Xu Hướng 9/2023 # 100G Ốc Hương Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không? # Top 9 Xem Nhiều | Ycet.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 100G Ốc Hương Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không? # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 100G Ốc Hương Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ốc hương là một loài thuộc động vật thân mềm, sống ở vùng biển nhiệt đới. Phân bố chủ yếu ở vùng biển có độ sâu từ 5-20 m ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Lý do chúng được gọi là ốc hương là vì nó tự tỏa ra một hương thơm tự nhiên rất hấp dẫn kể cả khi còn sống hay đã được nấu chín. Tập tính tỏa hương thơm này của ốc hương là để thu hút bạn tình khi chúng còn sống.

Chúng thuộc loại ốc xoắn, vỏ màu trắng hoặc hơi ngà cùng các chấm nâu trên khắp vỏ ốc. Ốc hương kích thước không lớn, con ốc có kích thước lớn nhất cho đến nay cũng không dài quá 10cm và nặng khoảng 60g. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng ốc hương lại có thể tiêu thụ một lượng thức ăn khoảng 12% so với trọng lượng cơ thể của nó trong 1 ngày. Thức ăn chủ yếu của chúng là mùn bã lắng đọng ở đáy biển và xác phân hủy của các loài thủy sản khác. Ngoài ra, những động vật thân mềm hai mảnh vỏ (như nghêu, sò, trai…) và các loài giáp xác (như tôm, cua, ghẹ…) cũng nằm trong danh sách món ăn yêu thích của chúng.

Ốc hương không chỉ là loại ốc quen thuộc với người dân vùng biển mà gần như với tất cả mọi người bởi đều biết đến loài ốc này. Bởi thịt của chúng không chỉ ngon mà còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Vậy nên những món ăn được chế biến từ ốc hương được rất nhiều người ưa thích.

Vậy 100g ốc hương bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cũng giống như một số loại ốc khác, lượng calo có trong ốc hương không quá cao. Trong 100g ốc hương chỉ có chứa khoảng 90 calo. Tuy nhiên, ốc hương lại có giá trị dinh dưỡng cao, chúng cung cấp nhiều canxi, các loại vitamin B, calo cùng vô số dưỡng chất khác như: protein, canxi, chất béo, sắt, vitamin A, C, B2, PP,….

Để có được câu trả lời cho câu hỏi ăn ốc hương có béo không, trước tiên các bạn cần tìm hiểu được lượng calo mà cơ thể cần cho 1 bữa và lượng calo được cung cấp từ một nữa ăn với ốc hương. Theo đó, để xác định lượng calo này, các bạn có thể thực hiện một số phép tính đơn giản như sau:

+ Lượng calo mà cơ thể cần cho 1 bữa: Để duy trì các hoạt động thường ngày của cơ thể, trung bình 1 người trưởng thành sẽ cẩn nạp cho cơ thể khoảng 2000 calo/ ngày. Lượng calo này được chia đều cho 3 bữa ăn chính trong ngày, tương đương với mỗi bữa ăn bạn cần nạp cho cơ thể là khoảng 667 calo.

+ Lượng calo được cung cấp bởi 1 bữa no với ốc hương: Để ăn no 1 bữa với ốc hương và không ăn thêm bất cứ món ăn nào khác, 1 người có thể ăn được khoảng 500g. Lúc này, lượng calo được bổ sung từ 1 bữa ăn ốc hương là khoảng 450 calo.

So sánh lượng calo này có thể thấy lượng calo được bổ sung từ 1 bữa no với ốc hương thấp hơn so với lượng calo mà cơ thể cần cho 1 bữa. Vì vậy, có thể kết luận được rằng ăn ốc hương không BÉO. Ngược lại đây lại là một món ăn rất tốt cho những người ăn kiêng để giảm cân.

Đặc biệt, ngoài tác dụng giúp giảm cân thì ốc hương còn là loại thực phẩm rất tốt cho hệ thần kinh và não bộ. Đồng thời, ốc hương không chứa cholesterol nên hoàn toàn tốt cho tim mạch, là món ăn rất dễ tiêu hoá, không sợ tăng cân và không có tác hại như 1 số loại ốc khác.

Nhưng khi ăn ốc hương các bạn cần lưu ý một điều rằng là chúng cũng giống như 1 số loại ốc khác có chứa rất nhiều ký sinh trùng, giun sán. Nên khi ăn các bạn cần chế biến thật kỹ để tránh gây hại đến sức khỏe. Và khi ăn các bạn nên tránh ăn kèm với các loại thực phẩm giàu vitamin C. Vì khi sử dụng chung hai loại thực phẩm này, bạn có thể bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm,…

NÊN XEM THÊM:

100G Muối Bao Nhiêu Calo? Ăn Muối Có Béo Không?

Giá trị dinh dưỡng của muối

Trong 100g muối sẽ chứa trung bình khoảng:

150mg canxi

0.8mg sắt

99.8g nước

70mg phốt pho

39mg natri

Công dụng của muối

Muối sẽ đem lại những giá trị đặc biệt đối với sức khỏe bao gồm:

Giúp cân bằng điện giải và ngăn ngừa tình trạng chuột rút: Muối ăn chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào mà cơ thể không tự tổng hợp được do đó chúng có tác dụng cân bằng điện giải và ngăn ngừa chuột rút.

Duy trì chức năng tuyến giáp: Tuyến giáp đóng vai trò sản sinh hormone, giúp điều hòa quá trình trao đổi và chuyển hóa trong cơ thể. Bổ sung muối iốt thường xuyên có thể duy trì hoạt động của tuyến giáp và ngăn ngừa việc hình thành khối u ác tính. Tuy nhiên chỉ ăn muối với lượng vừa đủ để bảo vệ sức khỏe.

Giữ nước cho cơ thể: Muối còn có tác dụng trong việc giữ nước cho các mô và tế bào trong cơ thể.

