ram

Lấy bánh tráng cuốn ra, cho một ít nhân lên trên, khéo léo cuốn lại, bẻ gập 2 đầu.

Đổ dầu ngập chảo, đến khi dầu sôi thì cho ram vào chiên, chỉnh lửa vừa phải đến khi ram vàng đều thì nhanh tay gắp ra.

Bước 3: Pha nước chấm

Pha nước mắm ngon và đường cát theo tỉ lệ 1:1.

Thêm vào nước cốt chanh, một ít nước nóng, khuấy đều để đường tan hoàn toàn, cho tỏi, ớt băm nhỏ vào.

Bước 4: Cuốn bánh và thưởng thức

Trải bánh tráng ra, thêm vào cải xanh, ram, dưa leo, rau sống… cuộn chặt, chấm vào bát nước mắm chua cay và thưởng thức.

Bạn nên thưởng thức món bánh tráng cuốn ram cải sau khi chiên để giữ được độ giòn và ngon nhất.

2.3. Cách làm bánh tráng cuốn bơ – món bánh tráng cuốn ăn vặt hấp dẫn

Bánh tráng cuốn bơ là món ăn vặt siêu hấp dẫn của hầu hết các bạn trẻ. Trong hành trình du lịch Đà Nẵng, bạn sẽ rất dễ dàng để thưởng thức món ăn này tại nhiều cửa hàng nổi tiếng cũng như các quán ăn vặt ven đường. Giờ đây, bạn vẫn có thể nhâm nhi món ngon hấp dẫn này tại nhà với cách chế biến đơn giản như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

Bánh tráng dẻo

Trứng cút: 20 quả

Trứng gà: 2 quả

Mực khô xé sợi: 100gr

Xoài xanh: 1 quả

Rau răm

Dầu ăn, hành phi, tương ớt, sốt mayonnaise, đậu phộng rang.

Cách làm món bánh tráng cuốn bơ:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Trứng cút rửa sạch, mang đi luộc chín, sau đó bóc vỏ, cắt làm đôi hoặc làm tư tùy theo ý thích. 

Rau răm nhặt lấy lá, rửa sạch, thái thành từng khúc khoảng 1cm.

Xoài xanh gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái sợi.

Bước 2: Làm sốt bơ dầu

Đập 2 quả trứng gà vào tô, thêm một ít chanh, đánh đều cho trứng bông lên. 

Thêm một ít dầu ăn vào hỗn hợp trứng, tiếp tục đánh để trứng tan đều. 

Tiếp tục thêm một ít dầu ăn và đánh bông lên đến khi hỗn hợp trứng đặc sệt lại là bạn đã có được thành phẩm sốt bơ dầu. 

Bước 3: Cuốn bánh tráng bơ

Trải bánh tráng ra đĩa phẳng, thấm một ít nước cho bánh mềm ra.

Cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị, bao gồm: sốt bơ dầu, mực khô xé sợi, xoài, trứng cút, hành phi, rau răm… 

Sau đó cuộn tròn bánh lại, cắt theo từng khúc vừa ăn.

Bước 4: Thưởng thức

Cho bánh tráng ra đĩa, thêm lên trên một ít sốt mayonnaise, tương ớt, kèm thêm ít đậu phộng rang và thưởng thức thành quả thôi nào!

4. Địa chỉ thưởng thức món bánh tráng cuốn Đà Nẵng Ngon – Bổ – Rẻ 4.1. Quán Trần 

Địa chỉ: Số 4 Lê Duẩn, Q. Hải Châu, Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00

Giá bán: 70.000 – 165.000 VNĐ

Đây là quán bánh tráng cuốn thịt heo nổi tiếng Đà Nẵng được nhiều người biết đến. Quán có công thức chế biến khá đặc biệt: lát thịt heo luộc được thái mỏng, ép hai đầu mỡ độc đáo và mắm nêm được pha đậm vị, thơm lừng, hài hòa giữa vị cay, mặn, ngọt.

4.2. Quán Mậu 

Địa Chỉ: 35 Đỗ Thúc Tịnh, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 8:00 – 22:30

Giá bán: 60.000 – 165.000 VNĐ

4.3. Đặc sản Bà Mụa 

Địa Chỉ: Số 93 Nguyễn Chí Thanh, Hải Châu, Đà Nẵng

Giờ Mở cửa: 9:00 – 21:00

Giá bán: 40.000 – 125.000 VNĐ

Nhắc đến quán bánh tráng cuốn thịt heo thì không thể bỏ qua quán Bà Mụa. Quán phục vụ đồ tươi ngon, tuyển chọn với bát mắm nêm được pha theo công thức gia truyền, thơm ngon nức mũi.

4.4. Bánh tráng bơ Thái Thị Bôi 

Địa chỉ: Số 65 đường Thái Thị Bôi, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 8:00 – 21:00

Giá bán: 10.000 – 30.000 VNĐ

Quán bánh tráng bơ Thái Thị Bôi được ví như thiên đường các món ăn vặt Đà Nẵng như: bánh tráng cuốn bơ, bánh tráng me, bánh tráng trộn…

4.5. Bánh tráng cuốn bơ Kim Đồng, Đà Nẵng 

Địa chỉ: Đối diện số 87 đường Trần Bình Trọng, P. Hải Châu 2, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 10:30 – 21:00 

Giá bán: 5.000đ – 30.000 VNĐ

Bánh tráng cuốn bơ Kim Đồng là địa điểm quen thuộc của nhiều tín đồ sành ăn, nhất là các bạn học sinh, sinh viên tại Đà Nẵng. Quán nổi tiếng với món bánh tráng bơ ngon trứ danh và giá cả cũng rất phải chăng.

5. Thưởng thức đặc sản Đà Nẵng tại chuỗi nhà hàng Vinpearl 

Ngoài bánh tráng cuốn, Đà Nẵng còn rất nhiều đặc sản, món ngon nổi tiếng. Đặc biệt, chuỗi nhà hàng Vinpearl Đà Nẵng là địa chỉ lý tưởng để bạn thưởng thức tinh hoa ẩm thực đặc sắc trong không gian sang trọng, ấm cúng.