Ngăn ngừa huyết áp thấp và duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh: Hàm lượng natri trong muối ăn có chức năng điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh huyết áp thấp và giữ nước cho toàn bộ các tế bào trong cơ thể giúp cho hệ thần kinh hoạt động ổn định.

Sát trùng và giảm viêm: Muối ăn có đặc tính sát trùng và hỗ trợ giảm viêm vô cùng hiệu quả. Do đó ngoài việc sử dụng chúng vào việc chế biến món ăn, bạn cũng có thể pha loãng muối ra để sát trùng vào vết thương hoặc các vết lở loét ở miệng.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Muối còn có khả năng bảo vệ răng miệng với đặc tính sát trùng mạnh. Bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng đều đặn 2 lần/ngày để tiêu diệt vi khuẩn có hại, và loại bỏ mùi hôi khó chịu.

Giảm ngứa ngáy và viêm da: Dùng muối hòa tan vào nước ấm, sau đó ngâm rửa hoặc tắm có thể giảm thiểu tình trạng đỏ da, viêm da, ngứa ngáy và đau nhức. Ngoài ra với khả năng sát trùng, muối còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng da bị tổn thương.

Hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh về viêm đường hô hấp trên: Các bệnh viêm đường hô hấp trên như đau họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan… thường gây đau rát, khó chịu ở cổ họng. Việc súc miệng bằng nước muối giúp làm dịu vòm họng và giảm thiểu triệu chứng nói trên.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Muối có khả năng cân bằng điện giải, tránh tình trạng khát nước và điều hòa nồng độ hormone trong cơ thể. Các yếu tố này giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

100g muối ăn có bao nhiêu calo?

Theo khuyến cáo thì bạn chỉ nên dùng muối ăn ở một lượng vừa phải dù cho lượng calo có trong 100g muối là 0 calo.

100g muối vừng có bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g muối vừng sẽ cung cấp khoảng 573 calo, năng lượng cao gấp 4 lần 1 bát cơm trắng cung cấp.

100g muối tôm có bao nhiêu calo?

Hàm lượng calo trong muối tôm là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào lượng nguyên liệu cùng cách làm. Trung bình 100g muối tôm sẽ chứa khoảng 145 calo.

Mặc dù muối không chứa calo, tuy nhiên ăn muối lại là nguyên nhân khiến cơ thể tích nước. Đây cũng là lý do giải thích cho việc vì sao ăn muối lại làm cân nặng tăng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh việc muối khiến cơ thể tích tụ nước, chế độ ăn uống có chứa nhiều gia vị này còn khiến mỡ trong cơ thể tăng lên cao. Đặc biệt, muối còn làm cho mỡ bụng tích tụ nhiều hơn.

Giảm muối trong chế độ ăn một cách khoa học là bảo vệ sức khỏe của chính bạn:

Hạn chế việc sử dụng các loại gia vị như nước mắm, muối, bột nêm khi chế biến thức ăn. Chỉ nên dùng khoảng 1⁄5 thìa cà phê muối/bữa ăn.

Hạn chế hoặc bỏ thói quen chấm kèm các các loại gia vị như nước mắm, nước tương, muối trong bữa ăn.

Thiết lập thói quen hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.

Chọn những loại thực phẩm có thành phần chứa ít muối.

Advertisement

Một lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho trẻ nhỏ là không nên thêm muối vào. Chỉ nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên.

Đối với người Việt Nam đã trưởng thành thì chỉ nên ăn 5g muối một ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối). Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì lượng muối được khuyến cáo là dưới 1.5g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3g muối.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

100G Hạt Sen Bao Nhiêu Calo? Ăn Hạt Sen Có Béo Không?

Giá trị dinh dưỡng của hạt sen

Hạt sen bùi béo, được sử dụng trong nhiều món ăn và có nhiều lợi ích cho cơ thể. Trong 100g hạt sen sẽ chứa 17g carbohydrate, 4.1g protein, 0.5g chất béo, cùng một lượng nhỏ axit folic, niacin, pantothenic, pyridoxine, vitamin A, vitamin C, vitamin B2, thiamin, riboflavin, đồng, sắt, magie, phốt pho, kẽm cùng một số dưỡng chất khác.

Công dụng của hạt sen

Chữa bệnh mất ngủ: Trong hạt sen có chứa glucozit giúp thúc đẩy sản xuất 5-hydroxytryptamine. Đây là thành phần có tác dụng làm dịu thần kinh và cải thiện giấc ngủ nên nó sẽ giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Chống viêm và giảm đau do viêm khớp: Trong hạt sen chứa lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C không chỉ tốt cho hệ miễn dịch mà còn chống oxy hóa khá mạnh, kích thích sản sinh collagen giúp duy trì độ dẻo dai, cải thiện tình trạng sưng đỏ, đau nhức do viêm khớp gây ra.

An thai: Các món ăn từ hạt sen cung cấp cho mẹ và thai nhi canxi, protein, đồng, sắt, kẽm,… giúp cải thiện sức khỏe mẹ bầu và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Hạt sen chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nên có thể cải thiện các hoạt động tiêu hóa, làm giảm tình trạng tiêu chảy, khó tiêu và giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Giảm căng thẳng: Các chất oxy hóa trong hạt sen có tác dụng tiêu trừ gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tâm trạng. Do đó, khi sử dụng hạt sen, bạn sẽ giảm tình trạng lo âu và căng thẳng đáng kể.

Điều hòa lượng đường trong máu: Lượng chất xơ dồi dào trong hạt sen sẽ giúp giảm khả năng hấp thu đường vào máu và các chất oxy hóa trong hạt sen giúp loại bỏ các tế bào gây viêm, duy trì chức năng tuyến tụy nên giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Giảm suy nhược cơ thể: Hạt sen chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào do đó nó có khả năng cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị chứng suy nhược cơ thể.