5.1. Nhà hàng Han River 1 & Han River 2

Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00

Địa chỉ: Nhà hàng thuộc khách sạn Melia Vinpearl Danang Riverfront, số 341 Trần Hưng Đạo, P. An Hải Bắc, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

Nhà hàng phục vụ các món ăn thượng hạng, mang hương vị ẩm thực Á – Âu. Thực đơn nhà hàng phong phú với từ những món đặc sản địa phương đến các món ăn nổi tiếng từ nhiều nơi trên thế giới.

5.2. Nhà hàng Aquamarine

Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00

Địa chỉ: Nhà hàng thuộc khách sạn Melia Vinpearl Danang Riverfront.

Nhà hàng Aquamarine có không gian sang trọng, phục vụ buffet với các món ăn Á – Âu đa dạng.

5.3. Nhà hàng Gourmet

Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00

Địa chỉ: Nhà hàng thuộc Vinpearl Luxury Đà Nẵng

Nhà hàng gây ấn tượng với phong cách thiết kế Đông Dương, kết hợp cổ điển và hiện đại. Thực đơn nhà hàng phong phú, phục vụ theo loại hình buffet với các món ngon đặc sản Đà Nẵng và nhiều món ăn quốc tế nổi tiếng.

5.4. Nhà hàng Triton 1, 2, 3

Giờ mở cửa: 

Sáng: 6:00 – 10:30

Trưa: 12:00 – 14:00

Tối: 18:00 – 22:00

Địa chỉ: Nhà hàng thuộc Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng, số 23 Trường Sa, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng

Nhà hàng Triton 1, 2, 3 phục vụ thực đơn buffet đa dạng với các đặc sản 3 miền và các món Á – Âu đặc sắc.

Đặc biệt, Vinpearl đang áp dụng chương trình hội viên Pearl Club với các ưu đãi có 1-0-2 dành riêng cho chủ thẻ và người thân:

Miễn phí 02 đêm nghỉ tại khách sạn/resort trên toàn hệ thống

Giảm thêm tới 10% GIÁ PHÒNG, 5% giá tour và trải nghiệm

Giảm tới 50% đối với dịch vụ ẩm thực và phí sân cỏ

Miễn phí mở thẻ, không phí duy trì thẻ

Đăng bởi: Kỳ Kỳ

Từ khoá: 3 công thức tái hiện món bánh tráng cuốn đặc sản Đà Nẵng thơm ngon

Thưởng Thức Bánh Tam Giác Mạch – Món Bánh Đặc Sản Mang Đậm Đà Bản Sắc Người Việt

Đã qua 1 năm kể từ lần du lịch ấy, tôi vẫn không thể quên được món bánh tam giác mạch. Đây là món bánh dân dã và còn được gọi với một cái tên khác vô cùng ý nghĩa đó là loại bánh cứu đói. Món bánh này không phải là bánh cao sang mỹ vị nhưng nó có khả năng ghi dấu ấn một cách mãnh liệt với mọi người. Bạn chỉ cần thưởng thức bánh tam giác mạch một lần là sẽ nhớ mãi và muốn thưởng thức thêm những lần khác nữa.

Thưởng thức bánh tam giác mạch

Du lịch Hà Giang đừng bỏ quên món tam giác mạch

Tôi đến du lịch vùng cao nguyên đá Đồng Văn vào đúng mùa hoa tam giác mạch nở rộ. Đây là loại hoa xinh đẹp, có màu tím hồng được trồng khắp các con đường, ngọn đồi của vùng đất Hà Giang. Vì vậy ngay khi đặt chân đến mảnh đất này tôi đã bị cảnh sắc nơi đây làm say đắm.

Khi tham gia vào phiên chợ nơi đây tôi đã bị choáng ngợp bởi khung cảnh của phiên chợ vùng cao. Những cô gái mặc váy xòe hoa lộng lẫy làm khung cảnh phiên chợ đặc sắc hơn. Những em bé đeo gùi cõng sau lưng, hàng hóa bày bán khắp nơi tạo nên một phiên chợ đẹp như những bức tranh phác họa.

Sau khi thăm thú mộng vòng phiên chợ tôi ghé vào một quán nhỏ nơi có bán món bánh rất lạ mắt. Khi vừa cắn miếng bánh đầu tiên tôi đã rất ngạc nhiên về mùi vị của nó. Món bánh không béo, không khô mà vừa ăn và mang một hương vị riêng mà tôi chưa từng thưởng thức qua. Tìm hiểu ra mới biết đây là món bánh mì tam giác mạch.

Bánh tam giác mạch

Bánh tam giác mạch ở đâu Hà Giang? Thực tế tôi đã không nghĩ đây lại là một trong số các món bánh đặc sản Hà Giang. Hay nói chính xác hơn là món ăn đặc trưng của vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Một món ăn được làm từ cây hoa dân dã tam giác mạch như nó đã để lại trong tôi nỗi nhớ không nguôi. Và có lẽ thêm những lần sau nữa khi có cơ hội tôi muốn được thưởng thức bánh tam giác mạch một lần nữa.

Bánh tam giác mạch bắt nguồn từ một loài hoa

Có lẽ các bạn cũng có suy nghĩ giống tôi đó là tam giác mạch chỉ là một loài hoa không hơn không kém. Hoa tam giác mạch rất đẹp nên thu hút khách du khách tới cao nguyên Đá Đồng Văn để ngắm cảnh, chụp ảnh. Tuy nhiên khi thưởng thức bánh tam giác mạch xong tôi mới nhận ra suy nghĩ của mình không đúng.

Tam giác mạch hay còn được biết đến là loại cây lương thực. Chúng không chỉ được sử dụng như một nguồn thức ăn quen thuộc cho gia súc mà còn dùng để ủ men rượu. Đặc biệt hơn nữa cây còn là nguyên liệu chính thiết yếu tạo nên món bánh tam giác mạch thơm ngon hương vị nức lòng người.

Bánh tam giác mạch được làm từ một loài cây có sự tích rất lạ. Câu chuyện bắt nguồn từ việc nàng Tiên Gạo, nàng Tiên Ngô đi gieo hạt. Mày trấu, mày ngô bị thừa không biết làm gì nên đổ vào khe núi. Khi cây ngô, cây lúa tốt lên và cho hạt thì số lượng chỉ đủ ăn một mùa. Mùa sau vẫn chưa tới để gieo nên cả làng đều bị đói.

Cây tam giác mạch

Lúc này người dân bắt đầu đi tìm lương thực để ăn và phát hiện ra loài cây có hoa nhỏ, lá hình tam giác có thể ăn được. Khi ăn còn thấy ngon không kém gì ngô, gạo. Và cây họ nhà lúa, lá hình tam giác nên mọi người gọi là tam giác mạch. Đến này cây được sử dụng để tạo ra món bánh tam giác mạch thơm ngon níu giữ lòng người.

Bánh tam giác mạch – Hương vị thơm ngon quyến rũ của vùng cao nguyên đá Hà Giang

Thưởng thức bánh tam giác mạch tại phiên chợ vùng cao nguyên đá Hà Giang đã để lại trong tôi những kỷ niệm khó phai. Vì vậy nó khiến tôi tò mò và muốn tìm hiểu xem món bánh này được tạo ra như thế nào? Bằng cách nào mà một loài cây hoa đẹp có thể làm nên một món bánh thơm ngon quyến rũ đến vậy.

Bánh tam giác mạch được làm từ các nguyên liệu có sẵn tại vùng cao nguyên đá Hà Giang

Tôi đã đến một ngôi nhà chuyên làm bánh tam giác mạch tại vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Tôi vẫn còn nhớ chị ấy tên là H. Tại đây tôi đã được chỉ cách làm bánh tam giác mạch. Đầu tiên tôi được làm quen với các nguyên liệu làm bánh tam giác mạch. Hầu hết các nguyên liệu dùng cho món bánh đều có sẵn. Món bánh cũng không có nhiều nguyên liệu nên không khó khi chuẩn bị.

Đầu tiên sử dụng nguyên liệu hạt tam giác mạch. Loại hạt này được thu hoạch về, phơi khô. Sau đó xay thành bột để sử dụng làm bánh. Nguyên liệu thứ hai là nước lọc. Nước lọc được sử dụng để sú bột nên cũng không cần nhiều. Chỉ cần 1 tô là đủ nếu còn thiếu có thế lấy thêm. Các nguyên liệu còn lại là khuôn sứ hoặc khuôn thủy tinh.

Nguyên liệu làm bánh

Bánh tam giác mạch thơm ngon đúng vị khi được tạo bởi chính đôi bàn tay người dân Hà Giang

Khi làm bánh tam giác mạch, chị H hướng dẫn tôi phải lựa chọn loại hạt đã được phơi qua 1 nắng. Sau đó đem hạt tam giác mạch đi xay thành bột mịn. Hoặc mọi người cũng có thể tìm mua loại bột này trên thị trường.

Bước làm bánh tam giác mạch tiếp theo chính là sú bột. Mọi người có thể sử dụng một chiếc bát lớn. Sau đó cho bột tam giác mạch vào tô, đổ thêm một ít nước vào. Tiếp đến mọi người trộn bột, nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.

Chị H còn lưu ý tôi phải cho thêm một chút muối vào để tăng thêm vị ngon cho bánh. Đồng thời mọi người cũng có thể cho thêm đường với liều lượng tùy theo khẩu vị của mỗi người. Như vậy bánh sẽ có vị ngọt tự nhiên, thanh đạm hơn.

Sau khi tạo được hỗn hợp thì chị H đã sử dụng khuôn bánh được chuẩn bị từ trước. Sau đó chị H đổ bột vào trong khuôn rồi dùng tay thoa đều hỗn hợp bột bằng phẳng theo mặt khuôn. Tiếp đến chị H đem khuôn bánh hấp lên.

Thời gian hấp bánh giống như chúng ta cắm một nồi cơm. Sau đó chị H đưa khuôn bánh ra và chỉ tôi cách kiểm tra bánh. Chỉ H bảo nếu đặt tay sờ mặt bánh và không cảm giác bị dính là bánh đã chín.

Khi bánh chín thì mọi người cho bánh ra khỏi khuôn. Thưởng thức bánh tam giác mạch khi còn nóng sẽ ngon hơn.

Cảm nhận khi thưởng thức bánh tam giác mạch

Lần đầu tiên thưởng thức món bánh này tôi đã bị thuyết phục. Bánh ăn rất mềm và xốp. Khi mọi người thưởng thức nếu nhấm nhấp chậm một chút sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh lan tỏa trong miệng. Bánh ăn không quá ướt mát như bột ngọt. Ngoài ra bánh cũng rất bùi và mang chút hăng đặc trưng cây rừng vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Bánh tam giác mạch của cao nguyên đá Đồng Văn

Bánh tam giác mạch không giống với các loại bánh tôi thường ăn. Dù bánh có vị ngọt, vị bùi, vị hăng như một số loại bánh khác. Tuy nhiên dưới bàn tay của những người dân làm bánh chuyên nghiệp tại Hà Giang, món bánh trở nên khác biệt. Vì vậy dù ăn bánh tam giác Mộc Châu hay bất kỳ món bánh nào vẫn không thể nào làm tôi quên được hương vị của bánh tam giác mạch Đồng Văn.

Nếu mọi người có dịp đi du lịch qua vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang thì hãy thưởng thức bánh tam giác mạch. Món ăn này được làm bởi bàn tay khéo léo của người dân địa phương sẽ giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn. Đặc biệt nếu bạn muốn đặt tour du lịch thì hãy đăng ký tại chúng mình. Chắc chắn dịch vụ tour du lịch uy tín này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết những danh lam thắng cảnh, đặc sản món ăn từng vùng miền.

Đăng bởi: Thiện Lữ

Từ khoá: Thưởng thức bánh tam giác mạch – Món bánh đặc sản mang đậm đà bản sắc người Việt

Món Đặc Sản Thơm Ngon Khó Cưỡng Của Hồng Kông

Giống như niềm tin đáng yêu của những thanh niên, sau khi đến giúp một đám cưới lại mang đoá hoa cài trên áo về cho cái “duyên” ngày càng được vun bồi thì “bánh bà xã” cũng được truyền miệng nhau về cái “duyên” của nó.

Trong các tiệc cưới không thể thiếu chiếc bánh cưới. Các cặp uyên ương luôn thực hiện nghi thức cắt bánh cưới, cùng nhau ăn bánh như lời hứa chia sẻ, chăm sóc nhau đến suốt đời. Đó là món bánh cưới xuất phát từ phương Tây đã được nhiều người biết đến.