Cải thiện sức khỏe sinh lý nam: Với hàm lượng kẽm dồi dào, hạt sen có thể kích thích tinh hoàn sản sinh testosterone giúp cải thiện số lượng cũng như chất lượng tinh trùng, tăng ham muốn.

Cải thiện tình trạng thiếu máu: Các khoáng chất trong hạt sen tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Điều hòa huyết áp: Với hàm lượng chất xơ dồi dào, hạt sen giúp làm sạch máu và hạn chế tích tụ xơ vữa động mạch. Isoquinoline trong hạt sen còn giúp mở rộng mạch máu và điều hòa huyết áp.

Thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương: Các chất oxy hóa trong hạt sen giúp chống viêm và ngăn ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy tốc độ phục hồi của các mô da và niêm mạc bị tổn thương, viêm loét nên nó sẽ giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Điều hòa huyết áp: Với hàm lượng chất xơ dồi dào, hạt sen giúp làm sạch máu và hạn chế tích tụ xơ vữa động mạch. Isoquinoline trong hạt sen còn giúp mở rộng mạch máu và điều hòa huyết áp.

Thông thường trong 100g hạt sen sẽ cung cấp cho cơ thể 88 kcal. Tuy nhiên lượng calo này có thể thay đổi tùy vào cách chế biến hạt sen. Ví dụ như 100g hạt sen luộc sẽ có khoảng 90 calo, trong 100g hạt sen sấy chứa 370 calo, 100g sữa hạt sen có 260 calo.

Lượng calo trong hạt sen không quá cao nên ăn hạt sen sẽ không khiến bạn tăng cân mà ngược lại nó còn có thể giúp bạn giảm cân, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Những người ăn kiêng nên sử dụng hạt sen để cung cấp các dưỡng chất cần thiết và loại bỏ độc tố cũng như chất béo dư thừa trong cơ thể.

Súp hạt sen

Súp hạt sen có hạt sen bùi béo, đậu hũ mềm, nấm đông cô dai dai thấm đều gia vị. Bạn có thể cho thêm rau thơm như ngò rí vào ăn cùng để tăng phần bắt mắt cũng như tạo mùi hương hấp dẫn cho món súp. Không chỉ thơm ngon, súp hạt sen còn vô cùng tốt cho sức khỏe.

Sữa hạt sen

Sữa hạt sen thơm ngon, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp chị em làm đẹp da với cách làm vô cùng đơn giản. Vào những ngày nóng bức mà được thưởng thức một ly sữa hạt sen mát lạnh thì thật là “hết sẩy”. Còn chần chờ gì mà không vào bếp thực hiện ngay món sữa này cho cả gia đình thưởng thức.

Cháo bồ câu hạt sen

Cháo gà ác hạt sen

Cháo gà ác hạt sen là món ăn vô cùng bổ dưỡng, giúp người ốm nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Gà ác mềm, ngọt kết hợp cùng hạt sen bùi bùi tạo nên món cháo thơm ngon. Sự kết hợp này không chỉ tạo ra món cháo thơm ngon mà còn giúp thanh nhiệt, bồi bổ cho cơ thể.

Advertisement

Những người đang mắc các chứng về tim mạch, đường huyết thì không nên dùng hạt sen để giảm cân vì tim của hạt sen có hàm lượng alkaloid cao nên có thể sẽ gây đau tim hoặc đột quỵ nếu ăn nhiều.

Những người đang bị táo bón, khó tiêu thì không nên dùng hạt sen để giảm cân vì hạt sen mang tính hàn, có thể làm tình trạng của bạn xấu hơn.

Khi sử dụng hạt sen giảm cân, nên chọn những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín để tránh tình trạng sử dụng hàng kém chất lượng.

Trong khi sử dụng hạt sen giảm cân, bạn nên kiêng tinh bột và chất béo. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp chạy bộ, tập Gym hay Yoga đã quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Nguồn: U.S. Department of Agriculture (USDA)

100G Bạch Tuộc Bao Nhiêu Calo? Ăn Bạch Tuộc Có Béo (Mập) Không?

Giá trị dinh dưỡng trong 100g bạch tuộc

Trong 100g bạch tuộc có chứa rất nhiều dinh dưỡng, cụ thể chứa khoảng 29.82g protein, 106mg canxi, 9.54mg sắt, 60mg magie, 279mg photpho, 630mg kali, 460mg natri, 3.36g kẽm, 0.739g đồng,…

Tác dụng của bạch tuộc đối với sức khỏe

Tăng cường sức đề kháng

Bạch tuộc có công dụng tăng cường sức đề kháng bởi vì trong thịt bạch tuộc có chứa những dưỡng chất như: Canxi, kali, phốt pho, vitamin và một số axit béo như omega-3,… từ đó phòng ngừa và ngăn ngừa được nhiều bệnh.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Theo như thống kê thì trong khoảng 100g bạch tuộc cung cấp đến 89.6g selenium rất tốt cho cơ thể, chất này giúp chuyển hóa protein, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tốt cho đường ruột, cho nên bạch tuộc rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Tăng cường trao đổi chất

Theo như một số nghiên cứu thì thịt bạch tuộc có chứa nhiều vitamin B12, đây là khoáng chất rất cần thiết cho sự trao đổi chất, cứ 100g bạch tuộc sẽ cung cấp khoảng 40g vitamin B12 cho cơ thể.

Chữa rối loạn nhịp tim

Chữa cơ thể suy nhược gầy yếu

Bạch tuộc còn có thể chữa cơ thể suy nhược gầy yếu, với cách làm cụ thể là nướng bạch tuộc thật giòn và tán thành bột, với liều lượng khoảng 6-10g mỗi ngày, uống ngày 3 lần, có thể uống cùng rượu hoặc nước ấm, cơ thể bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều.