Ngoài ra, mỗi dân tộc đều có những món bánh truyền thống cho dịp lễ quan trọng hàng đầu trong gia đình. Người Việt thì có bánh “phu thê” với tên gọi tượng trưng cho đạo nghĩa, sự hoà hợp vợ chồng và là loại bánh thường được dùng trong dịp cưới hỏi. Tương tự như người Việt, trong mâm lễ vật dành cho đám cưới của người Hoa ở Trung Quốc và ở Hồng Kông cũng có một loại bánh đặc trưng cho ngày trọng đại này, đó là bánh bà xã (Wife cakes).

Nếu ai là fan phim truyện nổi tiếng TVB, đặc biệt là trong bộ phim Chuyện chàng Vượng thì sẽ biết đến món bánh này. Cái tên đáng yêu – bánh bà xã được rất nhiều du khách biết đến và được chọn là loại bánh ngon được du khách mua về làm quà cho gia đình nhất trong tour du lịch Hông Kông. Bánh bà xã thể hiện tính cách của người vợ đối với người chồng, thể hiện sự ngọt ngào, ấm áp, mặn nồng của người vợ dành cho người chồng.

Nguyên liệu để làm nên món bánh bà xã gồm: bột và nhân bánh được làm từ nhiều loại nguyên liệu như lạp xưởng, đậu xanh, vỏ quýt, bí đao, mè, đậu phộng… Vỏ bánh được cán từ bột nhiều lớp, khi nướng, bánh sẽ dần phồng lên và tạo độ giòn tan. Nhân bánh được làm nhân thập cẩm có vị ngọt với ý nghĩa thể hiện tình cảm ngọt ngào của người vợ dành cho chồng mình. Mè thể hiện sự ấm áp, vỏ quýt tượng trưng cho sự nồng thắm, còn lạp xưởng thì thể hiện sự mặn mà, sâu sắc. Tất cả đã tạo nên loại bánh bà xã thơm ngon, ngọt bùi, mà hễ ai đã từng thưởng thức là không thể nào quên hương vị đặc trưng của nó.

Ngoài nhân thập cẩm bánh bà xã còn được làm từ nhân đậu xanh trứng vị bắc thảo, đậu xanh sầu riêng. Mỗi loại lại có một hương vị khác nhau tạo nên nét hấp dẫn đặc trưng của món bánh và sẽ cho du khách những cảm nhận rất thú vị khi thưởng thức món bánh bà xã đặc biệt này.

Trong chuyến tham quan Hồng Kông, để được thưởng thức món bánh bà xã chính hiệu, đúng vị, không có chất bảo quản thì du khách hãy ghé đến 3 tiệm bánh truyền thống được nhiều người đánh giá cao, thu hút được lượng khách tới ăn đông nhất đó là tiệm bánh Hang Heung, Kee Wah và Wing Wah. Đến Hồng Kông, du khách chỉ cần nói tên tiệm bánh là dường như ai cũng có thể chỉ đường giúp du khách tới được tiệm. Giá bánh dao động từ 8-10$/cái, và cũng có dịch vụ đóng gói xách tay để du khách mang về làm quê cho người thân, bạn bè.

Đăng bởi: Nguyễn Diệu Linh

Từ khoá: Bánh bà xã – món đặc sản thơm ngon khó cưỡng của Hồng Kông

6 Quán Bánh Tráng Kẹp Nổi Tiếng Tại Đà Nẵng

Đà Nẵng không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn du khách mà còn đặc trưng bởi những món ăn ngon hấp dẫn. Tại đây, bạn không thể bỏ qua món bánh tráng kẹp nổi tiếng này. Đối với những du khách xa còn phân vân không biết quán nào bánh tráng kẹp nổi tiếng thì sau đây chúng mình sẽ giới thiệu cho bạn quán ăn hấp dẫn nhất được nhiều người yêu thích tại Đà Nẵng.

Bánh tráng kẹp kiệt Trần Kế Xương

Bánh tráng kẹp kiệt Trần Kế Xương là một trong những nơi nổi tiếng về bánh tráng kẹp ở Đà Nẵng. Nơi đây là điểm ăn vặt lý tưởng của những người sành ăn. Bánh tráng ở đây bao gồm nhiều loại như ruốc khô, opla, pa tê khô, pa tê ướt, trứng ướt… Trong đó nước chấm với bánh tráng cũng khá ngon, chính là điểm nhấn của món bánh tráng.

Đến với quán bánh tráng kẹp bạn sẽ thấy không gian rộng rãi và thoáng mát, đặc biệt cô chủ rất tốt bụng và hiếu khách. Vì thế, quán luôn đông khách dù bất cứ lúc nào. Pate cuốn và pate trãi mùi vị cực kì đặc biệt. Có thêm bánh bò khổ nướng sẵn để đợi mấy món kia thì chọn cái này chấm ruốc là ok rồi. Gan rim chưa ngon lắm, gan cực to mà mềm quá, món này cứng 1 chút nữa là rất tuyệt. Quán này là một trong những quán bánh tráng kẹp nổi tiếng tại Đà Nẵngvì thế đừng bỏ qua quán bánh hấp dẫn này.

THÔNG TIN CHI TIẾT:

Địa chỉ: 9/3 Đoàn Thị Điểm, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Giờ mở cửa: 15:00 – 22:00 

Bánh tráng Đào Duy Từ

Bánh tráng kẹp kiệt Trần Kế Xương

Bánh tráng Đào Duy Từ nổi tiếng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp cùng với món ăn vô cùng hấp dẫn. Không gian vỉa hè tuy nhỏ chỉ đủ kê khoảng 5 chiếc bàn nhưng lúc nào quán cũng đông khách đủ thấy sức hấp dẫn của món bánh tráng kẹp nơi này. Dĩa nào dĩa nấy chất lượng đầy ủm mà có 10k.

THÔNG TIN CHI TIẾT:

Địa chỉ: 49 Đào Duy Từ, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 14:00 – 18:00

Bánh tráng Đào Duy Từ

Bánh tráng kẹp Trưng Nữ Vương

Bánh tráng Đào Duy Từ

Bánh tráng kẹp Trưng Nữ Vương cũng là một quán ăn khá nổi tiếng và thu hút thực khách gần xa. Quán có các loại bánh tráng như ba tê, bánh tráng trứng… Và một trong những nét đặc biệt của quán là món nước chấm rất đa dạng như: tương bò, tương ớt, ruốc… Nước chấm cay cay, ngọt ngọt hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị độc đáo mà không một nơi nào có được. Mỗi đĩa bánh tráng có 5 miếng lớn, ăn kèm với nước chấm. Bạn cũng có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích của mình. Ngoài ra, quán còn cung cấp nước uống và rất nhiều món ăn vặt khác.