Làm đẹp da

Một công dụng khá tuyệt vời đến từ bạch tuộc nữa đó còn giúp làm đẹp da, vì trong bạch tuộc chứa nhiều axit béo omega-3, không những giúp bảo vệ da khỏi tia UV mà còn giúp da săn chắc và khỏe mạnh.

Tăng cường trí óc

Ngoài những lợi ích ở trên sử dụng bạch tuộc còn giúp kích thích sự phát triển của não, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, không những thế mà axit omega-3 có trong thịt bạch tuộc còn giúp tăng chức năng nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi.

Chữa cơ thể suy nhược sau sinh

Bạch tuộc còn giúp chữa suy nhược sau sinh vô cùng hiệu quả, 100g bạch tuộc thái nhỏ phơi khô hầm chung với chân giò lợn ăn 2 lần/ ngày sẽ rất tốt cho ai bị suy nhược cần bổ sung dinh dưỡng.

100g bạch tuộc bao nhiêu calo?

100g bạch tuộc xào bao nhiêu calo?

Nếu xào thì tất nhiên phương pháp này sẽ khiến món ăn tăng mức năng lượng, bởi vì món xào có chứa nhiều dầu mỡ, cụ thể là trong khoảng 100g bạch tuộc chứa khoảng 231 kcal.

100g bạch tuộc nướng bao nhiêu calo?

Bạch tuộc nướng có chứa rất nhiều gia vị chế biến, đây là món ăn được mọi người yêu thích rất nhiều, tuy nhiên trong 100g bạch tuộc nướng có chứa đến khoảng 254 kcal, món này có năng lượng khá cao cho nên mọi người cũng không nên ăn quá nhiều.

1 con bạch tuộc bao nhiêu calo?

Còn tùy vào độ lớn nhỏ cũng như trọng lượng của mỗi con mà lượng calo cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên thông thường đối với một con bạch tuộc cỡ trung bình nặng khoảng 300g thì chứa khoảng 492 kcal.

Nếu muốn biết ăn bạch tuộc có béo hay không thì phải tính toán như sau:

Lượng calo bạn nên nạp cho một bữa ăn thông thường là khoảng 667 kcal.

Để có một bữa ăn no cùng với bạch tuộc thì chúng ta phải ăn tầm 500g bạch tuộc. Vậy thì với 500g bạch tuộc sống cung cấp khoảng 820 kcal, bạch tuộc xào khoảng 1155 kcal, bạch tuộc nướng khoảng 1270 kcal.

Đa số mọi người đều ăn bạch tuộc đã qua chế biến, cho nên qua phép so sánh ở trên thì có thể đi đến kết luận là ăn bạch tuộc có thể khiến người sử dụng tăng cân.

Nếu bạn muốn ăn bạch tuộc tươi sống trực tiếp thì nên lưu ý trong khâu lựa chọn, không nên chọn những loại bạch tuộc màu xanh thân có đốm, vì những con bạch tuộc này có chứa độc tố tetrodotoxin…

Nếu như bạn có tiền sử bị dị ứng với hải sản cũng như bạch tuộc thì nên ăn trước một lượng nhỏ nếu cảm thấy không có vấn đề gì thì có thể ăn tiếp còn nếu xuất hiện dị ứng thì nên dừng ngay và đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra.

Cà ri bạch tuộc

Chỉ với một vài bước đơn giản là bạn đã có một tô cà ri thơm lừng, bạch tuộc giòn dai nhẹ nhưng cực kỳ mềm, nước dùng thơm lừng nước cốt dừa, ăn vào béo béo đậm vị cực kỳ lạ miệng, kích thích.

Tham khảo ngay: Cách làm cà ri bạch tuộc ngon chuẩn Ấn Độ ăn cùng gia đình

Gỏi bạch tuộc

Dĩa gỏi bạch tuộc trộn xoài ăn vào chua chua cay cay, bạch tuộc dai dai mềm mềm, giòn giòn ăn kèm nước sốt chua cay đậm vị thơm ngon khó cưỡng, nếu ăn kèm bánh phồng tôm còn hơn hơn gấp bội.

Tham khảo ngay: Cách làm gỏi bạch tuộc ăn cùng gia đình dịp đặc biệt

Bạch tuộc nhúng giấm

Món bạch tuộc nhúng giấm không những đặc biệt mà còn hấp dẫn vô cùng, bạch tuộc dai giòn ăn kèm nước giấm chua ngọt chấm cùng muối ớt xanh cay cay chắc chắn sẽ khiến cả nhà bạn thích mê.

Advertisement

Tham khảo ngay: Cách làm bạch tuộc nhúng giấm ăn trưa cùng cả nhà yêu dấu cực ngon

Bạch tuộc nướng sa tế

Bạch tuộc nướng sa tế là một món ăn không hề xa lạ đối mỗi người, bạch tuộc khi nướng xong có màu đỏ bắt mắt, ăn vào dai giòn, đậm vị, thơm lừng hòa quyện với sự cay nồng của sa tế, thích hợp nhâm nhi cùng anh em, bạn bè, ăn không thấy chán.

Tham khảo ngay: Cách làm bạch tuộc nướng sa tế để nhậu cùng bạn bè bao ngon

Bạch tuộc hấp gừng

Bạch tuộc hấp gừng khi hoàn thành thơm lừng nức mũi, bạch tuộc hấp không những giữ được độ ngọt tự nhiên mà còn giòn mềm, dai sực, chấm kèm một ít nước mắm gừng thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Tham khảo ngay: Cách làm món bạch tuộc hấp gừng để dành quây quần ăn tối bên gia đình

Nguồn: Báo Tiền Phong

Hàu Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

Hàu vẫn thường được biết đến là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Trong hàu có chứa các chất dinh dưỡng như:

– 1,5g chất béo

– 10,9g protein

– Carbohydrates

– Các loại vitamin như A, B1, B2, B3, C, D

– 5,5mg sắt

– 11,5mg đồng

– 375mg kali

– 100mg phốt-pho

– 10mg magie

Cũng vì hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy nên hàu có khả năng bồi bổ cho cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người cũng thắc mắc rằng, hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy thì mức năng lượng của loại hải sản này sẽ như thế nào?

Theo chuyên trang cung cấp thông tin dinh dưỡng của thực phẩm, chúng tôi cho biết, trong 100g hàu chỉ chứa khoảng 66 calo. So với hàm lượng dinh dưỡng mà hàu cung cấp thì đây là lượng calo thấp, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với các loại hải sản khác như tôm, cá, mực.

Tuy nhiên, tùy vào cách chế biến mà hàm lượng calo trong hàu cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Món hàu nướng mỡ hành là một trong những món được nhiều người ưa thích bởi độ thơm ngon, béo ngậy. Cũng vì thế mà hàm lượng calo trong món hàu nướng cao gần gấp đôi lượng calo trong hàu tươi. Một còn hàu nướng mỡ hành sẽ cung cấp khoảng 110 calo. Vì thế, nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì nên cân nhắc việc ăn món này nếu không muốn nạp quá nhiều calo vào cơ thể.

Bên cạnh hàu nướng mỡ hành thì hàu nướng phô mai cũng là một trong những món được nhiều người lựa chọn khi ăn hàu. Món này cực hấp dẫn với ai thích những phô mi béo ngạy. Xét về năng lượng, hàu nướng phô mai có hàm lượng calo thấp hơn hàu nướng mỡ hành, khoảng 95 calo/con.

Xét về hàm lượng calo của hàu nướng đơn thuần với hai loại hàu nướng mỡ hành và hàu nướng phô mai thì thấp hơn hẳn, nó chỉ rơi vào khoảng 80-85 calo/con. Như vậy nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì bạn có thể lựa chọn hàu nướng vào thực đơn bữa ăn của mình thay vì hàu nướng phô mai hoặc hàu nướng mỡ hành chứa nhiều calo.

Với hàm lượng dinh dưỡng đáng nể như vậy mà lượng calo lại cực thấp, hàu chính là một “công cụ” đắc lực bạn có thể cho vào thực đơn giảm béo.

Để chính xác hơn nữa, chúng ta cùng thực hiện một phép tính để chỉ ra việc ăn hàu không béo. Theo đó mức năng lượng cần thiết mà một người cần nạp vào cơ thể trong một bữa chính để duy trì hoạt động bình thường vào khoảng 677 calo. Giả sử nếu bạn ăn hàu nướng mỡ hành, món ăn chứa nhiều calo nhất được chế biến từ hàu thì một bữa ăn no cùng hàu và không kèm thêm các món gì khác một người bình thường sẽ ăn khoảng 1kg tương đương với số calo là 660. So với lượng calo cần thiết nạp vào cơ thể mỗi bữa thì dây vẫn là mức năng lượng thấp. Hơn nữa, nguồn năng lượng mà một bữa no từ hàu cung cấp vẫn thấp nên mỡ trong cơ thể bạn sẽ tự đốt cháy để tạo ra năng lượng khác, bù đắp cho năng lượng bị thiếu hụt và khi đó bạn sẽ chẳng còn quan ngại về việc bị tích lũy mỡ thừa khiến cơ thể béo lên. Vì thế, ăn hàu không hề béo.

Hàu là một loại thực phẩm bồi bổ cơ thể rất tốt. Trong y học, hàu có tác dụng tráng dương, bổ ích, tư âm dưỡng huyết, có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt và rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ thiếu máu. Đặc biệt đối với mẹ bầu, hàu còn có tác dụng chữa trầm cảm, làm giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng ở mẹ bầu.

Trên thực tế, trong hàu còn chứa rất nhiều mầm bệnh vì chúng sinh sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể nhuw bám vào tảng đá và ăn các sinh vật phù du, các sinh vật trong bùn, cát, nước biển,… nên khó tránh khỏi tình trạng ô nhiễm. Đặc biệt, nếu ăn hàu sống cơ thể bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Ngoài ra, khuẩn Vibrio trong hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng máu. Vì thế, nếu ăn hàu sống, bạn nên sơ chế thật kỹ lưỡng để đảm bảo vệ sinh, nhưng tốt nhất bạn nên dùng các món hàu đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe.

– Không nên chọn những con có thể dễ dàng dùng tay tách vỏ vì đây sẽ là những con hàu đã bị chết hoặc ươn, không còn tươi.

– Không nên chọn những con hàu khi động vào không nghe thấy tiếng động bên trong.

– Khi tách vỏ hàu thịt hàu phải kín vỏ, bám chắc.

NÊN XEM THÊM:

100G Thịt Bò Bao Nhiêu Calo? Ăn Thịt Bò Có Béo Không Và Lưu Ý Khi Ăn

Calo: 217.

Nước: 61%.

Chất đạm: 26,1 gam.

Tinh bột: 0 gam.

Đường: 0 gam.

Chất xơ: 0 gam.

Chất béo: 11,8 gam.

100g thịt bò bao nhiêu calo?

Protein

Hàm lượng protein của thịt bò nạc đã nấu chín là khoảng 26–27%. Protein động vật thường có chất lượng cao, chứa tất cả 9 loại axit amin cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể của bạn.[1]

Thịt là một trong những nguồn protein hoàn chỉnh nhất trong chế độ ăn uống, thành phần axit amin của protein gần giống với thành phần cơ bắp của bạn.

Chính vì lý do này, ăn thịt — hoặc các nguồn protein động vật khác — có thể mang lại những lợi ích đặc biệt sau phẫu thuật và cho các vận động viên đang hồi phục.[1]

Protein có trong thịt bò

Vitamin và các khoáng chất

Vitamin B12: Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chẳng hạn như thịt, là nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất trong chế độ ăn uống, một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự hình thành máu, não và hệ thần kinh của bạn.