Bánh tráng kẹp của quán có đa dạng nhân, được làm dưới 2 dạng: một là kẹp, hai là rải. Quán có 3 loại tương để ăn kèm với bánh tráng mà bạ có thể tự do lựa chọn: tương bò, tương ớt, ruốc.

Địa chỉ: K168/7 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Giờ mở cửa: 15:00 – 21:30 

Bánh tráng kẹp Bà Năm

Bánh tráng kẹp Trưng Nữ Vương

Bánh tráng kẹp Bà Năm nằm trong số những quán bánh tráng nổi tiếng tại con phố Điện Biên Phủ.  Mặc dù xung quanh có rất nhiều quán bánh tráng kẹp trong dãy nhưng quán Bà Năm vẫn luôn có lượng khách nhất định và đông đúc. Thực đơn quán khá là phong phú và nhiều món. Ngoài bánh tráng kẹp ra thì quán còn có ổi xí muội, ram cuốn cải, ốc đá, mít trộn. Bánh kẹp đây siêu ngon, siêu rẻ nha, với ốp la, pa tê đều ngon. Đặc biệt hơn với món nước chấm duy nhất ở đây là nước sốt bò tương ớt đậm đà hương vị. Không gian rộng rãi, thoáng mát đem đến cho thực khách cảm giác hài lòng, vui vẻ.

Quán có không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Nhân viên phục vụ nhiệt tình thân thiện rất được “lòng” khách. Quán bán nhiều loại bánh tráng kẹp, loại nào cũng thơm ngon hấp dẫn. Ngoài bánh tráng kẹp, quán còn có các món ăn vặt đang “làm mưa làm gió” trong giới trẻ như: ổi xí muội, ram cuốn cải, ốc đá, mít trộn,… Đặc biệt, quán có món nước chấm sốt bò tương ớt, cực đậm đà, thơm ngon.

Địa chỉ: 96/93 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 14:00 – 22:00

Giá cả: 12.000 VNĐ – 20.000 VNĐ

Bánh tráng kẹp Dì Hoàng

Bánh tráng kẹp Bà Năm

Bánh tráng kẹp Dì Hoàng là một trong những quán bánh tráng kẹp lúc nào cũng đông khách ra vào tấp lập. Quán bánh kẹp Dì Hoàng bán đủ loại bánh tráng kẹp khác nhau: bánh tráng trứng ốp la, bánh tráng pa tê với trứng chín… ngoài ra còn có ổi xí muội, bò khô,  xoài mắm… Được khách hàng yêu thích bởi pa tê ăn rất ngon, lại có ít dầu mỡ nên ăn không bị ngấy, đặc biệt khi chấm vào nước tương bò khô sền sệt, màu đỏ bắt mắt và có vị hơi cay ăn rất ngon. Chính vì thế, đây là địa điểm ăn uống không thể bỏ qua khi bạn tới Đà Nẵng.

Địa chỉ: K142/46/09 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 16:00 – 22:00 

Bánh tráng kẹp Dì Hoàng

Yaourt Cây Bàng

Bánh tráng kẹp Dì Hoàng

Yaourt Cây Bàng là quán ăn khá nổi tiếng tại Đà Nẵng, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Quán chủ yếu bán yaourt muối nhưng các thực đơn vẫn rất phong phú từ bánh tráng kẹp đến ốc hút, mít trộn. Đặc biệt là bánh tráng kẹp được nhiều bạn trẻ tới ăn. Bánh tráng ở đây rất ngon, kẹo dẻo, mềm, thơm lừng. Món ăn vào mùa nào cũng ngon, cái vị béo ngậy của bánh tráng hòa trộn vào mùi vị của trứng, thịt làm cho mọi người mê mẩn và không thể nào quên được hương vị của nó.

Địa chỉ: Chân cầu Trần Thị Lý, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

Giờ mở cửa: 17:00 – 22:00 PM

Đăng bởi: Yến Thế Thành

Từ khoá: 6 quán bánh tráng kẹp nổi tiếng tại Đà Nẵng

Đặc Sản Đà Nẵng: Top 30 Đặc Sản Ngon Nên Thử Và Mua Làm Quà

Giới thiệu về du lịch Đà Nẵng

Top 30 đặc sản Đà Nẵng nổi tiếng nên thử Đặc sản nên thử khi đi Đà Nẵng

Bánh xèo Đà Nẵng

Bánh xèo Đà Nẵng được đổ trong chảo nhỏ, vỏ dày, màu vàng, có nhân tôm thịt, thêm chút giá, rau ăn kèm gồm dưa leo, xoài và ít xà lách ăn kèm với nước chấm tương đậu phộng bùi bùi, beo béo, mặn ngọt vừa phải và rất bắt vị.

Mì quảng Đà Nẵng

Mì quảng Đà Nẵng thơm nức mũi ăn kèm với rau sống, bánh đa, ít đậu phộng chan thêm một ít nước dùng được nấu với tôm thịt. Khi ăn trộn đều lên rồi cho thêm ít chanh cho dậy mùi, cùng ít ớt để hương vị đậm đà hơn.

Bún chả cá Đà Nẵng

Điểm đặc biệt của bún chả cá Đà Nẵng là phần chả làm từ những con cá tươi nhất được quết đậm vị, đều tay, khiến món chả thêm thơm ngon, ngọt và dai giòn hơn các nơi khác.

Gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng

Gỏi cá Nam Ô được xem là một nét đặc sắc của Trung Bộ với phần gỏi ăn kèm nước chấm mè đậu phộng. Khi thưởng thức gắp một ít gỏi, cuốn với bánh tráng rau sống rồi chấm vào nước chấm, mang đến một hương vị tuyệt vời mà bạn không thể bỏ lỡ.

Cao Lầu Đà Nẵng

Cao lầu Đà Nẵng với sợi cao lầu trông giống mì quảng nhưng dày hơn, ăn mềm dai. Khi thưởng thức dùng cùng thịt xíu, chan chút nước sốt được chế biến riêng và ít rau xanh.