Kẽm: Thịt bò rất giàu kẽm, một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể.

Selen: Thịt nói chung là một nguồn selen phong phú, một nguyên tố vi lượng thiết yếu phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể bạn.[3]

Sắt: Được tìm thấy với số lượng lớn trong thịt bò. Sắt trong thịt chủ yếu ở dạng heme, được hấp thụ rất hiệu quả vào cơ thể.[4]

Vitamin B6: Rất quan trọng cho quá trình tạo máu và chuyển hóa năng lượng.

Photpho: Được tìm thấy rộng rãi trong thực phẩm, cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể.

Lưu ý: Các sản phẩm thịt bò đã qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích, có thể chứa hàm lượng natri (muối) cao. Nếu sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Vitamin và khoáng chất có trong thịt bò

Thịt bò cung cấp protein, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, việc bổ sung thịt bò điều độ vào chế độ ăn hằng ngày sẽ mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể.

Giúp xây dựng tế bào

Protein có trong thịt bò rất cần thiết để duy trì các mô cơ và các quá trình sinh học khác nhau trong cơ thể. Chất dinh dưỡng đa lượng này giúp cơ thể xây dựng xương, cơ, sụn, da và máu. Selen trong thịt bò cũng rất cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA.

Giúp xây dựng tế bào của thịt bò

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Thịt bò chứa vitamin B, bao gồm: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), pyridoxine (B6), folate (B9) và cobalamin (B12). Các vitamin B và kẽm trong thịt bò rất cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hỗ trợ sản xuất hormone

Vitamin B3 hỗ trợ chức năng của nhiều hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả việc sản xuất hormone giới tính. Selen cũng là một khoáng chất rất cần thiết cho chức năng tuyến giáp.

Hỗ trợ sản xuất hormone

Bổ sung sắt cho cơ thể

Cơ thể cần sắt để giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, cùng với nhiều chức năng quan trọng khác. Sắt trong chế độ ăn uống có hai dạng, không phải heme và heme. Dạng heme được tìm thấy trong thịt bò và các loại protein động vật khác.

Cơ thể sử dụng sắt dạng heme dễ dàng hơn, vì vậy bạn không cần tiêu thụ nhiều (so với sắt không phải heme) nhưng vẫn mang lại tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và các vấn đề khác do lượng sắt thấp. [6]

Bổ sung sắt cho cơ thể

Trong thịt bò có chứa nhiều loại chất béo khác nhau (còn được gọi là mỡ bò). Ngoài việc tăng thêm vị ngon cho thịt bò, chất béo còn làm tăng đáng kể hàm lượng calo trong thịt. Hầu hết các sản phẩm thịt bò chế biến sẵn như xúc xích sẽ có chứa nhiều chất béo hơn bình thường.

Chất béo của thịt bò bao gồm hai loại: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa, với lượng tương đương nhau. Một số acid béo phổ biến trong thịt bò là acid stearic, acid oleic và acid palmitic…

Các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đều khuyến cáo cần hạn chế thịt đỏ hay thịt bò đối với một số bệnh rối loạn về chuyển hóa như đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout.

Ăn thịt bò có béo không?

Gây tăng cân

Dù rất giàu dinh dưỡng nhưng thịt bò vẫn chứa một lượng calo khá cao cũng như các loại chất béo. Khi ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến cho cơ thể bạn nạp quá nhiều calo và có thể gây ra tình trạng tăng cân.

Gây tăng cân

Hơi thở có mùi khó chịu

Khi tiêu hóa thịt, cơ thể tạo ra amoniac như một sản phẩm phụ. Mùi amoniac có thể xâm nhập vào miệng và gây ra mùi khó chịu. Bên cạnh đó, thịt bò chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe nhưng hàm lượng protein cao lại là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi hôi.

Hơi thở có mùi khó chịu

Tăng Cholesterol

Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu, vì vậy nếu bạn ăn một lượng lớn thịt đỏ trong đó có thịt bò sẽ gây hại cho tim mạch.

Tăng Cholesterol

Gây táo bón

Nếu bạn ăn quá nhiều thịt và cung cấp không đủ chất xơ từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và đậu, bạn có thể gặp phải tình trạng táo bón.

Mặc dù thịt bò là một trong những loại protein dễ tiêu hóa nhất, nhưng ăn quá nhiều sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Kiểm soát lượng thịt ăn vào và ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước sẽ rất tốt cho cơ thể và hạn chế tình trạng táo bón.

Gây táo bón

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Nếu bạn ăn quá nhiều thịt đỏ thì bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Việc lựa chọn các loại protein có nguồn gốc từ thực vật hoặc giàu axit béo omega-3 (như cá) và hạn chế thịt đỏ cũng như thịt chế biến sẵn sẽ giúp cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ .

Đối với nam giới, nếu ăn số lượng lớn thịt đỏ đã qua chế biến thì số lượng tinh trùng sản sinh ra giảm. Vì thế, họ được khuyến khích nên hạn chế ăn thịt đỏ đồng thời bổ sung các loại cá như cá hồi và protein thực vật có lợi như đậu lăng và đậu xanh.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Tình trạng cơ thể có mùi

Những người tránh ăn thịt đỏ trong 2 tuần có mùi hấp dẫn và dễ chịu hơn khi so sánh với mùi tự nhiên của người ăn thịt đỏ. Khi thịt đỏ được ở lâu trong ruột nó sẽ giải phóng độc tố gây mùi vào máu và khiến cho cơ thể bốc mùi.