Phá lấu Đà Nẵng

Phá lấu là món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Ghé Đà Nẵng thưởng thức ngay một chén phá lấu đậm đà, ăn cùng bánh mì, chấm với chút mắm me thì quả là tuyệt vời.

Bánh Đập Đà Nẵng

Bánh Đập Đà Nẵng ăn cùng bánh tráng mè nướng giòn, thơm, ngon. Khi thưởng thức cho một ít bánh tráng mè nướng lên rồi phủ bên trên một lớp bánh bột gạo mỏng giống bánh ướt, cho lên đó ít tép, ít hành lá, ít đậu phộng hành phi…

Bánh canh Đà Nẵng

Bánh canh là một sự lựa chọn không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng. Món ăn này được ưa chuộng bởi nước dùng thanh ngọt đậm vị miền Trung cùng phần topping siêu ngon khó cưỡng.

Bún bò Đà Nẵng

Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng

Bánh tráng cuốn thịt heo là một trong những đặc sản nổi tiếng tại Đà Nẵng. Những lát thịt được lựa chọn kỹ càng, luộc đi, thái mỏng ăn kèm với các loại rau cùng nước chấm đậm đà khiến bữa ăn của bạn thêm hấp dẫn hơn.

Cơm hến Đà Nẵng

Ngoài Huế thì cơm hến Đà Nẵng cũng là một đặc sản để lại nhiều ấn tượng với du khách khi đến với miền Trung. Món cơm trắng đi kèm với phần hến dai, tóp mỡ giòn kết hợp với các loại rau và những thứ khác như ruốc, đậu phộng… tạo nên một hương vị hấp dẫn khó quên.

Ốc hút Đà Nẵng

Đến với vùng có biển như Đà Nẵng thì ốc là món ăn mà du khách không nên bỏ qua. Ốc được chế biến sau đó nấu chung với nước dừa trong tạo nên vị ngọt tự nhiên khó phai trong lòng du khách. Bên cạnh đó, nước chấm cũng là một điều đặc biệt ấn tượng mà bạn nên thử đấy.

Mít trộn Đà Nẵng

Một món ăn tuy dân dã nhưng lại gây sâu sắc không kém chính là mít trộn. Mít non luộc chín được thái thành những sợi nhỏ sau đó trộn với da heo, thịt luộc, đậu phộng, hành phi, rau răm,… trở thành một món ăn vui miệng khó bỏ qua.

Đặc sản Đà Nẵng mua về làm quà

Cá khô

Cá khô được làm từ các loại cá như: Cá thu, cá thiều, cá chỉ vàng, cá đét,… do chính tay người dân Đà Nẵng thu hoạch từ biển và sau đó đem đi chế biến, tẩm ướp và phơi khô.

Mực khô

Vì thuộc vùng biển nên Đà Nẵng có một lượng hải sản rất phong phú và trong đó không thể không kể đến mực. Mực được chế biến là những con mực tươi ngon, đã qua chọn lựa kỹ càng và sau đó đem đi phơi 8 tiếng ngoài nắng vì vậy mà khi ăn mực có vị rất ngọt và ngon.

Rong biển Mỹ Khê

Nhắc tới đặc sản Đà Nẵng thì không thể bỏ qua rong biển Mỹ Khê cực kỳ nổi tiếng với đầy chất bổ dưỡng cũng như tốt cho sức khỏe này. Vì được thu hoạch từ biển Mỹ Khê nước trong, sạch nên bạn có thể yên tâm về chất lượng.

Chả bò

Chả bò là đặc sản nổi tiếng tại Đà Nẵng, được làm từ các nguyên liệu chính như: Thịt bò xay, tiêu nguyên hạt, ớt, tỏi,… và mang hương vị đặc trưng khó có thể tìm ở các vùng khác.

Nước mắm Nam Ô

Đây là đặc sản nổi tiếng, được làm hoàn toàn bằng thủ công tại làng nghề làm nước mắm truyền thống Nam Ô với nguyên liệu chính là cá cơm. Nước mắm được chưng cất trong một khoảng thời gian dài nên có hương vị rất đậm đà và mang nét đặc trưng của vùng biển Nam Ô.

Tré Bà Đệ

Tré Bà Đệ được chế biến từ thịt lợn nạc, ba chỉ thái mỏng cùng một số gia vị khác và gói trong lá chuối xanh. Sản phẩm sau khi gói từ 2 đến 3 ngày là có thể thưởng thức.

Bánh khô mè

Bánh dừa nướng

Bánh được làm từ cùi dừa bào nhỏ và đem đi nướng, mang đến một hương vị vô cùng thơm ngon, ai đã từng ăn thì không thể nào quên. Nhâm nhi một chén trà và cắn một miếng bánh dừa giòn béo thì thật sự rất tuyệt phải không nào.

Mực cán cay Đà Nẵng

Những con mực được cán mỏng hoặc xé sợi và tẩm với gia vị cay nồng là một loại đặc sản hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn mang về làm quà bởi sự tiện lợi, thơm ngon và chất lượng của nó.

Cá bò lát rim

Cá bống rim cay

Cá bống bắt về được sơ chế, ướp gia vị, được chế biến săn lại và chuyển thành màu vàng với mùi vị đậm đà. Cá bống rim cay là một sự lựa chọn đáng cân nhắc để mua về làm quà cho bạn bè, người thân.

Ghẹ sữa rim mặn

Ghẹ sữa rim mặn là một món đặc sản nổi tiếng ở Đà Nẵng bởi hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, mang vị ngọt ngọt của sữa cùng vị mặn mặn thấm vừa ăn. Món quà vặt này có thể dùng chung với cơm và hợp khẩu vị đa số người nên hãy nhanh chóng tậu ngay một hộp về làm quà nào.

Bắp sấy bò khô

Một món ăn vặt hấp dẫn khác ở Đà Nẵng chính là bắp sấy bò khô. Bắp sấy với vị cay cay, béo béo, giòn giòn thu hút không ít du khách đến đây.

Tôm khô Đà Nẵng

Tôm khô Đà Nẵng là tôm tươi được phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp hoặc sấy bằng phương pháp thủ công đảm bảo chất lượng đối với người sử dụng. Ngoài hương vị thơm ngon, tôm khô còn có nhiều loại với kích thước to nhỏ khác nhau để khách du lịch thỏa lòng chọn lựa.

Rong biển cháy tỏi Đà Nẵng

Những lá rong biển cháy tỏi ngon giòn, hòa quyện cùng các gia vị như tỏi, ớt, muối tôm,… 

Advertisement

Đến với vùng biển thì nước mắm là thứ không nên bỏ qua. Nước mắm Nam Ô cực kỳ chất lượng với hương vị đậm đà nổi tiếng ở Đà Nẵng với hơn 30 nămphát triển xứng đáng được gói về nhà cho mẹ.

Trà sâm dứa

Trà là một món quà vô cùng phù hợp để dành tặng cho bố mẹ, ông bà. Nếu có dịp đến Đà Nẵng thì trà sâm dứa là một món quà nên chọn để tặng cho những người thân yêu đấy.

Mua đặc sản Đà Nẵng ở đâu?

Chợ Cồn

Địa chỉ: 290 Hùng Vương, Vĩnh Trung, Hải Châu, Đà Nẵng.

Giờ mở cửa: Từ 6h – 18h hàng ngày.

Chợ Cồn Đà Nẵng là địa điểm ăn vặt quen thuộc của rất nhiều du khách khi muốn ăn uống, hay tìm kiếm những món quà khi du lịch Đà Nẵng. Tại đây có bán nhiều đặc sản Đà Nẵng tươi ngon giá cả phải chăng và nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm tươi và đồ khô.

Chợ đêm Sơn Trà

Địa chỉ: Đường Lý Nam Đế giao nhau với Mai Hắc Đế kế bên chân cầu Rồng. 

Giờ mở cửa: Từ 18h – 24h mỗi ngày.

Chợ Hàn

Địa chỉ: Số 119 Trần Phú, TP Đà nẵng.

Giờ mở cửa: Từ 7h – 20h hàng ngày.

Chợ Hàn Đà Nẵng bày bán rất nhiều mặt hàng có thể kể đến như các loại mắm, hải sản khô, đông lạnh và các loại bánh, mứt, hoa quả sấy…đây còn có thể là thiên đường để bạn mua đặc sản về làm quà.

Siêu thị đặc sản Thiên Phú Đà Nẵng

Nơi đây là một trong những siêu thị có quy mô lớn và bán đa dạng các đặc sản ở Đà Nẵng,  uy tín mà giá cả lại hợp lý.

Siêu thị đặc sản Thu Bồn

Địa chỉ: Số 86 đường 2/9, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Đây là nơi bán đa dạng những đặc sản nổi tiếng miền Trung như các loại đồ khô cá, mực, nem tré, mắm nêm,… và bạn có thể yên tâm là các sản phẩm ở đây đều có chất lượng đảm bảo

Lưu ý khi mua đặc sản Đà Nẵng làm quà

Khi đi du lịch Đà Nẵng muốn mua gì làm quà hay cần một địa chỉ mua quà ở Đà Nẵng thì hãy lưu ý một số điều sau:

Khi mua đặc sản tại Đà Nẵng bạn cũng có thể thương lượng với người bán để được chiết khấu giá ưu đãi.

Không nên lựa chọn đồ rẻ quá, ,nhất là mua về làm quà cho người thân vì nó có thể ảnh hưởng đến  chất lượng sản phẩm. Nên tham khảo nhiều gian hàng khác nhau để chọn ra đồ chất lượng.

Lựa chọn và tìm hiểu trước địa chỉ mua bán uy tín để không mất nhiều thời gian khi đi mua đồ.

Tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước khi mua quà Đà Nẵng để có đa dạng lựa chọn.

Công Thức Làm Bánh Sữa Dừa Dẻo Thơm Béo Ngậy

1. Giới thiệu bánh sữa dừa

Dừa với hàm lượng dinh dưỡng cao và tính đa dụng nên đã trở thành sự lựa chọn nhiều gia đình. Bên cạnh nước dừa để giải khát, cùi dừa có thể chế biến được rất nhiều loại món ăn. Từ món ăn mặn trong bữa cơm đến những món bánh ngọt thơm ngon. Trong số đó có bánh sữa dừa mềm dẻo, bùi bùi béo ngậy được rất nhiều người yêu thích.

Ảnh: Sưu tầm

2. Công thức làm bánh sữa dừa với gelatin

Khẩu phần ăn Thời gian chuẩn bị Thời gian làm Tổng thời gian

4 người 10 phút 20 phút 30 phút

Chuẩn bị nguyên liệu

300gr cơm dừa sấy

4 lá gelatin

250ml nước cốt dừa

150ml kem sữa tươi

200ml sữa tươi không đường

100gr đường cát trắng

Ảnh: Sưu tầm

Các bước làm chi tiết

Bước 1: Ngâm gelatin

Cho 4 lá gelatin vào tô lớn, thêm nước lạnh vào ngâm trong khoảng 10 phút cho gelatin mềm.

Bước 2: Đun hỗn hợp

Cho đường, nước cốt dừa, kem sữa tươi và sữa tươi không đường vào chảo. Bắc lên bếp lửa vừa và khuấy đều hỗn hợp đến khi hòa quyện. Khi hỗn hợp nóng thì hạ xuống lửa nhỏ. Tiếp tục đun hỗn hợp sao cho sôi lăn tăn đến khoảng 80 độ C thì cho gelatin đã ngâm mềm vào. Khuấy hỗn hợp đến khi gelatin tan hẳn và hỗn hợp trở nên sánh mịn thì tắt bếp.

Bước 3: Làm lạnh và hoàn thành

Đổ hỗn hợp vào khuôn có lót giấy nến để hỗn hợp không bị dính và khó lấy ra. Để hỗn hợp bên ngoài cho nguội hoàn toàn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng đến khi đông hoàn toàn.

Sau khi lấy hỗn hợp ra, cắt bánh thành nhiều khối vuông nhỏ vừa ăn, cuối cùng là lăn từng viên bánh qua cơm dừa sấy là hoàn tất.

Ảnh: Sưu tầm

Yêu cầu thành phẩm

Bánh sữa dừa bằng gelatin có độ kết dính, dai mềm dẻo đặc trưng. Kết hợp cùng vị ngọt béo của nước cốt dừa và kem sữa tươi càng thêm đậm vị. Về hình thức bánh có màu trắng tinh khôi đẹp mắt, đan xen trong đó là những sợ cơm dừa sấy.