Tình trạng cơ thể có mùi

Protein đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể và cả trong việc giảm cân. Thịt nạc như thịt gia cầm, trứng, thịt bò, thịt lợn và hải sản là những nguồn protein chất lượng cao. Trong cơ thể, protein rất cần thiết cho chức năng, cấu trúc và việc điều hòa của các mô cũng như các cơ quan trong cơ thể.[7]

Mặc dù thịt bò có thể hỗ trợ giảm cân, nhưng ăn một lượng lớn khẩu phần protein vẫn có thể dẫn đến tình trạng tăng cân.[9]

Chọn thịt bò có tỉ lệ nạc cao

Protein nạc là thực phẩm tương đối ít chất béo và calo trong mỗi khẩu phần ăn. Khi giảm cân, chúng ta phải chọn loại thịt nạc thay vì thịt có nhiều mỡ. Điều này có thể giúp kiểm soát cân nặng và lượng cholesterol nạp vào cơ thể.[10]

Thịt bò đỏ chứa tỉ lệ nạc rất cao và chứa một lượng lớn kẽm, sắt và vitamin B12[11]. Khi ăn thịt bò nạc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Chọn thịt bò có tỉ lệ nạc cao

Mua thịt bò hữu cơ

Nhìn chung, các sản phẩm thịt hữu cơ đắt hơn một chút so với các sản phẩm thịt được nuôi và chế biến thông thường. Tuy nhiên, thịt hữu cơ không có hormone tăng trưởng, chất phụ gia và chất bảo quản [12].

Thịt hữu cơ không có sự khác biệt về dinh dưỡng khi so sánh với thịt thông thường. Tuy nhiên, thịt hữu cơ thường có hàm lượng omega 3 và 6 cao hơn.

Mua thịt bò hữu cơ

Duy trì bổ sung thịt bò nạc vào khẩu phần ăn

Ăn khẩu phần thịt nạc trong mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ sẽ giúp ích cho chế độ ăn kiêng giảm cân tập trung vào việc ăn thịt [13].

Để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, hãy ăn nhiều loại protein trong suốt cả ngày. Ví dụ, bạn có thể ăn trứng cho bữa sáng, salad gà nướng cho bữa trưa, thịt bò khô cho bữa ăn nhẹ và cá hồi nướng cùng rau cho bữa tối.

Các loại thực phẩm khác cũng giàu protein (như các sản phẩm từ sữa, đậu hoặc đậu phụ) hoàn toàn có thể được đưa vào một số bữa ăn của bạn.

Duy trì bổ sung thịt bò nạc vào khẩu phần ăn

Hạn chế gia vị nấu thịt bò

Dầu và nước sốt có thể chứa một lượng đáng kể chất béo, đường và calo bổ sung. Hạn chế lượng dầu và nước sốt giúp kiểm soát lượng calo tổng thể trong bữa ăn của bạn. Để có phương pháp nấu ăn ít calo nhất, hãy phết nhẹ một ít dầu ô liu lên thịt trước khi nấu, hoặc có thể xào thịt nạc trong chảo chống dính.

Các loại thảo mộc tươi hoặc khô là những cách lành mạnh để thêm nhiều hương vị cho các món thịt mà không thêm nhiều calo hoặc natri. Đồng thời bạn nên tránh thêm quá nhiều nước sốt để nấu thịt.

Mặc dù bạn có thể thích sốt cà chua hoặc sốt thịt nướng, nhưng cả hai đều chứa nhiều đường có thể cản trở việc giảm cân của bạn. Thay vào đó, hãy tìm những lựa chọn thay thế chứa ít hoặc không chứa đường và calo.

Hạn chế gia vị khai nấu thịt bò

Có nhiều người cho rằng ăn thịt bò thường xuyên sẽ không béo nên thường chọn ăn thịt bò vào buổi tối để kiểm soát cân nặng.

Đây là sai lầm nghiêm trọng, bởi trong thành thành của thịt bò có chứa sắt, khi ăn vào sẽ khiến gan phải thực hiện các chuyển hóa, trong khi thời gian đó gan có nhu cầu được nghỉ ngơi. Vì vậy, chúng ta nên ăn thịt bò vào buổi sáng và buổi trưa, hạn chế ăn vào buổi tối.

Thịt bò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng việc ăn thịt bò vào buổi tối lại cực kỳ nguy hiểm. Chính điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường.

Nếu điều này xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ phải đứng trước nguy cơ bị đái tháo đường.

Nên ăn thịt bò vào thời điểm nào trong ngày?

Cách bảo quản thịt bò

Bảo quản thịt bò một cách an toàn là điều quan trọng để ngăn vi khuẩn lây lan và tránh ngộ độc thực phẩm:

Bảo quản thịt sống trong hộp kín, sạch ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh, để thịt không thể chạm hoặc nhỏ giọt vào thực phẩm khác.

Làm theo bất kỳ hướng dẫn bảo quản nào trên nhãn và không ăn thịt sau ngày “hạn sử dụng”.

Bảo quản thịt sống trong tủ đông trước ngày “hạn sử dụng”.

Nếu nấu thịt mà không ăn ngay, hãy làm nguội thịt càng nhanh càng tốt rồi cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông – hãy nhớ để riêng thịt đã nấu chín với thịt sống và chỉ hâm nóng thịt đã nấu chín một lần.

Luôn rửa sạch hoàn toàn đĩa, đồ dùng và tay ngay sau khi chạm vào thịt sống hoặc thịt rã đông bằng nước xà phòng hoặc các sản phẩm tẩy rửa khử trùng.

Cách bảo quản thịt bò

Cẩn thận khi ăn thịt bò tái

Thịt bò tái có tính chất mềm, thơm, ngọt nên được nhiều người ưa thích khi ăn. So với thịt bò chín, tính bổ dưỡng của thịt bò tái không chênh lệch nhiều.

Tuy nhiên, quy trình chăn nuôi và giết mổ gia súc cũng như vận chuyển, bảo quản thịt ở nước ta chưa đảm bảo vệ sinh hoàn toàn. Do vậy, việc ăn thịt bò sống hay tái có thể ẩn chứa rất nhiều hiểm họa.

Cẩn thận khi ăn thịt bò tái

Khi ăn thịt bò tái, nguy cơ lớn nhất của người ăn là bị nhiễm ký sinh trùng. Người ăn thịt bò tái thường xuyên có nguy cơ nhiễm 2 căn bệnh điển hình do ký sinh trùng gây nên như:

Bệnh sán lá gan lớn

Sán lá gan lớn là loại ký sinh trùng ký sinh ở gan và đường mật của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê… Nếu giết ổ những động vật này không đúng quy trình vệ sinh sẽ khiến cho ký sinh trùng xâm nhập vào thịt.

Ngoài ra, trong quá trình tiêu hóa của động vật ăn cỏ, phân của chúng thường chứa ấu trùng sán lá gan. Khi ra ngoài, chúng phát triển ở ngoài không khí, sống trong môi trường nước và bám vào các loại rau thủy sinh như rau ngổ, rau muống, rau cần… Nếu con người ăn sống các loại rau này cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh sán lá gan.

Bệnh ký sinh trùng do sán lá gan gây rối loạn đường tiêu hoá. Nếu ấu trùng ký sinh lâu trong cơ thể sẽ bào mòn hết những vi chất dinh dưỡng, làm cho cơ thể không hấp thụ được thức ăn, lâu dài dẫn đến suy kiệt. Nặng có thể nguy kịch đến tính mạng.

Vì vậy, bạn không nên chủ quan với căn bệnh này, khi phát hiện triệu chứng đau bụng bất thường, chán ăn, thường xuyên buồn nôn và đi ngoài liên tục cần đến ngay các cơ sở khám bệnh để điều trị kịp thời.

Bệnh sán dây bò

Bệnh này do loài sán ký sinh trong ruột bò có tên khoa học là Taenie Saginata gây ra.

Nang sán có trong thịt bò nấu không chín kỹ, khi vào ruột sẽ phóng thích cho ra ấu trùng sán, có thể thâm nhập qua thành ruột và đi khắp cơ thể, gây nên bệnh sán dây bò ở người.

Ai không nên ăn thịt bò

Người có cholesterol cao

Nếu bạn đã có lượng cholesterol cao, việc tiêu thụ thịt đỏ sẽ không giúp mức cholesterol của bạn giảm xuống, mà thực tế sẽ làm tăng những giá trị đó lên.

Đối với những người có lượng cholesterol cao, tốt nhất nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ. Đối tượng này chỉ nên ăn thịt bò khoảng một hoặc hai lần một tháng

Advertisement

Người có cholesterol cao

Người mắc hội chứng Alpha-gal

Alpha-gal (galactose-α-1,3-galactose) là một phân tử đường được tìm thấy ở động vật có vú và không được tìm thấy ở cá, chim, bò sát hoặc người.

Nếu bạn mắc Hội chứng Alpha-gal, bạn có thể dị ứng thịt đỏ. Ăn thịt đỏ có thể gây nổi mề đay, buồn nôn, nôn, ợ chua, tiêu chảy, ho, tụt huyết áp, đau dạ dày dữ dội và sưng môi, mắt, hoặc cổ họng.

Người bị bệnh tim

Người mắc bệnh tim có thể đã tích tụ các mảng bám không lành mạnh trong động mạch của họ. Do đó, nếu ăn chất béo không tốt có thể gây ra sự tích tụ nhiều mảng bám hơn.

Sự tích tụ mảng bám này nếu kéo dài, mạch máu có thể bị thu hẹp hơn nữa, từ đó dẫn đến các biến cố gây tử vong hoặc cận tử vong như đột quỵ hoặc đau tim.

Người bị bệnh tim

Người bị bệnh thận tiến triển (giai đoạn 3-5, không lọc máu)

Khi thận hoạt động không tốt, chế độ ăn giàu protein có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Tùy vào chức năng thận mà bạn nên giảm tiêu thụ protein trong khoảng 0,6-0,8 gam trên mỗi kg cân nặng.

Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim

Nếu bạn có một hoặc một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì, lười vận động và đang ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh, bạn nên cảnh giác hơn với việc thường xuyên ăn thịt đỏ.

Những người mắc các yếu tố nguy cơ này dễ mắc bệnh tim hơn và thậm chí có nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là những người có nguy cơ này nên hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt, thay vào đó tập trung vào việc chọn những loại protein rất nạc, chẳng hạn như ức gà, cá, đậu hoặc đậu lăng.

Người có tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư

Việc thường xuyên ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn. Vì vậy, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột kết nên thận trọng hơn khi nói đến thịt đỏ.

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể gây ra tổn thương di truyền và cũng có thể gây ung thư ruột kết.

Hướng dẫn cách tính calo cần thiết cho cơ thể chi tiết, chính xác nhất

1 chén cơm bao nhiêu calo? Ăn cơm có mập không và cách ăn giúp giảm cân

1 ổ bánh mì bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có tăng cân không?

Nguồn: Verywellfit, Eatthis, Eatthis, Soyte, Healthline, Nhs, Wikihow

Nguồn tham khảo

Red meat in the diet: an update

Red meat in the diet: an update

Selenium and human health

Total iron and heme iron content and their distribution in beef meat and viscera

The current state of niacin in cardiovascular disease prevention: a systematic review and meta-regression

Iron

Protein in diet

Protein intake and energy balance

Protein

Picking Healthy Proteins

Lean meat and poultry, fish, eggs, tofu, nuts and seeds and legumes/beans

Grass-fed vs. Organic Meat: What’s the Difference?

Grass-fed vs. Organic Meat: What’s the Difference?

Meat in your diet

Cập nhật thông tin chi tiết về 100G Ốc Hương Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không? trên website Ycet.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!