Ảnh: Sưu tầm

3. Công thức làm bánh sữa dừa với bột bắp

Khẩu phần ăn Thời gian chuẩn bị Thời gian làm Tổng thời gian

4 người 10 phút 60 phút 70 phút

Chuẩn bị nguyên liệu

350gr cơm dừa sấy

350gr bột bắp

300ml nước cốt dừa

160ml kem sữa tươi (whipping cream)

200ml sữa tươi không đường

80gr đường cát trắng

Ảnh: Sưu tầm

Các bước làm chi tiết

Bước 1: Trộn hỗn hợp

Cho 200ml sữa tươi, 350gr bột bắp và 80gr đường vào nồi khuấy đều. Đảm bảo đường được tan hết trước khi nấu để bánh không bị khét.

Bước 2: Đun hỗn hợp

Cho nồi lên bếp và đun sôi trên lửa vừa, khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì hạ lửa nhỏ và cho vào 300ml nước cốt dừa và 170ml kem sữa tươi. Khuấy đều tay liên tục đến khi hỗn hợp trở nên sánh đặc lại thì tắt bếp.

Bước 3: Làm lạnh và hoàn thành

Đổ hỗn hợp ra khuôn có bọc màng bọc thực phẩm hoặc lót giấy nến. Cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh 2-3 giờ hoặc tủ đông 1 giờ.

Khi hỗn hợp đã trở nên cứng thành khối, cắt bánh thành các khối vuông vừa ăn. Cuối cùng là lăn từng miếng bánh qua cơm dừa sấy là hoàn tất.

Ảnh: Sưu tầm

Yêu cầu thành phẩm

Bánh sữa dừa có kết cấu đặc, mềm và mịn. Bánh có mùi thơm và ngậy béo của lớp dừa sấy, bên trong là vị thơm ngậy từ nước cốt dừa và kem sữa tươi. Đảm bảo ăn sẽ rất hấp dẫn.

4. Cách làm bánh sữa dừa nướng

Khẩu phần ăn Thời gian chuẩn bị Thời gian làm Tổng thời gian

4 người 15 phút 60 phút 75 phút

Chuẩn bị nguyên liệu

350gr cùi dừa tươi nạo sợi

180ml sữa tươi

160ml kem sữa tươi (whipping cream)

100ml nước cốt dừa

50gr bột mì

20gr bột hạnh nhân

100gr đường cát trắng

15ml tinh chất vani

1 thìa cafe muối ăn

20gr bơ lạt

Ảnh: Sưu tầm

Các bước làm chi tiết

Bước 1: Nướng dừa

Bạn cho 350gr cùi dừa tươi đã nạo rải đều ra khay nướng rồi cho vào lò nướng sơ ở 150 độ C trong 10 phút. Sau khi nướng, dừa phải giữ được màu trắng mịn mà không bị cháy xém hoặc ngả vàng. Tại bước này sẽ làm dừa được thơm hơn và ráo bớt dầu.

Bước 2: Trộn hỗn hợp bột

Rây bột mì và bột hạnh nhân vào một bát tô lớn. Sau đó cho sữa tươi, nước cốt dừa, đường, tinh chất vani, bơ và muối ăn vào trộn đều.

Khi hỗn hợp đã đồng nhất, cho kem sữa tươi vào hỗn hợp trộn đều tới khi nổi bọt và hỗn hợp không bị vón cục. Nếu hỗn hợp bị đặc có thể cho thêm sữa tươi hoặc nước.

Cuối cùng bạn cho dừa nạo nướng đã nguội ở trên vào và đảo đều tay thành một hỗn hợp đồng nhất.

Bước 3: Nướng bánh

Xếp từng viên bánh lên khay nướng có lót giấy nến. Cho khay nướng vào lò đã làm nóng nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 20 phút. Tùy chỉnh thời gian và nhiệt độ theo lò nướng của gia đình bạn, nướng bánh đến khi bánh có màu vàng đều đẹp mắt là đã hoàn thành.

Lấy khay nướng ra khỏi lò, xếp bánh ra đĩa và để nguội. Khi thưởng thức bạn có thể rắc lên trên một chút cơm dừa sấy để món bánh được hấp dẫn hơn.

Ảnh: Sưu tầm

Yêu cầu thành phẩm

Bánh sữa dừa nướng có màu vàng bắt mắt, mùi thơm hấp dẫn của dừa. Khi ăn cảm nhận được sự giòn tan của vỏ bánh, hòa quyện với hương vị bùi bùi béo ngậy của sữa tươi và nước cốt dừa. Thưởng thức bánh rồi nhâm nhi cùng ly trà sẽ là một “tuyệt phẩm” chiêu đãi gia đình và bạn bè đó.

Ảnh: Sưu tầm

5. Lưu ý khi làm bánh sữa dừa

Tuy cách làm vô cùng đơn giản với nguyên liệu dễ kiếm dễ tìm, nhưng bạn cũng nên ghi nhớ một số lưu ý sau để món bánh được thơm ngon hơn:

Bạn nên chọn dừa bánh tẻ để nạo và sấy hoặc mua cơm dừa sấy sẵn. Cơm dừa sấy sẵn phải có màu trắng mịn, tơi mềm ráo dầu. Có mùi thơm béo đặc trưng của dừa.

Khi trộn bột bạn nên khuấy cho tan đường trước khi thực hiện các bước tiếp theo để bánh không bị khét.

Nếu bạn không tìm mua được kem sữa tươi (whipping cream) có thể thay thế bằng sữa đặc nhưng vị của bánh sẽ không thơm béo bằng.

Không đun hỗn hợp sữa bằng lửa lớn vì sẽ làm sữa mất kết cấu và mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, còn dễ trào và tạo bọt bong bóng khí trong bánh.

Đối với bánh sữa dừa dẻo, bạn nên cho vào tủ lạnh tối thiểu 2 giờ để bánh được đông hoàn toàn. Khi bánh chưa kịp đông sẽ có kết cấu lỏng và không thể tạo hình.

Gia giảm các nguyên liệu sao cho phù hợp với khẩu vị của bạn.

Thưởng thức bánh sữa dừa cùng một chút trà sẽ gia tăng hương vị của món bánh hơn.

Đăng bởi: Việt Hoàng

Từ khoá: Công thức làm bánh sữa dừa dẻo thơm béo ngậy

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Công Thức Tái Hiện Món Bánh Tráng Cuốn Đặc Sản Đà Nẵng Thơm Ngon trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!